Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh Tĩnh / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh

Phương pháp trồng rau thủy canh là gì ?

Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng, …

Phương pháp trồng thủy canh sử dụng chính những chất dinh dưỡng pha theo một tỷ lệ nhất định.Với mỗi loại cây khác nhau sẽ có tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì sử dụng trực tiếp dung dịch dinh dưỡng nên cây phát triển tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, các mầm bệnh từ đất theo phương pháp trồng cây bằng đất truyền thống.

Nhiều ý kiến lo ngại về dư lượng dinh dưỡng trong rau nhưng nếu bạn pha đúng liều lượng và nồng độ như hướng dẫn thì rau thu được là hoàn toàn sạch. Đấy cũng chính là lý do mà tại sao Nhật Bản – một đất nước rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm lại phổ biến phương pháp trồng rau thủy canh như vậy.

VinaOrganic sẽ chỉ rõ ưu và nhược điểm trong việc trồng rau thủy canh để các bạn dễ dàng tham khảo :

Ưu điểm của phương pháp trồng thủy canh là gì?

Phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là đô thị nơi có diện tích đất trồng hạn chế. Có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, tầng thượng, bancon, hiên nhà,…

Nhờ kiểm soát được lượng dinh dưỡng và các điều kiện phát triển của cây nên có thể trồng được nhiều vụ, trồng trái vụ được.

Năng suất cao hơn từ 20 – 50% so với phương thức trồng truyền thống.

Hạn chế tối đa lượng sâu bệnh cho cây nên rau an toàn tuyệt đối. Nếu trồng theo công nghệ vô trùng thì hoàn toàn không có sâu bệnh phát triển.

Giải phóng được sức lao động, có thể hoàn toàn điều khiển tự động, không tốn công chăm sóc.

Cùng một diện tích nhưng có thể trồng được nhiều rau dựa vào cách bố trí thành từng tầng một tạo thành “vườn thẳng đứng”.

Do trồng thủy canh bằng dung dịch dinh dưỡng nên cần chú ý pha đúng liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, tránh sử dụng quá liều sẽ gây dư lượng dinh dưỡng trong rau.

Phải lựa chọn đúng loại dung dịch thủy canh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch rất mau héo vì lượng nước giảm mạnh.

Hồng Ánh VinaOrganic.

Nếu bạn đang cần máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp… đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU CƠ VIỆT NAMĐịa chỉ: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCMHotline: (028)6295.8098 – 0938.299.798 – 0975.299.798 – 0948.299.798 – 0936.224.798 Email: Lienhe@VinaOrganic.com

Thủy Canh Tĩnh Là Gì? Kỹ Thuật Trồng Rau Thủy Canh Tĩnh

Thủy canh là một công nghệ trồng rau mới nhất, hiện đại nhất của nên nông nghiệp trên thế giới, có thể nói thủy canh bước ngoặt cho nông nghiệp thông minh hiện nay. Có rất nhiều cách mô hình thủy canh khác nhau như thủy canh tĩnh, thủy canh hồi lưu, thủy canh giỏ nhọt,…

Khi đã có ý định sử dụng hệ thống trồng thủy canh, bạn cần nên tìm hiểu kỹ về phương pháp thủy canh tĩnh hay còn gọi thủy canh không hồi lưu. Bài viết này của Vườn Xanh sẽ giúp bạn hiểu được thủy canh tĩnh là gì? và kỹ thuật trồng rau theo phương pháp thủy canh tĩnh.

Với tên gọi khá độc đáo nhưng luôn được người dùng ở Việt Nam và các nước trên Thế Giới yêu thích và sử dụng ngày càng phổ biến trên thị trường đem lại cho người dùng những vườn rau sạch, ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng cho thành viên trong gia đình bạn hằng ngày.

Thủy canh tĩnh là trồng cây không cần đất mà chỉ nuôi lớn cây bằng phân bón thủy canh tức là dung dịch dinh dưỡng đến tận các bộ phận của cây nhanh chóng đúng lúc để cây lớn lên hiệu quả đem lại năng suất sử dụng cao nhất.

Thủy canh tĩnh có nhiều ưu điểm vượt trội thu hút được người dùng trên thị trường và đem lại hiệu quả cao hơn.

