Phương Pháp Trồng Lan Ra Hoa / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Cho Lan Ngọc Điểm Ra Hoa Đúng Tết

Lan Ngọc Điểm có thể nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc, bởi mùa của hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuần nó nở sớm hơn. Đây là loài lan có mùi thơm thoang thoảng, vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ đón giao thừa trên bàn thờ có vài chậu lan Ngọc Điểm có thể nói là một loại lan quốc hồn quốc tuý của Việt Nam.

Tuy tự bản thân lan Ngọc điểm chọn mùa tết để nở hoa, nhưng với sự thay đổi của điều kiện, khí hậu và các yếu tố khác của môi trường, nhiều khi lan Ngọc điểm sẽ nở muộn hoặc sớm hơn. Vì vậy phương pháp kích thích Ngọc điểm ra hoa đúng mùa tết thường được rất nhều người chơi lan quan tâm tìm hiểu để có thể giúp Ngọc điểm ra hoa theo ý muốn của người trồng.

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae, nó thường ra hoa vào dịp tết

Rất nhiều kinh nghiệm về cách trồng lan Ngọc điểm được chia sẻ bởi người yêu lan:

“Cây của bạn đã bám rễ chưa? Thực tế, mình không rõ. Nhưng cây ra chồi hoa ở lá nách được 1-2 phân, bạn nên sử dụng NKP 10-55-10; liều 1/2 Cc (1/2 chỉ định trên bao bì) pha với 1 lít nước, tưới 7 ngày 1 lần, tưới 3 lần là cây sẽ có thể kịp Tết.Lưu ý: Tránh tưới vào buổi tối mùa Đông khi tắt nắng, cây bị đông cứng rễ khi có nước đọng sẽ không phát triển bình thường hoặc chết. Bạn chọn lúc nắng ráo tưới, khoảng 9-10 giờ mùa Đông là ổn. Khi tưới, nên chọn nước mưa chứa bể còn ấm hoặc pha chút nước ấm thật nhẹ. Thêm là để cây chỗ nắng sáng để cây hấp thụ tốt, ngọc điểm chịu nắng đến 70-80%, nhưng không nắng trực tiếp.”- bạn vinhlisheng chia sẻ“Nhìn cây lan của bạn, có mấy vấn đề sau: về lá đang bị nấm, bộ rề bị hư rể chết nhiều, nguyên nhân chính khiến cây ra vòi hoa ít đây là hiện tượng tưới nước nhiều độ ẩm cao, hoặc bạn tưới phân kô đúng quá nhiều khiến rể bị úng cục bộ gây đen và thối rể tạo moi trường cho nấm phát triển. Ngay từ bây giờ bạn ngưng tưới nước và phân vì khi cây đang ra vòi hoa, phân dính vào vòi hoa sẽ hư ngay. Chỉ khi nào thấy bộ rể khô thì tưới lại bạn có thể dùng nước vo gạo tưới cho cây cũng rất tốt và cần phun thuốc trị nấm cho cây để cây phát triển lá tạo sự quang hợp thì cây mới tốt và sẻ cho hoa đẹp” – chia sẻ của bạn nguyenthuanacb

“Làm thế nào cây ngọc điểm ra hoa đúng tết?”

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae, nó thường ra hoa vào dịp tết. Lan ngọc điểm mất khoảng 90-120 ngày để nở bông. Bắc khoảng 120 ngày từ khi ra nụ đến nở hoa.

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae, nó thường ra hoa vào dịp tết. Muốn cây ra hoa phải có điều kiện sau Cây sung mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.

Lan Ngọc Điểm mất thời gian bao lâu để có bông hoa từ khi nhú nụ?

Lan ngọc điểm mất khoảng 90-120 ngày để nở bông. Bắc khoảng 120 ngày từ khi ra nụ đến nở hoa.

Điều kiện tạo hoa cho cây Ngọc Điểm

Muốn cây ra hoa phải có điều kiện sau:

Cây ngọc điểm sung mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.

Đảm bảo bộ rễ tốt, bộ rễ tốt cực kỳ quan trọng đối với Ngọc Điểm vì loại này, rễ bám vào những cây vú sữa mà ta đã ghép trước mùa mưa trước. Phải bảo đảm bộ rễ không hư, không yếu để có khả năng hấp thụ nước và phân bón đầy đủ cho việc kích thích ra hoa.

