Phương Pháp Trồng Quýt / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Cây Quýt Đường Đúng Kỹ Thuật

Hướng dẫn cách trồng cây quýt đường đúng kỹ thuật

Trái quýt có hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy trái lõm, có từ 6-10 múi, mỗi múi có từ 0-4 hạt, vỏ có quả màu hồng đặc trưng rất đẹp và không có lớp vỏ trắng xốp. Mặt ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu. Trái dùng để ăn tươi, vắt lấy nước là thức uống rất bổ ích đặc biệt là người bệnh người có sức khoẻ suy nhược, đặc trưng của trái vào dịp Tết nguyên đán trái quýt còn được bày trên mâm ngũ quả. Vỏ được dùng làm thuốc, làm mứt. Trồng nhiều ở các vùng trên Việt Nam.

Tác dụng của quýt: Dưỡng chất trong quýt rất phong phú, trong 100 g quýt, So với trái lê hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần , hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của các loại u bướu. Ngoài ra, việc trồng quýt đường còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.

Kỹ thuật trồng cây quýt đường

Đặc điểm của quýt đường: Quýt đường có dạng trái tròn,vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt đậm, số hạt trên trái nhiều. Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái. Quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Quýt thu xong cần bảo quản kỹ để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.

Mật độ: Khoảng cách và mật độ trồng: 6 x 5 m hoặc 5 x 4 m.

Đất trồng: Cày đất sâu 40 – 45 cm, đào hố rộng 60 – 80 cm, sâu 60 cm; phơi ải hố 20 – 25 ngày. Bón lót 30 – 50 kg phân chuồng hoai + 250 – 300g supe lân + 200 – 250 g kali sunfat + 1 kg vôi bột/ hố. Trộn đều phân với đất mặt để lấp hố. Dùng cuốc moi đất chính giữa hố vừa lớn hơn bầu cây con. Trồng xong tủ gốc, tưới 30 – 40 lít nước/gốc.

Tưới nước: Tưới nước 3 – 5 ngày một lần một lần trong tháng đầu tiên. Tưới nước là cần thiết, đặc biệt vào mùa khô. Luôn cần độ ẩm đất ổn định.

Bón phân: Cây quýt cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thời kì cây ra đọt non, ra hoa kết trái. Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ và hợp lí dinh dưỡng cho cây, tuỳ theo đất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây mà quyết định bón phân sao cho thích hợp, cân đối. Cần cung cấp đầy đủ phân đạm, lân, kali, bổ xung thêm phân hữu cơ và vi lượng cây để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Tỉa cành: Khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 – 40 cm, để 6-8 mầm khoẻ cách nhau 7 – 10 cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép. Quýt ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới.

Phòng trừ sâu bênh cho cây quýt đường

Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.

Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.

Nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.

Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông, phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.

Sâu đục cành xuất hiệntừ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to.

Chúc bà con có vụ mùa bội thu với kỹ thuật trồng quýt đường được chúng tôi chia sẻ bên trên.

Phương Pháp Trồng Rau Khí Canh

Phương pháp khí canh là gì?

Môi trường phát triển của cây trong phương pháp thổ canh là đất, thủy canh là nước thì môi trường phát triển cây với phương pháp khí canh là không khí.

Cây trồng, rau xanh được đặt trong môi trường không khí ẩm, rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, chất dinh dưỡng và nước được cung cấp thông qua một hệ thống dẫn bằng cách phun trực tiếp vào rễ cây.

Phổ biến nhất khi trồng rau bằng phương pháp khí canh là sử dụng sản phẩm trụ đứng khí canh, giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc, dễ dàng và thuận tiện hơn trong trồng cũng như thu hoặc rau xanh.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Rễ cây đặt trong không khí, được tiếp nhận trực tiếp nước và chất dinh dưỡng thông qua quá trình phun sương, mỗi lần phun sương khoảng vài phút.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Vì rễ cây được đặt trong không khí nên hoạt động thở cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả gấp mười lần so với phương pháp thổ canh, giúp rút ngắn thời gian phát triển của cây trồng nhưng cây trồng vẫn sinh trưởng mạnh mẽ, cho năng suất cao.