Cách trồng thủy canh khác biệt về nhiều yếu tố như cách trồng, hiệu quả, quá trình trồng, thời gian gieo trồng, công sức chăm sóc lẫn phương pháp thu hoạch.

Thuỷ canh tĩnh có nhiều ưu điểm. Một số ưu điểm dễ nhận thấy như:

– Là phương pháp ứng dụng công nghệ cao.

– Thích nghi với nhiều điều kiện trồng khác nhau.

– Giảm thiểu sức lao động so với phương pháp truyền thống, đặc biệt ở những khâu nặng nhọc như làm đất, nhổ cỏ, tưới nước, bón phân…

– Hiệu quả cao: Một phần là do có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường. Phần khác là do cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Với khả năng như vậy thì năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với phương pháp trồng truyền thống là điều dễ hiểu.

– Ít sâu bệnh

– Phương pháp này cho sản phẩm là nông sản sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng.

Nhược điểm của phương pháp thủy canh tĩnh

Phương pháp trồng này mang lại nhiều ưu điểm về tính tiện dụng và năng suất cây trồng nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

Đây là vấn đề hay gặp phải khi trồng rau thủy canh tĩnh bởi thùng chứa thường khá cồng kềnh. Để khắc phục điều này, bạn có thể nghĩ đến giải pháp là dùng các giá đỡ để xếp chồng các thùng rau. Nhưng vì các thùng xốp khá lớn nên khi xếp, bạn cần chú ý xếp linh hoạt, cung cấp đủ ánh sáng theo các hướng khác nhau để cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển xanh tốt.

Hiện tượng cây bị thối rễ và chết

Trồng rau theo phương pháp thủy canh tĩnh, môi trường dinh dưỡng thường đứng yên, không có sự trao đổi không khí với bên ngoài. Theo đó sẽ thiếu hụt lượng oxi trong nước, khiến bộ rễ của cây khó hô hấp, dễ gây úng, thối rễ và hỏng cây, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả gieo trồng.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên bố trí một hệ thống sục khí cho thùng chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh giúp tăng lượng oxi trong nước. Từ đó, giúp rễ cây hô hấp và hút dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, nếu trồng rau với quy mô nhỏ, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp khuấy thủ công để tăng lượng oxi trong nước, tránh hiện tượng rễ cây bị úng, bị hỏng.

Trong nước xuất hiện các loại bọ gậy

Khi trồng rau thủy canh tĩnh, nếu môi trường xung quanh ẩm ướt, đôi khi có thể xảy ra hiện tượng xuất hiện các loại bọ gậy trong nước. Giá thể trồng cây luôn ẩm, dung dịch thủy canh và những cây rau xanh non sẽ là môi trường lý tưởng để muỗi hay các côn trùng khác sinh sôi, xuất hiện bọ gậy trong nước.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đặt thùng trồng cây ở nơi khô ráo, thoáng sáng, tránh xa các khu vực ẩm thấp, tối tăm; thường xuyên vệ sinh, làm sạch thùng chứa khi trồng các đợt rau mới. Bên cạnh đó, có thể thả những chú cá nhỏ vào thùng chứa để tiêu diệt bọ gậy. Vì môi trường dinh dưỡng này không chứa chất độc hại, đảm bảo chỉ số an toàn cao nên không ảnh hưởng đến sự sống của cá. Ngoài ra, đừng quên sục khí để tăng lượng oxi trong nước giúp cá sống khỏe mạnh và tốt cho bộ rễ của cây trồng.

Rêu bám vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng

Vậy cần phải làm gì để giảm lượng rêu? Tốt nhất, bạn nên chọn thùng chứa dung dịch dinh dưỡng tối màu, tránh ánh sáng xuyên qua. Nếu sử dụng thùng xốp thì nên sơn đen mặt trong, hoặc sử dụng tấm nilon đen để bọc trước khi cho dung dịch thủy canh vào. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh định kỳ thùng chứa dung dịch dinh dưỡng để tránh vi tảo, các loại rêu sinh trưởng, phát triển.