Thời điểm kích bông từ 1 tháng trước là thời điểm kích bông tùy theo chủng loại cây cao và cây thấp, cây siêng bông hay không.

Thời điểm sớm hay muộn tùy theo chủng loại cây lan Ngọc Điểm có siêng hoa hay không thì thời gian kích bông sẽ ngắn, ngược lại phải có thời gian kích bông dài hơn ở những cây chậm bông hơn, cành hoa càng dài hay ngắn (cành dài càng tốn nhiều thời gian tạo bông hơn, và dĩ nhiên thời gian để có hoa nở cũng chậm hơn nên phải kích bông sớm hơn) đó là yếu tố của cây lan cần đặc biệt khi muốn kích bông.

Thường thì Ngọc Điểm ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc khí hậu gần tết. Năm nào trời lạnh nhiều thì hoa nở trễ, trời nóng thì hoa nở sớm. Thời gian từ khi nách lá nhú ra nụ hoa cho đến khi hoa nở là khoảng một tháng, vậy ta có thể áp dụng theo cách phun thuốc kích bông, chúng ta có thể tác động cho cây ra hoa theo ý muốn.

Cuối tháng 11 âm lịch ta quan sát vòi hoa có chiều dài từ 5cm trở lên thì cây đó thường cho hoa trước tết, để làm chậm lại sự tăng trưởng của loài hoa thì ta phải thay đổi ánh sáng cũng như là nhiệt độ bằng cách dời cây vào bóng răm để có ánh sáng thấp hơn. Muốn cho cây hấp thụ nhiệt độ giảm ta nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Đặc biệt những cây có dấu hiệu nở trễ sau tết, ta tăng cường ánh sáng cho cây quang hợp hoặc tưới bổ sung thêm NPK 10-30-30 hay 15-60-15, tưới loại phân có chứa nhiều lân và kali để kích thích cây ra hoa đúng vào dịp đầu xuân.

Theo kinh nghiệm truyền thống thì các loại hoa dại (rừng) ra hoa vào mùa tết thì cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch giảm tưới phân chỉ tưới nước giữ cây ổn định là ra hoa trúng tết.

Phương pháp cho lan Ngọc điểm ra hoa đúng tết Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách kích thích ngọc điểm ra hoa, kinh nghiệm trồng lan ngọc điểm, kỹ thuật cho lan ngọc điểm ra hoa trúng tết, lan ngọc điểm ra hoa mùa tết, trồng lan ngọc điểm

Phương Pháp Chăm Sóc Hoa Dạ Yến Thảo Ra Nhiều Hoa

Sự đơn giản và tinh tế của hoa dạ yến thảo đã tạo nên sức hút đặc biệt loại hoa này. Các cành hoa nhẹ nhàng buông trên ban công đẹp và giàu chất thơ

Hoa dạ yến thảo là gì ? Hầu như mọi người đều bị thu hút khi nhìn những giỏ dạ yến thảo xinh xắn. Dạ yến thảo rũ còn tạo nên sự mềm mại cho những ngôi nhà với sức hút rất đặc biệt. Có lẽ, bất kì ai đến cửa hàng cây kiểng nhìn thấy dạ yến thảo cũng phải mua đến vài ba chậu hoa mang về nhà trồng.

Hoa dạ yến thảo có 3 loại chính

Loại 1: Dạ yến thảo kép với vẻ đẹp ấn tượng bởi những cánh đơn xếp chồng huyền bí kiêu sa. Loại 2: Dạ yến thảo đơn với vẻ đẹp mong manh yểu điệu. Loại 3:Ý nghĩa phong thủy hoa dạ yến thảo biển sóng với rất nhiều hoa dày đặc tựa như những cơn sóng lay động lòng người.

Cách trồng hoa dạ yến thảo

Tuy không yêu cầu kỹ thuật trồng cây quá phức tạp, nhưng bạn cần chăm sóc cẩn thận cây quà tặng ngày lễ dạ yến thảo : Nước: Kỵ úng nước, tuy nhiên không khô thì bạn không được tưới nước, và tưới cần tưới thấm. Vào mùa hè, tốt nhất nên tưới nước vào mỗi sáng và tối, giữ cho đất trong chậu lúc nào cũng ẩm ướt. Tuy nhiên, quá nhiều nước thì hoacây phong thủy sẽ rất dễ bị nhạt màu hoặc úng thối, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trời mưa nên chuyển cây vào trong nhà.

