Phương Pháp Trồng Măng Tây / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Măng Tây

Cây Măng tây có tuổi thọ khoảng 30 năm, trồng thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới nhiệt độ trung bình 250C-330C(cây có năng suất cao nhất ở nhiệt độ bình quân 300C),thuộc lớp thực vật một lá mầm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, chịu hạn rất tốt, khi trưởng thành cây sẽ bung tán cành lá rộng 1 mét, cao tới 1,5-1,8 mét. Bộ rễ chùm cây Măng tây 4-5 năm tuổi có 150-200 cọng rễ trải rộng 50-70 cm,có hình dáng trông như cái nôm cá với80% là rễ hút dinh dưỡng ăn sâu 0,30-0,60 mét và20% là rễ hút nước có thể cắm sâu đến 2-3 métdưới chân đất trồng. Cây Măng tây có hoa đơn tính màu lục nhạt, trái khi chín màu đỏ có 4-6 hạt màu đen.

Nhờ được các nhà khoa học kỹ thuật tuyển chọn rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống, trên đất trồng cây Măng tây bao giờ cũng có 80-90% số cây làcây namchủ yếu cung cấp Măng và 10-20% số cây làcây nữvừa cung cấp Măng(to hơn nhưng ít hơn cây nam),vừa cung cấp hoa và trái lấy hạt. Các cây nam trông khoẻ mạnh hơn, thông thường cho sản lượng Măng thu hoạch nhiều hơn cây nữ 20-25%.

Cây Măng tây ươm giống 2-3 tháng, trồng ra đất 4-6 tháng bắt đầu cho Măng tơ, thu hoạch liên tục mỗi ngày, có thể cho thu hoạch kéo dài 6-8 năm, thậm chí 10-15-20 năm.

Sản phẩm của cây Măng tây là các chồi Măng non có tên thương mại là rau Măng tây xanh. Rau Măng tây xanh là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây Măng tây. Trước khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non Măng tây khởi đầu có thân màu trắng(Măng tây trắng),khi nhô cao khỏi mặt đất, sau khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp chiếu xạ chúng phát triển nhiều diệp lục tố làm cho thân Măng chuyển hoá thành màu xanh(Măng tây xanh).

Sản lượng Măng tây thu hoạch sẽ tăng dần từ 20-25-30 tấn/ha/năm từ năm thứ 2 đến thứ 4 lên 35-40-45 tấn/ha/năm từ năm thứ 5 đến thứ 10… Tuỳ theo đất trồng và cách chăm sóc, từ năm thứ 10 hoặc 15 trở đi, khi năng suất và chất lượng Măng đã giảm(thân măng nhỏ dưới <8 mm)thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng lại cây mới sau khi đất đã luân canh cải tạo bằng 1-2 vụ cây trồng khác như các loại cây họ đậu…

1. Chọn hạt giống

Có rất nhiều giống măng tây khác nhau. Nhưng tập trung chỉ có 3 nhóm chính là: Măng tây xanh, tím, trắng. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong ngày công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã lai tạo ra những giống măn có thể sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới và cạn nhiệt đới như ở miền bắc nước ta.

Hạt giống F1 có năng suất và chất lượng cao, kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và thu hoạch.

Hạt giống F2 có năng suất và chất lượng kém hơn giống F1 khoảng 20- 25%, kháng bệnh cao dễ trồng và thu hoạch. Thường được lai tạo theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của các nước mua giống trồng cây, giá cả bằng ½ loại giống F1

Hạt giống tạp (dòng F3, F4, F5,…,Fn): Người trồng hái lấy trái chính đỏ của dòng cây sau đời F2, F3,..làm hạt giống trồng măng F3, F4, F5,… Đối với giống này năng suất thấp hơn, chất lượng măng nhỏ thường lấy cành lá làm kiểng bán kèm theo hoa.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang bán các giống măng nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, phổ biến là có các thương hiệu sau: Mary Washinton, UC- 800, UC- 157, Grande, Atlas, Jersey,…

Qua thời gian thực nghiệm và nghiên cứu chúng tôi đã chọn giống Jersey F1 phù hợp với khí hậu cận nhiệt đới ở miền bắc. Đối với giống này về khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng cao hơn các giống khác chúng tôi đã trồng khoảng 20%.

2. Sản xuất cây giống

Chọn vùng đất ươm cao ráo, dễ thoát nước, lấy được nắng toàn phần. Nếu ươm giống trong mùa mưa, cần phải chuẩn bị sẵn nhà lưới nilon. Tránh được trời mua lớn và ngăn được côn trùng, sâu bệnh hại cây con. Mật độ trồng trên 1ha cần khoảng 20.000 hạt giống. Chúng tôi đang làm thí điểm trồng hàng đôi với mật độ cao hơn, số lượng hạt giống vào khoảng 27.000 hạt.

2.1. Giá thể ươm giống cây măng tây

¼ đất ươm đảm bảo phải sạch bệnh, độ pH = 6,5-7,5. Nên chọn đất phù sa là tốt nhất.

¼ cát đen + canxi để phối trộn thành đất cát pha tỉ lệ 50/50

¼ phân xanh bao gồm tro trấu, rơm mục hoặc xơ dừa đã xử lý nước vôi hoặc sunfat đồng khử nấm, sâu bệnh

¼ phân trùn quế có bổ sung lân, phân chuồng ủ hoai + Ure và chế phẩm sinh học Trichoderma hoặc phân hữu cơ tổng hợp bán sẵn trên thị trường.

Ngoài ra người ươm có thể dùng thêm một số chế phẩm kích thích sinh trưởng như GA3, Agrostim,…

2.2. Bầu ươm giống

Bầu ươm cây giống thường làm bằng loại bao bì tự hủy hoặc túi nilon đen bán sẵn trên thị trường. Các bầu ươm phải có lỗ thoát nước bên dưới, tùy theo thời gian ươm mà ta chọn kích thước bầu ươm khác nhau.

Thời gian ươm 1,5 tháng, dùng bầu kích thước: 10x15cm

Thời gian ươm 02 tháng, dùng bầu kích thước: 15x20cm

Thời gian ươm 03 tháng, dùng bầu kích thước: 20x25m

2.3.Cách ươm giống

Bước 1:

Lấy đủ số lượng hạt giống đem phơi nắng khoảng 2-3 giờ dưới ánh nắng cho hạt thật khô. Mục đích: Tăng độ hút nước của hạt giống.

Cho hạt giống vào bọc vải đưa vào nước chà xát nhiều lần cho hạt sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt còn sót lại.

Khi hạt giống chuyển từ màu xám mờ sang màu đen bóng thì dừng lại.

Bước 2:

Ngâm hạt giống đen bóng đó vào nước ấm nhiệt độ bình quân 300 – 350 C. Mục đích: tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầy dễ dàng hơn

Ngâm khoảng 12 giờ.

Bước 3:

Chuẩn bị 01 hộp để đựng hạt giống( tùy theo lượng hạt ươm ta sẽ dùng kích thước hộp khác nhau để cho đủ số hạt vào đó) và 02 miếng vải thun sậm màu.

Tẩm ướt cho cả hai tấm vải rồi trải một tấm xuống đáy hộp.

Khi hạt giống được ngâm trong nước khoảng 12 giờ thì mang hạt ra trải đều trên lớp vải trong hộp. Rồi lấy tấm vải còn lại phủ lên toàn bộ lớp hạt đã được trải đó.

Đậy nắp hộp lại, lưu ý nên để một số lỗ thoáng trên hộp để hạt trao đổi không khí. Luôn giữ độ ẩm cho lớp vải là 50% và nhiệt độ trung bình là 300 C. Nếu nhiệt độ không khí thấp quá ta có thể dùng bóng điện 100w để ủ ấm cho hạt.

Bước 4:

Trong vòng từ 2-7 ngày các hạt giống sẽ lần lượt nứt nanh mầm rẽ con( điều kiện khí hậu không thuận lợi sẽ có những hạt khoảng 12 ngày mới nứt nanh). Ta lật lớp vải thun phía trên lên rồi cẩn thận lấy những hạt đã nứt nanh mang cho vào trong bầu ươm.

Sau đó ta lại lấy lớp vải đó phủ lại những hạt còn lại và đậy nắp hộp lại tiếp tục quá trình ủ hạt. Đợi các hạt đó nứt nanh thì mang ra ươm trong bầu.

Bước 5:

Khi bầu đã ươm đã được chuẩn bị tốt trong vườn ươm. Ta dùng đũa hoặc ngón tay ấn một lỗ khoảng 0,5-1cm ở giữa bầu giá thể, cẩn thận dùng nhíp gắp từng hạt đã nứt nanh mầm xuống rồi lấp nhẹ bằng một lớp tro trấu mục hoặc đất tơi xốp lên trên hạt tránh côn trùng, gia xúc hoặc kiến tha hạt đi.

Sau đó tưới nước nhẹ một lượt lên toàn bộ các bầu ươm, cẩn thận không để vòi nước tưới trực tiếp quá mạnh làm văng hạt giống ra khỏi bầu. Các bầu ươm phải lấy được ánh nắng toàn phần, nguồn nước tưới phải đảm bảo độ pH= 6,5-7,5 và luôn giữ độ ẩm cần thiết 50%.

Bước 6:

Sau khi ươm hạt khoảng 10 ngày thì các cây giống con sẽ mọc lên.