Một số hạn chế khác

Bên cạnh đó, trồng theo phương pháp thủy canh tĩnh thường chậm lớn, không phát triển như phương pháp trồng thủy canh hồi lưu. Nếu bạn không chăm sóc kĩ lưỡng, cây của bạn sẽ chỉ phát triển được đến một giai đoạn và còi cọc. Trong khi thủy canh hồi lưu tự động hầu hết các công đoạn, tạo môi trường tối ưu cho cây phát triển tốt mà bạn chẳng cần bỏ nhiều công sức như trồng thủy canh tĩnh.

Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh

Bước 1. Chuẩn bị vật liệu

– Có thể trồng trên nhiều loại vật liệu như thùng xốp, thùng sơn, bình nhựa 5 lít,… Tuy nhiên, để hiệu quả nên chọn trồng trên thùng xốp vì giá thành rẻ, rộng rãi, giữ nhiệt tốt và sạch sẽ.

– Nylon đen hay màng phủ nông nghiệp để phủ lót thùng xốp nhằm mục đích giữ nhiệt, tạo môi trường tối để rễ cây phát triển tốt nhất.

– Rọ nhựa chuyên dụng hoặc đơn giản có thể sử dụng loại cốc dùng 1 lần bán theo lô giá rẻ rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra và lót lưới xung quanh tránh giá thể rơi ra dung dịch.

– Giá thể như trấu hun, xơ dừa, mùn dừa, mút xốp, sỏi nhẹ…

– Dung dịch dinh dưỡng là một phần không thể thiếu, là yêu tố quyết định sự thành công của phương pháp này!

Địa điểm trồng

Trồng rau thủy canh tĩnh có thể linh động vị trí trồng rau, đặt trực tiếp trên sàn ban công, sân thượng hay bất cứ chỗ nào có đủ ánh sáng và không gian cần thiết.

Tốt nhất nên làm giá đỡ bằng gỗ, tuýp nước hay thép chữ V bán sẵn trên thị trường. Nếu không tự làm được có thể nhờ thợ làm giúp. Mục đích làm giá vừa sạch, đẹp lại vệ sinh dễ dàng.

Lót nylon đen, khoét lỗ hộp xốp

Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy và xung quanh hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây.

Tiến hành khoét lỗ để đặt rọ trồng. Số lỗ tùy theo mật độ trồng và loại cây. Với cây cà chua thường khoét từ 2 – 4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6 – 9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 – 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính rọ nhựa.

Cho giá thể vào rọ

Sau khi khoét lỗ, lấp đầy giá thể vào rọ nhựa. Nếu dùng trấu hoặc xơ dừa thì phải lót lưới vào trong giọ nhựa trước khi cho giá thể vào rọ. Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn.

Cho rọ nhựa vào lỗ

Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng.

Bước 3. Trồng cây rau

Có thể trồng cây trực tiếp từ hạt hoặc từ cây con.

Nếu gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng 30 phút đến vài tiếng (tuỳ từng loại hạt) để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn. Sau khi ngâm, vớt hạt ra rồi để ráo nước đem gieo. Mỗi rọ 1 – 2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,5 – 1cm hoặc phủ 1 lớp xơ dừa ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.

Nếu trồng từ cây con thì tách lấy cây từ bầu gieo hạt chuyên dụng rồi cho vào rọ trồng bình thường như khi trồng cây ngoài đất. Phương pháp này có ưu điểm hơn gieo hạt trực tiếp.

Bước 4. Chăm sóc

Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.

Nên sục khí làm thoáng dung dịch (hoà trộn oxi vào dung dịch) vài ngày 1 lần, như thế cây sẽ phát triển tốt hơn.

Để cây trồng phát triển tốt và an toàn đối với sức khoẻ con người, cần thường xuyên thăm/ đo nồng độ dung dịch, pH, EC để điều hoà các chất có trong dung dịch.

Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm nom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.

Trồng thủy canh tĩnh với những chậu nhựa hoặc thùng xốp, bạn có thể thu được những lứa rau tươi ngon, an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

Trồng Rau Mầm Bằng Phương Pháp Thủy Canh

<<< Cách trồng rau mầm rau muống hiệu quả nhất

<<< Hướng dẫn cách trồng rau mầm đơn giản

Trồng rau mầm bằng phương pháp thủy canh

Chuẩn bị khay trồng

Nhỏ dung dịch thuỷ canh vào khay nước (ngấn định mức nước là cái vạch ở chỏm giữa của khay)

(Dung dịch CHELAX sugar hữu cơ: 67% monosacchariode, 1,67% cysteine, 0,33% axit folic) bổ xung đường và axit amin, không chứa chất kích thích sinh trưởng)

Đặt lưới gieo lên khay, sau khi đặt xong sẽ có hình như bên dưới:

Gieo hạt, sau khi gieo xong sẽ có mật độ như hình dưới . Lưu ý gieo hạt mật độ thật đều!

