Phương Pháp Trồng Rau Hữu Cơ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Muống Theo Phương Pháp Hữu Cơ Để Thu Rau Siêu Sạch

Giới thiệu về rau muống

Đặc điểm

Đây là loài cây thân thảo, có khả năng sống cả trên cạn và trên mặt nước. Thân rau có nhiều đốt, dày, bên ngoài nhẵn, bên trong rỗng. Rễ có thể mọc ra tại những đốt thân. Một đặc điểm đặc biệt là mùa hè thân rau muống không có lông nhưng mùa đông lại có lông.

Lá rau chia làm 3 cạnh, đầu lá thuôn nhọn, với một số loai lá có hình dáng thon dài và bản hẹp. Kích thước phiến lá rộng từ 3,5 – 7cm, chiều dài từ 7 – 9cm. Cuống lá dài tầm 3 – 6cm.

Hoa rau muống có màu hồng tím hoặc màu trắng, ống hoa có màu tím nhạt. Mỗi cuống có thể mọc 1 hoặc 2 hoa. Quả có hình cầu với đường kính từ 7 – 9mm, bên trong quả thường chứa 4 hạt màu nâu với đường kính hạt chỉ khoảng 4mm.

Phân loại

Ở nước ta, loại rau này rất phổ biến và được chia làm 2 loại là rau muống trắng và tía. Đặc điểm của 2 loại này tương đối giống nhau và điểm khác nhau cơ bản của 2 loại là:

Rau muống trắng thường được trồng trên cạn.

Rau muống tía thường mọc hoang hoặc trồng dưới nước. Chính vì vậy mà chúng còn có tên gọi khác là rau muống đồng hay rau muống ruộng.

Rau muống có tác dụng gì?

Sau nhiều nghiên cứu, người ta đã chỉ ra loại rau này đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể là những công dụng sau:

Là nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể, giúp trẻ hóa làn da, điều trị những bệnh ngoài da, ngăn ngừa lão hóa và giữ mái tóc chắc khỏe;

Làm giảm cholesterol, chống béo phì và bảo vệ sức khỏe tim mạch;

Là loại rau hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân tiểu đường và góp phần phòng chống tiểu đường;

Giảm nguy cơ thiếu máu;

Giúp mắt sáng khỏe hơn;

Trị bệnh vàng da và hỗ trợ chức năng gan;

Điều trị táo bón và những chứng khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn;

Phòng ngừa một số loại ung thư.

Lưu ý khi ăn rau muống

Do hàm lượng chất xơ cao nên loại rau này không phù hợp với những người mới ốm dậy, mới phẫu thuật hay thải khí.

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên dùng nhiều rau muống.

Những người tỳ vị yếu, cơ thể hư hàn, suy dinh dưỡng cũng hạn chế ăn chúng bởi rau có tính hàn, dễ gây tiêu chảy.

Ngoài ra, tính hàn này cũng làm giảm hay mất tác dụng của các loại thuốc Đông y như xuyên khung, đương quy, hoàng kỳ, hà thủ ô hay nhân sâm. Chính vì vậy khi dùng những vị thuốc trên bạn tuyệt đối không ăn rau muống. Nếu có ăn, nên giãn cách thời gian từ 3 – 5 giờ để không ảnh hưởng.

Hướng dẫn trồng rau muống hữu cơ

Để trồng rau theo phương thức hữu cơ bạn tiến hành theo trình tự sau:

Dụng cụ và đất trồng

Để trồng tại nhà khi không có đất vườn, bạn hãy chuẩn bị thùng xốp, khay chậu,… Nên dùng những loại chậu thông minh để tiết kiệm công chăm sóc lại giúp rau tươi tắn.

Để rau sạch hoàn toàn, bạn cũng cần chuẩn bị đất sạch hữu cơ. Loại đất được chọn phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và không chứa mầm bệnh. Trước khi trồng nên trộn đất với xơ dừa, tro trấu và những loại phân chuồng, phân trùn quế,… để tăng dưỡng chất cũng như độ tơi của đất.

Chuẩn bị hạt giống

Bạn có thể nhân giống rau muống một cách dễ dàng bằng hạt. Lựa chọn hạt giống chất lượng ở những nơi bán uy tín để có tỷ lệ nảy mầm cao.