Ánh sáng: đặt trồng cây xanh cho nhà biệt thự ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là trong khoảng từ 13 – 180C, thông thường khi nhiệt độ thấp dưới 40C hoặc cao hơn 350C thì câysân vườn nhà hàng hoa sẽ ngừng phát triển. Đất: chọn loại đất cát hơi chua, màu mỡ, tơi xốp, và thấm hút tốt Phân bón: Có thể dùng nhộng tằm xay thành bột, trộn với phân lợn đã qua xử lý bón sẽ cho hiệu quả tương đối cao. Mùa hè là mùa trước khi chồi non sinh trưởng nên cần chăm bón mỏng, chọn phân có hàm lượng đạm, kali cao, hàm lượng lân ít.

Lưu ý khi trồng hoa dạ yến thảo

Tưới nước thường xuyên, vừa đủ Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương Ngắt ngọn khi cây còn nhỏ giúp gia tăng số lượng mầm Không trồng cây trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn

Chăm sóc hoa dạ yến thảo khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân, và bổ sung chất dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho hoa nhiều vì cây được trẻ hóa. Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, bạn cần bổ sung thêm phân giàu đạm.

Một Số Phương Pháp Trồng Lan

Phong Lan có nhiều loài như loài đơn thân, đa thân… nên tùy vào từng loại mà có cách trồng tương ứng, mỗi cách trồng có ưu & khuyết điểm riêng. Vì vậy người chơi lan nên nắm được. Còn đối với những ai nuôi trồng lan với mục đích kinh doanh thì cần phải nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc hơn nữa.

Sẽ không quá khó để nắm rõ kỹ thuật trồng Lan như nhiều người lầm tưởng. Khi bắt tay vào trồng, hãy chịu khó tham khảo tài liệu, thỉnh thoảng đến tham quan một số vườn Lan bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, từ đó mọi thao tác chắc chắn sẽ thành thạo không còn lúng túng nữa. 

Cách trồng: có nhiều cách để trồng như trồng trong chậu, trồng ghép trụ, trồng leo, trồng thành luống, thành băng,…

Trồng trong chậu: Đây là cách trồng được phổ biến nhất, tuy có tốn kém tiền mua chậu và móc treo, nhưng lại vô cùng tiện lợi khi di chuyển chăm sóc, tưới bón hoặc mua bán,…. Khi cây ra hoa đem trưng bày ở đâu cũng được. Còn kinh doanh thì bán luôn chậu, rất tiện cho người mua cứ vậy đem về trồng tiếp,…

Khi trồng, nên tiến hành các bước theo thứ tự sau đây:

Khử trùng chậu trước khi trồng, đặc biệt là tái sử dụng chậu cũ.

Cột móc treo vào chậu sao cho khi treo chậu được giữ thăng bằng.

Đặt giá về vào chậu, canh cho hở phần đáy 1/5 thể tích chậu để được thông thoáng.

Đặt cây trồng vào chậu (sẽ trình bãy kỹ hơn ở phần sau).

Cho thêm giá thể vào chậu nhưng đừng để đầy lên mặt chậu (nên cách mặt chậu 2cm)

Dùng que nhỏ cắm vào chậu để giữ Lan đứng vững.

Đem chậu treo ở nơi mát mẻ trong tuần đầu chờ ra rễ, sau đó chuyển dần ra nơi có ánh sáng.

Nếu số lượng Lan ít thì treo dọc ở mái hiên, hoặc dưới tàn cây ăn trái ngoài vườn. Còn nếu số lượng nhiều thì phải làm giàn như chúng tối đã trình bày ở mục vật liệu trồng Lan.

Trồng ghép trụ: Trồng ghép trụ là cách cột ghép  vài chục giò Lan vào quanh một cọc trụ để trồng. Tốt nhất dùng trụ thân cây Nhãn, Vú Sữa, hoặc dùng loại gỗ khác cũng được miễn là gỗ chắc lâu mục là được.

Cọc trụ nên có đường kính 15 – 20cm và dài 1.5m những chậu này có thể chôn xuống đất hoặc dựng đứng trong chậu lớn, dựng thành hàng, giữ khoảng cách 50 – 60cm/trụ và bên trên có làm giàn che.

