Phương Pháp Trồng Nấm Rơm / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Ủ Rơm Khi Trồng Nấm Rơm Và Cách Xử Lý

Phương pháp ủ rơm khi trồng nấm rơm và cách xử lý

Đóng rơm có thể rộng tối đa là 2m và dài là từ 4 mét đến 8 mét trở xuống.

Khi chất rơm lên cao khoảng 30 cm thì tưới nước qua một lần và dùng chân dậm lên cho rơm thấm đều, cứ làm đều như vậy cho đến khi rơm cao lên 1,5 mét thì dừng lại. Sau đó dùng lá chuối hoặc bao nylon ohủ lên để tạo độ ẩm. Sau khoảng vài ngày nhiệt độ rơm đã ủ sẽ tăng cao khoảng 70 độ C sẽ làm mất đi các mầm nấm dại và phân huỷ chất hữu cơ giúp nấm hấp thụ và phát triển mạnh hơn. Sau khoảng 12 ngày đóng rơm ủ sẽ xẹp xuống có thể đem chất ra từng luống.

Cách này chỉ dùng cho rơm khô. Khi rơm khô nhúng vào nước vôi theo tỷ lệ cứ 3 kg vôi thì dùng 100 lít nước. Ngâm rơm vào khoảng 30 phút và cho nước vừa đủ ngập là được mục đích chính là diệt các vi khuẩn, làm sạch nấm tạp, phèn có trong rơm là có thế vớt ra để khô. Sau đó chất thành đống dài tối đa 8 mét và rộng 2 mét và dùng bao nylon hoặc lá chuối che lại để giữ ẩm.

Sau khoảng 2 – 3 ngày nên trở rơm lần nếu rơm quá uót thì nên bỏ bớt các vật che bên ngoài cpnf nếu quá khô nên tưới thêm nước vôi vào vừa đủ. Khoảng 5 – 6 ngày thì kiểm tra lại vắt vài cọng thấy có nước nhỏ li ti, mềm và có mùi đặc trưng khi lên men thì rơm đã đạt chuẩn.

đây là khâu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến năng suất. Nên chọn meo giống tốt, không bị nhiễm tạp khuẩn sẽ cho ra nấm đạt chất lượng tốt.

Khi bịch meo tốt thì sợi nấm sẽ có màu trắng trong, khi mở bịch sẽ mùi như nấm rơm và tơ nấm phát triển đầy khắp bịch meo. Trung bình một bịch meo giống nặng 120g, gieo trên mô nấm có chiệu rộng 0,5m, cao 0,5m, dài khoảng 5m.

Những lưu ý trồng nấm rơm khi chọn meo giống: Không nên sử dụng meo giống có màu nâu,đen vì chúng đã bị nhiễm khuẩn và không nên dùng bịch meo phần đáy bị ướt hay có mùi hôi.

Hướng dẫn xếp mô và gieo rắc meo gi ống khi sử dụng phương phương pháp ủ rơm khi trồng nấm rơm:

Bỏ lớp rơm bên ngoài lấy phần đã ủ phía trong đem đi xếp mô nên xếp hết các phần rơm đã dỡ bỏ lớp đậy bên ngoài.

: Rãi thêm lớp rơm lên mặt liếp và tưới thêm nước dùng tay đè sao cho rộng theo mặt liếp là 50cm, cao lên 20cm, Sau đó rải meo giống lên hai bên luống, cách mép luống khoảng 6cm. Sau đó tiếp tục rải giống như vậy lưu ý phía trên cùng thì không rải meo giống. Nên làm cho bề ngoài mô láng và gọn khi thu hoạch sẽ không làm hư đến các nụ nấm nhỏ.

: Cuốn rơm đã ủ thành từng bó, có đường kính 20cm, dài 50cm xếp thành từng lớp sau mỗi lớp rải meo lên dọc hai bên luống, cách mép 7cm và vuốt cho láng và gọn.

