Phương Pháp Trồng Rau Không Cần Đất / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Mô Hình Trồng Rau Sạch Không Cần Đất Phương Pháp Trồng Rau Mới

Mô hình trồng rau sạch không cần đất bằng thủy canh

Thủy canh là một hình thức canh tác mới giúp trồng rau sạch không cần đất. Mô hình này mới nhưng không mới vì nó cũng được biết đến từ rất lâu chỉ là chưa được áp dụng rộng rãi do công nghệ cao cho thủy canh thời trước không đủ đáp ứng để sử dụng mô hình trồng rau sạch không cần đất hiệu quả nhất.

Hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng năng cao và mô hình trồng rau sạch không cần đất lại một lần nữa quay trở lại với “diện mạo” mới và tính năng mới đáp ứng nhu cầu tự trồng rau sạch ngày càng cao của xã hội.

Mô hình trồng rau sạch không cần đất đã được phổ biến từ nhiều năm trước tại các nước trên thế giới và Việt nam cũng đang dần đón nhận công nghệ và đi vào phát triển ổn định. Không chỉ dừng lại ở mô hình trồng rau sạch không cần đất đơn giản mà các hệ thống công nghệ cao hoặc các mô hình nhỏ hữu dụng cho nhà chật hẹp cũng dần được nghiên cứu và thử nghiệm.

Những gì bạn chưa biết về mô hình trồng rau sạch không cần đất

Hê thống trồng thông minh hay không tùy thuộc vào thùng thủy canh có được cài đặt các bo mạch điều khiển và các cảm biến trong và trên giàn.

Khung giàn có thể thay đổi không phụ thuộc vào hình mẫu bất kỳ. Đó là lợi thế của mô hình này khi có thể thay đổi kiểu dáng để phù hợp hơn với không gian trồng rau eo hẹp ở thành thị.

Ống thủy canh có nhiều loại, không nhất thiết phải hình trụ tròn, hình chữ nhật mà cũng có thể dùng ống lục giác. Các ổng thủy canh cũng có thể 1 lớp hoặc 2 lớp và có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.

Trồng rau thủy canh cũng cần có giá thể trồng cây. Các giá thể này không phải là đất mà là những loại như xơ dừa, trấu, mút xốp, đất sét nung…

Dinh dưỡng nuôi rau có loại chuyên biệt vì thế bạn chỉ cần nghiên cứu sử dụng một loại chứ không có nhiều loại như trồng bằng đất. Rau thủy canh vẫn được ươm bằng hạt hoặc giâm cành chứ không cần kỹ thuật tiên tiến nào.

Trồng Rau Sạch Không Cần Đất

Trồng 1.000 m2 rau hết hơn 1 tỷ đồng

Bà Huệ cho biết, khi quyết định làm rau sạch không cần trồng trên đất, bà rất lo lắng. Thứ nhất, chi phí đầu tư mô hình tương đối tốn kém trong khi bà không có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, mối lo lớn nhất với bà Huệ là thị trường tiêu thụ.

“Liệu mình có cạnh tranh được với các loại rau sản xuất theo phương pháp truyền thống không là câu hỏi được tôi đặt ra vào thời điểm đó”, bà kể. Tuy vậy, bà vẫn quyết định làm vì nghĩ rằng “nếu cứ sợ thất bại, không bắt tay làm thì chẳng bao giờ hy vọng thành công”.

Năm 2013, bà Huệ đổ hơn 1 tỷ đồng trồng 1.000 m2 rau thủy canh trong nhà kính. Thời điểm này, chính bà cũng không thể ngờ rằng chi phí đầu tư cho sản xuất theo phương pháp mới lại cao như vậy. 90% nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài. Bà tâm sự: “Khi nhà kính sắp làm xong, tôi thấy sợ vì giá thành đầu tư quá cao trong khi chưa biết sản phẩm làm ra thế nào, có tiêu thụ được hay không”.