Khi cây cao khoảng 10cm thì tiến hành bon thúc 10 ngày/lần với dung dịch NPK 15-15-15 pha loãng 0,1% để kích thích sự phát triển của cây.

Sau thời gian khoảng 1 tháng thì ta bổ xung lân hoặc vôi pha loãng tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển.

Nếu cây giống bạc đầu thì ta phải bổ xung them can-xi. Nếu giá thể ươm giống dùng phân trùn quế + lân thì bầu giống đã sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây giống suốt thời gian 3 tháng ươm.

Thời gian ươm cây giống:

Đối với cây măng tây tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mà ta có thể trồng sớm hay muộn. Thông thường thời gian ươm cây kéo dài trong khoảng thời gian là 2-3 tháng.

Cây giống đảm bảo các điều kiện sau thì sẽ được mang ra đất trồng:

Đường kính gốc măng: 3-5mm

Chiều cao của măng: 50-70cm

Số cọng rễ: 10-20 cọng

Khi đó cây giống sẽ đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển ngoài đất trồng.

1. Chọn đất trồng

Cây măng tây sinh trưởng và phát triển mạnh với các loại đất trồng tơi xốp và giàu dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc chu đáo và đặc biệt cây phải lấy được 100% ánh nắng toàn phần. Đối với đất trồng thiếu ánh nắng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp dẫn đến cây kém phát triển, năng suất cũng như chất lượng sẽ giảm mạnh.

Đối với khí hậu miền bắc nước ta, nhiệt độ trung bình cao 20-35C rất thích hợp cho việc trồng măng. Ta nên chọn đất trồng là đất pha cát 50/50 là phù hợp với đặc tính sinh thái của măng tây nhất. Ta cũng có thể chọn đất trồng như: đất đỏ bazan, đất phù xa, đất xám, đất thịt nhẹ, sau đó cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ.

Điều kiện đất trồng:

Thế đất phải cao ráo, giàu dinh dưỡng.

Tiêu thoát nước tốt. Những vùng trũng quá cần phải đào rãnh xung quanh và có bơm tháo nước khi bị ngập úng.

Tầng canh tác dày khoảng: 0,6-1m để bộ rẽ phát triển thoải mái.

Mực nước ngầm phải cách khoảng 1m để tránh thối hỏng bộ rễ.

Độ ẩm đất luôn luôn giữ trong khoảng 60-70%,

Độ pH= 6,6- 7,5.

Thế đất không được dốc quá 10%, tránh trường hợp bị xói mòn.

2. Chuẩn bị đất trồng

Hai tháng trước khi trồng, phải tiến hành cày đất sâu khoảng 30-50cm hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 ngày, kết hợp làm cỏ sạch, phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu bệnh. Tùy theo chất đất ta cần dùng vôi bột và rơm trấu mục để tăng độ tơi xốp cũng như khử chua cho đất.

Ban phẳng đất trồng, tùy theo mật độ trồng đã định căng dây lấy mực cho thẳng rồi vét rãnh thoát nước( rộng: 20cm, sâu:30cm), sau đó lấy đất lên luống rộng 1mét. Phơi nắng tầm 01 tháng để khử sâu bệnh và cỏ dại.

3. Trồng cây ra đất sản xuất:

Cây măng tây thường được trồng theo luống, theo từng hàng thẳng trên tim luống. Ta nên trồng theo hàng đơn: Cây cách cây 45cm, hàng cách hàng 1,2m. Với mật độ đó sẽ trồng được khoảng 18.000- 20.000 cây/ha.

Tiến hành trồng cây xuống đất. Ta cuốc đất thành hố rộng khoảng 50cm sau đó trộn đất với phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh và bổ xung lân để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilong ở bầu giống, giữ nguyên giá thể rồi đắt ngay ngắn vào trong hố trồng sao cho mặt bầu bằng với mặt đất trồng, sau đó dùng đất bên mép luống phủ kín bầu cây lại.

Sau khi trồng xong, tiến hành tưới nước thấm qua rãnh hoặc phun sương hàng ngày để giữ độ ẩm cho đất. Cần theo dõi thường xuyên hàng ngày, trong trường hợp cây bị bệnh hoặc chết phải thay thế bằng cây giống khác.

Lưu ý: khi trồng vào mùa mưa cần phải có biện pháp bảo vệ cây con tránh trường hợp cây bị hỏng khi chưa kịp bắt rễ xuống đất trồng.

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Taó Tây

Bạn đã bao giờ muốn bạn có thể trồng cây táo ở sân sau của bạn? Hướng dẫn này sẽ cho bạn biết tất cả những gì bạn cần biết về táo, bao gồm cách trồng, chăm sóc và chăm sóc cây táo trong vườn của bạn.

Cây táo tây không chỉ dành cho những người có diện tích trên một mẫu đất. Ngay cả trong một không gian nhỏ, bạn có thể trồng một hàng rào cây táo lùn hoặc một quả táo espalier và mang lại một vụ mùa thành công.

Cách trồng cây táo tây

Trồng vào mùa xuân được khuyến cáo ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Vào mùa thu và mùa đông thời tiết nói chung là nhẹ và ẩm ướt, mùa màng trồng thành công.

Cân nhắc về khí hậu

Không phải mọi táo phát triển ở mọi nơi. Mỗi giống có một số ngày cụ thể cần thiết cho sự trưởng thành của quả.

Không phải cây nào cũng cho bạn biết nơi nào cây trồng phát triển tốt nhất. Cũng kiểm tra với Dịch vụ Khuyến nông hợp tác địa phương của bạn để có khuyến cáo cụ thể cho khu vực của bạn.

Theo một quy luật chung, nếu cây được gọi là cứng rắn, nó phát triển tốt nhất ở các vùng cứng Hardness 3 đến 5. Nếu được gọi là mùa vụ dài, chất lượng quả táo sẽ tốt nhất ở các khu 5 đến 8. Kiểm tra vùng của bạn ở đây.

Đất trồng

Hãy kiểm tra đất trước khi trồng cây táo của bạn. Dịch Vụ Khuyến Nông của địa phương bạn có thể hướng dẫn bạn thu thập mẫu đất, giúp bạn giải thích các kết quả và cung cấp thông tin có giá trị về đất đai trong hạt của bạn. Kết quả từ bài kiểm tra đất sẽ xác định các sửa đổi đất cần thiết để điều chỉnh sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và điều chỉnh pH đất. Việc sửa đổi nên được làm việc trong đất đến độ sâu 12 đến 18 inch, nơi cây sẽ rễ, không chỉ là các lỗ trồng.

Cây táo cần đất thoát nước tốt, không có gì quá ẩm ướt. Đất cần phải giàu có và giữ được độ ẩm cũng như không khí; rơm, cỏ khô, hoặc một số vật liệu hữu cơ khác để giữ ẩm đất và cung cấp chất dinh dưỡng khi chúng phân hủy.

Chọn một trang web đầy nắng. Để có được quả tốt nhất, cây táo cần “ánh sáng mặt trời đầy đủ”, nghĩa là có sáu hoặc nhiều giờ nắng hè trực tiếp hàng ngày. Phơi nhiễm tốt nhất cho táo là độ dốc hướng về phía bắc hoặc hướng đông.

Khoảng cách của cây bị ảnh hưởng bởi gốc ghép, độ màu mỡ của đất, và tỉa cành. Cây con hoặc cây có kích thước đầy đủ nên được trồng khoảng 15 đến 18 feet ngoài cùng một hàng. Một gốc ghép lùn có thể cách nhau 4 đến 8 feet.

Cây táo lùn thường có xu hướng bị nhổ ra dưới sức nặng của vụ mùa nặng, vì vậy bạn nên cung cấp một hệ thống hỗ trợ cho hàng rào của bạn. Bạn có thể trồng cây của bạn chống lại hàng rào, hoặc bạn có thể cung cấp hỗ trợ tự do đứng ở dạng một võng mạc.

Đảm bảo rằng cây sẽ không được trồng trong “túi băng giá”, nơi không khí lạnh lắng xuống ở các khu vực thấp. Chọn một địa điểm cao hơn để không khí lạnh sẽ chảy ra khỏi cây.

Không trồng cây gần các khu rừng hoặc cây.

Trồng cây trong đất

Trước khi trồng, loại bỏ tất cả cỏ dại và cỏ trong một đường kính chân 4-foot.

Sau khi mua cây, bảo vệ nó khỏi chấn thương, làm khô, đóng băng, hoặc quá nóng. Nếu rễ đã khô, ngâm chúng trong nước khoảng 24 giờ trước khi trồng.

Đào một lỗ khoảng hai lần đường kính của hệ thống rễ và sâu 2 feet. Đặt một số đất lỏng lẻo vào lỗ và nới đất trên các bức tường của lỗ khoan để rễ cây có thể dễ dàng xâm nhập vào đất. Trải ra rễ cây trên đất lỏng, đảm bảo chúng không bị xoắn hoặc chật hẹp trong lỗ. Tiếp tục thay thế đất xung quanh rễ. Khi bạn bắt đầu che phủ gốc rễ, chắc chắn rằng đất bao quanh rễ và để loại bỏ không khí trong túi.

Không thêm phân bón vào thời gian trồng, vì rễ có thể bị “đốt”. Đổ phần còn lại của lỗ bằng đất lỏng và nhấn đất xuống.

Hầu hết cây táo được ghép. Các khớp nối phải được ít nhất 2 inch trên đường đất để rễ không nổi lên từ cây. Các liên hiệp ghép (nơi scion được gắn vào gốc ghép) có thể được công nhận bởi sưng ở ngã ba.