Để cây trồng phát triển hiệu quả hơn trong phương pháp khí canh cần lưu ý cung cấp đủ và kịp thời nước và chất dinh dưỡng.

Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trồng rau khí canh với trụ khí canh

Trồng rau trụ khí canh cho phép rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, giúp cây có sức đề kháng cao, hạn chế các loại vi khuẩn và nấm bệnh tấn công so với phương pháp trồng thổ canh.

Trụ khí canh được thiết kế dáng trụ đứng phù hợp với nhiều không gian khác nhau mà không tốn quá nhiều diện tích, rất phù hợp với các gia đình nhà phố, trồng rau trên ban công, sân thượng đạt hiệu quả.

Với thiết kế các đốt trụ rời giúp dễ dàng lắp đặt, tháo rời, cũng như di chuyển trong quá trình thi công

Các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh từng ống trụ khí canh

Trụ khí canh bao gồm các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh ống trụ, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch cây trồng, cây trồng phát triển mà không gây ảnh hưởng đến những cây khác hoặc toàn bộ trụ đứng.

Dễ dàng kiểm tra và vệ sinh sau mỗi lần thu hoạch, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho những vụ mùa sau.

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao: một trụ khí canh có giá dao động từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng

Phương pháp khí canh còn khá mới lạ, nên cần sử dụng một số thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, để đảm bảo hiệu quả phát triển của cây trồng.

Gia đình cần nắm chắc kiến thức thủy canh, khí canh để giúp quá trình chăm sóc cây trồng đơn giản và dễ dàng hơn.

Hiệu quả của phương pháp trồng rau khí canh

Phương pháp khí canh giúp tăng năng suất cây trồng

– Phương pháp khí canh giúp tiết kiệm khoảng 95% lượng phân bón và 98% lượng nước trong quá trình chăm sóc rau xanh.

– Năng suất cây trồng tăng hơn 30% so với các phương pháp trồng rau khác như thổ canh và thủy canh.

– Với phương pháp khí canh, quá trình phát triển của cây trồng sẽ được rút ngắn lại, khả năng sinh trưởng tăng khoảng 1,5 lần, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc cây trồng.

– Phương pháp khí canh cũng cho phép trồng đa dạng các loại cây trồng, nhiều loại rau xanh, các loại rau thân thảo, trái cây,…

Sản xuất, phân phối tấm thoát nước, vỉ nhựa, vật tư thi công vườn trên mái, ban công, cảnh quan, sân vườn, trồng hoa, trồng rau

www.greensolutions.vn

Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh

Phương pháp trồng rau thủy canh là gì ?

Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng, …

Phương pháp trồng thủy canh sử dụng chính những chất dinh dưỡng pha theo một tỷ lệ nhất định.Với mỗi loại cây khác nhau sẽ có tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì sử dụng trực tiếp dung dịch dinh dưỡng nên cây phát triển tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, các mầm bệnh từ đất theo phương pháp trồng cây bằng đất truyền thống.

Nhiều ý kiến lo ngại về dư lượng dinh dưỡng trong rau nhưng nếu bạn pha đúng liều lượng và nồng độ như hướng dẫn thì rau thu được là hoàn toàn sạch. Đấy cũng chính là lý do mà tại sao Nhật Bản – một đất nước rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm lại phổ biến phương pháp trồng rau thủy canh như vậy.

VinaOrganic sẽ chỉ rõ ưu và nhược điểm trong việc trồng rau thủy canh để các bạn dễ dàng tham khảo :

Ưu điểm của phương pháp trồng thủy canh là gì?

Phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là đô thị nơi có diện tích đất trồng hạn chế. Có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, tầng thượng, bancon, hiên nhà,…

Nhờ kiểm soát được lượng dinh dưỡng và các điều kiện phát triển của cây nên có thể trồng được nhiều vụ, trồng trái vụ được.