Nhà kính để trồng rau theo phương pháp thủy canh được bà Nguyễn Thị Huệ làm đạt tiêu chuẩn của Israel. Toàn bộ bằng khung sắt, đảm bảo chiều cao, độ thông thoáng. Hệ thống phun sương làm mát sẽ tự động hoạt động nếu nhiệt độ vượt quá mức cho phép.

Các thanh giá thể dài bằng nhựa bên trong được thiết kế đặc biệt để rễ rau có thể bám vào hút chất dinh dưỡng. Giá thể được đặt trên giàn khung sắt có chiều cao khoảng 1 m. Hệ thống dẫn nước và hút nước phục vụ nuôi cây được lắp vào hai đầu thanh giá thể, chảy 24/24 giờ trong ngày nhờ các máy bơm, hút được đặt dưới lòng đất.

Để đảm bảo quy trình sản xuất sạch 100%, rau không bị mầm bệnh tấn công, không dùng thuốc hóa học, bà Huệ tráng xi măng toàn bộ mặt đất. Phân, chất dinh dưỡng để nuôi cây sẽ được trộn vào nước theo tỷ lệ nhất định. Hạt rau ươm tại vườn đạt 5 lá mầm thì được đặt vào các giá thể.

Tuy nhiên, vì không có kinh nghiệm, người phụ nữ trồng rau này gặp thất bại ngay từ lứa đầu tiên. Số tiền thiệt hại lên đến trên dưới 100 triệu đồng do rau phát triển không đều, khó xuất bán. Rút kinh nghiệm, bà Huệ điều chỉnh lại kỹ thuật chăm sóc, lại được sự hướng dẫn của những người bạn ở nước ngoài, từ lứa rau thứ hai bà đã thành công.

Loại rau được trồng theo phương pháp thủy canh chủ yếu là xà lách với hơn 20 giống và màu sắc khác nhau. So với các loại bình thường, rau thủy canh nhìn tươi ngon, lá xanh mơn mởn và các cây đều tăm tắp. Do được cách ly mầm bệnh đến mức tối đa, nhà vườn không sử dụng thuốc hóa học trong quá trình trồng nên sản phẩm làm ra an toàn cho người sử dụng.

Nguồn tiêu thụ rau sạch của gia đình bà Huệ là các siêu thị, nhà hàng, khách sạn lớn trên cả nước. “Chính tôi cũng không ngờ sản phẩm lại được người tiêu dùng đón nhận nhanh đến vậy. Khi tôi gửi hàng mẫu cùng giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đi giới thiệu, chỉ vài ngày sau là nhận được phản hồi. Phần lớn khách hàng đều đánh giá cao chất lượng rau và đặt hàng”, bà hào hứng nói.

Nhìn thấy tương lai xán lạn từ loại rau không cần trồng trên đất, chủ vườn gom toàn bộ số tiền tích cóp được tiếp tục mở rộng diện tích. Đến nay, tổng diện tích trồng rau thủy canh đã nâng lên 2 ha.

Mặc dù kinh phí đầu tư để phát triển rau thủy canh rất tốn kém nhưng sau khi đã trang bị đầy đủ thiết bị thì các nhân tố như nhân công, nước tưới, phân bón, chi phí khác lại được tiết kiệm tương đối nhiều. Với mô hình này, thời gian thu hồi vốn cũng nhanh bởi sản phẩm làm ra có lượng tiêu thụ ổn định.

Thị trường tiêu thụ của loại rau sạch này, theo chủ trang trại, khá ổn định. Giá bán sản phẩm khá cao, dao động 35.000-50.000 đồng/kg. Với 1 ha đất sản xuất, mỗi năm, gia đình bà Huệ làm được 3 vụ rau. Trừ chi phí đầu tư, tiền lãi thu về khoảng 5 tỷ đồng.

Người phụ nữ trồng rau không cần đất ở Đà Lạt cũng hào hứng chia sẻ, thị trường bà đang muốn đặt chân đến là Singapore, Đài Loan, Dubai… Hiện tại, rau sạch từ trang trại cũng đã được xuất sang một số nước nhưng chưa đủ sản lượng để có thể cung ứng đều đặn, thường xuyên. Hiện nay, gia đình bà vẫn tiếp tục mở rộng diện tích để cung cấp đến nhiều khách hàng hơn.