Lưu ý mỗi lớp rơm dày hay mỏng tuỳ thuộc vào thời tiết như mùa nắng thì rơm sẽ mỏng còn vào mùa lạnh thì ủ rơm dày hơn.

Chăm sóc mô nấm và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm khi xử dụng phương phương pháp ủ rơm khi trồng nấm rơm: Tiến hành thu hoạch nấm:

Khi trồng nấm rơm bạn phải biết cách chăm sóc sau

Khi trồng nấm rơm thì không cần phải thêm phân bón gì vào cả vì rơm khi bị phân huỷ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng giúp nấm phát triển. Cần theo dõi theo độ ẩm và nhiệt độ trong suốt quá trình trồng nấm rơm vì đây là yếu tố quyết định quan trọng để nấm hình thành. Vài ngày nên kiểm tra xem độ ẩm rơm như thế nào bằng cách rút một ít cọng rơm ra và lấy tay bóp chặt lại nếu có nước rỉ qua kẻ tay thì là đủ tiêu chuẩn còn nếu khô thì phải thêm nước, còn nếu dư nước thì nên tháo bỏ áo mô ra để thoát nước.

Trại Nấm Toàn Minh chuyên: Cung cấp Đông trùng hạ thảo thành phẩm, rượu đông trùng hạ thảo, nhộng trùng hạ thảo tươi khô. Cung cấp các loại meo nấm: Nấm rơm, nấm mỡ, nấm đùi gà, nấm milky, nấm bào ngư xám,… Cung cấp thiết bị, máy móc, các loại dưỡng chất trông nấm trồng nấm. Điện thoại: 0931 4444 68 – 0934 080 539

Rơm ủ khoảng 15 ngày là có thể thu hoạch được và khoảng 7 – 8 ngày là có thể thu hoạch tiếp đợt 2 thời gian thu hoạch 1 đợt là khoảng 3- 4 ngày. Như vậy kết thúc vụ nấm cho 1 lần gieo là khoảng 30 ngày.

: nên thu hoạch 2 lần mỗi ngày là buổi sáng và xế chiều.

Kỹ Thuật Và Phương Pháp Trồng Nấm Linh Chi

Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.

Nguyên liệu để trồng nấm linh chiLinh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.

Phương pháp xử lý nguyên liệu

Chuẩn bị:– Mùn cưa của các loại gỗ kể trên.- Túi nilon chịu nhiệt.- Bông nút, cổ nút…- Các phụ gia khác (bột nhẹ,…)– Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).Phương pháp đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.

Phương pháp thanh trùng:Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 1000C, thời gian kéo dài 10-12 giờ.Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-1260C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.

Phương pháp cấy giống

Chuẩn bị:– Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).– Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…- Nguyên liệu: Đã được thanh trùng, để nguội.– Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…

Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).

Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm chúng tôi khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

Phương pháp ươm túi

Chuẩn bị khu vực ươm:Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-300C.Ươm túi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục:Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu.

Phương pháp chăm sóc, thu hái chuẩn bị các điều kiện:– Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau:– Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 220C đến 280C.- Độ ẩm không khí đạt 80-90%.- Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía.– Kín gió.– Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:

Phương pháp không phủ đấtRạch túi và tưới nước. Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.

Thu hái nấm linh chi– Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.- Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 400C-450C.- Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.– Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2.- Năng suất thu hoạch đạt 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh Chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nông độ 0,5-1%.

