Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh Là Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh

Phương pháp trồng rau thủy canh là gì ?

Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng, …

Phương pháp trồng thủy canh sử dụng chính những chất dinh dưỡng pha theo một tỷ lệ nhất định.Với mỗi loại cây khác nhau sẽ có tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì sử dụng trực tiếp dung dịch dinh dưỡng nên cây phát triển tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, các mầm bệnh từ đất theo phương pháp trồng cây bằng đất truyền thống.

Nhiều ý kiến lo ngại về dư lượng dinh dưỡng trong rau nhưng nếu bạn pha đúng liều lượng và nồng độ như hướng dẫn thì rau thu được là hoàn toàn sạch. Đấy cũng chính là lý do mà tại sao Nhật Bản – một đất nước rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm lại phổ biến phương pháp trồng rau thủy canh như vậy.

VinaOrganic sẽ chỉ rõ ưu và nhược điểm trong việc trồng rau thủy canh để các bạn dễ dàng tham khảo :

Ưu điểm của phương pháp trồng thủy canh là gì?

Phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là đô thị nơi có diện tích đất trồng hạn chế. Có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, tầng thượng, bancon, hiên nhà,…

Nhờ kiểm soát được lượng dinh dưỡng và các điều kiện phát triển của cây nên có thể trồng được nhiều vụ, trồng trái vụ được.

Năng suất cao hơn từ 20 – 50% so với phương thức trồng truyền thống.

Hạn chế tối đa lượng sâu bệnh cho cây nên rau an toàn tuyệt đối. Nếu trồng theo công nghệ vô trùng thì hoàn toàn không có sâu bệnh phát triển.

Giải phóng được sức lao động, có thể hoàn toàn điều khiển tự động, không tốn công chăm sóc.

Cùng một diện tích nhưng có thể trồng được nhiều rau dựa vào cách bố trí thành từng tầng một tạo thành “vườn thẳng đứng”.

Do trồng thủy canh bằng dung dịch dinh dưỡng nên cần chú ý pha đúng liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, tránh sử dụng quá liều sẽ gây dư lượng dinh dưỡng trong rau.

Phải lựa chọn đúng loại dung dịch thủy canh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch rất mau héo vì lượng nước giảm mạnh.

Hồng Ánh VinaOrganic.

Nếu bạn đang cần máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp… đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU CƠ VIỆT NAMĐịa chỉ: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCMHotline: (028)6295.8098 – 0938.299.798 – 0975.299.798 – 0948.299.798 – 0936.224.798 Email: Lienhe@VinaOrganic.com

Trồng Rau Sạch Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Một đĩa rau xanh dung dị mang hương vị tự nhiên làm cho bữa cơm nhà thêm tươm tất và ấm cúng. Làm sao để có được nguồn rau sạch cho những bữa ăn ngon của gia đình mình? Câu hỏi này cũng là nỗi trăn trở của nhiều gia đình tại các đô thị hiện nay. Khi mà không gian sống còn bị thu hẹp thì trồng rau bằng cách nào? Đây chính là thời kỳ của kỹ thuật hiện đại lên ngôi. Kỹ thuật trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh là lời giải hay cho cuộc sống hiện nay.

Phương pháp thủy canh là gì?

Kỹ thuật thủy canh được nghiên cứu từ thế kỉ 17 và ngày càng hoàn thiện. Hướng đến mục đích cung cấp được nguồn nông sản sạch, an toàn và thân thiện với môi trường. Kỹ thuật thủy canh ngày càng được ứng dụng nhiều cả quy mô hộ gia đình và quy mô nông trang trại.

Thủy canh hay còn được gọi là trồng rau trong dung dịch. Là kỹ thuật canh tác trong môi trường nước dinh dưỡng không có đất. Thông qua các giá thể như: xơ dừa, mùn cưa, trấu… thay thế hoàn toàn đất. Dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp cho rau và được bộ rễ cây hấp thụ rồi chuyển đi nuôi cây. Môi trường sinh trưởng của rau thủy canh hoàn toàn được kiểm soát về nồng độ nên rau thủy canh rất an toàn.