Trước khi gieo bạn nên xử lý hạt giống qua ngâm ủ để kích thích nảy mầm và tiêu diệt mầm bệnh. Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản bằng cách pha nước khoảng 40 độ C rồi ngâm nước vào trong 4 – 6 tiếng. Sau đó rửa sạch hạt thật sạch, loại bỏ hạt lép rồi ủ hạt trong khăn ấm trong 6 – 10 tiếng cho hạt nứt nanh rồi đem đi gieo.

Tiến hành gieo hạt

Cho đất đã chuẩn bị vào chậu rồi san bằng mặt đất. Sau đó tưới nhẹ nhàng một lớp nước mỏng để cấp ẩm cho đất rồi gieo hạt giống rau muống vào.

Bạn nên gieo theo hàng, mỗi hàng cách nhau 15cm, mỗi hốc gieo cách nhau 10 – 12cm và nên cho 2 – 3 hạt vào cùng 1 hốc.

Phủ lên hạt một lớp đất mỏng rồi tưới tiếp 1 lần nước nữa.

Che chắn chậu để hạn chế bị ảnh hưởng bởi nắng mưa.

Chăm sóc rau muống

Tưới nước

Mỗi ngày tưới cây 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Sau 5 – 7 ngày cây con mọc lên, bạn đem cây ra nắng để lá quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây. Nhưng nên tránh ánh nắng gắt.

Vào mùa mưa, bạn nên chú ý đến độ ẩm đất mà tưới nước hay không, đừng tưới nhiều quá dễ bị úng rễ.

Vun gốc

Để cây đứng vững, không xiêu vẹo do mưa gió, khi cây cao tầm 3 – 5cm, bạn vun gốc cho rau. Thao tác thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để không ảnh hưởng đến rễ cây.

Bón phân

Cung cấp phân bón cho rau muống là điều cần thiết để cây đầy đủ dinh dưỡng phát triển. Vì chúng tôi đang hướng bạn đến việc trồng rau hữu cơ nên không khuyến khích dùng phân vô cơ. Bạn nên dùng phân hữu cơ, phân chuồng, phân trùn quế,… Tuy chúng không đem lại tác dụng nhanh chóng cho rau nhưng an toàn cho sức khỏe con người và môi trường sống.

Khi cây được 10 ngày tuổi bạn hòa loãng phân vào nước rồi tưới vào gốc cây. Sau 10 – 15 ngày lại bón tiếp một đợt phân như vậy.

Phòng trừ sâu bệnh

Quá trình cây rau muống sinh trưởng và phát triển, bạn hãy giữ cho chậu rau thông thoáng. Những lá vàng, héo nên được loại bỏ kịp thời để không tạo môi trường cho sâu bệnh sinh sôi.

Khi rau có dấu hiệu bị sâu bệnh tấn công, bạn hãy sử dụng những chế phẩm sinh học để diệt trừ. Dung dịch được dùng phổ biến nhất là gừng, tỏi và ớt.

Thu hoạch

Chỉ sau khoảng 40 – 50 ngày gieo trồng là bạn có thể thu hoạch rau muống đợt đầu tiên.

Bạn hãy dùng dao bén để cắt ngang thân cách gốc tầm 2 – 3cm để cây tiếp tục phát triển và cho thu lứa mới.

Sau khi thu hoạch hết chậu rau, bạn bón thêm 1 đợt phân để cây lấy lại sức nhanh chóng.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Cách Trồng Rau Hữu Cơ Tại Nhà Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Hiểu một cách nôm na: thủy là nước, canh là canh tác, trồng trọt. Thủy canh là trồng trọt trong môi trường nước. Như vậy, đây là phương pháp hoàn toàn mới, trái ngược với việc trồng cây trên đất thông thường: thời gian tăng trưởng nhanh hơn, cho năng suất hơn, ít sâu bệnh hại hơn.

Có hai loại thủy canh cơ bản: Thủy canh hồi lưu là quá trình dung dịch được tự động bơm lên để tưới cho các loại rau trong kệ trồng bằng máy bơm, nước sẽ được luân hồi trong kệ để đảm bảo sự phát triển của thực vật; thủy canh tĩnh: dùng dung dịch thủy canh trong chậu đã được pha sẵn và trồng những cây giống vào đó. Nhìn chung, phương pháp thủy canh rất đơn giản, dễ trồng và không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc.