Phương pháp phủ đấtChuẩn bị đất phủ (tương tự như đất phủ nấm mỡ).Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.Chăm sóc sau khi phủ đất: Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

Cách Trồng Nấm Rơm Trong Nhà

Nấm rơm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đươc dùng để chế biến các món ăn ngon. Nhiều gia đình thích ăn nấm rơm nhưng luôn lo ngại rằng mua nhầm nấm rơm không sạch, kém chất lượng gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy họ quyết định trồng nấm rơm tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong bài viết này, Nấm Ngon Việt sẽ mách bạn cách trồng nấm rơm trong nhà. Trồng nấm rơm trong nhà

Để trồng nấm trong nhà, chúng ta cần chuẩn bị một rổ nhựa với các mắt lưới rộng. Xé rơm đã được ủ cho vào rổ, cấy meo nấm xung quanh thành rổ và trên bề mặt rổ. Mỗi lần cho rơm vào nén nhẹ qua thành rỗ chú ý không nén rơm quá kĩ hay quá lỏng. Cho rơm nhô cao để tăng diện tích bề mặt. Sau đó dùng bao nylon trùm kín rổ nấm lại, để rổ nấm ở nơi có độ ẩm thích hợp, tránh gió và nắng mặt trời.

Đối với nấm trồng nấm ngoài trời

Che đậy mô nấm thật kỹ không để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào mô nấm. Hằng ngày mở tấm nylon 2 – 3 lần cho thoát hơi nóng, nên giở sáng sớm và chiều mát để tránh ánh nắng mặt trời. Mỗi lần từ 15 – 30 phút, mở xong đậy lại.

Tưới nước cho nấm, dùng bình bơm để tưới, giữ độ ẩm và không để đất khô. Nên tưới nước vào chiều mát.

Tương tự như chăm sóc nấm ngoài trời, cần giữ cho nấm đủ nước có độ ẩm phù hợp. Mỗi ngày nên mở tấm nylon để thoát khí. Không cho nấm bị ánh mặt trời chiếu vào nhưng cần đủ ánh sáng để cho nấm có thể phát triển tốt. Có thể thay thế bằng ánh sáng đèn neon.

Vào ngày thứ 11 sau khi lên mô, cấy meo là có thể bắt đầu thu hoạch.Nên thu hái nấm ở giai đoạn hình cầu đầu tròn vào lúc sáng sớm vì lúc này nấm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Không tưới nấm trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 6 giờ. Khi nấm đã tàn thì ngưng tưới một ngày sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc để thu hoạch đợt hai.

Sau khi thu hoạch một thời gian nếu không được sơ chế và bảo quản nấm sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Phơi nấm hoặc sấy khô là cách bảo quản nấm thông dụng. Nấm rửa sạch, chẻ đôi phơi dưới nắng tốt khoảng 2 – 3 nắng sau đó bỏ vào túi nylon bảo quản nơi khô ráo. Bằng cách này có thể bảo quản nấm được cả năm

Bạn thấy đấy, cách làm nấm rơm tại nhà chỉ khó với những ai không có ý định bắt tay vào làm thôi. Với cách làm đơn giản và dễ dàng, chúng ta đã có thể tự sản xuất ra nguồn nấm rơm giàu dinh dưỡng, tươi ngon cho cả nhà. Bằng nguyên liệu nấm rơm có sẵn, chị em có thể tha hồ chế biến những món ngon và bổ dưỡng như thịt ba chỉ kho nấm, lẩu nấm…vừa ngon vừa lạ miệng, lại chẳng lo lắng một chút nào về nguồn nấm có an toàn hay không. Thêm vào đó, thành phẩm nấm rơm hay thành tích các món ăn chế biến với nấm nhà do chính tự tay mình trồng, mình làm, chắc chắn sẽ làm bạn cực thích thú, cũng như sẽ được không ít người ngưỡng mộ thán phục.

Trại Nấm Toàn Minh chuyên cung cấp meo nấm rơm và các loại dinh dưỡng nấm rom cũng như thiết bị trồng nấm rơm. Đặc biệt đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm.

Địa chỉ: 1/1B Xuân Thới Thượng 28, Tổ 14, Ấp 2, H Hóc Môn

Điện thoại: 0931 4444 68 – 0934 080 539

Email: namngonvietvn@gmail.com

Website:namngonviet.vn

Quy Trình Trồng Nấm Rơm

Khí hậu Việt Nam rất thích hợp để nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30-32 o C; độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65-70%; độ ẩm không khí 80%; pH = 7, thoáng khí. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng.