Năng suất cao hơn từ 20 – 50% so với phương thức trồng truyền thống.

Hạn chế tối đa lượng sâu bệnh cho cây nên rau an toàn tuyệt đối. Nếu trồng theo công nghệ vô trùng thì hoàn toàn không có sâu bệnh phát triển.

Giải phóng được sức lao động, có thể hoàn toàn điều khiển tự động, không tốn công chăm sóc.

Cùng một diện tích nhưng có thể trồng được nhiều rau dựa vào cách bố trí thành từng tầng một tạo thành “vườn thẳng đứng”.

Do trồng thủy canh bằng dung dịch dinh dưỡng nên cần chú ý pha đúng liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, tránh sử dụng quá liều sẽ gây dư lượng dinh dưỡng trong rau.

Phải lựa chọn đúng loại dung dịch thủy canh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch rất mau héo vì lượng nước giảm mạnh.

Hồng Ánh VinaOrganic.

Nếu bạn đang cần máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp… đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU CƠ VIỆT NAMĐịa chỉ: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCMHotline: (028)6295.8098 – 0938.299.798 – 0975.299.798 – 0948.299.798 – 0936.224.798 Email: Lienhe@VinaOrganic.com

Phương Pháp Nhân Giống Chuối

Chuối là mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trổng phổ biến ở mọi miền trên đất nước ta.

Nội dung trong bài viết

Nhân giống

Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

Chuẩn bị vật liệu

Khoảng cách và mật độ ươm

Chăm sóc cây vườn ươm

Ở Việt Nam có hơn 30 giống chuối khác nhau, phổ biến có giống chuối tiêu, chuối tây và những giống đặc sản ở môi vùng như chuối Ngự, chuối tiêu Hồng (Nam Định), chuối Cau (miền Trung), chuối Cơm (Đồng Nai), chuối Ba La (Đà Lạt) chuối Bôm ở các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam bộ.

Nhân giống

Có hai phương pháp: tách chồi, ươm mầm.

TÁCH CHỒI: Trên cây mẹ ,ngoài việc để lại một cây con để thay thế cây mẹ sau khi chặt buồng, tối đa chỉ có thể tách được hai mầm. Việc tách chồi nên tiến hành sau khi cây mẹ đã trổ buồng để khỏi ảnh hưởng đến cây mẹ. Cây con hình búp măng, chu vi gốc trên 80 cm, có độ cao 1,2 – 1,5 m với 4 – 5 lá thật là có thể tách đem trồng mới được. Sau khi đã cắt thân giả cách cổ thân 20 hoặc trồng cả thân giả.

NHÂN GIỐNG BẰNG CỦ: Chọn củ nặng trên 2 kg, có đường kính gốc 20 -25 cm, chẻ ra nhiều miếng (dọc hoặc ngang), mỗi miếng có một mầm tốt, chấm các mặt cắt vào tro bếp rồi đem ươm. Một củ có thể cho 10 – 15 cây con, chăm sóc tốt sau 9 tháng có thể đem đi trồng mới.

Nếu củ để nguyên hoặc bổ đôi thì hệ số nhân chỉ đạt từ 2 đến 3, nhưng thời gian ươm cây giống ngắn hơn. Vụ xuân chỉ mất 4 – 5 tháng, vụ thu – 7 tháng, chất lượng cây giống tốt hơn. Có thể rút ngắn thời gian trên bằng cách tăng cường tưới nước, tưới phân cho cây con.

Khi cây chuối được 6 tháng, chặt sát đất bỏ mầm sinh trưởng ở giữa để thúc các mầm bên. Khi các cây con ở mầm bên cao được 20 – 30 cm thì tách khỏi cây mẹ đem trồng vào vườn ươm. Tiếp tục chăm sóc cho gốc chuối mẹ bằng cách tưới nước kết hợp bón đạm hoặc nước giải pha loãng 1/10. Sau 6 tháng mỗi gốc cho 6 – 10 cây con.