Cách chăm sóc cây táo tây

Giảm thiểu tỉa cành cây non

Việc cắt tỉa làm chậm sự tăng trưởng tổng thể của cây non và có thể trì hoãn việc bón, vì vậy đừng vội vã để tỉa, trừ loại bỏ các cành bị thất lạc, bị hỏng, hoặc chết. Có một số kỹ thuật để chỉ đạo tăng trưởng mà không cần tỉa thưa. Ví dụ:

Xoa những chồi bị thất lạc trước khi chúng phát triển thành các cành nhồi.

Bẻ một cây xuống gần như nằm ngang trong vài tuần để làm chậm sự tăng trưởng và thúc đẩy ngành và hoa quả. Buộc dây với cổ phần trong đất hoặc hạ cành.

Cắt cây trưởng thành hàng năm

Vứt cây trưởng thành của bạn khi không hoạt động. Cắt bỏ hoàn toàn những cành cây khoẻ mạnh, thẳng đứng (phổ biến nhất trên cây).

Loại bỏ những cành cây yếu (thường treo từ dưới chân.

Ngắn lại thân mà trở nên quá dốc, đặc biệt là những thân cây thấp trên cây.

Sau khoảng 10 năm, những quả mọng (nhánh mọc dài chỉ khoảng một nửa inch mỗi năm) trở nên quá chật hẹp và hư hỏng. Cắt đi một vài trong số chúng và rút ngắn số khác.

Khi toàn bộ cánh tay của quả chín sẽ giảm theo độ tuổi, cắt nó lại để có chỗ thay thế trẻ hơn.

Loại bỏ trái cây dư thừa. Điều này có vẻ khó khăn nhưng thực tiễn này làm giảm sản xuất, ngăn ngừa một vụ mùa nặng nề từ chân tay gãy, và đảm bảo nếm tốt hơn, cây ăn quả lớn hơn.

Ngay sau khi bộ quả, loại bỏ các trái cây nhỏ nhất hoặc hư hỏng, để lại khoảng bốn inch giữa những người còn lại.

Sâu bệnh

Ngăn chặn chuột và thỏ với lưới thép hình trụ quanh gốc cây.

Thuốc xịt có thể cần thiết cho các loài côn trùng như bọ cánh cứng Nhật Bản , mặc dù một trong những thủ phạm tồi tệ nhất, các sâu non táo, có thể bị mắc kẹt, đủ đơn giản bằng cách treo một hoặc hai vòng, bóng mềm kích thước bóng sơn màu đỏ và phủ một lớp dính “Tangle-Trap” – Từ một chi nhánh vào tháng Sáu qua mùa hè. Nộp thêm nếp nhăn lên một hoặc hai lần nếu cần.

Chữa bệnh bằng cách tạc táo, chôn chúng dưới mùn cưa, hoặc xay chúng bằng máy cắt cỏ vào cuối mùa.

Việc cắt tỉa làm giảm bệnh bằng cách cho ánh sáng và không khí nhiều hơn.

Để giữ côn trùng tránh xa cây táo, hãy làm dung dịch 1 chén dấm, 1 chén đường và 1 lít nước. Đổ hỗn hợp này vào một bình nhựa rộng. Cầm cái bình, mở ra trong cây táo của bạn.

Thu hoạch

Sau khi cắt tỉa và chăm sóc, hãy chắc chắn thu hoạch táo của bạn ở đỉnh cao của sự hoàn hảo.

Lấy quả táo của bạn khi màu nền không còn xanh.

Các giống táo khác nhau trưởng thành ở những thời điểm khác nhau, vì vậy mùa thu hoạch có thể kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10.

Nếu quả táo quá chín và mềm, dùng để nấu ăn!

Táo giữ trong khoảng sáu tháng ở nhiệt độ từ 32 đến 45 độ F.

“Táo nướng có tác động tuyệt vời đến toàn bộ hệ thống vật lý, cho ăn não cũng như thêm vào thịt, và giữ cho máu trong sạch; Cũng ngăn ngừa táo bón và điều chỉnh xu hướng về axit, gây ra chứng thấp khớp và đau dây thần kinh. “- niên giám 1898 của nông dân cũ

Giống đề nghị

Tìm cây chống bệnh như ‘Liberty’, ‘Jonafree’, ‘Macfree’ và ‘Williams Pride’ sẽ cho bạn khả năng phát triển trái cây hữu cơ hoặc sử dụng ít hóa chất hơn. Bảo trì cũng dễ dàng hơn.

Bạn cần phải chọn một gốc ghép. Tất cả cây táo được bán có 2 phần: “gốc ghép” hoặc nền móng và “cành” hoặc phần trên cùng xác định giống cây ăn quả. Một gốc ghép có thể được “gieo hạt” (tạo cây có kích thước đầy đủ) hoặc có thể “lùn” hoặc “kiểm soát kích cỡ” (tạo cây nhỏ hơn để chăm sóc và thu hoạch).

Đối với cây lùn, đảm bảo rằng gốc ghép được xác định. Một Bud 9 là một cây hardy chung đó là dễ dàng để đào tạo cho USDA Khu Khí hậu 3 đến 5. M9 có lẽ là gốc ghép trồng rộng rãi nhất, mặc dù nó có thể chết trong mùa đông lạnh lẽo.

Mua cây ngủ non, rễ, cây 1 năm tuổi có hệ thống rễ tốt. Người lùn và người bán lùn sẽ phải chịu trong 3 đến 4 năm, năng suất từ ​​1 đến 2 bushel mỗi năm. Cây tiêu chuẩn sẽ chịu trong 5 đến 8 năm, năng suất từ ​​4 đến 5 bushel táo mỗi năm.

Hầu hết các giống táo không tự thụ phấn hay bất kỳ loại hoa nào cùng giống táo; Điều này đòi hỏi trồng ít nhất hai giống cây táo khác nhau gần nhau để các con ong có thể thụ phấn. (Thực ra có một số loại cây táo tự thụ phấn nếu bạn thực sự thiếu thời gian. Tuy nhiên, ngay cả những cây táo này cũng sẽ chịu nhiều hoa quả nếu thụ phấn chéo).

Cũng xem xét làm thế nào bạn sẽ sử dụng táo của bạn: Bạn có thích nướng bánh táo? Hoặc, có lẽ bạn chỉ muốn táo có hương vị tốt hơn nhiều so với những gì bạn có thể mua ở cửa hàng tạp hóa. Xem Táo tốt nhất cho bánh nướng để biết thêm thông tin.

Một cây lùn trẻ sinh ra khoảng 1 ½ bushels trái cây – thậm chí còn ít hơn khi cây là một phần của hàng rào táo. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến nướng nhiều bánh táo “Cox’s Orange Pippin ‘, bạn sẽ cần trồng một số cây của giống đó để có đủ trái.

Nếu bạn không có mục tiêu nấu nướng cụ thể, hãy thử trồng một trong những giống khác nhau mà chín trong suốt mùa thu hoạch. Sau đó, bạn có thể thưởng thức các quả táo thường xuyên và vẫn có đủ trái cây trong tay cho một “lộn xộn” táo nấu.

Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây

Măng tây là cây ưa sáng, rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng măng tây phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6-7 là tốt nhất. Sau 2-3 tháng ươm giống và 4-6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8-10kg/1.000m 2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian), thời gian cho thu hoạch khoảng 8 tháng/năm.

Cách ươm giống măng tây: Hạt giống sau khi lấy ra được phơi ở nắng nhẹ khoảng 4h, sau đó ngâm trong nước lạnh có pha với phân sinh học WEHG trong 10h rồi lấy ra ủ, dụng cụ ủ bao gồm: Dưới cùng trải một lớp tro dày 1cm, lấy một tấm lưới đen phủ lên, tiếp tục phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên trên tấm lưới rồi rải hạt lên trên lớp tro trấu đó, sau đó phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên lớp hạt, lấy áo thun phủ lên, mỗi ngày tưới nước 2 lần sáng chiều, hạt ủ nơi râm mát nhiệt độ khoảng 25-28oC. 5 ngày sau khi ủ kiểm tra và gắp hết những hạt đã nảy mầm bỏ vào bịch ương lấp nhẹ bằng tro trấu.

Bịch ương bằng nilong đen có kích thước 15 x 20cm, đất đóng bịch bao gồm đất sạch pha cát, tro trấu, phân hữu cơ hoai mục, hàng ngày tưới đủ ẩm chăm sóc cho cây phát triển tốt đến khi đủ tiêu chuẩn thì đem trồng (khi trồng đảm bảo cây đạt độ cao 25-30cm sau khoảng 3 tháng gieo ươm, có 1-2 nhánh khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bộ rễ có đủ ít nhất từ 9 cọng rễ trở lên).

Chọn, làm đất trồng: Măng tây phù hợp các loại đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ, đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 40-50cm, độ ẩm trung bình 65-70%, độ PH 6-7 không bị phèn, không ngập úng vào mùa mưa, chủ động nước tưới trong mùa khô. Đất cày bừa kỹ, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100cm, cao 30cm, phơi nắng 25-30 ngày trước khi trồng.