Dùng bình tưới phun sương tưới lên hạt mục đích là để tạo ẩm cho hạt

Đặt chồng 2 khay lên nhau, gieo tiếp rau mầm lên khay phía trên.

Chờ sau 3-4 ngày sau đó cho rau tiếp xúc với ánh sáng.

Bước tiếp theo: Các ngày gieo

Ngày 1: Hạt nảy mầm được như thế này

Ngày 2: Hạt nảy mầm nhú lên cao hơn một chút

Ngày 3, ngày 4 : Mầm tiếp tục phát triển cao hơn…

Ngày 5-6: Có thể thu hoạch được, vậy là có 1 bữa rau mầm ngon lành. Rau mầm đậu xanh ăn ngon hơn rau mầm cải củ vì nó có mùi thơm đặc trưng của các cây họ đậu, trẻ em ăn rất tốt vì không có vị đắng như cải củ, tuy nhiên cải củ thì người lớn thích ăn cái vị đắng đắng của nó.

Cách trồng rau mầm bằng phương pháp thủy canh này cũng rất hữu dụng, tuy nhiên nó chiếm nhiều thời gian của bạn thì phải, vậy làm thế nào để vừa có rau mầm ngon, sạch lại vừa tiết kiệm được thời gian cho bạn.

Máy trồng rau mầm Green Life được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của Hàn Quốc, bộ máy hoặt động hoàn toàn tự động, không cần sự chăm sóc của con người.

Không thêm bất cứ chất kích thích hay phân bón, máy trồng rau mầm Green Life GL612 không chỉ đem đến cho bạn những bữa ăn dinh dưỡng mà còn là sự trải nghiệm thú vị của nghệ thuật nội trợ.

Hiện tại Timemart đang bán sản phẩm máy trồng rau mầm Green life GlL612 với giá bán 550.000đ so với giá thị trường 790.000đ.

Phương Pháp Trồng Rau Xà Lách Thủy Canh Từ A

Trồng rau xà lách thủy canh khá đơn giản, chỉ cần nắm rõ các bước sau đây, bạn đã có 1 vườn xà lách sạch, an toàn ngay tại nhà rồi.

Trồng xà lách thủy canh, bạn sẽ được thu hoạch lứa xà lách đầu tiên sau vài tuần. Nếu bạn thành thạo những bước cơ bản này, bạn có thể có những vườn xà lách tại nhà trong suốt cả năm.

Phần 1: Chuẩn bị

1. Chọn loại xà lách bạn thích

Với hầu hết các loại xà lách, bạn đều có thể trồng thủy canh. Một số loại xà lách phổ biến hiện nay đó là:

Xà lách Mỹ: Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn. Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước.

Romaine Lettuce: (Xà lách Romaine) Có lá xanh đậm và dài. Nó có kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn các loại khác. Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1 và B2, và axit folic.

2. Hãy sử dụng một hệ thống thủy canh động

Bạn có thể trồng cây trong nhiều loại hệ thống thủy canh như hệ thống nhỏ giọt, hệ thống NFT (hệ thống kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng), hệ thống ngập rút định kì, hệ thống khí canh,.v.v..

3. Chọn chất nền (giá thể thủy canh)

Có rất nhiều loại chất nền cho bạn lựa chọn bao gồm: len đá, xơ dừa, đá Vermiculite, dăm bào gỗ thông, đá sông, cát,v.v…

Tất cả những loại chất nền này đều có những mặt tích cực và hạn chế, nhưng bạn có thể lựa chọn bất kì loại nào trong số chúng để trồng xà lách đều không vấn đề gì.

4. Sử dụng một thùng chứa để làm bể trữ dinh dưỡng

Hãy mua một thùng chứa lớn hoặc bể cá để làm bể chứa dinh dưỡng cho xà lách. Chọn một bể chứa với diện tích bề mặt lớn, nhưng bạn cũng phải đảm bảo nó sâu ít nhất 8 inch (20 cm) để rễ cây có thể dễ dàng phát triển xuống phía dưới.