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất ngắn. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10-12 ngày.

Nguyên liệu và thời vụ nuôi trồng:

Hầu hết các phế thải của ngành nông nghiệp giàu chất cellulose đều có thể là nguyên liệu trồng nấm. Ở nước ta, các tỉnh miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào) trồng nấm rơm hầu như quanh năm. Các tỉnh phía Bắc bắt đầu trồng từ 15-4 đến 15-10 dương lịch là thuận lợi.

Quy trình công nghệ:

1. Xử lý nguyên liệu:

Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước), vun đống, ủ 2-3 ngày đảo một lần. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày. Nguyên liệu quá ướt cần trải rộng ra phơi trước khi đem trồng. Rơm rạ đủ ướt (khi vắt cọng rơm có nước chảy thành giọt) là tốt nhất. Nếu khô quá cần bổ sung thêm nước khi đảo đống ủ.

2. Đóng mô cấy giống:

Đặt khuôn (có thể vun thành luống không dùng khuôn) sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích.

Chiều ngang mặt mô từ 0,3-0,4 mét, chiều cao từ 0,35 – 0,4 mét. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 10-12 cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5 cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp trên bề mặt (lớp thứ 4).

Lượng giống cấy cho 1,2 m mô khoảng 200-250 g. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh làm thành mô. Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được 90-100 mét mô nấm.

3. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống:

Tùy thuộc địa điểm trồng trong nhà hay ngoài trời (sân bãi, dưới tán cây, đồng ruộng,…) mà cách thức chăm sóc sẽ khác nhau.

a. Trồng trong nhà:

Sau 3-5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo nếu bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô thì cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Chú ý nếu tưới mạnh (hạt nước lớn) dễ làm sợi nấm tổn thương, ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô.

Đến ngày thứ 7-8 bắt đầu xuất hiện nấm con (giai đoạn ra quả), 3-4 ngày sau nấm lớn nhanh to bằng quả táo, quả trứng, vài giờ sau nấm có thể sẽ nở ô dù. Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 lượt nước cho một ngày. Lượng nước tưới một lần rất ít (0,1 lít cho 1,2 mét mô/ngày). Nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết.

b. Trồng ngoài trời:

Đóng mô nấm ngoài trời thường bị các đợt mưa lớn, nắng nóng làm hư hỏng, vì thế cần che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm. Lớp rơm rạ này được xếp theo một chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà. Chiều dày 4-5 cm. Kiểm tra nếu thấy mô nấm bị khô có thể tưới trực tiếp lên lớp áo phủ nhiều lần trong ngày.

Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mô nấm, có thể cắm các cọc tre, hoặc đan thành mái cách mặt mô nấm 10-15 cm, phía ngoài bọc một lớp nylon, phía trên cùng phủ rơm rạ khô.

Nhiệt độ mô nấm trong những ngày đầu khoảng 38-40oC là tốt nhất. Việc tưới nước tương tự như với nấm trồng trong nhà.

4. Cách thu hái nấm:

Khi thu hái hết nấm đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm” và “cây nấm nhỏ” còn sót lại, dùng nilon phủ lại cho đến khi nấm ra thì gỡ bỏ. Ngừng 3-4 ngày sau đó tưới trở lại như ban đầu, để tiếp thu đợt 2. Sản lượng nấm thu hái tập trung đến 70-80% trong đợt đầu, đợt 2 còn lại 15-25%.

Kể từ lúc trồng đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15-17 ngày sau 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và hái thì kết thúc một đợt nuôi trồng (tổng thời gian 25-30 ngày).

Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng (trước khi nấm nở dù) là tốt nhất, đảm bảo chất lượng và năng suất cao. Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm.

Năng suất nấm dao động từ 12-20% so với nguyên liệu khô (một tấn rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120-200 kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu.