Phương Pháp Trồng Nấm Mộc Nhĩ / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Nấm Mộc Nhĩ (Nấm Mèo)

Nấm mộc nhĩ được sử dụng như thực phẩm và tác dụng chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, hoạt huyết. Để có nguồn nấm mèo chuẩn nên đã nhiều người tự nuôi trồng mộc nhỉ. Nhưng khâu tìm được giống tốt để trồng rất khó. Đội ngũ thạc sĩ sinh học của VBio đã kiểm nghiểm và nuôi trồng các giống phôi nấm mộc nhĩ chất lượng phân phối ra thị trường phục vụ cho bà con nuôi trồng.

Sau khi nhận phôi về nhà cần làm ngay các bước sau:

Tháo bao tải đựng nấm:

Khi nhận được phôi nấm hãy nhớ tháo bao và để nấm ra nơi thoáng mát ngay, nên để trong 1 ngày không làm gì hết để tơ nấm được phục hồi sau quá trình vận chuyển..

CHỌN NƠI VÀ DỤNG CỤ TRỒNG

Nơi trồng nấm cần đảm bảo các yếu tố như sau:

Kín nắng (nắng khác ánh sáng)

Nhiều độ ẩm (có thể dùng khăn ẩm, thùng xốp, lưới lan, vải…để che chắn xung quanh lại nhầm duy trình độ ẩm lâu hơn)

Dọn vệ sinh khu vực trồng: Vệ sinh vị trí đặt nấm bằng cách quét dọn hết rác dùng xà phòng loãng dội lên tường hoặc nền nơi đặt nấm, để yên 15 phút sau đó dội lại với nước sạch và để khô tự nhiên.

Khu vực nuôi phải đảm bảo nhiệt độ 20-30° C độ ẩm đạt 80-85%. Phòng nuôi trồng phải đảm bảo không có ánh nắng trực tiếp, tránh gió lùa, ánh sáng tự nhiên, không khí lưu thông và có thể tưới ẩm mà không ảnh hưởng đến vật dụng trong nhà và phòng phải giữ độ ẩm ổn định.

Bạn có thể để ở phòng trống không gian nhỏ hay trong nhà tắm (luôn phải vệ sinh sạch sẽ). Bạn cũng có thể để ở gầm cầu thang hay chỗ để xe đảm bảo đủ ẩm là nấm có thể phát triển.

Dụng cụ trồng: Thùng xốp, khay nhựa, chậu, lốp xe ô tô hỏng…

Tất cả những cái gì có thể chứa phôi bên trong. Miễn là xử lí sạch. Bình tưới nước phun sương nếu có thì tốt.

Bịch nấm phải có hệ sợi trắng đều không có mốc xanh, mốc đen. Sau khi mua, bạn không nên trồng vội mà để bịch nghỉ vài ngày. Đối với những bịch nấm chưa mọc kín đáy bạn nên để chúng mọc kín rồi hãng đem trồng.

Lưu ý: Nếu thấy bịch nấm có nhiều nước vàng là do thiếu oxy khiến hệ sợi nấm bị ngộp hay do thời tiết quá nóng dẫn tới hiện tượng đọng nước xung quanh bịch cần đưa bịch nấm ra khu vực thông thoáng hơn, mát hơn.

CÁC BƯỚC TRỒNG NẤM MỘC NHĨ

Bịch nấm mộc nhĩ đem nuôi trồng bạn tiến hành tháo bỏ nút bông, nén nhẹ bịch nấm rồi buộc lai bằng dây chun. Bạn có thể để nấm ra ở miệng nút hay rạch bịch thành các đường song song với nhau dài 3-4cm sâu 2-3cm sau đó xếp bịch trên giàn, trên giá hay treo bịch để tiết kiệm diện tích, các bịch nấm cách nhau khoảng 15cm để có không gian cho nấm mọc.

Dùng bình tưới phun sương không gian phòng, tưới nền, tưới nhiều lần trong ngày tránh đọng nước nền. Sau 4-6 ngày , mầm quả thể xuất hiện ở vết rạch, tiến hành tưới trực tiếp vào bịch nấm, giữ ẩm đều mỗi này tưới 2-3 lần. Khi thu hái xong bạn tránh tưới vào vết vừa thu hái mà chỉ tưới nhẹ xung quanh để tạo độ ẩm, kích thích nấm ra quả thể và lại chăm sóc lứa 2,3.

Thông thường với bịch nấm đã mọc kín đáy, bắt đầu tưới nước khoảng 5-7 ngày là nấm sẽ ra. Tuy nhiên nấm có thể ra chậm hơn vì thiếu ẩm, thiếu nước, vết rạch quá sâu hay rạch bằng dao rỉ. Nấm mộc nhĩ mọc thành cụm hay đơn lẻ khi hái thì hái cả cụm, không để sót gốc. Bạn nên hái nấm đúng độ tuổi (khi nấm có đường kính mũ từ 3-5cm).

– Khi nấm nhú ra tới lúc thu hoạch được chỉ chừng 1 ngày, cần tưới phun lên tai nấm và hái nấm khi viền mũ nấm còn cúp vào trong. Khi để lâu viền mũ nấm sẽ xòe ra, dúng dúng và phun bụi bào tử màu trắng nấm lúc này ăn sẽ nhạt và dai.

– Khi hái nấm cần nhổ cả gốc, cần cả cụm xoay nhẹ và nhổ nấm ra. Tránh để lại cuốn nấm bên trong sẽ làm thối cả bịch. nếu lỡ làm đứt còn chân nấm bên trong thì tháo miệng bịch nấm ra dùng dao sạch cạy chân nấm đi và buột bịch lại như cũ..

– 1 Bịch phôi bình thường chăm sóc tốt thu nấm từ 5 tới 7 lần, khoảng 300 tới 400g nấm.

– Trong quá trình chăm sóc nấm nếu thấy nấm bị héo vàng là do bị gió lùa hay ánh nắng chiếu thẳng vào cần che chăn bịch nấm và giữ ẩm chúng.

– Thấy ruồi xuất hiện xung quanh bịch nấm cần chuyển bịch ra khu vực nuôi trồng khác (vệ sinh bằng nước vôi trước khi đưa bịch nấm vào chăm sóc) hoặc dùng bẫy dính ruồi đặt cạnh khu vực nuôi trồng.

– Khi trời lạnh quá nấm có để bị đen hoặc bầm tím cần che chắn hay đưa bịch nấm vào khu vực ấm hơn.

-Nấm phát triển cuống dài và to, tán nấm không phát triển và nhăn ở mép và dọ bị thiếu CO 2 và thiếu sáng hay thiếu ẩm.