Đừng sử dụng bể chứa bằng kim loại. Kim loại có thể bị ăn mòn hoặc bị oxi hóa, giải phóng các chất hóa học có thể phá vỡ quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây.

5. Chuẩn bị những chiếc chậu dạng lưới và các tấm phao nổi

Có một số loại phao nổi khác nhau như xốp hoặc nắp của bể chứa – vật dụng mà bạn có thể dùng để cố định vị trí của cây trồng phía trên nước còn rễ của chúng thì chìm xuống.

Hãy khoan những chiếc lỗ trên tấm phao sao cho chúng cách nhau khoảng 12 inch. Khoan bao nhiêu lỗ, bạn dùng bấy nhiêu chậu lưới để hỗ trợ cho từng cây giống con phát triển. Bạn có thể sử dụng rọ thủy canh chuyên dụng.

Bạn sẽ cần phải có một hệ thống tại chỗ để tạo bọt khí hoặc luân chuyển nước trong bể chứa để rễ cây không bị ngạt. Duy trì một chiếc máy bơm thủy canh như vậy trong bể chứa sẽ giúp bạn ngăn ngừa được vấn đề này.

Bạn có thể mua các hỗn hợp dinh dưỡng ở các cửa hàng dụng cụ làm vườn chuyên về nuôi trồng thủy canh. Xà lách thường yêu cầu lượng ka-li, can-xi và magie cao. Hãy làm theo chỉ dẫn để phối hợp các chất dinh dưỡng.

8. Tạo một vườn ươm để các hạt giống có thể nảy mầm

Trước khi đưa hệ thống thủy canh của bạn vào sử dụng, bạn cần phải sử dụng một chiếc hộp đựng trứng hoặc những chiếc nắp chai, những vật dụng dạng ô hay ngăn nhỏ để tạo một môi trường ban đầu cố định cho cây trồng.

Hãy cho chất nền mà bạn chọn, cùng với hạt giống thủy canh vào các ô (ngăn) này, hoặc bạn có thể gieo hạt trên mút trồng thủy canh.

1. Chăm sóc các cây giống con

Để cây bước đầu có thể phát triển, hãy tưới nước cho vườn ươm của bạn cách ngày 1 lần và duy trì nó ở một nơi đủ ánh sáng hoặc ánh nắng mặt trời tự nhiên, nơi có nhiệt độ từ 65 đến 80 độ F (18.3 – 26.6 độ C).

Hãy thực hiện như vậy cho đến khi cây con cao 2 inch (5 cm) và có khoảng 4 lá.

Đừng giật mạnh mà hãy cẩn thận lấy từng cây con từ các ô (ngăn) cho vào các chậu lưới. Xếp từng chậu lưới vào các lỗ mà bạn đã khoan trên tấm phao nổi hoặc nắp bể chứa, và sau đó đặt chúng vào bể chứa.

3. Để cây tiếp xúc với ánh sáng huỳnh quang 10-14 giờ mỗi ngày

Không giống với các cây trồng khác, xà lách không đòi hỏi phải được tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian dài và cường độ mạnh.

4. Hãy duy trì mức nhiệt độ từ 55 đến 75 độ F (12.7 – 23.8 độ C)

Xà lách phát triển tốt hơn trong một môi trường mát mẻ hơn. Để cho chất lượng tốt nhất, hãy duy trì nhiệt độ khoảng 55 độ F (12.7 độ C) vào ban đêm và khoảng 75 độ F (23.8 độ C) vào ban ngày.

5. Đảm bảo độ pH ở mức từ 5.5 đến 6.5

Nồng độ pH của một cây trồng chỉ ra tính axit hoặc bazo bên trong nó, và quyết định xem liệu cây trồng đó có thể hấp thụ đúng các chất dinh dưỡng sẵn có cho nó hay không.

Hãy mua các bộ điều chỉnh độ pH lên và xuống để khi đưa vào bể chứa, nó sẽ có thể đưa độ pH trở lại mức thích hợp.

Phần 3: Thu hoạch xà lách

1. Chỉ thu hoạch lá phía bên ngoài

Sau 5-6 tuần, xà lách sẽ phát triển hoàn toàn, đầy đặn và sẵn sàng để được thu hoạch và thưởng thức.