Các mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh cơ bản

Hệ thống thủy canh tĩnh

Hệ thống thủy canh tĩnh là một trong những kỹ thuật thủy canh được áp dụng phổ biến hiện nay tại các gia đình. Thủy canh tĩnh có chi phí ít tốn kém, dễ dàng sử dụng. Cần một thùng chứa dinh dưỡng, sau đó rau được đặt ngay trên mặt nổi thùng chứa thông qua bệ giữ. Bộ rễ của rau ngập chìm trong dinh dưỡng thủy canh để hấp thụ dưỡng chất. Tuy nhiên do đặc tính tĩnh nên mô hình này có nhược điểm là bị hạn chế ô xi cung cấp cho cây. Như vậy có thể bổ sung máy bơm sục khí để tạo thêm oxi. Hoặc đơn giản bạn nên khoắng dinh dưỡng trong bể chứa thường xuyên cũng tạo thêm được nguồn oxi cho cây.

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Hầu hết các trang trai trồng rau thủy canh hiện nay đều áp dụng kỹ thuật thủy canh hồi lưu. Hệ thống thủy canh hồi lưu cho phép dinh dưỡng được bơm đi tuần hoàn từ bể chứa dinh dưỡng tới gốc rau theo dòng. Phần dinh dưỡng dư thừa được bơm hồi lại bể chứa. Như vậy, ưu điểm của thủy canh hồi lưu là tiết kiệm dinh dưỡng, cho năng suất cao và tiết kiệm nhân công lao động.

Hệ thống khí canh

Khí canh là dạng cao nhất của thủy canh hồi lưu. Khí canh là kỹ thuật trồng chủ yếu sử dụng không khí, Bộ rễ được phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng liên tục vài phút 1 lần. Như vậy, cây vừa được cấp dinh dưỡng vừa được uống nước lại có nhiều không khí để hô hấp. Hệ thống khí canh hiện nay được áp dụng nhiều để trồng khoai tây.

Các chất dinh dưỡng cần thiết trong trồng rau sạch thủy canh

Nhóm nguyên tố đa lượng: N – P – K

Đây là nhóm nguyên tố rất cần thiết để giúp cây sinh trưởng, phát triển. Tạo diệp lục tố, tăng cường sự hoạt động của khí khổng, hoạt hóa enzim quang hợp và tổng hợp chất. làm tăng chất lượng của rau ăn lá. Khi thấy hiện tượng rau bị vàng lá rất có thể là cây đang thiếu đạm (N).

Nhóm các nguyên tố trung lượng: Canxi – Magie – Lưu huỳnh

Trung lương là các nguyên tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rau. Quyết định đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của rau.

Nhóm các nguyên tố vi lượng: Sắt – Kẽm – Đồng – Mangan – Bo

Các nguyên tố vi lượng đều đóng vai trò quan trọng trong thành phần các enzim và diệp lục. Cây cần một lượng ít nhưng không thể thiếu để kích thích và điều hòa sự vận chuyển, chuyển hóa chất.

Dinh dưỡng thủy canh là mạch máu của cây. Rất quan trọng và quyết định đến sự sống của rau thủy canh. Như vậy, lựa chọn dinh dưỡng thủy canh là một việc làm bức thiết trong quá trình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh. BKST giới thiệu tới bạn sản phẩm dinh dưỡng thủy canh BKFAST để bạn tham khảo và lựa chọn.

Lưu ý khi trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh

Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh ngày càng được nhiều gia đình tin chọn. Để việc trồng rau theo kỹ thuật hiện đại này đạt hiệu quả cao nhất bạn cần lưu ý:

Rau thủy canh cần được chiếu nắng từ 4-6h/ ngày để làm tốt nhiệm vụ quang hợp và chuyển hóa chất.

Bổ sung dinh dưỡng định kỳ theo quy định cho rau để rau sinh trưởng đạt chất lượng và năng suất cao.

Nên sử dụng nguồn nước sạch để trồng rau.