Nấm mộc nhĩ sẽ thu hái được làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 5-7 ngày. Khi bịch nấm nhẹ đi và không còn ra quả thể (bịch nhăn nheo, nhẹ tênh như bịch bông gòn) là hết đợt thu hái nấm.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã có trang trại nuôi trồng các loại giống nấm để phục vụ cho bà con nông dân. Hiện chúng tôi đang là địa chỉ tin cậy cung cấp nguồn giống phôi nấm chất lượng nhất Việt Nam. Khi đến với VBio khách hàng sẽ nhận được đội ngũ thạc sĩ sinh học tư vấn nhiệt tình về kỹ thuật trồng nấm mèo, mộc nhĩ và các loại nấm khác.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng chuyên cung cấp các loại giống phôi nấm như: Phôi nấm mèo, Phôi nấm mộc nhĩ, phôi nấm đùi gà, phôi nấm hương, nấm hoàng đế, phôi nấm sò, nấm bào ngư, phôi nấm mối, nấm rơm,..Tất cả các sản phẩm được chúng tôi nuôi cấy tại trang trại của công ty và có giấy kiểm định chất lượng.

Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: vbio.vn Email: vbiovn1@gmail.com

Kỹ Thuật Trồng Nấm Mèo (Mộc Nhĩ) Đơn Giản Nhưng Khó Đầu Ra

Trồng nấm mộc nhĩ (nấm mèo) có phức tạp không và lợi nhuận sẽ như thế nào, có như những gì báo chí hay đưa tin. Hôm nay Tú sẽ tiếp tục chia sẻ về nghề nấm mèo mong sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn.

Nguyên nhân đơn giản nhất vẫn là kinh tế, không phải kinh tế ở đây là mình giấu nghề mà là cái nghề nấm mèo này nó bấp bênh lắm mọi người à. Thăng có trầm có, không riêng gì mình mà những người đã từng trồng nấm mèo cũng sẽ hiểu.

1. Giá nấm mèo hiện nay (09/2020)

Vào thời điểm cuối năm (Noel trở đi) nấm khô đẹp khoảng ở mức 75.000vnđ – 78.000vnđ, nói chung chưa qua được 80.000vnđ cho mỗi 1kg, nhưng đôi khi có những năm hút hàng nấm đạt giá 82.000vnđ – 95.000vnđ

Các thời điểm khác nấm chỉ ở mức 50.000vnđ – 60.000vnđ cho mỗi 1kg

Cập nhật tháng 09/2020: giá nấm mộc nhĩ khoảng 55.000 – 70.000đ tùy loại, đây là mức giá tương đối tốt.

Giá loại nấm này lên xuống liên tục khá thất thường, không ổn định.

Giờ Tú sẽ tính chi phí nuôi trồng/năng xuất/lợi nhuận để mọi người hình dung cho dễ, như nhìn giá nấm bên trên mà chưa tính đến năng xuất và đầu vào sẽ khó mà biết được.

Chúng ta sẽ phải đầu tư “Giàn Trại”; “Phôi nấm mèo” và một số chi phí khác.

Nói sơ qua về cách làm trại trồng nấm mèo

Đối với giàn trại nấm mèo sẽ có khác đôi chút với bào ngư hay linh chi (loại này là treo ngang để nấm ra ở miệng bịch), nấm mèo chúng ta treo dọc để nấm ra ở thân rạch bằng phương pháp rạch. Nên số bịch treo ở mỗi dây chỉ khoảng 6 – 7 bịch nên diện tích cần khoảng 70m 2, và đây là cách làm trại nấm (nhấp vào dòng chữ màu đỏ để xem)

Cách làm trại trồng nấm (nên xem)

Chúng ta có thể tận dụng cùng một trại để trồng nhiều loại nấm và tận dụng như thế nào thì Tú khuyên mọi người đi thực tế để hiểu rõ hơn

Lưu ý: Các thông số ở dàn trại hay số vốn đầu tư… chỉ để tham khảo, ngoài thực tế sẽ khác rất nhiều.

Nguyên liệu làm giàn trại mỗi cùng khác nhau nên sẽ có khác biệt

Nên làm trại đúng chuẩn trồng nấm sẽ năng xuất và đỡ vất vả hơn

Phí vận chuyển cũng sẽ cao hơn khi bạn ở xa hoặc thấp hơn khi bạn ở gần đơn vị cũng cấp phôi

Bạn có thể lựa đơn vị mua bán phôi gần nhất có thể, hoặc tự sản xuất được phôi giống nhưng sẽ phức tạp hơn nhiều

Những con số Tú đưa ra sẽ ở mức thấp để có thể khấu hao các rủi ro, nhưng cũng chỉ ở mức tương đối và chỉ để tham khảo.

Năng xuất nấm nếu không tốt chỉ tầm 35g nếu đạt có thể 55g hoặc hơn, nếu năng xuất tốt và giá nấm tốt mọi người sẽ lợi nhuận khá hơn.

Nấm mèo có thể trồng quanh năm (tùy khu vực), nhưng giá nấm mèo hiện nay rất bấp bênh, như mọi người thấy đấy lợi nhuận rất ít.

Vì sao có những nơi ở khu vực chỗ mình vẫn nuôi trồng vào những dip cuối năm vì khi đó giá nấm lên + kỹ thuật vốn có + yếu tố môi trường thời tiết sẽ có lợi nhuận.

Một số nơi sẽ chấp nhận trồng để huề vốn khi bán nấm nhưng họ sẽ gỡ gạt lại bằng tiền bán bịch thải nhưng phải ở số lượng nhiều tầm 50.000 bịch (đây là lợi thế của dân trong vùng vì có chi phí vận chuyển thấp)

Ở một số vùng khác nếu không mua được phôi gần nơi mình nuôi trồng rất khó có lợi nhuận khi trồng nấm mộc nhĩ vì chi phí vận chuyển cao (hiện nay cả giá phôi cũng cao). Nếu mọi người làm chủ được đầu ra tốt thì quá hay rồi.

Nhắc lại cho mọi người một lần nữa, giá cả giao động biến đổi từng ngày và khi làm thực tế sẽ phát sinh nhiều thứ, nên tất cả các con số ở trên đưa ra chỉ nên tham khảo.

