Phương Pháp Trồng Nấm Bào Ngư / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư Nhật

Nấm bào ngư Nhật hay còn gọi là nấm bào ngư chân dày (cùi dày), nấm đùi gà, là một loại nấm ăn có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư, đặc biệt khi chế biến món ăn từ nấm bào ngư Nhật cùng với thịt hoặc thủy hải sản thì càng tuyệt vời hơn. Dinh dưỡng nấm bào ngư Nhật rất cao không kém hơn dinh dưỡng các sản phẩm từ động vật.

Kết quả phân tích cho thấy nấm bào ngư Nhật hàm lượng protein chiếm khoảng 25%, đặc biệt có chứa hơn 18 loại axit amin, ngoài ra còn có carbohy drate, nhiều vitamin và các khoáng chất khác.

Sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, đau bao tử, rối loạn gan, ung thư,v.v.., đồng thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, điều hòa huyết áp, dễ tiêu hóa và chống lão hóa.

Nấm bào ngư Nhật có thể bảo quản ở nhiệt độ 10-12°C kéo dài 3-5 ngày mà chất lượng thay đổi không đáng kể.

Nấm bào ngư Nhật thích hợp phát triển ở một biên độ nhiệt độ khá rộng: khi ra quả thể ở 25-30°C, thích hợp ẩm độ cao và ưa thoáng.

Độ ẩm cơ chất từ 65-68%, độ ẩm không khí lúc nuôi sợi 65-70%, độ ẩm không khí lúc ra quả thể là 85-95%.

pH: Môi trường nuôi trồng thích hợp cho nấm bào ngư Nhật từ 5-7, giai đoạn ươm tơ môi trường axit yếu nhưng khi ra quả thể pH từ 6-6,5.

Ánh sáng: Giai đoạn ra quả thể cần ánh sáng khuếch tán hơn khi nuôi sợi.

Nguyên liệu và thời vụ nuôi trồng:

Hầu hết tất cả các loại nguyên liệu chậm phân hủy: gồm mạt cưa, xơ dừa, bã mía… đều sử dụng được để trồng nấm. Tuy nhiên, cũng cần phải lựa chọn nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có và đặc biệt sẵn có dinh dưỡng có lợi cho nấm (như mùn cưa, bã mía).

Nấm bào ngư Nhật có biên độ rất rộng về nhiệt độ và ẩm độ vì vậy đối với thời tiết ở miền Nam nước ta sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không cao nên đều trồng được, nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào mùa mưa, vì lúc này độ ẩm không khí tương đối cao sẽ tiết kiệm được công tưới.

3) Xử lý nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, đóng túi, khử trùng

Chuẩn bị nguyên liệu:

Nguyên liệu trước khi đưa vào trồng nấm phải qua bước lựa chọn và xử lý:

Đối với nguyên liệu mùn cưa nên chọn mùn cưa cây gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, tốt nhất nên dùng mùn cưa cây cao su, bồ đề.

Nguyên liệu bổ sung: cám bắp, cám gạo, bột nhẹ (CaCO 3) (riêng cám bắp, cám gạo phải là loại mới, không có mùi hôi).

Nước vôi: 1-2% (10 lít nước 100-200 gr vôi bột).

Chú ý: Nước đưa vào xử lý phải là nước sạch

Nguyên liệu mùn cưa, bã mía trước khi ủ phải phơi khô, nếu chưa sử dụng phải bảo quản trong kho.

– Đối với mùn cưa: mùn cưa phải phơi khô trước khi đưa vào bảo quản, càng để lâu càng tốt cho trồng nấm. Vì khi nguyên liệu ẩm thường có nhiều dinh dưỡng thích hợp với nấm mốc làm nhiễm bịch phôi. Mùn cưa mới, tế bào chưa chết hoàn toàn, có thể còn tồn tại các chất kháng nấm, tơ nấm khó phân hủy (thủy phân chậm) năng suất thấp, mất nhiều thời gian nấm mới mọc. Khi mùn cưa để lâu, tế bào của cây đã chết, sợi nấm mọc dễ dàng hơn. Sau khi lựa chọn, mùn cưa được đưa vào ủ theo công thức sau:

Mùn cưa khô: 100kg

Nước vôi pha loãng (pH:13): 20-30 lít

Sau khi làm ẩm, cho mùn cưa vào đống, quấn nilon xung quanh, giữa đống mùn cưa có cọc thông khí.

Thời gian ủ từ 6-7ngày, giữa chu kỳ có đảo đống ủ. Nhiệt độ đống ủ 70-75°C

Đối với bã mía: sử dụng những loại bã mía không quá ướt, nên phơi khô nguyên liệu từ 12-24 giờ trước khi ủ. Công thức ủ bã mía cũng giống như ủ mùn cưa, nhưng thời gian ủ bã mía là 12-14 ngày. Tuy lượng nước và thời gian ủ cả hai loại nguyên liệu như trên, nhưng cũng còn tùy thuộc vào nguyên liệu ban đầu khô hay ướt mà ta tự điều chỉnh cho thích hợp.

Sau khi nguyên liệu được xử lý (thời gian nhanh chậm tùy thuộc vào từng loại cơ chất khác nhau) nên phối trộn nguyên liệu với nhiều thành phần dinh dưỡng khác.

Phối trộn nguyên liệu: Nguyên liệu trộn đều, làm ẩm, trộn nhiều lần cho nước ngấm đều trong nguyên liệu. Ẩm độ của nguyên liệu khoảng 65-70%, nghĩa là nếu nấm nguyên liệu (sau khi làm ẩm) trong tay bóp lại thì nguyên liệu sẽ kết khối nhưng nước không nhỏ giọt ra là được.

Công thức phối trộn:

Cách trộn nguyên liệu: nguyên liệu sau khi ủ được trộn với các phụ gia theo tỷ lệ như trên, sau đó đảo đều và kiểm tra độ ẩm lần nữa trước khi đưa vào đóng túi.

Túi pp dày khoảng 0,5mm và có kích thước 19 x 36 cm, cổ nút, thun, bông, nắp đậy.

– Cách đóng túi:

Dùng túi pp, cho nguyên liệu đã làm ẩm vào, nện chặt vừa phải. Nên đóng túi đồng loạt cho đến hết nguyên liệu, không để thừa nguyên liệu qua đêm. Nếu không đóng hết thì phải đưa phần nguyên liệu thừa vào đống ủ để ủ tiếp. Mỗi túi thường chứa khoảng 1,1-1,2kg nguyên liệu. Dùng giấy bìa cứng khoanh tròn làm cổ bịch tra vào làm cổ. Sau đó, dùng 1 cây dài tròn vót nhọn đầu, xoi 1 lỗ ở giữa xuống tận đáy bịch. Sau đó, dùng bông gòn không thấm làm nút bông, dùng giấy bao bên ngoài nút bông hoặc có nắp chụp.

Sau khi đóng túi, đưa đi khử trùng trong các nồi hấp. Phương pháp đơn giản nhất là hấp cách thủy trong thùng phuy. Thời gian từ 10-12 giờ, nhiệt độ trong túi nguyên liệu đạt từ 95°C-100°C.

Lò khử trùng: Có kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào số lượng nguyên liệu và điều kiện vật chất.

Túi hấp xong phải có mùi thơm, không bị chua do lên men, nút bông chặt và không ướt. Sau đó chuyển bịch vào phòng cấy đã thanh trùng. Để nguội 24-36 giờ rồi tiến hành cấy giống.

Cấy giống que: Sau khi túi phôi đưa vào phòng cấy, dùng pince kẹp cây meo giống cho vào túi.

Cấy bằng hạt: Phôi đã được làm nguội đưa vào phòng cấy, dùng que sắt khều nhẹ giống từ túi nilon hoặc từ lọ thủy tinh sang túi phôi lắc đều lên trên bề mặt túi. Lượng giống cấy cứ một lọ hoặc một túi giống cấy 200g được 25-30 túi phôi.

Chú ý: Chọn giống cấy phải đúng tuổi, lúc bào tử (màu đen) mới xuất hiện khoảng 1/2 lọ hay túi, không nên chọn meo quá già hoặc quá non.

Sau khi cấy giống phải đưa vào nhà nuôi sợi.

– Nuôi sợi: Phòng nuôi sợi có nhiệt độ thích hợp từ 25-28°C, độ ẩm không khí 65-70%. Nhà kín gió nhưng thoáng. Từ 25-30 ngày tơ nấm sẽ ăn kín túi. Khi sợi nấm đã trắng túi cần tăng độ thông thoáng và ánh sáng nhằm mục đích thay đổi môi trường để kích thích tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể.

– Chăm sóc: Sau khi tơ nấm ăn kín túi, tháo bỏ bông mục đích là giúp nấm ra trên cổ và tạo được kích thước cũng như hình dạng của tai nấm đồng đều hơn. Khi nấm ra, ở giai đoạn này rất dễ ảnh hưởng do các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, nhà trồng phải đáp ứng các điều kiện như sau: giữ ẩm tốt ở 85-95%, nhiệt độ là 25-30°C, thoáng, kín gió và sạch sẽ.

Chú ý: Phải vệ sinh nhà thật sạch (dùng vôi bột hoặc nước vôi đã pha loãng rắc tưới đều nền nhà trồng) trước khi đưa túi vào.

Sau khi tháo bông 7 ngày đầu không tưới, nhưng sau 7 ngày (kể từ lúc tháo bông) thì nấm xuất hiện quả thể trên cổ túi. Khi đó, nấm rất cần nước, vì vậy vừa phun sương trước miệng cổ túi phôi vừa tạo ẩm môi trường xung quanh (2-3 lần trong ngày). Từ lúc ra đinh ghim đến lúc thu hái là 4 ngày (khi mũ nấm từ màu xám sang trắng xám, đường kính mũ nấm gấp đôi chân nấm).

– Thu hái nấm: Thu hoạch nấm phải đúng tuổi không nên non hoặc già quá.

Cách thu hái nấm: Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm. Khi hái xong đợt 1 phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong cổ túi phôi. Sau đó, tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 3-4 lần là kết thúc quá trình thu hái. Tổng thời gian thu hái nấâm từ 65-75 ngày, mỗi túi thu hái được 3-4 đợt và mỗi đợt cách nhau 20-25 ngày. Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi được ủ làm phân bón.

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Tiền Giang đã phân lập và nghiên cứu thành công quy trình trồng nấm bào ngư Nhật năng suất đạt 43-45% so với nguyên liệu đưa vào nuôi trồng. Hướng tới Trung tâm sẽ có những nghiên cứu sâu hơn về giống cũng như kỹ thuật nuôi trồng nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất của loại nấm này.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò (Bào Ngư)

2.Nguyên liệu mùn cưa:

Nấm sò có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ không có tinh dầu và độc tố. Tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như bồ đề, mít, cao su, keo…

Mùn cưa mới có thể dùng ngay, nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc ủ để bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất chất dinh dưỡng.

– Sàng mùn cưa nhằm để loại bỏ các mảnh gỗ vụn, dăm bào, các nhóm mùn cưa thô hoặc đá sỏi.

– Dụng cụ sàng mùn cưa: Đối với những cơ sở sản xuất ở quy mô lớn thường sử dụng máy sàng mùn cứ còn ở cơ sở sản xuất nhỏ thì dùng lưới sàng mùn cưa.

b. Pha nước vôi:

– Nước vôi dùng để xử lý mùn cưa trồng nấm sò có pH từ 12-13 (1,5kg vôi trong 100 lít nước)

– Cách tiến hành như sau:

+ Cân vôi tôi hoặc vôi sống vào trong thau sạch, lượng vôi phụ thuộc vào lượng mùn cưa xử lý;

+ Dùng que khuấy cho vôi hòa tan hoàn toàn trong nước;

+ Kiểm tra độ pH.

c. Làm ướt mùn cưa bằng nước vôi:

– Trải một lớp mùn cưa ra nền sạch, dộ dày lớp mùn cưa từ 20 – 30cm.

– Tưới nước vôi đã pha lên lớp mùn cưa bằng vòi sơn, vừa tưới vừa đảo trộn cho mùn cưa thấm đều.

– Tiếp tục làm ướt mùn cưa theo từng lớp tương tự cho đến hết.

– Kiểm tra độ ẩm mùn cưa đảm bảo độ ẩm mùn cưa đạt từ 65 – 70%.

Chú ý: Sau khi làm ướt mùn cưa phải thấm đều nước và chuyển màu nâu sẫm đồng đều, độ ẩm mùn cưa đạt yêu cầu trước khi ủ đống.

d. Ủ đống mùn cưa:

– Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cứ trước khi ủ (65 – 70%). Nếu độ ẩm quá khô hoặc quá ướt ta phải điều chỉnh ngay.

– Dùng xẻng, cào sắt chất mùn cưa thành đống hình chóp.

– Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon, cố định dưới chân đống ủ không cho hơi nước thoát ra ngoài.

– Thời gian ủ đống ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại mùn cưa.

e. Đảo đống mùn cưa: sau 3 – 4 ngày ủ đống

– Tháo tấm bạt ra khỏi đống ủ mùn cưa.

– Kiểm tra độ ẩm khối mùn cưa ở các vị trí khác trên đống ủ.

– Đảo trôn mùn cưa bằng xẻng và cào sắt, tiến hành đảo trộn đều mùn cưa.

– Vun đống mùn cưa thành đống giống đống ủ ban đầu.

– Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon.

– Thời gian đảo và ủ đống mùn cưa kéo dài 10 – 12 ngày tùy theo từng loại nguyên liệu. Cứ 3 -4 ngày tiến hành đảo đống ủ một lần.

– Cách tiến hành: + Trải mùn cưa ra nền có độ dày khoảng 10cm. + Rãi hỗn hợp cán gạo, bột bắp với bột nhẹ trên lớp mùn cưa và tiến hành đảo trộn vài lần. + Đảo trộn khối mùn cưa bằng xẻng và cào sắt cho đến khi phụ gia, hóa chất trộn đều với mùn cưa. + Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cưa lần cuối trước khi đóng túi giá thể, đảm bảo từ 60 – 65%.

– Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy vuông. – Nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất. – Dùng các đầu ngón tay ấn vào 4 góc túi giá thể tạo đáy túi vuông. – Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 – 5 cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khố mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 – 1,6 kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.

5.Thanh trùng

* Thiết bị hấp: đơn giản nhất là thùng phuy

* Phương pháp: hấp cách thủy trong hơi nước sôi liên tục từ 10 – 12 giờ

* Cách tiến hành:

– Đặt vỉ lót vào thùng phuy.

– Đổ nước sạch vào thùng khoảng 15 – 20cm, sao cho không ngập vỉ lót.

– Xếp xen kẽ các túi giá thể vào nồi hấp để có khoảng trống cho hơi nước thoát lên phần nắp thùng (thùng 200 lít chứa khoảng 60 – 70 túi).

– Phủ nilon lên bề mặt thùng một tấm vải dày hoặc bao bố dày, bên ngoài phủ nilon và tiến hành buộc chặc để hạn chế thoát hơi nước.

– Đốt lò cho đến khi thấy có hơi nước bay lên thẳng là đạt nhiệt độ thanh trùng 95- 1000C và bắt đầu tính giờ hấp thanh trùng.

– Sau khi hấp đủ thời gian đợi nguội và lấy các túi ra khỏi nồi hấp. Các túi sau khi hấp xong phải có mùi thơm đặc trưng.

– Chuyển túi giá thể vào phòng cấy giống, đợi 24 – 48 giờ để các túi giá thể nguội mới được cấy giống.

6. Cấy giống:

– Giống nấm: Giống nấm có thể được nhân lên từ cơ chất: thóc, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ… Giống là yếu tố quyết định năng xuất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện sản xuất như nhau. Do đó giống nấm phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Không bị nhiễm bệnh:

Quan sát bên ngoài của bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ…

+ Giống có mùi thơm dễ chịu:

Mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại… Giống không già hoặc không non (dùng giống phải đúng tuổi).

Để nuôi trồng đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi. nếu thấy bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín đáy bao là giống còn non.

Sử dụng giống tốt nhất khi giống ăn kín đáy 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ mát.

– Cấy giống dạng hạt:

+ Mở nút bông chai (túi) meo giống bằng các kẽ ngón tay và tơi giống bằng cách dùng tay bóp hoặc vò nhỏ meo giống trong bao..

+ Mở nút bông túi giá thể bằng kẻ tay, sau đó mở miệng túi giá thể ra và chuyển giống vào túi giá thể.

+ Đậy nút bông túi giá thể đã có meo giống.

+ Lắc đều túi giá thể để meo giống phân bố đều khắp bề mặt.

– Chuyển các túi giá thể sang nhà nuôi sợi, bố trí trên hệ thống giàn kệ, các túi cách nhau: 5 – 7cm.

8. Rạch bịch, chăm sóc:

– Chọn những bịch nấm sợi đã kín đáy có màu trắng đồng nhất, gỡ bỏ nút bông nén nhẹ buộc kín miệng đem treo bịch, thông thường một dây treo từ 8- 10 bịch, 1m2 treo được 80- 100 bịch nấm, diện tích tối thiểu cho một nhà treo bịch là 20m2.

– Sau khi treo tiến hành rạch bịch nấm dùng dao lam rạch 4-6 vết xung quanh bịch nấm theo hình zich zắc mỗi vết rạch có chiều dài từ 3-5cm độ sâu khoảng 2-3mm rạch bịch xong không được tưới trực tiếp lên bịch chỉ tưới xả nền giữ độ ẩm.

– Sau khi rạch bịch thời gian từ 7-10 ngày nấm bào ngư bắt đầu hình thành từng cụm nhỏ ta tiến hành tưới nước lên bịch bằng hệ thống phun sương, mỗi ngày 3-4 lần tùy theo thời tiết. Hoạch nấm phải đúng tuổi không nên non hoặc già quá.

– Cách thu hái nấm: Khi cụm nấm lớn có đường kính từ 5-7cm ta tiến hành thu hái.

Chú ý: Khi hái nấm phải hái cả cụm và bẻ ngược cụm nấm lên, hái xong phải vệ sinh gốc nấm sạch sẽ. Năng suất nấm đạt từ 45-50% so với khối lượng bịch nấm.

Mua các giống nấm sò ở đâu chất lượng nhất?

Sumo Nhật Việt là địa chỉ uy tín cung cấp nhiều loại giống phôi nấm như: phôi nấm mối đen, meo nấm sò, phôi nấm rơm,…và nấm ăn chất lượng như: Nấm bào ngư, nấm mọc nhĩ, nấm hương, nấm hầu thủ,…

Để được tư vấn và cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội

Tel: (+84) 24 2211 8088 Hotline: (+84) 962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư

Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quí giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

1. Nguyên liệu

Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenluloz như: rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm và không có nhựa ngăn meo nấm phát triển như gỗ cao su, xoài, so đũa, thân bắp, cùi bắp…..

Nguyên liệu sau khi qua xử lý, ủ chín, phối trộn chất dinh dưỡng, vô bịch, hấp tiệt trùng, cấy meo giống. Sau 20 – 25 ngày tơ nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bịch phôi được đem ra nhà nấm chăm sóc thu hoạch quả thể.

2. Chuẩn bị nhà nấm:

Vật liệu: Làm nhà nấm bằng tre, lá , lưới, ny lon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.

Nhà trồng nấm: Phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm. Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay sắt) hoặc treo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, mỗi dây có thể treo từ 6 – 10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4 – 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.

– Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100gr vôi bột/1m2 rãi đều xung quanh nền nhà nấm.

Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.

3. Đưa bịch phôi nấm vào nhà trồng và chăm sóc

Chọn những bịch có sợi tơ nấm mọc trắng đều bịch, sau đó tiến hành tháo nút bông phía trên miệng bịch phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 – 4 đường dài khoảng 3 – 4cm trên bịch phôi, sau khi rạch bịch để ngày hôm sau mới phun tưới nước.

Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 – 4lần/ngày.

Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC, nhiệt độ tối ưu 27-28oC. Ánh sáng khuyếch tán (có thể đọc sách được) đây là điều kiện thích hợp nhất để tạo quả thể nấm phát triển.

Cách tưới: Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nên nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó.

4. Một số điểm lưu ý khi trồng nấm bào ngư:

– Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,…. nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại ra sạch.

– Dịch bệnh gây hại nấm: Chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh.

– Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: Nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.

Trồng Nấm Bào Ngư Trên Cơ Chất Rơm

Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước, điều đó có nghĩa là nguồn rơm rạ cũng dồi dào. Trước đây rơm chỉ để đốt đồng, phủ liếp dưa… Mới đây, nhờ sáng kiến của một “anh cử”, rơm rạ bỗng “lên đời” nhờ ăn theo nấm bào ngư (nấm sò).

Đề tài nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư xen vườn cây ăn trái của anh Võ Văn Long, Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ Vĩnh Long vừa được Hội đồng nghiệm thu khoa học cấp cơ sở đánh giá xuất sắc. Anh Long cho biết: “Trước đây nguyên liệu trồng nấm bào ngư chủ yếu lấy từ mạt cưa cây cao su, vừa phải vận chuyển xa, giá thành cao. Sau đó, người ta còn sử dụng cơ chất là cơm xơ dừa, bã mía nhưng cũng không hiệu quả lắm, cộng với chi phí thiết bị hấp thanh trùng cao (50-80 triệu đồng/cái), lại đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, không phù hợp với nhà vườn. Còn hiện nay với nguồn nguyên liệu rơm dồi dào, rẻ tiền, dễ kiếm ở vùng ĐBSCL, trồng nấm bào ngư cho hiệu quả kinh tế rất cao. Thay vì sử dụng thiết bị hấp, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ Vĩnh Long đã cho ra đời chế phẩm xử lý rơm vừa rẻ 1.700đ/bịch (750 gam) có thể pha được 50 lít nước, dễ sử dụng. Nếu áp dụng trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế gấp 10 lần trồng nấm rơm”.

Hiện nay, tại Vĩnh Long có khoảng 30 nhà vườn và một số nhà vườn ở Trà Vinh, Tiền Giang đã trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm xen lẫn vườn cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Huỳnh Hải ở huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long cho biết: “Gần 1 năm trồng nấm bào ngư xen trong vườn nhãn, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Từ lúc trồng đến thu hoạch 2 tháng, sau đó lấy bã rơm bón cho cây trong vườn. Còn việc chăm sóc cũng đơn giản, mỗi ngày tưới 3 lần sáng – trưa – chiều và như vậy cũng tưới luôn cho vườn cây tiện lợi vô cùng”.

Sắp tới anh Long sẽ thành lập hợp tác xã sản xuất để gắn kết nhà sản xuất với thị trường tiêu thụ. Hiện nay, anh Long đã liên hệ được với Công ty Phú Quý – khu công nghiệp Vĩnh Long và Xí nghiệp Chế biến nấm xuất khẩu, 2 đơn vị này sẽ mua với số lượng mỗi ngày trên 100 kg/đơn vị. Điều này hứa hẹn một thị trường lớn, kéo theo sự phát triển nghề trồng nấm bào ngư ở ĐBSCL.

Quy Trình Trồng Nấm Bào Ngư Xám

Nấm bào ngư hay còn gọi là Nấm sò (nấm dai) có tên khoa học là Pleurotus spp., có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ.

Bài viết này, chúng tôi tập trung vào giống nấm bào ngư xám.

Quả thể khá to, đường kính trung bình từ 2-10cm trơn bóng, màu từ xám đến trắng xám. Thịt nấm màu trắng, dày. Cuống mọc xiên, màu trắng hay gần trắng, dài từ 2-6 cm.

Nhiệt độ thích hợp: Phát triển ở một biên độ nhiệt độ khá rộng từ 28 – 36 0C. Nếu nhiệt độ ngày và đêm chêch lệch 5 – 8 0C có thể làm tăng sản lượng và chất lượng nấm.

Không khí: Nồng độ CO2 trong nhà trồng cao hơn 0,06%. Cuống nấm sẽ dài, tai nấm nhỏ

Ánh sáng: Khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán – tối có thể đọc sách – 50 -150 lux

Độ thông gió: Thông thoáng vừa phải, không có gió nóng lùa trực tiếp.

Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulo (mùn cưa). Vì vậy mùn cưa xử lý tốt, năng suất nấm sẽ cao.

Độ ẩm môi trường: 70% – 85%

Nấm bào ngư xám có biên độ rất rộng về nhiệt độ và ẩm độ vì vậy đối với thời tiết ở miền Nam nước ta sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không cao nên đều trồng được, nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào mùa mưa, vì lúc này độ ẩm không khí tương đối cao sẽ tiết kiệm được công tưới.

Chăm sóc: Sau khi đem Phôi về 7 ngày, tháo bỏ giấy báo mục đích là giúp nấm ra trên cổ và tạo được kích thước cũng như hình dạng của tai nấm đồng đều hơn. Khi nấm ra, ở giai đoạn này rất dễ ảnh hưởng do các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, nhà trồng phải đáp ứng các điều kiện như sau: giữ ẩm tốt ở 70 – 85%, nhiệt độ là 28-36 0C, thoáng và sạch sẽ.

Chú ý : Phải vệ sinh nhà thật sạch (dùng vôi bột hoặc nước vôi đã pha loãng rắc tưới đều nền nhà trồng) trước khi đưa Phôi vào.