Thiết bị trồng rau sạch thủy canh BKFAST – trải nghiệm mới của những ” nông dân hiện đai”

Thiết bị trồng rau sạch thủy canh BKFAST là sản phẩm nghiên cứu khoa học của đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Với sứ mệnh đồng hành cùng sức khỏe của mọi nhà, thiết bị trồng rau thủy canh BKFAST đã chinh phục được niềm tin của khách hàng từ khi ra mắt. Mang cuộc sống xanh đến ngôi nhà của bạn là điều BKFAST luôn mong mỏi. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua:

Trồng Rau Sạch Theo Phương Pháp Thủy Canh

Anh Nguyễn Phúc Hậu đã chọn trồng rau thủy canh khởi nghiệp và hiện anh đã làm chủ nhân của một vườn rau với những luống rau xà lách xanh non mơn mởn khi chi mới 30 tuổi.

Là người dân vùng chuyên canh nông nghiệp lớn nhất Thành phố, nên việc trồng rau màu đối với anh Nguyễn Phúc Hậu khá đơn giản. Tuy nhiên, anh Hậu muốn tìm cho mình hướng đi mới, mang đến hiệu quả cao hơn so với cách trồng rau truyền thống.

Ngoài việc tiếp tục trồng rau sạch tại gia, anh Phúc quyết định đầu tư gần 700 triệu đồng để xây dựng nhà màng với hệ thống giàn thủy canh, tưới nước tự động, với diện tích gần 1.000 m2. Các thiết bị từ nhà kính đến hệ thống thủy canh được thiết kế theo tiêu chuẩn nông nghiệp tiên tiến từ Israel. Toàn bộ hệ thống trong nhà màng được điều khiển tự động, giúp quy trình chăm sóc trên hệ thống được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt nhất và ít tốn công nhất.

Anh Hậu chuẩn bị rau để đưa vào hệ thống siêu thị chúng tôi Mart. Ảnh: Trần Trung.

Anh Hậu cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng, tôi mạnh dạn tìm tòi, học hỏi về mô hình trồng rau thủy canh. Dù chi phí đầu tư khá cao nhưng tôi vẫn quyết tâm xây dựng, nhằm tạo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình và cung cấp ra thị trường sản phẩm sạch, an toàn”.

Ưu điểm của phương pháp trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh

Anh Hậu còn cho biết thêm, phương pháp trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp trồng rau thổ canh truyền thống. Phương pháp này thân thiện với môi trường và cả người sản xuất. Đặc biệt, cách trồng này cách ly được sản phẩm khỏi bề mặt của đất nên giúp cây tránh được các loại sâu bệnh hại thường gặp như nấm bệnh, sâu hại… Tình trạng cây bị sâu bệnh giảm thiểu tối đa, do đó, nhu cầu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau cũng được hạn chế.

Vườn rau xà lách của anh Hậu xanh mơn mởn, ai nhìn cũng muốn thưởng thức ngay tại vườn. Ảnh: Trần Trung.

Yêu cầu tạo ra một sản phẩm rau sạch và an toàn luôn được đưa lên hàng đầu nên anh Hậu không sử dụng thuốc BVTV hóa học trong quá trình trồng và chăm sóc.

Phương pháp thủy canh còn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít tốn công chăm sóc, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, sau 5 đến 6 tuần là đã cho thu hoạch, trọng lượng trung bình mỗi cây rau đạt từ 200 đến 250 gram.

Chia sẻ về kinh nghiệm và kỹ thuật trồng rau thủy canh, anh cho biết: “Thực ra, rau thủy canh trồng rất dễ chứ không khó như nhiều người nghĩ. Khi tra hạt cần đổ một ít nước vào mút xốp để giữ ẩm, khoảng 1 tuần cây nảy mầm. Khi cây được nửa tháng sẽ tách ra, cho vào những rọ bằng nhựa và đưa lên giàn trồng. Toàn bộ chất dinh dưỡng đã được pha sẵn vào 1 thùng phuy lớn, cứ mỗi tiếng tưới 1 lần, mỗi lần 15 phút, không tưới vào ban đêm. Vì hệ thống nước tưới mình đã lắp đặt tự động, chỉ việc bật và hẹn giờ tắt nên rất tiện lợi”.

Anh Hậu kiểm tra nhiệt độ và chế độ dinh dưỡng cho vườn rau. Ảnh: Trần Trung.