Nói về trồng nấm mèo theo kinh nghiệm Tú thấy rất dễ trong các loại nấm, đỡ tốn công và thời gian vòng đời ngắn (nhanh thu), nếu mọi người muốn xem cách nuôi trồng thì xem bên dưới

Kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ

Một số nơi nấm mèo được trồng trên thân gỗ, ở Việt Nam mình có trồng theo phương pháp này nhưng ở ngoài Bắc gần Trung Quốc. Nhưng ở đây Tú sẽ chia sẻ cách chăm sốc trồng nấm trên giá thể mùn cưa cao su (đây là mô hình chung ta có thể chuyển đổi qua lại giữa nhiều loại nấm khác nhau một cách đơn giản, ngoài ra còn có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu thế mạnh ở địa phương)

Do đặc tính của mộc nhĩ ưa ẩm và nóng nên thời kỳ tốt nhất để trồng là tháng 3 đến tháng 7 dương lịch đối với các tỉnh phía Bắc.

Các tỉnh phía Nam có thể trồng mộc nhĩ quanh năm.

Thời điểm mình cập nhật bài viết này vào đầu tháng 05/2020, thời tiết rất nóng gần như trên cả nước, vì vậy trồng nấm mèo thời điểm này nấm ra không đẹp, không năng xuất. Nhiệt độ

Nấm mộc nhĩ là loại nấm ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp để mộc nhĩ phát triển từ 25 – 32oC.

Khi nhiệt độ lên trên 35oC hoặc hạ xuống dưới 15oC nấm mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp.

Khi nhiệt độ không khí cao hơn 32oC, nấm mộc nhĩ mọc thưa dần, cánh mỏng, màu nhạt, quả thể nhỏ và mép xoăn nhiều.

Khi nhiệt độ hạ xuống thấp thì nấm mộc nhĩ có cánh dày nhưng nhỏ và lông dài hơn, màu đậm, vì vậy người nuôi trồng nên chọn thời vụ hợp lý để nuôi trồng nấm đạt năng suất cao nhất.

Độ ẩm

Nếu trồng nấm trên khúc gỗ độ ẩm thích hợp là 45%, nhưng khi mới cấy giống độ ẩm thích hợp là 50%.

Nếu trồng nấm mộc nhĩ trong các túi mùn cưa thì độ ẩm mùn cưa phải đạt từ 60 – 65%. Độ ẩm không khí nhà trồng mộc nhĩ tốt nhất khoảng 90 – 95%.

Độ pH

Mộc nhĩ có thể mọc trong môi trường có độ pH từ 4 – 12.

Trong giai đoạn nuôi sợi, pH môi trường thích hợp từ 4 – 5.

Giai đoạn hình thành quả thể, pH môi trường thích hợp 7 – 8.

Ánh sáng

Nấm mộc nhĩ không có diệp lục để quang hợp nhưng cũng cần phải điều chỉnh chế độ chiếu sáng phù hợp ở từng giai đoạn phát triển.

Trong giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng, điều kiện tối sẽ tăng cường sự sinh trưởng của sợi nấm.

Đến giai đoạn hình thành quả thể cần tăng dần lượng chiếu sáng để kích thích sự phát triển của chúng. Khi mộc nhĩ mọc ra nhiều giữ ở mức ánh sáng đọc sách được, nếu ánh sáng quá yếu mộc nhĩ sẽ có màu trắng nhạt và mọc kém.

Nhưng cũng không nên tăng ánh sáng quá mạnh, vì như vậy mộc nhĩ có màu đen sẫm và không lớn. Do đó, có thể nhìn màu của cánh mộc nhĩ để điều chỉnh độ chiếu sáng thích hợp, khi cánh mộc nhĩ có màu hồng thịt là tốt nhất.

Độ thông thoáng

Giai đoạn nuôi sợi nấm cần đảm bảo độ thông thoáng vừa phải.

Giai đoạn hình thành quả thể cần tăng độ thông thoáng hơn. Nếu để thông khí quá mạnh, nấm mộc nhĩ sẽ phát triển chậm, cánh mỏng, đôi khi có thể làm cho nấm bị chết.

Nước tưới

Nấm mộc nhĩ rất cần nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước, quả thể sẽ cằn cỗi, thậm chí teo cứng lại, nhẹ cân và rất dai.

Nguồn nước tưới phải sạch, nếu nước quá bẩn sẽ lây nhiễm các mầm bệnh cho nấm, làm ức chế sự phát triển của quả thể, thậm chí làm chết quả thể.

Nguồn nước tưới không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn. nếu không quả thể hình thành sẽ bị dị dạng như bông cải, teo đầu, khô cứng hoặc bị chết non.

Nếu dùng nước máy thì phải để bay hết mùi clo.

Có một số bịch mộc nhĩ trên mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen… Các loại mốc này phát triển đồng thời cùng với sợi nấm làm chết hoàn toàn sợi nấm. Những bịch này nên loại bỏ (nguyên nhân ở khâu xử lý nguyên liệu và hấp nhiệt)

Nấm mực thường xuất hiện trong bịch phôi và cạnh tranh chất dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ. Nguyên nhân do chọn lựa và xử lý nhiệt cho nguyên liệu chưa tốt. Ngoài ra, độ ẩm trong túi quá cao cũng dễ bị bệnh.

Vệ sinh giàn trại bằng vôi bột, nếu bị nhiễm sâu bệnh nhiều có thể xịt qua thuốc diệt ruồi diệt kiến, để khoảng 1 – 2 tuần rồi đem bịch ra treo.

Hiện nay bịch nấm mèo chỉ cần kéo tơ 1/3 đến hơn nửa bịch ta nên đem ra ngoài trại treo, giúp bịch thoáng mát tránh được bệnh “trứng nấm “ như đã nói ở trên.

Sau khi treo nấm lên dàn đợi nấm kéo tơ hết bịch là rạch được .Dùng dao sắc rạch khoảng 6 – 9 đường chung quanh túi phôi. Mỗi đường rạch dài 5 – 6 cm sâu 0.5 mm và theo chiều xéo(rạch xéo sẽ nhanh hơn).

Khoảng một tuần nấm sẽ mọc tại các điểm rạch khi đó phải tưới nước mỗi ngày khoảng hai lần. Dùng phun sương là cách tốt để các hạt nước nhỏ, đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào túi. Đơn giản hơn có thể dùng vòi nước trực tiếp để tưới. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết.

Hạn chế gió lùa (nấm sẽ khô và khó phát triển nếu bị gió), không nên để nấm bị khô do thiếu nước.

Hiện nay không thu hoạch theo từng đợt nữa (trước đây khoảng 2 – 3 đợt) như vậy rất mất thời gian có thể kéo dài đến vài tháng. Phương pháp mới là ép nấm trong 1 lần và để nấm khô trên bịch, như vậy tiết kiệm được thời gian, hạn chế công phơi, và bịch thải sẽ có giá trị hơn.

Khi hái nấm chúng ta trải một cái bạt lớn bên dưới, dùng tay tuốt từ trên bịch xuống, nấm sẽ tự rơi ra. Sau khi hái hết một vùng bằng diện tích bạt và kéo bạt sang các chỗ khác để hái tiếp.

Trồng nấm mộc nhĩ tương đối dễ và đỡ vất vả nhưng lại bấp bênh đầu ra, mọi người nên nghiên cứu kỹ trước khi trồng. Phù hợp với người đã trồng lâu năm, có kinh nghiệm. Người mới bắt đầu vào nghề nấm không nên làm.

Nếu có thắc mắc hay góp ý, mọi người để lại lời nhắn bên dưới

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Nấm Mộc Nhĩ Trên Mùn Cưa?

1. Đặc tính sinh học

Nhiệt độ: nuôi sợi 25-28oC, giai đoạn quả thể 28-5oC. Ẩm độ: môi trường mùn cưa ẩm độ 65-70%, ẩm độ không khí: 80-85%, khi nuôi quả thể cần ẩm độ cao hơn 85%. Ánh sáng: thời kỳ nuôi sợi không cần ánh sáng (ánh sáng mờ đọc sách được); thời kỳ chăm sóc: ánh sáng vừa phải, nếu sáng quá mộc nhĩ đen, ánh sáng tối mộc nhĩ trắng. Độ pH: môi trường pH từ 6-6,5.

2. Quy trình trồng (các bước tiến hành)

* Thời vụ: Ở phía Bắc tốt nhất vào tháng 2 – tháng 3 và tháng 9- 10, các tỉnh phía Nam trồng quanh năm.

* Chuẩn bị nguyên liệu:

– Mùn cưa các loại gỗ tạp không có tinh dầu đều làm được, tốt nhất là mùn cưa bồ đề, cao su, mỡ, cây có mủ.

– Chú ý: Mùn cưa phải khô, sạch không lẫn tạp chất, hóa chất độc. Trước khi sử dụng phải sang bỏ tạp chất, mùn to, mùn đã mốc, lên men.

* Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu:

– Tạo ẩm trước khi đóng túi 6-7 ngày (ủ 3 ngày, đảo ủ lại 3-4 ngày) bằng nước sạch + 0,3% vôi nguyên liệu để được tạo ẩm đạt 60-65% là được, nắm mùn cưa vào tay khi bỏ ra còn khuôn là đạt độ ẩm hoặc dùng túi kích thước 19 x 37cm đóng mùn cưa đã tạo ẩm vào với mùn cao su đạt 1,8kg/1 túi, mùn bồ đề 1,5kg/1 túi là đạt độ ẩm yêu cầu.

– Tạo ẩm thành đống to sau 2-3 ngày đóng cũng được.

* Phối trộn nguyên liệu: Sau khi mùn cưa đã tạo ẩm, trộn 100kg mùn với 1kg bột nhẹ + 0,1kg MgSO4 và 2kg thỏi nghiền nhỏ dạng cám. Trộn nguyên liệu với bột nhẹ, kiểm tra độ ẩm đạt 65% rồi ủ đống 5-7 ngày, đảo đều trộn thêm phụ gia (MgSO4 + thỏi nghiền) rồi đóng bịch.

* Đóng túi-hấp khử trùng: Mục đích diệt toàn bộ nấm dại và vi khuẩn ký sinh trên mùn cưa.

– Đóng túi: Túi PP chịu nhiệt kích thước túi 19 x 38cm, trọng lượng túi = 1kg mùn cưa khô =1,3-1,4kg mùn cưa ướt. Khi đóng túi xong kích thước túi có đường kính 11cm, cao 18cm. Cổ nhựa nên tận dụng vỏ cứng và có nút bông. 1 tấn mùn cưa = 1000 túi, 1m3 = 300-350 túi.

– Hấp khử trùng:

+ Khử trùng bằng nồi thủ công: (thùng phi bịt kín hấp cách thủy) ở điều kiện nhiệt độ mùn cưa 95-100oC từ 10-12h mới đạt yêu cầu. Mỗi thùng phi hấp được 40 túi.

+ Khử trùng bằng lò sấy thủ công: dùng hơi nước bão hòa, kích thước lò 2m x 1,6 x 2,1m, dưới đáy 1 chảo gang đường kính 1,2m, dung tích lò: 800 túi/lò (1m3 = 400). Nguyên lý họat động của lò: Đun nước sôi và bốc hơi (bằng củi than), dùng hơi nước để khử trùng. Thời gian đun (củi, than) từ 14-16h/1 nồi hấp.

* Cấy giống:

– Yêu cầu phòng kín gió, vệ sinh tẩy uế sạch sẽ (nước vôi, foocmon, lưu huỳnh xông hơi) chuẩn bị phòng trước 2-3 ngày sau mới cấy giống. Sau mỗi lần cấy giống đều phải tẩy uế, vệ sinh phòng cấy.

– Thao tác cấy: Vệ sinh dụng cụ, quần áo, chân tay bằng cồn trước khi cấy giống.

* Dụng cụ cấy giống:

– Bàn cấy giống (giữ chai cấp 2): dài 1,2, rộng 0,6, cao 0,8m

– Đèn cồn (2 cái), panh một cái, dùi đục lỗ cấp 3: 1-2 con (dùi đục lỗ đầu dài 20cm, đường kính 1.5-1.8cm, chuôi cầm dài 30cm).

– Cấy giống: Mỗi bịch cho một que, que bé cấy 2

Chú ý:

– Thao tác cấy giống: que sắn hoặc thóc giống cấp 2, mộc nhĩ trước khi cấy vào bịch phải thực hiện trên ngọn đèn cồn. Có như vậy mới giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh.

– Tuổi giống tốt nhất từ 25-40 ngày tuổi (kể từ ngày cấy giống), không nên cấy giống quá non hoặc quá già dẫn đến năng suất kém.

– Sau khi cấy giống xong, chuyển các bịch đã cấy giống vào nuôi sợi đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng và ẩm độ.

Chú ý: Trong điều kiện không có phòng nuôi sợi riêng thì cho luôn ra nhà chăm sóc, nhà chăm sóc cũng phải được vệ sinh tẩy uế mới được sử dụng nhưng mật độ dày lên, che chắn kín xung quanh đảm bảo độ tối vừa phải.

– Nếu cấy giống bằng thóc (cấp 2) thì xếp các túi mùn cưa sát nhau để sợi ăn từ trên xuống dưới.

– Nếu cấy giống bằng que sắn thì xếp đứng, xếp nằm, nghiêng.

– Thời gian nuôi sợi từ 22-28 ngày. Khi sợi n ăn kín, đem túi chuyển ra để giàn hoặc treo để chăm sóc. Đảm bảo ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng.