Thời vụ: Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển từ 15-30 o C, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm đó là: Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2,3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

Bón thúc: Thời gian chăm sóc chưa thu hoạch được chia làm 4-6 lần: Lần đầu sau trồng 15-20 ngày; trung bình mỗi tháng bón một lần với lượng phân bón cho 1ha là 150 kg NPK loại 16-16-8 cho mỗi lần bón. Đồng thời vun gốc sau mỗi lần bón phân để bảo vệ cổ rễ. Trước khi vào thời kỳ thu hoạch măng (khoảng 120 ngày sau trồng) bón thêm 15-20 tấn phân chuồng + 200 kg NPK loại 15-15-15/ha nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mẹ đẻ nhiều măng. Sau khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng, cắt tỉa bớt cây mẹ già, chỉ giữ lại những cây khỏe và tiếp tục bón thúc bổ sung thêm phân chuồng, phân NPK, WEHG, Nitrophotka để kích thích cây tiếp tục sinh trưởng và cho nhiều chồi măng năng suất chất lượng hơn.

Tưới nước: Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng, thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60-70%, nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới phun, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh ngày 2 lần vào mùa nắng, 1-2 ngày/lần vào mùa mưa. Nên tưới vào buổi sáng sau khi thu măng xong và buổi chiều nhưng kết thúc trước 5h chiều để khỏi làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú. Vào mùa nắng cần giữ ẩm bằng cách phủ rơm rạ hoặc sơ dừa, tro trấu. lục bình…, mùa mưa cần làm rãnh thoát nước tốt, tuyệt đối không để măng bị ngập úng.

Tỉa cành, làm cỏ: Sau khi trồng, định kỳ bón phân cần làm cỏ sạch sẽ, thời gian đầu chưa cho măng có thể dùng màng phủ nông nghiệp hoặc các loại rơm rạ lục bình đã qua xử lý phủ gốc để hạn chế cỏ dại. Ngay sau khi trồng cây ra đất tiến hành cắm cọc tre hàng đôi cao 120cm mỗi cọc cách nhau 3-4m dùng dây kẽm hoặc dây cước bền nối các cọc trên một hàng với nhau cách mặt đất 20-30cm, kẹp cây măng ở giữa để đỡ cây măng khỏi đổ ngã (cây măng ở giữa, 2 dây 2 bên tránh cột dây kẹp sát cây măng), sau đó nâng dần dây đôi lên hoặc cột thêm hàng dây ở độ cao 75-90cm, sau mỗi lần làm cỏ bón phân tiến hành đồng thời tỉa bỏ những cây ốm yếu, bị sâu bệnh chậm phát triển, cây đổ ngã, cây nhỏ, cây già để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, chỉ để lại 4-6 cây mẹ to khỏe/một bụi.

Phòng trừ sâu bệnh: Sau mỗi lần làm cỏ, bón phân cần tiến hành phun thuốc phòng tuyến trùng, nấm bệnh sâu hại cây. Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít bị sâu hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trừ kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp… các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị một số bệnh hại như: Thán thư, phấn trắng, sương mai, thối rễ, đốm lá… nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

Lưu ý: Trong thời gian thu hoạch măng tây không nên dùng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật vì chồi măng tây xanh rất nhạy cảm với các loại thuốc độc này, có thể nên dùng lúc ngưng thu m ăng để dưỡng cây mẹ.

Thu hoạch và bảo quản măng tây : Thu hoạch lứa đầu sau trồng khoảng 4 – 6 tháng. Hàng ngày thu măng vào buổi sáng từ 6 – 8h sáng, thu hoạch bằng tay, nắm sát gốc cây măng nghiêng 30o xoay và giật nhẹ, không dùng dao cắt chồi măng. Rửa sạch đất cát nhưng không được để ướt đầu măng, xếp ngọn bằng nhau, cắt gốc theo tiêu chuẩn phân loại. Dùng dây mềm buộc thành bó 0,5-1kg/bó, lấy giấy báo hoặc giầy mềm bọc kín bảo vệ đầu bông bó măng, ngâm gốc vào nước sạch giữ cho măng tươi hoặc xếp thẳng đứng vào thùng (không xếp nằm sẽ dập măng), chuyển ngay về nơi chế biến hoặc nơi tiêu thụ.

Chỉ thu hoạch lứa măng tơ trong vòng 1 tháng (phải thu hết kể cả cây không đạt chất lượng) để dưỡng cây mẹ tránh cho cây không bị kiệt sức làm giảm chất lượng, năng suất lứa măng sau. Những lứa sau chu kỳ thu hoạch kéo dài 2,5-3 tháng, thu măng hàng ngày. Khi thấy đường kính thân măng nhỏ hơn 8mm, cây mẹ già có dấu hiệu vàng úa thì ngưng thu hoạch tiến hành trẻ hóa vườn măng bằng cách giữ lại dưỡng 4-6 chồi măng làm cây mẹ trẻ thay thế, khi cây mẹ trẻ đủ lớn, đường kính đạt 10-12mm bắt đầu bung tàn cành lá thì nhổ bỏ cây mẹ già kết hợp bón phân xới xáo làm cỏ phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh chuẩn bị cho kỳ thu hoạch mới

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Măng Tây

A. Giới thiệu

Măng tây Asparagus officinalis là một loại thực vật dùng làm rau. Cây thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính 5-6 mm, màu nâu sáng, xốp. Các thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khí sinh này mang những vòng cành biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm. Hoa rất nhỏ, màu lục, hình chuông, dài độ 6 mm, tập hợp 4-6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá. Quả hình cầu, dày màu đỏ.

Cây măng tây là một loại cây lâu năm thuộc Họ Măng tây có nguồn gốc châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay đọt non cây măng tây được trồng nhiều nơi dùng trong ẩm thực như một loại rau.

Các thành phần dinh dưỡng có trong măng tây gồm: Nước 90-95% glucid 1,70-2,50% lipid 0,10-0,15%, protid 1,60-1,90%, cellulose 0,55-0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoáng 10% chất khoáng với mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, saponosid; các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh) các vết anthocyamosid. Trong rễ có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali.

Đọt măng tây thường dùng để ăn, rất tốt cho người suy niệu, thấp khớp, thống phong, viêm phế quản mạn tính, đái đường, đánh trống ngực.

Rễ măng tây được dùng cho các trường hợp giảm niệu của bệnh nhãn tim, các bệnh về thận, thuỷ thũng, vàng da.

Ở Trung Quốc, Măng tây được dùng trị phổi nóng sinh ho và sát trùng, được dùng trị bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng.

Hiện nay Trung Quốc vẫn là quốc gia có số diện tích trồng măng tây lớn nhất thế giới với 93.000 ha, họ chủ yếu sản xuất măng xanh, trong khi đó Đức đang đứng thứ 3 với số diện tích nhưng họ chủ yếu sản xuất măng trắng.

Những số liệu cho thấy rằng, Việt Nam vẫn là nước trồng măng tây với diện tích khiêm tốn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

B. Quy trình kỹ thuật

Măng tây là cây trồng ngoại, mới du nhập vào nước ta. Là loại cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao tuy nhiên kỹ thuật trồng măng tây khó, đòi hỏi người trồng phải có được sự hiểu biết nhất định về đặc tính của cây cũng như kỹ thuật trồng trọt. Là cây đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, kỹ thuật, công chăm sóc và có thị trường đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy trước khi trồng chúng ta cần nghiên cứu kỹ kỹ thuật trồng cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường.

I. Điều kiện ngoại cảnh

Măng tây sinh trưởng, phát triển được trong điều kiện nhiệt độ 10 – 40ºC. Tốt nhất là 23-29ºC với ban ngày và 15-21 º C với ban đêm (mùa xuân ngoài bắc sẽ vào dải nhiệt độ này và cũng tùy loại giống sẽ có biên độ khác nhau nhưng đây là thông số chung).

Măng tây có khả năng chịu được rét vì vậy trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi tuy nhiên dưới 10 º C chúng ngừng sinh trưởng.

II. Biện pháp kỹ thuật

1. Giống

Hiện tại Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á đang cung cấp giống măng tây xanh VA.01 (Asparagus). Là giống có xuất xứ Italia. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Độ đồng đều của đọt măng cao, măng to, ít xơ, năng suất cao. Có khả năng thích nghi với nhiệt độ từ lạnh đến nóng. Thời gian thu hoạch 6-7 tháng, ổn định sau 1 năm. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 8-10 năm. Mật độ trồng 20.000-22.000 cây/ha. Thời gian nảy mầm của hạt 7-15 ngày. Nhiệt độ nảy mầm từ 22-25 º C. Nhiệt độ để cây sinh trưởng, phát triển 15-35ºC. Mầm có thể chế biến thành rau ăn hoặc xuất khẩu.

2. Thời vụ

Miền Bắc

Miền Bắc khoảng thời gian thích hợp nhất cho trồng măng tây là tháng 8-10 âm lịch (giai đoạn này sau mùa mưa, trồng khoảng 5-6 tháng là chúng ta có thể thu bói, thời gian quay vòng vốn sớm) và tháng 2-5 âm lịch (giai đoạn này sẽ quay vòng vốn muộn hơn khi vướng vào mùa mưa và mùa đông). Như vậy, để trồng vào thời điểm này, chúng ta cần ươm hạt từ tháng 4-5-6 âm lịch để 3-4 tháng sau đó là có cây giống để trồng. Khi ươm hạt giống vào giai đoạn này thường tỷ lệ thất thoát sẽ rất cao vì đúng giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm và mưa bão liên miên. Chính vì vậy, chúng ta phải xây dựng được hệ thống ươm che chắn kỹ càng.