Hiện nay, vườn rau của anh Hậu cung cấp ra thị trường hơn 100 kg rau sạch/ngày với giá bán trên 22.000 đồng/kg, được hệ thống siêu thị chúng tôi Mart bao tiêu toàn bộ đầu ra. Sau khi trừ chi phí, anh Hậu lãi hơn 1 triệu đồng/ngày.

Anh Hậu chia sẻ, từ thành công ban đầu, để mở rộng phát triển sản xuất, ngoài xà lách, anh sẽ đưa vào trồng nhiều loại rau xanh khác nhau như rau cải ngọt, bó xôi, cải cúc, rau muống và tiến tới trồng cả rau thơm các loại phục vụ đồng bộ cho chuỗi rau ăn sống, đảm bảo an toàn và chất lượng. Bên cạnh đó, anh sẽ tăng cường quảng bá để người dân địa phương tiếp cận sử dụng sản phẩm rau sạch nhiều hơn.

Anh Hậu kiểm tra vườn ươm mầm. Ảnh: Trần Trung.

Nhược điểm của trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại, thì phương pháp cũng có một số hạn chế. Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lập Thượng, ông Võ Đức Huy, cho biết, với chi phí đầu tư ban lớn, mô hình rau thủy canh của anh Hậu được đánh giá rất cao về năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế. Anh Hậu cũng đã nhiều lần giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con nông dân tại địa phương để cùng nâng cao hiệu quả kinh tế. Nông dân nhiều tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ, ĐBSCL cũng đến tìm hiểu, học hỏi về mô hình này.

Tỷ lệ phát triển rau đồng đều trên 95%. Ảnh: Trần Trung.

Tuy nhiên, ông Huy cho rằng, do chi phí ban đầu khá cao nên nhiều nông dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. “Trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khá mới mẻ đối với nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay. Chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường đầu ra sản phẩm ổn định. Vì vậy, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phương để nhân rộng phát triển rộng rãi mô hình này trong thời gian tới”, ông Huy nói.

Nguồn:https://nongnghiep.vn/

Phương Pháp Trồng Rau Xà Lách Thủy Canh Từ A

Trồng rau xà lách thủy canh khá đơn giản, chỉ cần nắm rõ các bước sau đây, bạn đã có 1 vườn xà lách sạch, an toàn ngay tại nhà rồi.

Trồng xà lách thủy canh, bạn sẽ được thu hoạch lứa xà lách đầu tiên sau vài tuần. Nếu bạn thành thạo những bước cơ bản này, bạn có thể có những vườn xà lách tại nhà trong suốt cả năm.

Phần 1: Chuẩn bị

1. Chọn loại xà lách bạn thích

Với hầu hết các loại xà lách, bạn đều có thể trồng thủy canh. Một số loại xà lách phổ biến hiện nay đó là:

Xà lách Mỹ: Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn. Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước.

Romaine Lettuce: (Xà lách Romaine) Có lá xanh đậm và dài. Nó có kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn các loại khác. Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1 và B2, và axit folic.

2. Hãy sử dụng một hệ thống thủy canh động

Bạn có thể trồng cây trong nhiều loại hệ thống thủy canh như hệ thống nhỏ giọt, hệ thống NFT (hệ thống kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng), hệ thống ngập rút định kì, hệ thống khí canh,.v.v..

3. Chọn chất nền (giá thể thủy canh)

Có rất nhiều loại chất nền cho bạn lựa chọn bao gồm: len đá, xơ dừa, đá Vermiculite, dăm bào gỗ thông, đá sông, cát,v.v…

Tất cả những loại chất nền này đều có những mặt tích cực và hạn chế, nhưng bạn có thể lựa chọn bất kì loại nào trong số chúng để trồng xà lách đều không vấn đề gì.

4. Sử dụng một thùng chứa để làm bể trữ dinh dưỡng

Hãy mua một thùng chứa lớn hoặc bể cá để làm bể chứa dinh dưỡng cho xà lách. Chọn một bể chứa với diện tích bề mặt lớn, nhưng bạn cũng phải đảm bảo nó sâu ít nhất 8 inch (20 cm) để rễ cây có thể dễ dàng phát triển xuống phía dưới.