* Chăm sóc và thu hái:

– Treo bịch: mỗi dây treo từ 7-10 bịch, treo đối đầu cái xuôi, cái ngược độ cao từ 1.6-1.8m.

– Rạch bịch: mỗi bịch rạch 12-16 vết, dài 2-4cm, sâu 1-2mm, nếu ẩm độ cao thì rạch dọc, nếu ẩm độ thấp thì rạch chéo.

– Giàn treo: nhà treo bịch có thể làm 2 mái,mái bằng, chủ yếu che nắng và gió. Phòng nuôi chăm sóc phải thông thoáng.

– 1m3 nhà treo được 25 dây (dây nọ cách dây kia 20cm), mỗi dây treo 7-10 bịch.

– Nhà 300-360m2 treo được 8-10 vạn túi.

* Điều kiện chăm sóc

– Sau khi treo bịch chăm sóc bình thường, chú ý giữ đủ ẩm, nhiệt độ 25-32oC, ẩm độ 80-85%, ánh sáng tối đọc sách được, 7 ngày đầu tưới bình thường, sau khi quả thể nhú tưới ẩm tăng dần. Khi nấm bắt đầu mọc phải tưới nước liên tục, 4-5 lần mỗi ngày.

– Chú ý luôn giữ ẩm độ để mộc nhĩ không bị khô và nhăn mép.

– Thu hái mộc nhĩ: khi cánh mộc nhĩ doãng thẳng thì tiến hành thu hái, để quá thì sẽ già.

– Sau mỗi đợt thu hái xong phơi khô và đóng túi, bảo quản.

* Vệ sinh phòng bệnh:

– Trước khi cấy giống nuôi sợi, khu vực cấy giống đều phải vệ sinh tẩy uế.

– Sau khi cấy giống 3-7 ngày, kiểm tra các bịch nấm, nếu thấy bị nhiễm mốc xanh, vàng, đỏ thì phải loại ngay, bỏ xa nơi sản xuất để tránh lây lan.

– Lấy giống ở nơi tin cậy, có địa chỉ rõ ràng.

– Vệ sinh phòng cấy, dụng cụ cấy trước khi thao tác cấy giống

– Vệ sinh sạch sẽ khu sản xuất sau mỗi đợt sản xuất

– Rắc vôi bột xung quanh nhà nuôi sợi

– Cũng có thể phun khử trùng khu vực trồng nấm bằng dung dịch hỗn hợp EM2 + EM5 tỷ lệ 1/500 (1 phần EM + 500 phần nước).

(Nguồn: Hỏi đáp kỹ thuật trồng nấm ở hộ gia đình / Trương Quốc Tùng . – H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2009. – 103tr.; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102984)

Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Mộc Nhĩ (Nấm Mèo) Hiệu Quả Cao Bằng Chế Phẩm Sinh Học

Mộc nhĩ (hay gọi là nấm mèo) có thể trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là trên mùn cưa và trên thân cây gỗ. Cách trồng khá đơn giản. Nhưng để trồng đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì không phải ai cũng biết.

1. Đặc điểm sinh học của Mộc nhĩ

Mộc nhĩ phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH…

Nhiệt độ thích hợp để mộc nhĩ phát triển là từ 25 – 32oC. Khi nhiệt độ lên trên 35oC hoặc dưới 15oC thì mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp. Thường quan sát thấy các biểu hiện như mộc nhĩ mọc thưa dần, cánh mỏng, cây nhỏ và mép xoăn nhiểu, khi nhiệt độ xuống thấp mộc nhĩ có cánh dày hơn nhưng quả thể nhỏ và lông dài hơn.

Độ ẩm của giá thể trồng mộc nhĩ (mùn cưa, thân cây gỗ..) thích hợp nhất để trồng mộc nhĩ là 60 – 65%. Độ ẩm không khí ở nơi trồng mộc nhĩ vào khoảng 90 – 95%. Nếu khô quá hoặc ẩm quá đều không tốt

Môi trường pH để Mộc nhĩ có thể mọc dao động từ 4 – 12. Trong giai đoạn đầu khi ủ sợi cần để trong môi trường acid yếu, tới khi mộc nhĩ mọc ra thì nó ưa môi trường trung tính tới kiềm.

Anh sáng cần được điều chỉnh phù hợp trong các giai đoạn phát triển khác nhau của Mộc nhĩ. Thời kỳ ủ sợi chỉ cần giữ chúng ở chỗ tối, điều kiện tối sẽ tăng cường sự phát triển của màng. Tới giai đoạn mộc nhĩ đã phát triển và mọc nhiều, phủ kín bề mặt giá thể thì tiếp tục nâng mức ánh sáng lên (tối đa là ánh sáng tán xạ tương đương với mức ánh sáng của một căn phòng có mở cửa thông thoáng). Đây là ngưỡng cuối cùng không nên tăng ánh sáng hơn nữa là do nếu cường độ ánh sáng quá mạnh thì mộc nhĩ có màu đen sẫm và kém phát triển, tuy nhiên nếu để trong điều kiện quá tối chúng sẽ có màu trắng và cũng kém phát triển. Vì vậy bằng cách nhìn màu của cánh mộc nhĩ ta có thể điều chỉnh để có độ chiếu sáng thích hợp. Khi thấy cánh mộc nhĩ (quả thể nấm ) có màu hồng thịtlà tốt nhất.

Hiệu quả trồng nấm sạch, chất lượng cao bằng Chế phẩm Vườn Sinh TháiNhà anh Phan Hồng Việt tại Duy Tiên, Hà Nam

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mộc nhĩ

Mộc nhĩ có thể trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là trên mùn cưa và trên thân cây gỗ.

2.1 Thời vụ trồng mộc nhĩ

Mộc nhĩ ưa khí hậu nóng ẩm, vì vậy việc trồng mộc nhĩ đúng thời vụ là rất quan trọng.Đối với các tỉnh phía Nam không có mùa đông nên có thể trồng mộc nhĩ quanh năm. Riêng vùng cao nguyên Nam Trung Bộ thì nên thực hiện như miền Bắc.Ở miền Bắc việc trồng mộc nhĩ thường bắt đầu vào cuối tháng 4 DL, tháng 5 ử sợi. Từ tháng 6 trở đi mộc nhĩ bắt đầu được thu hái kéo dài tới tận tháng 10 DL, nếu mộc nhĩ còn ít có thể thu hái nốt vào đầu tháng 11. Từ giữa tháng 11 trở đi, thời tiết bắt đầu se lạnh, không thích hợp cho mộc nhĩ phát triển.Một cây gỗ tuơi và nặng ban đầu phải 2 người khiêng tới khi mộc nhĩ mọc hết thì có thể nhấc lên nhẹ nhàng, đó cũng là thời điểm kết thúc một chu kỳ trồng mộc nhĩ. Với 1m3 gỗ có thể thu được 12 – 15kg mộc nhĩ khô. Nếu không đạt được năng suất trên thì cây gỗ vẫn còn nặng và phải xem xét lại một số kỹ thuật trong quá trình trồng mộc nhĩ (giống, điều kiện chăm sóc). Lưu ý nếu khúc gỗ vẫn còn nặng (còn nhiều Cellulose) thì ta cũng không nên tận dụng để trồng lại mà sử dụng chúng làm củi đun.