Kỹ thuật vun cao gốc để tăng hệ số nhân:

Chọn đất nhẹ, bón lót nhiều phân hữu cơ và NPK nhất là phân N rồi đem trồng cây con với khoảng cách 2 x 1,5m

15 ngày sau khi trồng vun gốc thật cao (50 – 60 cm).

Như vậy cây chuối mới trồng ngoài thân cũ, có thêm một củ mới. Mỗi củ tiếp tục cho thêm mắt và thêm con mới. Như vậy hệ số nhân sẽ tăng gấp 2 so với cách trồng cũ. Bằng cách này sau 6 tháng mỗi gốc có thể cho 12 đến 18 con giống.

Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

Nhân giống chuối bằng phương pháp truyền thống hệ số nhân thấp, cây không đồng đều.

Ngày nay nhờ có tiến bộ khoa học mới trong công nghệ sinh học, nhiều nước trồng chuối trên thế giới đều áp dụng phương pháp nuôi cấy mô vì có các ưu điểm trội hẳn:

Hệ số nhân rất cao;

Sạch bệnh vi rút;

Cây rất đồng đều. Dễ điều khiển thời vụ thu hoạch trong năm.

Cây sớm ra quả và cho năng suất cao (trên cơ sở chọn giống cây mẹ đầu dòng).

Nhân giống chuối nuôi cấy mô bao gồm hai công đoạn chính:

Công đoạn 1: Tiến hành trong phòng thí nghiệm để tạo ra được nhiều cây con.

Công đoạn 2: Giai đoạn vườn ươm cho đến lúc cây đạt tiêu chuẩn đem trồng.

Khác với cây chuối giống tách từ cây mẹ, cây chuối in vitro cần phải qua giai đoạn vườn ươm để tạo cây hoàn chỉnh, đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn sản xuất. Các bước tiến hành vườn ươm cây chuối in vitro gồm hai giai đoạn:

Vườn mạ (còn gọi là vườn ươm 1).

Vườn ươm cây trong bầu đất (vườn ươm 2), là giai đoạn đưa cây mẹ vào bầu tạo cây giống đạt tiêu chuẩn để trồng trong sản xuất.

Chuẩn bị vật liệu

Nhà ươm đơn giản: Chiều cao từ 2 – 2,5m, cột chống bằng bương hay tre, mái lợp bằng phên nứa hoặc cót, xung quanh được che kín bằng cót ở độ cao 0,8 – 1m tính từ mặt đất, hoặc che kín các mặt trong mùa đông. Chiều dài và rộng của nhà ươm tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và số lượng cây con cần ươm. Cứ 1m 2 sàn thì ươm được 400 – 500 cây chuối vườn mạ hoặc 50 – 60 cây chuối trong bầu đất.

Giá thể để ươm cây:

+ Đối với cây vườn mạ có thể sử dụng một trong các loại giá thể sau: Xơ dừa xay nhỏ, tro trấu, mùn cưa và cát. Giá thể được chứa trong bổn ươm có khung bằng gỗ cao 20cm, hoặc đánh theo luống có bề mặt rộng 1,0 – 1,2 m. Mặt luống trái một lớp dày từ 3 – 5cm hỗn hợp đất bột + phân chuổng theo tỉ lệ 1: 1 hoặc cát + phân chuồng mục theo tỉ lệ trên. Trên cùng trái một lớp cát sạch dày 2 – 2,5cm.

+ Đối với cây trong bầu: Giá thể sử dụng cho vào bầu tốt nhất là đất phù sa hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ trộn lẫn với phân hữu cơ đã được ủ hoai mục theo tỉ lệ 2: 1.

Chú ý: Nền giá thể phái được tưới nhiều lần để ổn định, chống tụt cây sau trổng, tránh cây sẽ bị nghẹn không phát triển được.

Phân loại cây: Cây lấy từ ống nghiệm ra được xếp loại theo từng hạng cùng kích cỡ và trổng riêng từng hạng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Loại bỏ các cây dị hình, yếu kém.