Đối với loại thứ 2: trồng rau thủy canh trong chậu theo dung dịch pha sẵn thì được tiến hành theo các bước như sau:

Mô hình trồng rau thủy canh này giúp cây rau có đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu để sinh trưởng, đồng thời dễ dàng cách ly được sâu bệnh (chủ yếu tới từ đất và nước). Các loại rau ăn lá đều rất thích hợp để trồng trong môi trường thủy canh: xà lách, họ nhà cải, rau muống…

Các bước trồng rau thủy canh tại nhà trong chậu theo dung dịch pha sẵn

Bước 1:

Xốp ta khoét thành nhiều lỗ tròn vừa với cốc nhựa dùng 1 lần đã chuẩn bị.

Lót một lớp ni lông đen phủ kín đáy và thành khay nhựa, buộc dây chun, dây vải cho chắc để làm môi trường thủy canh cho rau.

Cắt lỗ cho cốc

Ta đổ đầy nước vào chậu thủy sinh, cố gắng tính toán chính xác lượng nước cho vào, sau đó cho dung dịch TriMix Dt dành cho trồng rau thủy canh vào với tỉ lệ 1 lit nước – 1 nắp dung dịch.

Rồi ta đặt các cốc hạt giống đã thao tác vào từng ô nhỏ của miếng xốp, đặt miếng xốp lên trên khay nhựa, cố gắng đặt cân đối nếu không sau này rau lớn lên dễ bị lệch, bị đổ. Vậy là xong.

Bước 2: Chăm sóc khi trồng rau thủy canh

Sau khoảng 15 ngày là ta có thể thu hoạch lô rau thủy canh rồi đấy ạ.

Lưu ý khi thu hoạch rau thủy canh ta cắt sát gốc, để lại 1 nhánh lá cuối để tạo dinh dưỡng cho lần trồng tiếp theo.

Điều kiện cần thiết để trồng rau thủy cảnh

Sân thượng có mái che là nơi thích hợp nhất để trồng rau thủy canh, vì rau cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 6-7h mỗi ngày, nhưng đồng thời cũng phải tránh được mưa vì nó có thể làm loãng dung dịch thủy canh, khiến cho rau thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.

Với những trưa hè nắng nóng cần tưới phun sương lên lá 2,3 lần/ ngày để rau được tươi và khỏe

Không để rau chết dễ, dung lịch không được ngập hoàn toàn rễ cây, chỉ tối đa 1/2 rễ thôi nha.

Dụng cụ cần thiết để trồng rau thủy canh tại nhà

Đầu tiên ta cần phải có thùng chứa, có thể dùng thùng xốp, hoặc chậu nhựa, chậu inox đều được, miễn là chứa được nước không rò rỉ, nên sâu lòng 1 chút, nông quá thiếu nước rất nguy hiểm, cứ sâu khoảng 15cm là ổn. Hoặc tìm 1 cái khay đựng rau củ, cá tôm của các chợ đầu mối ý, 1 miếng ni lông đen để lót.

Thứ hai ta cần có 1 tấm xốp, 1 ít cốc nhựa loại dùng 1 lần, 1 miếng xốp to, 1 lọ dung dịch TriMix Dt dành cho rau thủy canh.

Một bình tưới dạng phun xương để tạo độ ẩm cho thân và lá rau mỗi khi trời mưa nắng nóng quá đà.

– Kệ thủy canh hình chữ A:

Kệ trồng rau thủy canh chữ A phổ biến hơn cả vì chắc chắn và dễ di chuyển. Đơn cử như mẫu kệ 8 ống, bạn cần khung sắt kích thước 1.55 x 1.45m, 8 ống thủy canh, máy bơm, thùng chứa dung dịch 30-40 lít. Các bước tiến hành gồm: lắp đặt khung kệ, lắp đai sắt giữ ống rồi lắp đặt ống trồng rau thủy canh là hoàn thành. Bạn có thể làm loại kệ 8, 10 hoặc 12 ống tùy nhu cầu.

Kệ trồng rau thủy canh chữ A phổ biến vì chắc chắn và dễ di chuyển.

– Mô hình kiểu giàn treo:

Mô hình này dành cho hộ gia đình có diện tích “khiêm tốn” nhưng vẫn muốn sở hữu một mảng xanh để trồng rau sạch. Lắp đặt chúng không quá khó, bạn cần một chiếc giàn có độ cao khoảng 2 mét với chiều dài tương tự, những chiếc ống được chuẩn bị lỗ khoan kích thước vừa đủ để đặt rọ nhựa, ống dẫn nước, thùng chứa cỡ lớn và thêm một giàn cáp thật chắc chắn để treo các ống này lên. Thế là đã sẵn sàng rồi đấy!

Mô hình kiểu giàn treo dành cho hộ gia đình có diện tích “khiêm tốn”.

– Hệ thống giàn thủy canh ngang:

Lựa chọn này dành cho những gia đình có diện tích sân thượng tương đối rộng và nhu cầu sử dụng rau nhiều. Các dụng cụ chuẩn bị thường bao gồm khung sắt, ống trồng, máy bơm, thùng chứa, có thể có mái che. Theo đó, các ống sẽ đặt trên các giá đỡ nằm ngang, dung dịch dinh dưỡng thủy canh được bơm lên cung cấp vào từng ống. Chiều dài ống tùy theo hiện trạng lắp đặt, tuy nhiên chỉ cần 8 ống, mỗi ống dài 6m và trồng luân phiên là gia đình bạn có thể có rau xanh ăn liên tục suốt tháng.

Trồng rau: Ươm cây con và chăm sóc

– Ươm cây con:

+ Đầu tiên bạn cần ngâm hạt giống trước khi gieo để đảm bảo hiệu quả tối ưu, có thể là tầm 1-2 tiếng đồng hồ trong nước ấm. Cho giá thể vào rọ nhựa, tưới nước đủ ẩm rồi bắt đầu gieo hạt.

+ Mỗi ngày tưới 1-2 lần, liên tục tưới ẩm vừa đủ cho đến khi cây bắt đầu nảy mầm và phát triển. Khi cây con ra được 2-3 lá thì có thể đưa lên hệ thống thủy canh.

– Quá trình chăm sóc:

+ Bơm nước vào bể chứa trước khi đưa cây con lên hệ thống thủy canh tuần hoàn. Dùng máy bơm 2 chiều đẩy dung dịch dinh dưỡng lên bể cấp. Dung dịch từ bể cấp sẽ chảy qua hệ thống ống dẫn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn bạn lại bơm 2 chiều đẩy dung dịch từ bể chứa lên bể cấp.

+ Sau khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh khoảng tầm 5 ngày thì chúng ta tiến hành tỉa cây. Mục đích của việc làm này là tỉa bỏ những cây xấu, loại đi những cây còi cọc. Trong quá trình chăm sóc bạn cũng cần thường xuyên nhổ cỏ và theo dõi sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.

+ Mỗi đợt gieo trồng cây mới bạn cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ 3 lần, cụ thể: lúc cây được 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày tính từ khi đưa cây vào dung dịch. Lưu ý, trước khi thu hoạch 10 ngày thì tuyệt đối không bổ sung dinh dưỡng. Mỗi loại cây rau cần dinh dưỡng theo nhu cầu nên bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin của từng loại mình trồng để thuận tiện khi bổ sung dưỡng chất.

Những dụng cụ chuẩn bị để trồng rau theo hệ thống thủy canh

Để tiến hành trồng rau bằng phương pháp thủy canh, sau khi lắp đặt một hệ thống vững chắc như trên, chúng ta cần tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ cơ bản sau:

– Những chiếc rọ nhựa dùng để ươm các loại cây con và nâng đỡ cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.

– Dung dịch thủy canh: là dung dịch dinh dưỡng được tìm mua dễ dàng trên thị trường. Bạn cần chọn cơ sở sản xuất uy tín và làm theo hướng dẫn cụ thể khi pha dung dịch.

– Giá thể xơ dừa, cây con hoặc hạt giống rau cần trồng. Ưu điểm khi chọn phương pháp trồng rau thủy canh là bạn có thể trồng được các loại rau ăn lá kể cả khi trái vụ mùa.

– Bút đo nồng độ PH và bút đo hàm lượng TDS (đo hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước).

Vậy là chúng ta đã nắm rõ cách trồng rau thủy canh tại nhà rồi đúng không ạ, chỉ cần làm 5-6 khay rau để gối đầu nhau tôi đảm bảo các bạn sẽ đủ rau sạch để ăn quanh năm. Với cách trồng rau thủy canh khá đơn giản này mong rằng các bạn có thể chủ động đủ lượng rau sach cho gia đình sử dụng hàng ngày. Tất nhiên đây chỉ là phương pháp trồng tại nhà, không thể so sánh với các mô hình trồng rau thủy canh chuyên nghiệp như ở Đà Lạt được, vì họ đầu tư cả chục tỉ đồng mà.

Chia Sẻ: Phương Pháp Ủ Mùn Cưa Làm Phân Bón Hữu Cơ

Phương pháp ủ mùn cưa để tạo thành phân bón hữu cơ đang được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp. Là một loại rác thải tự nhiên từ việc chế biến gỗ, mùn cưa trước đây thường ít được sử dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, người ta phát hiện ra những công dụng hữu ích của nó. Đặc biệt đối với việc làm phân bón hữu cơ, rất tốt cho sự phát triển của các giống cây trồng.

Thế nào là mùn cưa

Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ, nó có nguồn gốc từ việc chế biến, sản xuất gỗ trong công nghiệp. Các loại gỗ, tre, nứa được người thợ bào mỏng, sau đó nghiền vụn thành dạng hạt có kích thước nhỏ. Trước đây, do kích thước quá nhỏ lại không đồng đều nên mùn cưa trước đây chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên. Không mang lại nhiều lợi ích sử dụng trong cuộc sống.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta đã phát hiện ra những lợi ích đáng kể của mùn cưa. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, phương pháp ủ mùn cưa mang đến nhiều giá trị cho sự phát triển của cây trồng.

Công dụng của mùn cưa đối trong cuộc sống

Không chỉ trong nông nghiệp, mùn cưa còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:

Ngành công nghiệp năng lượng

Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm

Ngành công nghiệp xây dựng

Ứng dụng trong ngành nội thất

Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ, áp dụng hiệu quả trong trồng trọt

Với ngành công nghiệp năng lượng

Mùn cưa được đánh giá là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu trong việc sản xuất viên nén gỗ. Đây là một trong những loại nhiên liệu sinh khối tiềm năng nhất hiện nay.

Mùn cưa là thành phần chính để sản xuất viên nén gỗ. Sau khi được thu mua, người ta sẽ viên mùn cưa thành những dạng tròn. Dưới sự tác động của nhiệt lượng khi đốt, thông qua dây chuyền sản xuất khép kín, viên mùn cưa sẽ biến thành những viên gỗ rắn chắc. Những viên gỗ này đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đối với sức khỏe người sử dụng, lại hạn chế khí thải ra môi trường.

Với ngành công nghiệp chăn nuôi

Phương pháp ủ mùn cưa trộn là một trong những mô hình sinh học chăm sóc vật nuôi có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Mùn cưa sau khi được thu mua về sẽ được xử lý loại bỏ các tạp chất gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Sau đó mang đi đóng gói và bán ra thị trường theo nhu cầu của người sử dụng. Mùn cưa đóng gói được mang về, có thể kết hợp cùng với vỏ trấu để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi.

Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa trộn thế này vừa giảm công sức trong việc dọn dẹp, chất thải được xử lý tốt. Đồng thời đây là một phương pháp giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi. Là phương pháp thân thiện với môi trường sống.

Với ngành công nghiệp trồng trọt

Mùn cưa hiện nay được coi là “thần dược” đối với lĩnh vực trồng trọt. Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ rất được ưa chuộng bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Được áp dụng trong nhiều mô hình trồng trọt, đặc biệt thích hợp với các loại nấm như nấm linh chi, nấm hương, nấm mèo, nấm rơm… Tác dụng của mùn cưa trong phân bón giúp đất trồng tơi xốp, thoáng khí. Các giống cây trồng vì thế mà khỏe mạnh, lớn nhanh, sinh trưởng tốt hơn. Các loại nấm được trồng cùng với mùn cưa cho ra chất lượng sản phẩm đạt giá trị cao, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Với ngành vật liệu xây dựng

Trong ngành công nghiệp xây dựng, loại gạch siêu nhẹ chống cháy với khối lượng thấp đang trở thành xu hướng mới. Nguyên liệu chính để sản xuất loại gạch này là đất sét kết hợp cùng các chất phụ gia như mùn cưa hay mạt gỗ.

Với ngành nội thất

Gỗ ép là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Bạn có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu vì sự phổ biến của nó trong cuộc sống. Thành phần chính để tạo ra gỗ ép chính là mùn cưa. Người ta sử dụng nó để tạo ra những tấm gỗ ép với nhiều kích thước khác nhau. Loại gỗ này có giá thành rẻ lại đáp ứng được với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ

Với rất nhiều công dụng mà mùn cưa đem lại trong cuộc sống, ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một ứng dụng phổ biến và được áp dụng rộng rãi của chúng. Đó là chính là phương pháp ủ mùn cưa tạo thành phân bón hữu cơ sinh học, hỗ trợ cho việc trồng trọt.

Lựa chọn nguyên liệu

Bạn có thể tận dụng từ những nguồn vật liệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, vỏ cây, lá cây, bã mía… Khối lượng các loại nguyên vật liệu này vào khoảng 500-700kg. Trước khi ủ, bạn băm, nghiền nhỏ các nguyên liệu ra, kích thước càng nhỏ thì càng tốt.

Tưới nước vào nguyên liệu để làm ẩm, độ ẩm lý tưởng nên ở mức 60-65%. Một mẹo nhỏ được bà con truyền tai nhau trong việc kiểm tra độ ẩm. Đó là bạn nắm chặt một chút nguyên liệu vào lòng bàn tay, quan sát thấy các kẽ tay xuất hiện những vệt nước rỉ ra là được. Việc làm ẩm này nên làm trước khi tiến hành ủ khoảng 12 tiếng để nguyên liệu thẩm thấu đều lượng nước được tưới vào.

Ngoài ra, với phương pháp ủ mùn cưa này bạn có thể bổ sung các loại phân động vật như phân gà, phân lợn, phân trâu, phân bò…

Lên men ủ phân

Với 1kg men ủ vi sinh, bạn sử dụng cho khoảng 1-2 tấn nguyên liệu tươi ở trên. Nên lưu ý với các vật liệu như vỏ cây, mùn cưa, trấu hay các nguyên vật liệu khó lên men bạn nên tăng lượng men ủ. Kích thích để quá trình lên men diễn ra được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Để phương pháp ủ mùn cưa đạt được hiệu quả thiết thực, bạn trải đều các nguyên vật liệu thành từng lớp đan xen. Độ dày mỗi lớp ở trong khoảng từ 10-20cm. Giữa các lớp, bạn dùng men ủ pha trộn với cám gạo rải đều đan xen. Dùng bạt che kín đống ủ để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cũng như ảnh hưởng xấu từ thời tiết.

Chiều cao đống ủ không dưới 70-80cm, khối lượng lý tưởng lên đến hơn 500kg.

Trong suốt quá trình ủ, các loại vi sinh vật hoạt động liên tục khiến nhiệt độ đống ủ gia tăng nhanh chóng. Thường thì sau khoảng 2 ngày, nhiệt độ đống ủ của phương pháp ủ mùn cưa có thể lên đến 60°C. Nên để ý nếu thấy nhiệt độ cao hơn 65°C, lúc này bạn cần đảo trộn đống ủ. Trong quá trình đảo, để tạo được độ thoáng cho nguyên liệu ủ.

Bạn có thể sử dụng gậy để tạo ra các lỗ trong đống ủ nguyên liệu. Các lỗ này giúp nước dễ thẩm thấu vào đống ủ. Phương pháp ủ mùn cưa cũng đạt chất lượng cao trong việc tạo ra loại phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng.

Kết thúc phương pháp ủ mùn cưa

Thời gian để ủ phân hữu cơ vào khoảng từ 30-40 ngày, trong suốt quy trình thực hiện phương pháp ủ mùn cưa, đống ủ nên được đảo trộn từ 2-3 lần. Khi thấy nguyên liệu chuyển sang màu nâu đen, không còn thấy mùi hôi nữa phân hữu cơ lúc đó đã có thể sử dụng được rồi.