2.2 Kỹ thuật trồng mộc nhĩ trên mùn cưa

♦ Xử lý nguyên liệu

Sử dụng các loại mùn cưa từ cây bồ đề, cao su, gòn, gáo, sung…không sử dụng mùn cưa bị mốc hoặc mùn cưa của những cây có tinh dầu. Mùn cưa thu gom xong đem phơi ngay cho khô ráo và thoáng tránh bị mốc.Khi bắt đầu trồng phải làm ướt chúng bằng nước nước vôi 1- 2% có pha thêm chế phẩm “Vườn Sinh Thái” và đường saccarose còn gọi là đường mía (cứ 10 lít nước hòa với 100 – 200g vôi bột cộng thêm 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái và 100g đường mía ngoài ra có thể bổ sung thêm 50 – 100g đạm Ure). Lưu ý chỉ nâng độ ẩm giá thể lên 65 – 70% là tối đa. Thông thường cứ 10kg giá thể mùn cưa khô trộn với 6 lít dung dịch đã pha theo tỷ lệ trên là vừa.Sau khi đã trộn ẩm, vun mùn cưa lại và ủ thành đống, mỗi đống khoảng 1 tạ trở lên. Duới đáy đống ủ nên lót một lớp vật liệu dễ thoát nước (dát tre, nứa, cót). Thời gian ủ từ 30 – 45 ngày. Sau khi ủ 15 – 20 ngày đảo đống ủ cho đều làm như vậy tạo điều kiện thông thoáng để các vi sinh vật hảo khí hoạt động mạnh và phân hủy nhanh Cellulose, sau đó tiếp tục vun lại và ủ cho hết thời gian mới đưa vào túi nilông.

♦ Chuẩn bị túi nilông

Chọn túi nilông chịu nhiệt vì còn phải trải qua công đoạn hấp giá thể để khử trùng, kích thước túi có thể là:– Loại 20 x 37cm chứa được 1,3 – 1,5kg giá thể.– Loại 25 x 40cm chứa được 1,5 – 1,8kg giá thể.– Loại 25 x 50cm chứa được 2,5 – 3,0kg giá thể.Mỗi túi nilong cần phải tạo cổ bịch, có thể dùng bìa cáctong cuộn tròn, ống trúc cắt ngắn hoặc ống nhựa có đường kính 3 – 5cm và cao khoảng 2 – 3cm. Cho mùn cưa vào dần, vào đến đâu dồn chặt đến đấy. Lưu ý phải để túi căng đều, không dồn mùn cưa vào đầy tràn mà để chừa phía trên 1 đoạn 5 – 7cm về phía miệng túi để luồn cổ bịch, sau đó túm đầu túi nilong và cho luồn qua cổ bịch, bẻ quặt xuống để cổ bịch nằm giữa 2 lớp nilong. Sau đó dùng dây chun buộc chặt cổ bịch, lấy bông không thấm nước vê tròn thành nút và nút chặt vào cổ bịch, lấy giấy báo chùm lên và nút buộc lại.

♦ Khử trùng

Các túi nilong sau khi cho giá thể được hấp cách thủy trong thời gian 4 – 5 giờ, nâng nhiệt độ lên 120 – 125oC trong vòng 90 phút, nếu không có nồi hấp chuyên dùng có thể hấp bằng thùng phuy dung tích 200 lít trở lên. Dưới đáy thùng lót 1 lớp gỗ để đun cách thủy. Sàn gỗ xếp cách đáy khoảng 20cm, dưới đó đổ 1 lớp nước cao 15cm, xếp các bịch mùn cưa vào tạo thành các lớp chồng lên nhau. Có thể được 80 – 90 bịch/thùng.

♦ Cấy giống và ươm

Sau khi hấp xong, để nguội và dỡ bịch ra. Giữ bịch ở bên ngoài 3 – 4 ngày cho nguội hẳn rồi mới cấy giống. Giống thường được nhân bằng cọng sắn (thân cây sắn được cắt khúc và chẻ nhỏ, hấp vô trùng sau đó cấy giống mộc nhĩ vào), giống được đựng trong các lọ thủy tinh hoặc túi nilong buộc kín.Tháo nút ở các bịch mùn cưa và lấy một thanh cây sắn đã nhiễm giống mộc nhĩ và ấn sâu vào giữa bịch mùn cưa. Sau đó nút lại bằng nút bông và buộc giấy báo chùm ra ngoài. Công việc cấy giống phải tiến hành thật nhanh và trong điều kiện vô trùng tránh sự xâm hại của các loại nấm gây hại. Sau đó xếp các bịch đã cấy giống vào giá thể hoặc xỏ thành xâu treo lên.Chỗ để bịch phải sạch sẽ thông thoáng, nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC. Thời gian ủ sợi kéo dài 20 – 25 ngày. Sau thời gian này các sợi nấm sẽ mọc loang dần ra cả bịch mùn cưa. Sợi nấm mọc đến đâu thì trắng đến đấy. Khi nào thấy cả bịch mùn cưa trắng như bông thì lúc đó kết thúc giai đoạn ủ sợi.