2. Hãy luân phiên các cây để tỉa lá

Tránh việc tỉa đi toàn bộ lá từ một cây trong một lần. Hôm nay bạn tỉa lá từ cây xà lách này, thì vài ngày sau hãy tỉa ở một cây khác.

3. Hãy di chuyển cây còn nguyên rễ sang một môi trường lạnh, ẩm để giữ chúng tươi ngon

Nếu xà lách đã phát triển hết cỡ và bạn chưa muốn ăn ngay, hãy giữ cho các cây này còn nguyên rễ và bảo quản chúng trong một môi trường ẩm, gần như băng giá để đảm bảo giữ chúng tươi trong khoảng thời gian lên đến 1 tháng.

Phần 4: Kiểm soát sâu bệnh

Xà lách thủy canh vẫn có thể mắc một số loại sâu bệnh hại, vì thế bạn nên lưu ý quan sát khi cây có vấn đề để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Một số loại bệnh phổ biến bạn có thể tham khảo trong bài viết: Các loại bệnh thường gặp trên rau xà lách thủy canh.

Ngoài ra thì hãy:

1. Hãy đảm bảo sự lưu thông không khí thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc

Vườn xà lách thủy canh nên được thông gió tốt để giúp cây trồng có được lượng CO2 cần thiết và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.

Hãy để mở cửa đại hoặc cửa sổ gần cây trồng, hoặc cân nhắc việc lắp một lỗ thông khí với một chiếc quạt thông gió nếu bạn đang trồng xà lách trong một không gian kín.

Hãy để vườn rau của bạn dưới quạt trần, hoặc lắp một chiếc quạt đặt trên sàn, cho quay gần đó và bật số bé nhất.

2. Hãy sử dụng các tấm chắn và bẫy dính để tránh các côn trùng gây bệnh

Hãy đảm bảo rằng tất cả các cửa sổ gần đó đều được che phủ bởi một tấm chắn côn trùng dạng lưới (màng mịn). Kiểm tra tấm chắn để phát hiện các lỗ hổng, vết rách.

Bất kì một lỗ hổng nào cũng đều phải được che chắn lại. Treo các băng keo lên để bắt bất kì con côn trùng nào đang bay và cố vượt qua tấm chắn của bạn.

3. Giảm thiểu ánh sáng mặt trời trực tiếp để ngăn ngừa sự phát triển của tảo

Tảo có xu hướng phát triển trong điều kiện ẩm thấp của một khu vườn thủy canh. Tuy nhiên, tảo không thể phát triển được nếu không có ánh mặt trời trực tiếp.

Nếu xà lách của bạn được đặt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp vào ban ngày, hãy tạo một bóng râm bao phủ lên các cây.

4. Khử trùng thiết bị của bạn để ngăn ngừa nấm mốc sản sinh ra trong nước

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề với loại nấm mốc này và những hiện tượng sâu bệnh khác, hãy làm vệ sinh các dụng cụ, thiết bị của bạn bằng dung dịch thuốc tẩy 2% hoặc một loại chất khử trùng thương mại khác như Greenshield.

Hãy khử trùng tất cả các chậu, hồ chứa, bể chứa và bất kì các dụng cụ chứa hoặc cung cấp nước nào khác sẽ tiếp xúc với cây trồng. Thay thế các chất nền đã bị ô nhiễm.

Kiểm tra mực nước hàng ngày; rau xà lách sẽ không phát triển nếu rễ không nhận đủ nước.

Hãy nhớ rằng cây trồng thủy canh yêu cầu nước và chất dinh dưỡng giống như cây trồng trên đất.

+ Cho dù bạn trồng rau xà lách trong nhà hay ngoài nhà, bạn vẫn cần phải quan sát côn trùng và bắt chúng ra khỏi lá để chúng không phá hủy rau trồng. Rệp vừng là loại sâu bệnh hại trong nhà nhưng nếu xà lách được đặt ở ngoài, hãy đề phòng châu chấu, sên và sâu bướm.

+ Nếu bạn trồng xà lách thủy canh ngoài trời, hãy chắc chắn bảo vệ nó khỏi mưa để nước mưa không làm pha loãng các chất dinh dưỡng.