Kết thức phương pháp ủ mùn cưa, phân bón hữu cơ có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây trồng, rất có lợi cho sự phát triển của các giống cây. Bên cạnh đó, bạn còn có thể phối trộn chúng với các vi sinh vật có lợi hoặc các thành phần dinh dưỡng khác. Bổ sung để tăng hiệu quả, năng suất của các giống cây trồng.

Phương pháp ủ mùn cưa được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó không thể không kể đến việc áp dụng để làm phân bón hữu cơ. Là nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ lại có khả năng tự phân hủy, không gây hại đến môi trường xung quanh. Chính vì thế mà mùn cưa trở thành nguồn nguyên liệu thiết yếu.

Tăng Năng Suất Bưởi Da Xanh Bằng Phương Pháp Hữu Cơ Sinh Học

     Đối với thuốc trừ sâu sinh học Abamectin, dùng phòng trị sâu đục trái bưởi, qua thực tế sử dụng của các nông hộ thấy thuốc có hiệu lực cao đối với sâu tuổi nhỏ chưa đục sâu vào bên trong trái, ít gây chết kiến vàng trong vườn. Tuy nhiên, do sâu đục trái xuất hiện nhiều lứa liên tục nên việc phòng trừ bằng thuốc chỉ mang tính dập dịch ở một thời điểm nhất định, nếu lạm dụng sẽ gây đổ vỡ cân bằng sinh thái vốn được thiết lập từ lâu ở các vườn bưởi tham gia mô hình (gây chết và xua đuổi kiến vàng ra khỏi vườn).

     Hiện tại, các nhà vườn đang được khuyến cáo kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp như bao trái, sử dụng các chất xua đuổi như long não, bột tỏi, thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm sâu để ngăn chặn sự lây lan. Đây là hướng quản lý tổng hợp có hiệu quả đối với sâu đục trái hiện nay.

    Nhà vườn sau khi tham gia mô hình có ý thức hơn trong việc tổ chức hợp tác sản xuất bưởi an toàn bằng biện pháp hữu cơ sinh học. Bà con biết lựa chọn phân bón cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây; chú ý bón phân cân đối giữa phân hóa học với phân hữu cơ sinh học nhằm giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng tính bền vững cho vườn cây. Qua đó, tạo tiền đề liên kết với doanh nghiệp để sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP theo lộ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mở ra khả năng tăng sức tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. So sánh cho thấy, chi phí đầu tư thực hiện mô hình cao hơn so với sách sản xuất đại trà của nhà vườn 27,8%, nhưng lợi nhuận thu được cũng cao hơn 32,6%.

    Ông Nguyễn Văn Phú, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở ấp Hội Thành, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam cho biết: ”Tham gia mô hình tôi thu được nhiều điều lợi so với sản xuất thông thường trước đây. Với 2.000 m2bưởi da xanh, tôi thu được sản lượng 1.250kg, cao hơn 380kg so với sản xuất đại trà. Giá bán bình quân 19.000 đồng/kg, cao hơn sản xuất đại trà 2.000 đồng/kg. Thu nhập từ mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ sinh học của tôi đạt 23.200.000 đồng, cao hơn sản xuất đại trà 8.200.000 đồng.”

    Theo đánh giá chung, mô hình thâm canh tổng hợp bưởi da xanh bằng biện pháp hữu cơ sinh học giúp tăng năng suất hơn 20% so với sản xuất đại trà, 70% trái đạt loại I, lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng/hecta, cao hơn sản xuất đại trà 60 triệu đồng/hecta.

    Kỹ sư Hồ Văn Lập, cán bộ kỹ thuật Trung tâm KNKN Bến Tre cho biết: ”Sản xuất thâm canh bưởi da xanh bằng biện pháp hữu cơ sinh học đã đáp ứng được nguyện vọng của người trồng bưởi là vườn ít sâu bệnh, cho thu nhập cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm có sản lượng cao, chất lượng tốt tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Từ kết quả này, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre khuyến cáo nông dân mạnh dạn áp dụng để hướng đến sản xuất ổn định, bền vững, đạt được hiệu quả kinh tế cao”.