♦ Chăm sóc và thu hái

Bào tử quả (cánh mộc nhĩ) ưa điều kiện hiếu khí để phát triển. Vì vậy dùng dao sắc rạch xung quanh quanh bịch 4 – 5 vết, mỗi vết dài 4 – 5cm. Lưu ý khi rạch chỉ rạch túi chứ không rạch sâu vào cơ chất (giá thể) của bịch nilong, nên rạch theo đường thẳng đứng hoặc theo đường xoắn ốc quanh bịch.Sau khi rạch khoảng 1 tuần mộc nhĩ sẽ mọc ra chi chít tại các điểm rạch. Lúc này cần tiến hành phun ẩm liên tục trong nhiều ngày.Dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 10 – 15 lít nước sạch, dùng bình bơm chuyên dùng phun duới dạng sương mù. Chú ý việc phun nước có pha chế phẩm Vườn Sinh Thái chỉ phun 1 lần/ngày và 3 – 5 ngày phun đều 1 lượt vào lúc thời tiết mát mẻ. Số lần còn lại phun nước sạch, số lần phun tùy vào điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của nấm. Về nguyên tắc nếu trời nắng nóng thì nấm mọc ra nhiều, lúc đó cần tưới thường xuyên hơn, và độ ẩm không khí ở khu vực này luôn giữ ở mức 80 – 95%, độ ẩm giá thể 60 – 65% là tốt nhất.Nhìn chung khi thấy cánh mộc nhĩ khô nước là lại tiếp tục phun ngay, không được mở miệng túi nilong để tưới nước vào bên trong, làm như vậy sẽ gây lên hiện tượng sũng nước và thối sợi nấm.Ánh sáng khu vực để bịch nấm phải là ánh sáng tán xạ tuy nhiên cũng không nên để tối quá, lượng ánh sáng vừa đủ nhìn thấy nấm để hái, cường độ ánh sáng cao sẽ làm nấm kém phát triển. Độ thoáng của không khí vừa phải, tránh để gió lùa mạnh sẽ làm sợi nấm mau héo.Nấm mọc khá nhanh, nếu làm bịch tốt quá trình thu hoạch có thể kéo dài 2 – 3 tháng. Chú ý sau mỗi đợt thu hái ngừng tưới vài ngày. Làm như vậy thì khi tưới ẩm trở lại nấm sẽ mọc ra to hơn.

♦ Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Mộc nhĩ sau khi thu hoạch nên rửa sạch bằng nhiều nước rồi đem phơi khô, sau đó nên ngâm mộc nhĩ qua đêm với một ít vỏ quýt, vỏ cam rồi vớt phơi khô, làm như vậy sẽ thu được mộc nhĩ có màu nâu hồng hấp dẫn và không bị đen.Khi thấy bịch nấm nhẹ tênh, tức là nấm đã ra hết, dỡ bịch ra, trộn bã còn lại với phân làm phân bón cho cây trồng sẽ rất tốt. Sau mỗi chu kỳ trồng mọc nhĩ nên làm vệ sinh cả khu vực.

♦ Một số loại bệnh và cách phòng trừ

2.3 Kỹ thuật trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ

♦ Chọn gỗ

Có rất nhiều loại gỗ có thể trồng được mộc nhĩ. Tuy nhiên các loại gỗ cây có chứa nhựa mủ màu trắng, gỗ mềm, xốp, không độc, không có tinh dầu là loại tốt nhất. Có thể nêu ra một số loại cây gỗ như: Sung, mít, vả, ngái, bồ đê, đa búp đỏ, si, dâu da xoan, cao su, cau, dừa, keo…Thông thường để tăng thời gian thu hoạch, tăng năng suất thì cần phải chọn những loại gỗ tươi, không nên trồng các loại gỗ đã khô, không nên chọn những loại gỗ quá to hoặc nhỏ tốt nhất là chọn các đoạn thân gỗ có đường kính từ 10 – 20cm là tốt nhất, cưa thành từng đoạn dài từ 1,2 – 1,5m. Gỗ sau khi cắt để 7 – 10 ngày để nhựa cây chảy ra ngoài.

♦ Dụng cụ và giống

♦ Cách trồng

– Gỗ sau khi chặt hạ được cắt thành từng đoạn có độ dài 1,2 – 1,5m, xếp vào chỗ dâm mát, sạch sẽ từ 7 – 10 ngày cho ra hết nhựa mủ.– Pha một chậu nước vôi đặc, lần lượt nhúng hai đầu của các đoạn gỗ đã chặt vào nước vôi (chỉ cần nhúng với độ sâu 2 – 3cm là vừa), các vị trí bị sây sát trên thân gỗ cũng nên thấm nước vôi vào để ngăn chặn các loại nấm, mốc khác xâm nhập, sau đó để 3 – 4 ngày mới đục lỗ để cấy giống.– Dùng búa chuyên dụng để đục lỗ, lỗ đục phải vuông góc với thân cây gỗ, các lỗ đục dọc theo thân cây gỗ, hàng cách hàng 7 – 10cm, lỗ cách lỗ 15 – 20cm, lưu ý nên đục so le nhau.* Cấy giống: lấy giống ở các bịch nilong ra tra vào các lỗ, mỗi lỗ cho đầy khoảng 2/3 chiều sâu của lỗ (lượng giống bằng khoảng 2 – 3 hạt ngô). Sau đó lấy phôi gỗ đã đục nút vào lỗ (lút gỗ phải được khử trùng), dùng búa tán nhẹ nút gỗ sao cho bằng bề mặt thân cây gỗ. Nếu cận thận hơn có thể hòa xi măng đặc vừa phải và bôi lên mặt nút, nhất là khoảng kẽ hở xung quanh nút tránh sự xâm nhậ của nấm và côn trùng gây hại.– Sau khi đã tra giống, cần xếp gỗ vào chỗ ươm, các cây gỗ xếp theo kiểu cũi lợn, dưới đáy có kê gạch, xếp thành từng chồng cao 1,5m. Lấy bao tải hoặc chiếu rách phủ lên đống gỗ để che nắng mưa không cho nắng mưa tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên nếu thời tiết khô nóng cần tuới ẩm định kỳ cho nấm.– Sau 25 – 30 ngày nấm phát triển, xung quanh lỗ xuất hiện các đốm trắng nhỏ bao kín, bên trong dày bên ngoài thưa dần thì đó chính là mầm mọc nhĩ đã mọc. Lúc này nên dỡ đống ủ ra và để dựng đứng các khúc gỗ vuông góc với mặt đất. Trong thời gian này cần tuới ẩm liên tục bằng cách phun dưới dạng sương mù tạo ra môi trường ẩm bão hòa nóng ẩm, vì vậy mỗi ngày cần phun ẩm nhiều lần tùy điều kiện thời tiết, không nên để cây gỗ bị khô.– Để tạo điều kiện cho nấm mộc nhĩ phát triển tốt dùng 5ml chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” pha với 10 – 15 lít nước sạch để phun ẩm cho mộc nhĩ định kỳ 3 – 5 ngày/lần. Những lần còn lại phun nước sạch bình thường.– Khoảng 5 – 7 ngày sau mộc nhĩ đã mọc lớn có thể cho thu hoạch. Khi hái mộc nhĩ không nên vặt mạnh mà nên xoáy tròn mộc nhĩ sẽ đứt ra, cái to thu trước nhỏ để lại. Quá trình thu hái sẽ kéo dài trong 5 – 6 tháng.– Trong thời kỳ thu hái cứ khoảng 15 – 20 ngày, sau khi xong một đợt thu hái cần đảo gỗ một lần, đảo đầu trên xuống duới, dưới lên trên, ngoài vào trong, trong ra ngoài nhằm đảm bảo sự chăm sóc đồng đều, và các vị trí khác nhau trên khúc gỗ đều có độ ẩm giống nhau.