Đừng sử dụng bể chứa bằng kim loại. Kim loại có thể bị ăn mòn hoặc bị oxi hóa, giải phóng các chất hóa học có thể phá vỡ quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây.

5. Chuẩn bị những chiếc chậu dạng lưới và các tấm phao nổi

Có một số loại phao nổi khác nhau như xốp hoặc nắp của bể chứa – vật dụng mà bạn có thể dùng để cố định vị trí của cây trồng phía trên nước còn rễ của chúng thì chìm xuống.

Hãy khoan những chiếc lỗ trên tấm phao sao cho chúng cách nhau khoảng 12 inch. Khoan bao nhiêu lỗ, bạn dùng bấy nhiêu chậu lưới để hỗ trợ cho từng cây giống con phát triển. Bạn có thể sử dụng rọ thủy canh chuyên dụng.

Bạn sẽ cần phải có một hệ thống tại chỗ để tạo bọt khí hoặc luân chuyển nước trong bể chứa để rễ cây không bị ngạt. Duy trì một chiếc máy bơm thủy canh như vậy trong bể chứa sẽ giúp bạn ngăn ngừa được vấn đề này.

Bạn có thể mua các hỗn hợp dinh dưỡng ở các cửa hàng dụng cụ làm vườn chuyên về nuôi trồng thủy canh. Xà lách thường yêu cầu lượng ka-li, can-xi và magie cao. Hãy làm theo chỉ dẫn để phối hợp các chất dinh dưỡng.

8. Tạo một vườn ươm để các hạt giống có thể nảy mầm

Trước khi đưa hệ thống thủy canh của bạn vào sử dụng, bạn cần phải sử dụng một chiếc hộp đựng trứng hoặc những chiếc nắp chai, những vật dụng dạng ô hay ngăn nhỏ để tạo một môi trường ban đầu cố định cho cây trồng.

Hãy cho chất nền mà bạn chọn, cùng với hạt giống thủy canh vào các ô (ngăn) này, hoặc bạn có thể gieo hạt trên mút trồng thủy canh.

1. Chăm sóc các cây giống con

Để cây bước đầu có thể phát triển, hãy tưới nước cho vườn ươm của bạn cách ngày 1 lần và duy trì nó ở một nơi đủ ánh sáng hoặc ánh nắng mặt trời tự nhiên, nơi có nhiệt độ từ 65 đến 80 độ F (18.3 – 26.6 độ C).

Hãy thực hiện như vậy cho đến khi cây con cao 2 inch (5 cm) và có khoảng 4 lá.

Đừng giật mạnh mà hãy cẩn thận lấy từng cây con từ các ô (ngăn) cho vào các chậu lưới. Xếp từng chậu lưới vào các lỗ mà bạn đã khoan trên tấm phao nổi hoặc nắp bể chứa, và sau đó đặt chúng vào bể chứa.

3. Để cây tiếp xúc với ánh sáng huỳnh quang 10-14 giờ mỗi ngày

Không giống với các cây trồng khác, xà lách không đòi hỏi phải được tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian dài và cường độ mạnh.

4. Hãy duy trì mức nhiệt độ từ 55 đến 75 độ F (12.7 – 23.8 độ C)

Xà lách phát triển tốt hơn trong một môi trường mát mẻ hơn. Để cho chất lượng tốt nhất, hãy duy trì nhiệt độ khoảng 55 độ F (12.7 độ C) vào ban đêm và khoảng 75 độ F (23.8 độ C) vào ban ngày.

5. Đảm bảo độ pH ở mức từ 5.5 đến 6.5

Nồng độ pH của một cây trồng chỉ ra tính axit hoặc bazo bên trong nó, và quyết định xem liệu cây trồng đó có thể hấp thụ đúng các chất dinh dưỡng sẵn có cho nó hay không.

Hãy mua các bộ điều chỉnh độ pH lên và xuống để khi đưa vào bể chứa, nó sẽ có thể đưa độ pH trở lại mức thích hợp.

Phần 3: Thu hoạch xà lách

1. Chỉ thu hoạch lá phía bên ngoài

Sau 5-6 tuần, xà lách sẽ phát triển hoàn toàn, đầy đặn và sẵn sàng để được thu hoạch và thưởng thức.