Miền Nam

Với khí hậu 2 mùa của miền Nam, khoảng thời gian trồng cây là tránh giai đoạn nắng cao điểm và mưa triền miên dài ngày. Thời điểm nắng nóng mưa nhiều của khu vực trung bộ và nam bộ sẽ khác nhau, không phải đồng bộ cùng một thời điểm. Chính vì vậy, muốn trồng măng tây phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn sống tại địa phương để lựa chọn ra những thời điểm thích hợp trồng. Luôn phải gieo hạt giống trước 3 tháng để kịp thời gian làm đất và ươm hạt giống.

3. Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt

3.1. Kỹ thuật ươm hạt giống

Bước 1: Chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với khí hậu thổ những của khu vực. Xác định lượng hạt cần gieo cho 1 đơn vị diện tích.

Khoảng 2.000-2.200 hạt trồng được 1 sào Nam bộ = 1.000 m²;

Khoảng 700-800 hạt trồng được 1 sào Bắc bộ = 360 m².

Bước 2: Đem số lượng hạt giống cần ủ ra phơi nắng buổi sáng khoảng 2 tiếng đồng hồ từ 9 đến 11 giờ để hạt giống đạt độ háo nước nhiều nhất và cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất.

Bước 3: Cho hạt giống vào 1 cái rây bằng inox mắc nhuyễn ~ 0,5 mm để chà rửa thật sạch hạt giống.

Bước 4: Cho hạt giống đã rửa sạch vào một cái bát hoặc một cái hộp nhựa đường kính ~ 10 cm. Dùng 100% nước lạnh sạch (hoặc nước ấm ~ 30ºC) để ngâm hạt giống từ 1-2 ngày cho đến khi thấy hạt giống ngậm nước trương nở to hơn bình thường. Vỏ hạt đã mềm (đôi khi cũng có hạt đã nảy nanh mầm trắng) thì lấy hạt giống ra. Vớt bỏ những hạt lép hoặc bị nấm mốc nổi trên mặt nước rồi đem hạt giống ra chà rửa nhiều lần cho thật sạch mùi chua, nước nhớt để chống nấm mốc làm thối hỏng hạt giống.

Trong thời gian ngâm hạt giống 1 – 2 ngày, cứ 1/2 ngày một lần phải tiến hành rửa hạt giống và thay nước mới, đây cũng là lúc để hạt giống có thời gian trao đổi dưỡng khí (thở) để kích thích tỉ lệ nảy mầm cao (hạt giống ngâm nước lâu cần phải có thời gian lấy ra khỏi nước để thở/hô hấp, không để mầm hạt bị “chết ngộp”).

Bước 5: Sau 1, hoặc 2 ngày ngâm hạt giống, lấy hạt giống ra chà rửa thật sạch rồi ngâm hạt giống khoảng 30 phút vào dung dịch GA3, hoặc WEHG, hoặc AUXIN, hoặc WEVIRO , hoặc NAA, hoặc ATONIK, … Pha tỉ lệ theo hướng dẫn bao bì với nước để kích thích tỉ lệ nảy mầm, rồi rửa sạch, cho hạt giống vào một cái khăn vải vuông dày ẩm 50% hoặc cũng có thể thay thế bằng 5 – 10 lớp khăn giấy ẩm vuông 30 cm, gói kín hạt giống lại, cho vào cái bát hoặc hộp nhựa sạch và khô ráo, đậy kín nắp hộp cho vào nơi tối (có thể úp/chụp hộp hạt giống bằng một miếng vải dày, màu tối hoặc một cái chậu nhựa để ngăn ánh sáng).

Bước 6: Thời gian ủ hạt giống thường kéo dài từ 3-4 ngày (có thể là 10 ngày) để hạt giống nảy mầm dần dần, nhớ mỗi ngày phải chọn lấy những hạt đã nảy mầm đem ra gieo (có thể gieo trực tiếp ra đất vườn ươm nếu trong nhà màng/kính hoặc gieo vào túi bầu đen khoảng 60 – 90 ngày để lấy cây giống con), những hạt còn lại tiếp tục chà rửa thật sạch, đồng thời giặt sạch 2 cái khăn ủ ẩm bằng nước sôi, để nguội rồi vắt ráo 50% nước để gói, ủ hạt giống cho ngày kế tiếp.

3.2. Ươm trong bầu măng tây:

Chuẩn bị đất trước khi ươm 3 ngày gồm: 3 phần đất + 1 phần trấu hun và phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục + 5 – 6 kg super lân cho 1 m³ giá thể ươm và thêm chế phẩm sinh học trichoderma. Tất cả được đảo đều và tưới ẩm 65 – 70%. Chuẩn bị túi nilon màu đen chuyên cho bầu ươm rộng 9 – 11 cm và cao 12 – 15 cm.

Tiến hành đóng bầu ươm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Cho giá thể vào bầu và lắc đều để đảm bảo độ nén của giá thể, bầu ươm không bị nếp nhăn. Giá thể trong bầu ươm cách mép túi bầu ươm 1cm. Xếp bầu ươm vào trong nhà lưới theo hàng để thuận tiện cho việc ươm và chăm sóc. Sau đó tiến hành gieo hạt trong bầu ươm.

Khi các hạt nứt nanh ta dùng chiếc đũa tạo thành 1 lỗ sâu khoảng 0.5~1 cm ở giữa bầu ươm rồi tiến hành bỏ hạt vào lỗ và lấp đất (có thể dùng trực tiếp ngón tay chỏ đục lỗ để ươm, chiều sâu nửa đốt ngón tay).

Không nên trồng hạt sâu quá sẽ làm hạt bị thối. Cứ tiếp tục tiến hành như vậy cho đến khi trồng hết hạt vào bầu ươm, cuối cùng tiến hành lấp đất và tưới ẩm. Nên tưới dạng phun mưa để đất không bị nén chặt.

Sau khi ươm bằng bầu hoặc trực tiếp trong vườn ươm ta tiến hành chăm sóc như sau:

Tiến hành che chắn vườn ươm tránh thời tiết khắc nhiệt, côn trùng, vật nuôi,…

Đối với khu vực ngoài Bắc 4 mùa mà ươm vào mùa mưa hoặc mùa đông cần phải che chắn kỹ càng cho cây giống giảm tỉ lệ thất thoát, thời gian này mưa nhiều hoặc giá lạnh sẽ khiến cho cây chết nhiều hoặc chậm phát triển không kịp thời vụ. Khi ươm 3 ngày cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất ta luôn giữ ẩm cho đất bằng cách tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Khi cây mọc được 15 ngày ta tiến hành nhặt cỏ, tiến hành bón thúc ure 1% để kích thích cây phát triển. Cứ sau 15 ngày tiến hành nhặt cỏ và bón thúc cho cây 1 lần.

Sau khi cây mọc 30~35 ngày ta bón phân vi sinh, phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp, phun phòng 1 số bệnh nấm, phun tiếp đợt diệt trứng, côn trùng, sâu bọ trước khi đưa ra đất trồng. Đến thời kỳ này cây phát triển có 3~4 nhánh trong bầu ươm ta có thể đem cây trồng ra ngoài đất.

4. Các bước chuẩn bị khi đưa cây từ vườn ươm ra trồng ngoài đất

4.1. Lựa chọn đất phù hợp

Đất thịt pha cát và có độ thoát nước tốt là đất đẹp nhất để trồng măng tây. Ngoài ra có thể chọn đất thịt nhẹ, đất thịt pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất đồi tơi xốp… Độ pH ban đầu từ 6.5-7.0. Nên chọn những mảnh đất có độ thoát nước tốt. Lượng phân bón trước khi sử dụng cần nắm bắt rõ tỉ lệ khoáng có trong đất là bao nhiêu để bổ sung thêm. Đối với măng tây lượng lân và kali luôn cao hơn đạm, tỉ lệ 1-1.5-2.5 (N-P-K) trong đất.

Đất trồng cây măng tây cần cải tạo bằng phẳng, có độ dốc nhẹ < 5 – 10% để dễ dàng tưới thấm qua rãnh và thoát nước tốt. Cần phải trồng cây chắn gió và đào mương thoát nước bao quanh đất trồng để chống giông gió, mưa to hay triều cường. Khi cần phải có máy bơm công suất lớn tháo nước, không để ngập úng chân đất quá 8 giờ.

4.2 Chuẩn bị đất (tiến hành đồng thời trong quá trình ươm hạt):

Do bộ rễ cây Măng tây trải rộng 50 – 70 cm và ăn sâu 30 – 50 cm tràn đầy trong chân đất sau 1-2-3 năm trồng không thể dùng cuốc xẻng can thiệp làm tơi xốp đất được nữa, và do nước ta có 6 tháng mưa, đôi khi kéo dài nhiều ngày khiến đất trồng dễ bị ngậm nước và ngập úng làm mất dưỡng khí, người trồng phải cải tạo đất, thiết lập tầng canh tác tơi xốp như một lớp giá thể dày #20-30 cm, lên liếp đất trồng cao khoảng 20- 30 cm, đáy liếp (cũng là đáy của 80 % bộ rễ hút dinh dưỡng của cây măng) phải cao hơn mực nước ngầm khoảng 30 – 50 cm; rãnh thoát nước sâu 20 – 30 cm tuỳ theo độ ăn sâu của rễ; quanh rẫy phải đào mương thoát nước rộng 1 – 2 mét, sâu 1 – 2 mét đề phòng mưa to, triều cường gây ngập úng bất ngờ, có kết hợp trồng cây để chắn giông gió lớn.