7 ngày đầu không tưới sau khi xếp bịch vào nhà trồng, nhưng sau 7 ngày (kể từ lúc tháo báo) thì nấm xuất hiện quả thể trên cổ túi. Khi đó, nấm rất cần nước, vì vậy vừa phun sương vừa tạo ẩm môi trường xung quanh (nước nền 2-3 lần trong ngày). Từ lúc ra đinh ghim đến lúc thu hái là 4 ngày (khi mũ nấm từ màu xám sang trắng xám).

Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới phun sương thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 3 lần/ngày, nếu khô thì từ 4 – 6 lần/ngày.

Nước có Độ PH là 6.5 – 7.5 là tốt nhất.

Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó và biến dạng tai nấm.

Tưới nước dạng phun sương, lượng nước ít (phun sương hạt mịn) nhưng kéo dài thời gian tưới sao cho nhìn bề mặt mũ nấm có lớp nước đọng lại.

Trung bình ngày tưới 3-6 lần.

Trong thời gian này nấm rất cần độ ẩm: Nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, ăn rất dai. Nếu tưới nhiều nước, nấm sẽ có màu vàng.

Nấm mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn cần hái cả cụm (trong cụm nấm có 2-3 tai lớn).

Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm. Khi hái xong phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong cổ túi phôi.

Sau khi thu hái Nấm, vệ sinh thu hết những phần chân nấm còn lại. Dùng nắp nhựa đậy ở đầu bịch Phôi sau 7 – 10 ngày thì mở nắp để thu tiếp tục.

Sau đó, tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 5-10 lần là kết thúc quá trình thu hái. Mỗi đợt cách nhau 15-25 ngày.

Lưu ý: Muốn bảo quản nấm tốt nhất nên thu hái sau khi tưới nước ít nhất là 3 giờ, để tai nấm khô ráo không bị ướt.

Hái nấm xong dung dao cắt sạch phần chân nấm (không còn màu vàng), cho vào túi buộc kín miện túi. Nếu muốn bảo quản lâu phải cho túi nấm vào phòng mát hạ nhiệt độ xuống 16 – 18 0C.

Phơi hoặc sấy khô: dùng tay xé nhỏ nấm theo chiều dọc. Phơi nấm dưới ánh nắng 1 ngày, đem sấy ở nhiệt độ 40 – 45 0C trong vài giờ đầu, khi nấm đã se khô nâng nhiệt độ lên tối đa 50 – 55 0C. Cho vào túi nilong kín để bảo quản.

Vật liệu: Làm nhà trồng nấm bằng tre, lá , lưới, ny lon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước chống côn trùng hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.

Nhà trồng nấm: Phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí và giữ được độ ẩm. Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các kệ (bằng tre hay sắt) hoặc treo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, mỗi dây có thể treo từ 6 – 10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4 – 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.

Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100gr vôi bột/1m2 rãi đều xung quanh nền nhà nấm.

Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.

Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,…. nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nước tưới cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại thực phẩm sạch.

Cách phòng ruồi nhỏ (bồ hóng): Dùng cục long não đặp vỡ, bọc vào vãi mùng treo cách nhau 1 m theo hướng đi hái Nấm. Mùi này sẽ xua côn trùng. Hoặc dùng bình xịt pha loãng dầu Tràm 10% để xịt xung quanh vách nhà. Dùng khói xong liên tục trong 24h sẽ giúp tiêu dệt ruồi dấm.

Mốc xanh và Mốc đen sinh ra chủ yếu do quá trình di chuyển làm dập tơ nấm hoặc do khí hậu thời tiết không thuận lợi làm nấm yếu dễ phát sinh bệnh. Và quan trọng nhất là do nguồn nước tưới nhiễm bệnh. Vì vậy, để xử lý nguồn nước tưới thật tốt trách gây bệnh:

Dùng máy ozon để khử trùng nước tưới Nấm.

Dùng 7-9 viên vôi ăn trầu vo viên nhỏ bằng đầu đũa, phơi khô. Bỏ vào 1000 lít nước tưới Nấm để khử trùng.

Dùng chlorine (1,6 mg/Lít nước) để khử trùng nước tưới. Lưu ý: dùng cách này, phải để mở nấp bồn nước và để qua đêm mới dùng để tưới nấm. Dùng bình sục khí để khử clo