♦ Một số loại sâu bệnh hại mộc nhĩ khi trồng trên thân gỗ

Quy trình sử dụng chế phẩm “Vườn Sinh Thái” cho Mộc nhĩ (Nấm mèo)

Làm cho các sợi nấm phát triển nhanh, mạnh và đều, tạo ra cây nấm mập, tai nấm to và dày, màu sắc đẹp (màu hồng thịt đến nâu), hương vị chất lượng tốt, cho thu hoạch sớm và kéo dài thời gian thu hoạch, tăng năng suất 20% trở lên.

♦ Xử lý giá thể trồng nấm:

*Đối với giá thể là mùn cưa (mạt cưa):– Tạo ẩm cho giá thể bằng dung dịch có pha chế phẩm “Vườn Sinh Thái”: Dùng 5ml chế phẩm “Vườn Sinh Thái” pha với 10 lít dung dịch nước vôi nồng độ 1 – 2% (cứ 10 lít nước sạch hòa với 100 – 200g vôi bột sẽ tạo được dung dịch nước vôi nồng độ 1 – 2%) pha thêm 100gram đường saccarose còn gọi là đường mía. Lưu ý chỉ nâng độ ẩm giá thể lên 65 – 70% là tối đa. Thông thường cứ 10kg giá thể mùn cưa khô trộn với 6 lít dung dịch đã pha theo tỷ lệ trên là vừa. Ngoài ra có thể bổ sung thêm 50 – 100g đạm Ure/10kg giá thể.– Ủ giá thể: Sau khi đã trộn ẩm, vun mùn cưa lại và ủ thành đống, mỗi đống khoảng 1 tạ trở lên. Duới đáy đống ủ lót một lớp vật liệu dễ thoát nước (dát tre, nứa, cót). Thời gian ủ từ 30 – 45 ngày. Sau khi ủ 15 – 20 ngày đảo đống ủ cho đều, nếu thấy đống ủ thiếu độ ẩm có thể nâng độ ẩm lên 60 – 65% bằng dung dịch đã pha chế phẩm “Vườn Sinh Thái” như trên. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện thoáng khí, bổ sung oxi để các vi sinh vật hảo khí hoạt động mạnh và phân hủy nhanh Cellulose, sau đó tiếp tục vun lại và ủ thành đống cho hết thời gian mới đưa vào túi nilông đóng thành bịch rồi đem hấp cánh thủy trong thời gian 4 – 5 giờ, và chú ý nâng nhiệt độ lên 120 – 125oC trong vòng 90 phút.

*Đối với giá thể là thân cây gỗ: Sau khi khử trùng các đoạn thân gỗ dùng 5ml chế phẩm “Vườn Sinh Thái” pha với 10 lít nước sạch phun đều trên các thân cây gỗ. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 1 ngày sau đó mới tiến hành đục lỗ.

♦ Thời kỳ ủ sợi nấm (25 – 30 ngày)

*Đối với giá thể là mùn cưa (mạt cưa): Trong thời gian này các sợi nấm sẽ mọc loang dần ra cả bịch mùn cưa. Sợi nấm mọc đến đâu thì trắng đến đấy. Khi nào thấy cả bịch mùn cưa trắng như bông thì lúc đó kết thúc giai đoạn ủ sợi. Đến cuối thời kỳ ủ sợi tiến hành rạch túi, rạch xung quanh quanh bịch 4 – 5 vết, mỗi vết dài 4 – 5cm. Lưu ý khi rạch chỉ rạch túi chứ không rạch sâu vào cơ chất (giá thể) của bịch nilong, nên rạch theo đường thẳng đứng hoặc theo đường xoắn ốc quanh bịch.*Đối với giá thể là thân cây gỗ: Trong thời kỳ này cần giữ ẩm cho thân cây gỗ tạo thuận lợi cho nấm phát triển. Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 – 15 lít nước sạch phun đều lên thân cây gỗ, cứ 3 – 5 ngày phun một lần tùy vào điều kiện thời tiết, số lần phun còn lại phun bằng nước sạch bình thường.

♦ Thời kỳ phát triển sợi nấm (5 – 10 ngày)

*Đối với giá thể là mùn cưa (mạt cưa): Sau khi rạch khoảng 1 tuần mộc nhĩ sẽ mọc ra chi chít tại các điểm rạch. Lúc này cần tiến hành phun ẩm liên tục trong nhiều ngày. Dùng 5ml chế phẩm “Vườn Sinh Thái” pha với 10 lít nước sạch phun đều 1 lượt. cách 3 – 5 ngày phun 1 lượt, các lần phun còn lại phun nước bình thường để duy trì độ ẩm.*Đối với giá thể là thân cây gỗ: Sau thời kỳ ủ, sợi nấm bắt đầu phát triển. Trong thời kỳ này cần tuới ẩm liên tục bằng cách phun dưới dạng sương mù tạo ra môi trường ẩm bão hòa, vì vậy mỗi ngày cần phun ẩm nhiều lần tùy điều kiện thời tiết, không nên để cây gỗ bị khô. Dùng 5ml chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” pha với 10 lít nước sạch để phun ẩm cho mộc nhĩ định kỳ 3 – 5 ngày/lần. Những lần còn lại phun nước sạch bình thường

Chú ý:– Trước khi sử dụng đọc kỹ hướng dẫn, lắc đều chai chế phẩm, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun sản phẩm, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.– Phun chế phẩm dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều.– Việc phun nước có pha chế phẩm “Vườn Sinh Thái” chỉ phun 1 lần/ngày và 3 – 5 ngày phun đều 1 lượt vào lúc thời tiết mát mẻ. Số lần còn lại phun nước sạch, số lần phun tùy vào điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của nấm.– Luôn chú ý duy trì độ ẩm không khí ở khu vực trồng mộc nhĩ ở mức 80 – 95%, độ ẩm giá thể 60 – 65% là tốt nhất.– Trong quá trình chăm sóc tuyệt đối không được mở miệng túi nilong để tưới nước vào bên trong, làm như vậy sẽ gây lên hiện tượng sũng nước và thối sợi nấm.– Sau mỗi đợt thu hái nên ngừng tưới vài ngày. Làm như vậy thì khi tưới ẩm trở lại nấm sẽ mọc ra to hơn.– Đối với những túi nấm mang bệnh thì cần tiêu hủy, cách ly khỏi khu vực trồng và không dùng chế phẩm để phun.