Nhận xét về mô hình trồng rau không cần đến đất, ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Hội Nông dân phường 7, TP Đà Lạt cho biết, đây là mô hình hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiêu biểu bậc nhất địa phương. “Bà Huệ đã có một bước đi táo bạo, tiên phong trong việc sản xuất rau thủy canh, mở ra một phương thức nông nghiệp mới cho nông dân”, ông Quang nói.

Còn theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, sản phẩm từ trang trại bà Huệ có chất lượng rất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kĩ Thuật Trồng Rau Không Cần Đất

Trước những mối lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm. nhiều hộ gia đình đã dè dặt hơn khi mua các loại rau được bày bán trên thị trường. Để tránh việc phụ thuộc mua rau không rõ nguồn gốc, nhiều người đã tìm đến giải pháp tự trồng rau sạch tại nhà. Và phương pháp trồng rau thủy canh là một phương pháp trồng rau được quan tâm nhất hiện nay.

Chắc hẳn mọi người khá lạ lẫm và ngạc nhiên khi nghe nói đến việc “trồng rau không cần đất”. Đó chính là mô hình trồng thủy canh. Với nhiều ưu điểm vượt trội như không tốn công làm đất. Không cần tưới nước cũng như không cần quan tâm đến việc bón phân, nhổ cỏ hay diệt sâu hại.

Như tên gọi thủy canh là phương pháp trồng thực vật không cần dùng đến đất và dùng dung dịch chứa chất dinh dưỡng. Thâm cây được giữ chặt trên giàn thủy canh bằng các loại giá thể như xơ dừa, vỏ trấu. Rễ của các loại cây này sẽ mọc dài ra và hút các chất dinh dưỡng được chứa trong đường ống. Các dung dịch được đóng gói sẵn. Người dùng chỉ việc pha sẵn vào nước theo tỷ lệ cho trước. Hệ thống sẽ tự bơm dung dịch lên các đường ống để cung cấp dinh dưỡng cho rau.

Trồng cây thủy canh rất đơn giản trong việc chăm sóc. Trồng cây thủy canh thì cây rất là mau phát triển do các chất dinh dưỡng đã được tính toán và cố định trước do vậy là các bạn hoàn toàn yên tâm về việc phát triển cây khi mình trồng cây trên giàn vì cây khỏe mạnh và ít gặp các loại sâu bệnh.

Hiện nay việc trồng thủy canh được thực hiện trên một hệ thống khay chuyên dụng và nước được bơm qua một hệ thống đường ống rất tiện lợi. Chỉ sau một khoảng thời gian lắp đặt. bạn sẽ có một giàn rau tươi với nhiều loại rau và các cây gia vị thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình như rau muống, xà lách, rau cải , hành lá. Các loại rau này có thể được trồng từ hạt giống và cây non.

Những ưu điểm của hệ thống trồng rau thủy canh:

– Hệ thống được thiết kế tưới nước hoàn toàn tự động. Bạn không cần phải mất nhiều công tưới vì công việc này đã được hệ thống đảm nhiệm hoàn toàn.

– Trồng rau sạch không cần đất với hệ thống này thì rau được trồng sẽ rất an toàn, không nhiễm khuẩn.

– Nhà bạn sẽ có thể trồng được nhiều loại rau khác nhau trên cùng một hệ thống. Đảm bảo đủ dùng cho cả gia đình mỗi ngày.

– Hệ thống này được nghiên cứu để thiết kế nhỏ gọn và có tính thẩm mỹ cao. Ngoài việc cung cấp nguồn rau sạch thì nó còn tạo ra hứng thú trong công việc làm vườn giúp thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

Như vậy có thể nói sự ra đời của phương pháp trồng rau sạch không cần đất như thế này và hệ thống trồng rau sạch thủy canh đã giúp chị em nội trợ trút bỏ mối lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm.Từ giờ chị em có thể tự chủ động cung cấp nguồn rau sạch hàng ngày cho gia đình một cách đơn giản và tiện lợi.Chúc chị em thành công trong phương pháp này

Quý khách có thể gọi điện vào số 01699616628 để được tư vấn thêm và mua sản phẩm hạt giống của chúng tôi.

Hạt giống hoa – Hạt giống rau – Siêu thị các loại hạt giống.

Kỹ Thuật Trồng Rau Muống Không Cần Đất

Kỹ thuật trồng rau muống không cần đất các gia đình hộ có thể tận dụng những khoảng sân nhỏ trên sân thượng nhà mình để sử dụng. Những thùng xốp hay ống nhựa bỏ đi được sử dụng thành vật liệu độc đáo để trồng rau. Không tốn nhiều diện tích, không tốn công làm đất, không mất thời gian làm cỏ, tưới nước… đối với nhiều người dân thủ đô, cách trồng rau đặc biệt này tỏ rõ những ưu thế vượt trội so với trồng rau truyền thống.

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch thủy canh

Dung dịch dinh dưỡng để trồng rau thủy canh đã được nghên cứu và chuẩn hóa các thành phần theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo những thành phần trong đó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Bước 2: Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống: Kỹ thuật trồng rau muống không cần đất hầu hết các loại giống rau nào cũng đều có thể trồng theo cách này, trồng rau mầm để cho hiểu quả cao, năng suất, thì bạn cần phải xử lý nguồn nước, bằng cách sự dụng vôi cục hoặc sử dụng phèn chua để làm sạch nước.

Sử dụng khoảng 300 đến 400g vôi cục hòa vào 10 đến 12 lit nước sạch, ngâm khoảng 20 phút, sau đó bạn lọc lấy 6 đến 8 lít nước. Cách làm này sẽ đảm bảo chất lượng cho rau mầm không bị nhiễm bẩn.

Làm sạch nước bằng phèn chua: dùng một miếng phèn chua khoảng bằng một tép tỏi đem hoàn tan trong một ca nước rồi đem đổ vào thùng nước khoảng 15 đến 20 lit và khuấy đều, ngâm trong khoảng 20 đến 30 phút và lấy nuốc bỏ cặn.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ để trồng

Bạn chuẩn bị cho mình các dụng cụ sau: thua, khay nhựa, chậu, thùng xốp, các rổ nhựa. Những dụng cụ này có kích thước sau: chiều cao khoảng 15 cm, chiều dài khoảng 20 đến 25 cm, nên có thêm một bình phun nước để phun nước cho rau, khi rau mầm đã có lá.

Bước 4: Phương pháp và kỹ thuật trồng thủy canh

Dụng cụ: thùng xốp, thau, khay nhựa, rổ nhựa. Cần lót một lớp ni lông ở bên trong thùng xốp, khay nhựa để dung dịch không bị ra ngoài.

Chuận bị dung dịch dinh dưỡng: Pha dung dịch với nước, pha theo tỵ lệ được hướng dẫn trên túi đựng dung dịch, khuấy đều cho dung dịch hòa tan đều với nước sau đó đỏ vào thùng xốp cách miệng thùng khoảng 3 đến 5 cm.

Tiến hành gieo hạt: Đầu tiên bạn để một giá vào trong thùng xốp có thể là rổ ( nhằm để hạt giống ngập một nửa trong dung dịch để nảy mầm tốt nhất). Tiếp đó bạn gieo hạt , bạn chỉ cần để hạt giống lên trên giá để sẵn trong thùng xốp, tùy vào mỗi loại rau mầm mà bạn có thể gieo với mật độ dày hay mỏng khác nhau. Lượng nước chỉ ngập 1/2 hạt giống, sau khi gieo hạt xong ben nên phun thêm nước lên hạt giống.

Với Kỹ thuật trồng rau muống không cần đất bạn sẽ có ngay một rỗ rau tươi ngon bạn cần đậy nắp lại, để trong chỗ tối khoảng 2 đến 3 ngày , sau nảy mầm nên đem ra chỗ sáng nhưng không nên để dưới ánh nắng.

Nguồn: chúng tôi