Khoảng cách và mật độ ươm

Vườn mạ:

Khoảng cách 3 x 5cm hay 5 x 5cm.

Mật độ 400 – 500 cây/1m 2.

Vườn ươm bầu chuối:

Kích thước túi bầu polietylen là 12 x 16 cm, có đục lỗ ở đáy và xung quanh.

Mật độ bầu giai đoạn đầu xếp 70 – 80 bầu/m 2. Sau một tháng giãn bầu ở mật độ 50 – 60 bầu/m 2.

Chú ý: Khi giâm cây cần chú ý trồng nông, rạch hàng sâu 15cm (ở vườn mạ) hoặc khoét một lỗ nhỏ trên lớp đất mặt túi bầu, đặt cây chuối con vào và phủ giá thể hoặc đất kín hết rễ.

Chăm sóc cây vườn ươm

Cây vườn mạ kéo dài 20 – 25 ngày tuỳ theo thời tiết. Cây chuối bầu kéo dài 50 – 60 ngày.

Tưới nước:

+ Cây vườn mạ: Trong tuần đầu tưới phun ngày ba lần.

Tuần thứ hai có thể dùng ô doa tưới ngày 1 – 2 lần.

+ Cây trong bầu: Thời gian đầu một ngày tưới 1 -2 lần bằng ô doa. Sau có thể dùng vòi phun 1 – 2 lần/ngày.

Chú ý: Giữ độ ẩm giá thể và đất bầu thường xuyên ở 80%.

Phun dinh dưỡng cây vườn ươm:

Sau khi cây vườn mạ đã bén rễ hoàn toàn, xen kẽ với các lần phun hoặc tưới nước phun dinh dưỡng để bổ sung cho cây gổm đạm urê + lân + kaliclorua theo tỉ lệ 2: 1: 1. Nồng độ dung dịch sử dụng là 1/1000 (1 gam hôn hợp trên pha trong một lít nước). Dùng bình phun ướt toàn bộ lá, định kỳ một tuần phun hai lần.

Đối với cây trong túi bầu (vườn ươm 2) sau khi cây đã hổi xanh phun hôn hợp dinh dưỡng như đối với cây ở vườn mạ với nổng độ 0,2 – 0,4% tức là 2 -4g hỗn hợp dinh dưỡng cho một lít nước.

Chế độ ánh sáng:

+ Cây vườn mạ: Duy trì ánh sáng tán xạ, che bớt bằng phên tre 50% ánh sáng trực xạ mặt trời.

+ Cây trong bầu: Che bớt 30% ánh sáng trực xạ mặt trời Khoảng hai tuần trước khi đưa cây con ra trong ở ruộng sản xuất cần bỏ hết phên che để cây cứng cáp, quen dần với điều kiện đổng ruộng (giảm độ ẩm, cường độ chiếu sáng tăng).

Bảo vệ thực vật cho cây vườn ươm:

Phun các loại thuốc trừ nấm cho cây. Có thể phun phòng 7 – 10 ngày/lần. Các loại thuốc thường dừng Benlate, Rovral, Tilt…

Phun thuốc trừ sâu khoang, rệp. Dùng Dipterex, Padan…

Đánh bả ốc sên, cóc nhái, chuột… cắn và ăn lá chuối.

Chú ý:

Cần phân loại cây trước khi xuất vườn, loại bỏ cây dị hình và cây kém phát triển.

Ngừng bón phân và giảm tưới nước.

Bỏ bớt giàn che cây: Sau trồng 20 ngày đến 1 tháng tuỳ theo tình trạng cây bỏ bớt 1/3 giàn che, 1,5 tháng sau trồng bỏ 50% giàn che, trước khi đem ra ruộng trồng 10 ngày bỏ hết giàn che nhưng chú ý giữ ẩm cho cây. Nếu chăm sóc tốt làm đúng qui trình kỹ thuật hướng dẫn cây tiêu chuẩn xuất vườn đạt tỉ lệ 90 – 95%.