Chuẩn bị làm luống/liếp đất trồng cây măng tây như sau:

Làm cỏ và xử lý thuốc diệt mầm cỏ và cỏ dại: Sau khi dọn cỏ bằng các phương pháp thủ công, cày đất. S ử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Roundup 480SC, Vibphosate 480 DD, Niphosate 480SC, Dream 480SC, Bravo 480SC… Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt cỏ. Nhưng chúng ta luôn sử dụng những hoạt chất trong danh sách lưu hành của Bộ Nông Nghiệp và dùng theo theo tắc 4 đúng. Sau khi dùng thuốc diệt cỏ, chúng ta tiến hành phơi đất khoảng 15-20 ngày, tiến hành xử lý tuyến trùng, trứng sâu, nâng pH trong đất.

Xử lý tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, vi sinh vật có hại: Sau khi xử lý cỏ dại, trong các phương pháp các chuyên gia đề xuất, bao gồm sinh học và hóa học. Phương pháp xử lý tuyến trùng nấm bệnh bằng vôi là tiết kiệm và hiệu quả nhất. Tùy theo tình trạng của bệnh và độ pH của đất để xử lý. Tiến hành rắc vôi lên bề mặt đất rồi cày ải 20-30 cm, sau đó tưới nước từ từ để vôi ngấm dần, để trong khoảng 7-10 ngày sau rồi tưới nước lần 2. Nhược điểm phương pháp này là toàn bộ sinh vật có lợi có hại đều bị diệt trong quá trình hoạt hóa của vôi.

Ngoài ra để xua đuổi, phòng trừ tuyến trùng gây hại, có thể trồng trước một vụ cây hoa cúc vạn thọ (ít nhất trước 2 tháng). Sau đó tiến hành nhổ bỏ và làm đất như bình thường.

Nâng cao pH của đất

Trong các hoạt chất để nâng pH thì vôi vẫn là hiệu quả và tiết kiệm nhất, kết hợp để xử lý tuyến trùng, nếu chưa có loại sinh học và vi sinh nào được sự kiểm chứng của các hiệp hội khoa học thì chúng ta không nên mạo hiểm dùng để tránh sự lãng phí không cần thiết. Sau khi xử lý bằng vôi, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung các chất hữu cơ, vi sinh hoặc trùn quế để tạo sự cân bằng cho đất.

Với đất sét, nhiều chất hữu cơ:

pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha

pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha;

pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha,

Với đất cát, ít chất hữu cơ:

pH từ 3,5 đến 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha;

pH từ 4,6-5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha;

pH từ 5,6-6,5, bón < 250 kg vôi/ha;

Những lưu ý trước khi cải tạo đất:

Không trồng trên diện tích măng tây đã trồng trước đó.

Ngăn chặn được lượng lớn nước mưa hay môi trường bên ngoài bằng nhà màng nhà lưới.

Cây măng bệnh hay đã già tiến hành nhổ bỏ cách li hoặc đốt.

Hệ thống tưới nước

Có thể đầu tư 2 hệ thống là tưới rãnh, nhỏ nhọt, phun sương pép phun cao 10 – 15 cm, phương pháp phun sương cao 1.5 m-2 m không còn phù hợp vì có nhiều điểm hạn chế.

Thông thường khi sử dụng hệ thống nhỏ giọt nên dùng hệ thống 2 đến 3 dây trên 1 luống. Như vậy, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian tưới nước và tránh tỷ lệ độ ẩm không đều trên 1 vị trí sẽ làm nấm bệnh phát triển mạnh.

4.3. Xử lý đất trước khi trồng

Bón lót thêm 20-30 tấn phân xanh/ha (vỏ/bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, trấu mục, rơm rạ, mùn cưa, 20% tro trấu,…), 20-30 tấn phân chuồng ủ hoai/ha (có xử lý Tricoderma ủ nhân sinh khối), 1-2 tấn phân trùn quế/ha, phân vô cơ tổng hợp (dựa vào kết quả xét nghiệm đất để cân bằng tỉ lệ NPK trong đất thông thường 1 ha khoảng 400 kg NPK tỉ lệ 1-1-2) và phân vi sinh hữu ích thành 1 lớp phân xanh + phân hữu cơ dày 15-20 cm; rồi dùng cuốc xẻng, máy cày, máy cuốc đảo trộn đều lớp đất mặt dày 10-15 cm thành một lớp đất cát pha tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ dày 30 cm.

Chọn hướng đông để cây trồng lấy được nắng sáng + nắng chiều để phòng ngừa dịch bệnh, xẻ rãnh thoát nước rộng 30- 40 cm, sâu 20 cm, luống trồng rộng tùy theo hàng đôi hay đơn. Đảm bảo đất hoàn toàn tơi xốp tạo thành thế đất 30 cm nổi 30 cm chìm giàu dinh dưỡng sẵn sàng trồng cây măng tây mà không sợ bộ rễ bị nhiễm phèn hay đất bị ngậm nước và ngập úng nước.

Nấm tricoderma là 1 chủng vi sinh, được các nhà sản xuất ức chế ngủ đông bằng các phương pháp khoa học. Khi đưa ra ngoài môi trường, cần đánh thức chủng tricoderma để hoạt hóa chống chọi lại môi trường nấm bệnh. Phương pháp ủ nhân sinh khối này có thể sử dụng để ủ phân hữu cơ và sử dụng để tưới thẳng trực tiếp vào đất để tránh tuyến trùng, nấm bệnh…

Ủ phân chuồng hữu cơ

Chúng ta chuẩn bị 2 kg đường đỏ/đường hoa mai/rỉ mật đường và 1 kg tricoderma dạng bột hoặc 1 lít tricoderma dạng lỏng hòa trộn với 40-50 lít nước đổ vào 1 khối phân hữu cơ. Sau đó, tiến hành đậy kín yếm khí ủ trong 10 ngày, tiến hành kiểm tra xem các hoạt chất trico đã hoạt hóa nổi phấn trắng chưa? Sau khi kiểm tra, chúng ta tiến hành ủ yếm khí tiếp đến khi nào phân đã hoai mục thì tiến hành sử dụng.

Ủ tricoderma để tưới phòng bệnh cho cây

Với công thức như trên nhưng sẽ pha với thùng phi có sức chứa lớn với tỉ lệ pha 100 lít nước sạch. Sau đó quấy đều và dùng vải màn để bịt tránh các côn trùng, ruồi bọ đẻ trứng, để ủ trong 4-5 ngày, chúng ta tiến hành pha thêm 800 lít nước rồi tưới cho cây.

Sau khi đã cải tạo xong tầng đất canh tác như lớp giá thể dày 30 – 50 cm nêu trên ta làm như sau:

Cần tiến hành tạo mặt phẳng đất trồng với độ dốc thấp hơn 5- 10%, rồi tùy theo mật độ trồng cây đã định trước. Dùng sẵn que/thước dài 45-50 cm theo đúng mật độ để đào hố sẵn sàng trồng cây.

4.4. Giai đoạn đưa cây giống xuống đất

Tiến hành đưa bầu ra trồng tránh làm vỡ bầu, nắm nhẹ bầu đất, dùng tay nhẹ nhàng xé giấy nilon dọc bầu ươm và dùng bàn tay đỡ dưới đáy bầu ươm rồi nhẹ nhàng loại bỏ túi nilon. Chú ý: Tại đáy bầu ươm rất nhiều rễ chúng ta phải thật nhẹ nhàng hạn chế làm đứt rễ của măng

Đưa cây xuống hố sao cho mặt bầu ươm bằng mặt đất nền rồi tiến hành cho đất vào hố giữ cây trồng ngay thẳng và cho thêm đất vào gốc cây 3 – 5 cm để tránh tưới nước bị đọng (sau 3 tháng trồng phát triển tự nhiên chúng ta tiến hành lên luống cao đợt 2). Nếu trồng cạn/nông, cây sẽ mau lớn và mau cho măng, nhưng măng sẽ có nhiều xơ ở 10 cm phần gốc. Nếu trồng sâu khoảng 20 cm, măng to hơn. Trồng cạn hay sâu sẽ ảnh hưởng rất lớn việc chăm sóc cây (tưới nước, bón phân, tưới thuốc). Trồng sâu sau này cây sẽ cho măng to hơn và ít hoặc không có xơ ở 10 cm phần gốc, đồng thời cây cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn. Sau đó ta có thể dùng rơm, mùn cưa hoặc trấu đã qua xử lý phủ xung quanh gốc cây rồi tiến hành tưới đẫm để cho chắc gốc cây.

Chuẩn bị đưa ra trồng ta tiến hành tưới đẫm vườn ươm trước 2 ngày rồi dùng thuổng đào từng gốc mang ra trồng.

4.5. Những vấn đề lưu ý khi đầu tư trồng măng tây

Trồng măng tây chưa bao giờ hết khó, đặc biệt hơn là tại miền Bắc Việt Nam với vùng khí hậu 4 mùa khắc nghiệt. Việc ngăn ngừa lượng nước mưa và duy trì độ ẩm cho cây là điều cực kỳ quan trọng.