2. Hãy luân phiên các cây để tỉa lá

Tránh việc tỉa đi toàn bộ lá từ một cây trong một lần. Hôm nay bạn tỉa lá từ cây xà lách này, thì vài ngày sau hãy tỉa ở một cây khác.

3. Hãy di chuyển cây còn nguyên rễ sang một môi trường lạnh, ẩm để giữ chúng tươi ngon

Nếu xà lách đã phát triển hết cỡ và bạn chưa muốn ăn ngay, hãy giữ cho các cây này còn nguyên rễ và bảo quản chúng trong một môi trường ẩm, gần như băng giá để đảm bảo giữ chúng tươi trong khoảng thời gian lên đến 1 tháng.

Phần 4: Kiểm soát sâu bệnh

Xà lách thủy canh vẫn có thể mắc một số loại sâu bệnh hại, vì thế bạn nên lưu ý quan sát khi cây có vấn đề để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Một số loại bệnh phổ biến bạn có thể tham khảo trong bài viết: Các loại bệnh thường gặp trên rau xà lách thủy canh.

Ngoài ra thì hãy:

1. Hãy đảm bảo sự lưu thông không khí thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc

Vườn xà lách thủy canh nên được thông gió tốt để giúp cây trồng có được lượng CO2 cần thiết và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.

Hãy để mở cửa đại hoặc cửa sổ gần cây trồng, hoặc cân nhắc việc lắp một lỗ thông khí với một chiếc quạt thông gió nếu bạn đang trồng xà lách trong một không gian kín.

Hãy để vườn rau của bạn dưới quạt trần, hoặc lắp một chiếc quạt đặt trên sàn, cho quay gần đó và bật số bé nhất.

2. Hãy sử dụng các tấm chắn và bẫy dính để tránh các côn trùng gây bệnh

Hãy đảm bảo rằng tất cả các cửa sổ gần đó đều được che phủ bởi một tấm chắn côn trùng dạng lưới (màng mịn). Kiểm tra tấm chắn để phát hiện các lỗ hổng, vết rách.

Bất kì một lỗ hổng nào cũng đều phải được che chắn lại. Treo các băng keo lên để bắt bất kì con côn trùng nào đang bay và cố vượt qua tấm chắn của bạn.

3. Giảm thiểu ánh sáng mặt trời trực tiếp để ngăn ngừa sự phát triển của tảo

Tảo có xu hướng phát triển trong điều kiện ẩm thấp của một khu vườn thủy canh. Tuy nhiên, tảo không thể phát triển được nếu không có ánh mặt trời trực tiếp.

Nếu xà lách của bạn được đặt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp vào ban ngày, hãy tạo một bóng râm bao phủ lên các cây.

4. Khử trùng thiết bị của bạn để ngăn ngừa nấm mốc sản sinh ra trong nước

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề với loại nấm mốc này và những hiện tượng sâu bệnh khác, hãy làm vệ sinh các dụng cụ, thiết bị của bạn bằng dung dịch thuốc tẩy 2% hoặc một loại chất khử trùng thương mại khác như Greenshield.

Hãy khử trùng tất cả các chậu, hồ chứa, bể chứa và bất kì các dụng cụ chứa hoặc cung cấp nước nào khác sẽ tiếp xúc với cây trồng. Thay thế các chất nền đã bị ô nhiễm.

Kiểm tra mực nước hàng ngày; rau xà lách sẽ không phát triển nếu rễ không nhận đủ nước.

Hãy nhớ rằng cây trồng thủy canh yêu cầu nước và chất dinh dưỡng giống như cây trồng trên đất.

+ Cho dù bạn trồng rau xà lách trong nhà hay ngoài nhà, bạn vẫn cần phải quan sát côn trùng và bắt chúng ra khỏi lá để chúng không phá hủy rau trồng. Rệp vừng là loại sâu bệnh hại trong nhà nhưng nếu xà lách được đặt ở ngoài, hãy đề phòng châu chấu, sên và sâu bướm.

+ Nếu bạn trồng xà lách thủy canh ngoài trời, hãy chắc chắn bảo vệ nó khỏi mưa để nước mưa không làm pha loãng các chất dinh dưỡng.