Trồng măng tây trong nhà màng

Đối với khu vực 2 mùa như trong miền Trung đến miền Nam, tại những khu vực nhiệt độ mùa hè không quá 35 độ C thì đó là nơi quá lý tưởng để đầu tư trồng nhà màng. Khi giảm được tối đa lượng nước mưa và lạnh của mùa đông thì măng tây sẽ phát triển rất tốt. Tại miền Bắc, mùa hè khắc nghiệt hơn khi nhiệt độ lên tới 39-40 độ C, nếu trồng bằng nhà màng cần đầu tư thêm hệ thống thông gió khác. Vì tùy từng loại giống sẽ có biên độ nhiệt sinh trưởng khác nhau, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của măng tây là từ 23-29 độ C vào ban ngày. Nếu lên quá 35 độ C, hầu như măng rất chậm phát triển. Sản lượng trồng trong nhà màng sẽ cao hơn rất nhiều so với ngoài trời.

Ảnh hưởng của độ ẩm đến cây măng tây

Khi độ ẩm được duy trì đều đặn thì sản lượng sẽ rất cao và măng tây đạt tiêu chuẩn bán ra thị trường. Khi độ ẩm không duy trì và khô thì năng suất vừa thấp và tỉ lệ măng hỏng lại cao.

Kết luận: chúng ta nên đầu tư hệ thống nhà màng để duy trì độ ẩm, khi thời tiết nhiệt độ cao tiến hành nghỉ dưỡng toàn bộ trong thời gian nắng nóng, không thu hoạch.

5. Chăm sóc măng tây

Điều đầu tiên chăm sóc măng phải đúng quy trình và phải có cách làm khoa học. Chúng ta cần chuẩn bị 1 máy đo pH đất và độ ẩm đất vì thường xuyên phải kiểm tra độ pH của đất trước khi trồng và trong quá trình trồng ít nhất 1 tháng 1 lần. Vì theo thói quen của người dân thường sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn phân bón hữu cơ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chúng ta cần liên kết chặt chẽ các quy trình với nhau và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, đặc biệt là lượng NPK (để biết được hàm lượng chính xác bao nhiêu cần đo pH đất). Hàm lượng NPK sử dụng trong đất đối với măng tây là 600 kg/ha/năm đầu với tỉ lệ N-P-K : 150-200-250. Từ những năm thứ 2 trở đi, chúng ta sẽ tăng dần.

Với lượng NPK này chúng ta sẽ sử dụng theo từng thời kỳ phát triển và từng mùa vụ trong năm. Nếu lúc mới trồng, chúng ta sẽ sử dụng vừa phải và kết hợp với phân chuồng. Nếu vào thời điểm mưa nhiều, nắng gắt hay giá lạnh thì tiến hành ngưng NPK thay vào đó là duy trì độ ẩm tốt nhất và các chế phẩm vi sinh/sinh học để giữ môi trường đất luôn ổn định.

Tác dụng của việc kiểm soát được độ pH của đất và nước:

Như chúng ta biết với pH 6.5-7.0 là khoảng tốt nhất cho cây măng tây phát triển cũng như các loài vi sinh vật có lợi. Vì vậy trước khi trồng và trong quá trình trồng chúng ta thường xuyên đo lại pH của đất và xử lý nước thông qua bể lọc và khu dự trữ nước (sử dụng các dung dịch có độ bazơ để hòa tan với nước) để đạt độ pH tốt nhất cho cây.

Việc bón thêm phân vi lượng cho cây là vô cùng quan trọng, thiếu vi lượng sẽ khiến cây phát triển còi cọc, bạc lá, vàng lá. Nhưng thừa vi lượng thì hiện tượng cũng tương tự, vì vậy khi chúng ta triển khai trồng nếu có kết quả xét nghiệm của đất về trung vi lượng để có thể biết được lượng chúng ta cần bao nhiêu.

Sử dụng các loại phân xanh hoai mục để phủ luống, tránh cỏ dại và giữ ẩm cho đất vào mùa khô.

Đặc biệt chúng ta cần phải quan sát thời tiết, các gốc cây, thân cây có các triệu chứng nấm bệnh hay sâu hại tấn công. Để chúng ta sẽ có phương pháp xử lý trong giai đoạn chăm sóc. Các chế phẩm sinh học phun phòng nấm và côn trùng, chúng ta sẽ nói chi tiết trong phần 6.

Giai đoạn 3:

Sau khi trồng 45 ngày (1,5 tháng): Tiến hành cẳt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 1 có đường kính thân từ 1-2 mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 2 có đường kính thân từ 3-4 mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng hại cây (nếu chúng ta phát hiện trong quá trình cắt tỉa cây đời thứ 1). Bón 80 kg NPK 1-1-2 + Tưới tricoderma ủ nhân sinh khối + vi lượng.

Vun đất cao 3 – 5 cm đậy gốc cây măng, giữ mặt liếp đất trồng cao 20 – 30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 4:

Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới, ở mỗi gốc tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây vàng già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non. Bón phân chuồng hữu cơ ủ hoai mục + tưới tricoderma ủ nhân sinh khối + vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 5:

Sau khi trồng 75 ngày (2,5 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non, tuyệt đối không để cỏ già tái sinh cỏ mới. Bón thúc 100 kg NPK 1-1-2 + tưới tricoderma + vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng. Dưỡng bộ rễ khỏe mạnh và bọ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn 6:

Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 2 có đường kính thân 3-4mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 3 có đường kính thân 5-6 mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 10-15 tấn Trùn quế + Tưới tricoderma + vi lượng + nâng cao pH đất. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Để chống gió xô đổ ngả cây mới trồng, chen giữa hàng cây măng đã trồng, tiến hành cắm các cọc chăng đều dây 10 cm vuông sâu 50 cm, cao 100 – 120 cm (để không bị hư, mục) cách nhau 4 mét, dùng dây điện thoại cũ hoặc cước nilon 2 – 3 mm (chịu được mưa nắng) giăng 1 hàng đôi cao hơn mặt liếp 20 – 30 cm, kẹp lỏng cây măng vào giữa đôi dây để giữ cây đứng thẳng, rồi sau đó tuỳ theo tuổi lớn của cây măng mà nâng đôi dây cao dần lên 50 – 70 cm (hoặc giăng thêm 1 hàng dây đôi khác).

Giai đoạn 7:

Sau khi trồng 105 ngày (3,5 tháng): Tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu, cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh. Bón thúc 120 kg NPK 1-1-2 + tưới trico + vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng nuôi dưỡng cây.

Giai đoạn này chúng ta sẽ luôn áp dụng phương pháp tỉa cây và số cây mẹ ổn định để nuôi bộ rễ:

Số lượng cây mẹ từ 8-11 cây là cho ra sản lượng tốt. Ngoài ra chúng ta phải tuân thủ cắt tỉa cây mẹ. Chúng ta tỉa cây làm sao cho cây mẹ còn lại để đối xứng nhau, cây mẹ có kích thước trung bình, không quá nhỏ và cũng không quá to. Không nhổ hoặc không dùng kéo cắt sát gốc mà chcắt cao 30-40 cm, cho đến khi các gốc cắt già yếu sẽ dùng tay nhổ nhẹ nhàng để tránh hỏng cổ rễ.

Giai đoạn 8

Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới, dưỡng cây mẹ. Tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già tái sinh cỏ mới. Bón phân chuồng hữu cơ ủ hoai mục + tưới tricoderma + vi lượng. Vun đất cao từ 3-5cm đậy gốc cây măng, giữ mặt liếp đất trồng cao từ 30-35 cm. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. (Lưu ý khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải cách 7 – 10 ngày trước và sau khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ cao cấp.) Giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Khoảng 5-10 ngày sau khi cắt hạ ngọn, cây bắt đầu trổ măng tơ. Tiến hành thu hái cho bằng hết lứa măng tơ này bất kể đạt hay không đạt chất lượng để dồn dinh dưỡng cho cây mẹ và để gốc măng có chỗ trống cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khoẻ mạnh hơn. Thu hoạch Măng tơ được 12-15 ngày thì bón thúc 160 kg NPK 1-1-2 + tưới tricoderma + vi lượng. Thu hoạch tiếp khoảng 12-15 ngày nữa thì phải ngưng thu hoạch (Không nên thu hoạch lứa măng tơ quá 1 tháng), tránh không để cây mất sức, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng của các đời cây/lứa măng sau.

Trong giai đoạn thu hoạch, các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên bón phân vô cơ nhiều trong giai đoạn này. Chúng ta nên giảm lượng vô cơ xuống để cây măng phát triển bình thường, không bị ức chế phát triển. Vì một trong những nguyên nhân khiến măng tây bị nhiễm bệnh là do chúng ta tiến hành thu hoạch quá nhiều, khá sớm.

Khi cây trưởng thành và đã bắt đầu cho măng thu hoạch, chỉ nên dùng rơm, trấu mục, bã vụn xơ dừa, bã vụn vỏ cà phê, lục bình, tro trấu, các loại phân xanh, hoặc trồng cây họ đậu, cỏ lạc dại để phủ gốc ngăn cỏ dại; tuyệt đối không nên phủ bạt nilon để khử cỏ dại nữa vì làm như vậy vô tình sẽ tạo ra nơi ẩn nấp cho sâu bọ, côn trùng; cỏ sẽ không mọc được nhưng đồng thời cũng phong toả luôn cả sự hô hấp của bộ rễ cây măng tây, cản trở sự phát triển của các chồi măng, kìm hãm sự phát triển bình thường của bộ rễ, cây Măng và cả các lứa Măng về sau này mà trước mắt ta chưa thể thấy ngay hậu quả nặng nề của nó.

Giai đoạn 13:

Chúng ta tiến hành quan sát toàn bộ quá trình phát triển của măng tây, khi thấy các hiện tượng sâu bệnh chúng ta phải có phương án xử lý và cách li kịp thời. Trong các giai đoạn trên, không phải đúng ngày theo lộ trình là chúng ta bón phân, đến ngày bón phân mà gặp mưa bão cần ngưng bón phân vào những ngày sau đó để tránh trôi. Thông thường giai đoạn thu hoạch của măng tây kéo dài 2-3 tháng nhưng khi với lứa măng tây đầu tiên có thể ngắn hơn, nhiều khi phụ thuộc vào thời tiết hay giống. Chúng ta cần quan sát quá trình thu hoạch, khi thấy kích thước măng loại 1 giảm dần, măng cứng thì dừng thu hoạch để dưỡng cây mẹ.

Trong phương pháp này, đã giảm đi 50% lượng phân vô cơ so với phương pháp truyền thống. Nếu sản lượng măng tây giảm, không bằng các đơn vị khác hoặc không theo lý thuyết thì mọi người không nên nản. Điều quan trọng nhất là chúng ta giữ được bộ rễ khỏe mạnh để năm thứ 2 thu hoạch. Chúng ta có thu cũng chỉ là theo lộ trình tự nhiên của cây, quan sát lúc nào nên dừng cắt măng để tránh măng nhiễm bệnh.

Ngoài ra, phải có những lộ trình phòng bệnh bằng tricoderma hay các hoạt chất được Bộ Nông Nghiệp cho phép. Đối với măng tây, nếu trồng ngoài trời mà chỉ sử dụng phương pháp sinh học sẽ không hiệu quả. Điều quan trọng nhất là chúng ta biết dùng vào thời điểm nào và loại thuốc nào. Khi đến ngưỡng cần trừ sâu bệnh nên sử dụng thuốc BVTV mới có hiệu quả nhất.

6. Cách nâng pH đất và phòng trừ sâu bệnh hại

Sử dụng vôi: Vôi là trong những biện pháp vừa tiết kiệm và hiệu quả, nhưng bản thân của vôi có tính khử khá mạnh nên chỉ sử dụng trong quá trình làm đất.

Dùng Lân nung chảy: Việc sử dụng lân nung chảy sẽ giúp cho cân bằng pH trong đất bằng phương pháp hòa tan tưới thẩm thấu sâu trong đất. Trong lân nung chảy có chứa chủ yếu là quặng donomite, một trong những quặng có tính kiềm khá cao khoảng 8.0-8.5 pH. Về lượng sử dụng cần đọc kỹ thông tin trên bao bì.

Dùng K2C03 (kali cacbonat): Kali Cacbonat là một trong những phương án có thể hòa tan với hệ thống nhỏ giọt hay phun sương (trong bể dự trữ) để tưới cho cây.

Bón vi lượng thường xuyên: Việc giảm nồng độ pH cũng có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta sử dụng lượng NPK quá nhiều khiến cho mất cân bằng nguyên tố Ca, Mg, Mn,… đất sẽ bị ngộ độc và pH sẽ giảm. Vì vậy, chúng ta cần bón các vi lượng chứa các hoạt chất Ca, Mg, bo,… để bổ sung cho đất và cây. Thiếu vi lượng cũng khiến cho cây bị vàng lá, bạc lá,…

Các loại nấm bệnh trên măng tây

Tại Việt Nam thường bị nhiễm 4 loại nấm chủ yếu là:

Thối rễ: Fusarium oxysporum

Nấm trắng: Phomopsis asparagi

Đốm tím: Stem phutium

Rỉ sắt: Asparagus rust:

Một trong những phương pháp ngăn ngừa phòng bệnh là dùng tricderma ủ nhân sinh khối để tưới thường xuyên. Đây cũng là một trong những cách khá hiệu quả trong việc phòng ngừa. Nhưng khi gặp các thời tiết bất lợi như mưa nhiều thì mọi thứ bị rửa trôi nên khả năng nhiễm bệnh không thể tránh khỏi.

Tác nhân mưa nhiều luôn là trong những nguyên nhân chính của việc nhiễm bệnh nấm và pH giảm. Có thể tưới nước lá trầu không (phòng ngừa nấm bề mặt như rỉ sắt khá tốt) hay tưới dung dịch nước javen pha loãng 0.5% hay boocdo… Các phương này có thể hiệu quả nhưng ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh vật trong đất.

Khi cây măng tây nhiễm bệnh trên cần làm những việc sau:

Nghỉ dưỡng ngưng thu hoạch, tiến hành cắt tỉa toàn bộ cây bệnh, sau đó đốt bỏ tàn dư cây bệnh.

Bước 2: Kiểm tra nồng độ pH, nếu thấp thì nâng pH.

Bước 3: Tưới tricoderma ủ nhân sinh khối.

Bước 4: Tùy vào mức độ nặng nhẹ ta sẽ sử dụng phương pháp khác nhau như: nấm phomopsis ta dùng thêm các hoạt chất có gốc Carbendazim, Mancozeb, Propineb. Nấm đốm tím hay rỉ sắt ta dùng gốc Methyl thiophanate hoặc Chlorothalonil là hiệu quả nhất. Bệnh thối rễ như Fusarium hay Phytophthora bệnh lẫn trong đất là loại rất khó trị, chủ yếu chúng ta tricoderma tưới gốc hoặc nặng hơn là javen 0,5% hoặc boocdo mới triệt để. Nhưng nếu chúng ta dùng tricoderma thường xuyên thì hầu như không bị bệnh thối rễ.

Việc nhiễm bệnh nấm trong cây măng tây không thể tránh khỏi với phương pháp trồng ngoài trời. Vì vậy chúng ta hiểu đặc tính của chúng và dựa vào kinh nghiệm thời tiết của từng địa phương để có những phương pháp phòng tránh kịp thời.

Các loại sâu hại trên cây hiện nay

Biện pháp phòng trừ tổng hợp: Để ngăn chặn được một phần sâu bệnh hại nên làm đất kỹ theo đúng quy trình. Cũng có thể thắp đèn ban đêm diệt ngài trưởng thành, xay gừng tỏi ớt pha bỗng rượu để phun đuổi côn trùng.

Biện pháp hóa học: Sâu hại trên măng tây không đáng ngại vì có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có thể phòng trừ nhanh chóng tuy nhiên khi sử dụng cũng làm mất cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đất. Chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc sau: Biladen 500SC, Takumi, Basudin, Topsin, Supracide, Contidor, Regent, Anvil, Antracol,…

7. Thu hoạch măng tây xanh

Sau thời gian thu bói măng tơ và tiến hành chăm sóc giai đoạn 13, chúng ta tiến hành quan sát sự phát triển của cây. Thời điểm này, măng tây bắt đầu đến thời kỳ sinh thực, sản lượng măng bắt đầu tăng vọt (nếu điều kiện thời tiết tốt 23-30 ºC), chúng ta bắt đầu thu hoạch hàng ngày vào 5h – 8h sáng.

Trong những năm đầu tiên, khi bước vào thời kỳ thu hoạch, đối với các vườn măng tây trồng ngoài trời, chúng ta dựa theo thời tiết hiện tại. Nếu bước vào giai đoạn thuận lợi sẽ tiến hành thu hoạch măng tây sau đó bón NPK vừa phải (dưới 100kg NPK/ha), bổ sung phân hữu cơ, tưới tricoderma nấm đối kháng và vi lượng thường xuyên.

Nếu sản lượng và chất lượng của măng bắt đầu suy giảm, lập tức nghỉ dưỡng tiến hành chăm sóc, xử lý cỏ dại, sâu bệnh trong quá trình nghỉ dưỡng. Thông thường thời gian thu hoạch kéo dài 1-2 tháng, tùy vào độ tuổi hoặc thời tiết ngoài trời. Nếu cây có triệu chứng bệnh nấm, sâu hại, lập tức ngưng bón phân vô cơ, hữu cơ, tập trung cắt tỉa cây bệnh + tưới tricoderma + xử lý sâu bệnh. Sau khi cây hồi phục xanh tươi trở lại, tiếp tục bón phân hữu cơ + trùn quế + vi lượng + vô cơ. Thời gian nghỉ dưỡng có thể kéo dài 1-2 tháng, tùy vào thời tiết và khả năng phục hồi của cây mẹ, không nên nóng vội mà bón thúc để cây vào thời kỳ thu hoạch.

Tiêu chuẩn phân loại măng tây

Từ 1 – 3 là đạt tiêu chuẩn siêu thị và các khách sạn lớn 4-6 đạt tiêu chuẩn bình dân 7-9 là hàng chợ. Măng tây bung tán càng nhiều thì chất lượng càng giảm, sẽ có vị đắng và khiến người tiêu dùng quay lưng lại với măng tây.

Đường kính và chiều dài thông dụng các loại măng tây hiện nay:

Loại 2: đường kính thân giữa từ 7.0-9.9 mm, dài từ 25-27, không chứa gốc trắng xơ già

Loại 3: đường kính thân giữa từ 4.0-6.9 mm, dài từ 20-23 cm, không chứa gốc trắng xơ già.

Kết luận: Trồng măng tây đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư lớn sau đó thu hoạch trong nhiều năm. Vì vậy để trồng măng tây thành công người trồng cần trồng thử nghiệm trước với diện tích nhỏ, thành công, có kinh nghiệm sau đó mới nên mở rộng diện tích. Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á xin chia sẻ kiến thức cơ bản nhất trong việc trồng măng tây. Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo hi vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho bạn đọc.