Chung quanh cọc trụ, từ dưới lên trên ta ghép các giò Lan vào (dùng dây nilon cột chặt giò Lan vào trụ cho đến khi Lan ra rễ). Sau một thời gian Lan ra rễ, bám vào cọc trụ, như cách sống ngoài thiên nhiên. Tưới nước, bón phân từ trên xuống, tưới đều quanh trụ, như vây rễ Lan sẽ hút được nhiều dinh dưỡng để sống.

Ta có thể lật ngang những cọc trụ này ghép Lan vào rồi treo lên giàn cũng đem lại kết quả khá cao.

Trồng cọc trụ có ưu điểm là ít tốn mặt bằng, ít công chăm sóc, Lan sinh trưởng tốt do bộ rễ thông thoáng. Tuy nhiên, lại không được đánh giá cao như trồng trong chậu là nhược điểm của cách trồng này, vì khi tách con khỏi cây mẹ ít nhiều làm đứt rễ cây, đem về trồng sẽ mất sức. Bất tiện kế tiếp là không tiện di dời, trưng bày hay biếu tặng, trao đổi.

Trồng treo: Đây là cách trồng đơn giản nhất, ít tốn kém nhất, nhưng lại không phổ biến rộng.

Dùng một đoạn dây ngắn cột vào thân Lan rồi treo lơ lửng trong không khí để Lan tự sống. Nếu được chăm sóc tốt, môi trường sống tốt, ẩm độ cao thì cây sẽ sinh trưởng tốt, ra hoa bình thường. Khuyết điểm của trồng treo này là hao tốn nhiều khi chăm sóc, tưới nước nhiều hơn trồng trong chậu.

Trồng thành luống: Luống còn gọi là líp, việc trước tiên phải lên líp. Nếu đất cao thì líp thấp độ 10cm, nếu đất thấp là líp cao vài ba mươi cm để tránh úng thủy – đây là điều kiện đại kỵ với Lan. Để tiện chăm sóc, bề ngang mỗi líp rộng chừng 8cm – 1m, chiều dài tùy thuộc vào đất, ý muốn của nhà vườn.

Xin lưu ý, đất mặt của líp không nên là tới nhuyễn mà để đất cục lổn nhổn như quả trứng gà hoặc cỡ nắm tay để tạo độ thoáng cho bộ rễ.

Trước khi trồng, rải một lớp giá thể mỏng giá thể như xơ dừa, than củi, gạch (sau khi đã khử trùng) rồi đặt giò Lan lên trồng. Cặm một thanh tre làm cọc, cột Lan là cọc nhằm tránh bị nghiêng ngả. Sau cùng dùng xơ dừa mảng lớn độ bằng 3 ngón tay rải một lớp dày cỡ 10 – 15cm phủ góc Lan khắp mặt líp.

Cách trồng này có thể trồng thẳng ngoài trời với Lan chịu nắng hoặc ưa nắng 70% trở xuống.

Do Lan có thể trồng khít nhau, cây cách cây độ 20cm, trồng líp cây Lan phát triển nhanh, chăm sóc tốt sẽ ra hoa đạt yêu cầu. Đây là cách trồng đến bán cành.

Trồng thành băng: cũng giống như cách trồng luống nhưng đơn giản hơn nhiều. Mục đích cũng là trồng Lan cắt cành như loài Dendrobium.

Trồng thành băng, không trồng dưới đất mà là trồng trên giàn bằng tre hay gỗ. Nên dùng các loại gỗ chịu được nước để lâu mục, vật liệu trồng là vỏ dừa khô.

Vỏ dừa khô được xé ra từng miếng lớn cỡ bàn tay hoặc lớn hơn. Xếp vỏ dừa này khít nhau thành băng dài trên giàn, theo hướng ruột lên trên phần vỏ phía dưới, dùng nẹp tre ép vỏ dừa nằm đúng vị trí trồng của một giò Lan.

Trồng Lan theo cách này cũng đem phổ biến nhất mà chúng tôi muốn gửi đến Quý bạn đọc tham khảo, sẽ còn nhiều nơi có cách trồng khác mà chúng tôi chưa được biết, rất mong Quý bạn đọc góp ý để bài viết ngày càng hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguồn tham khảo từ tài liệu kỹ thuật trồng & kinh doanh phong lan của Việt Chương và KS. Nguyễn Việt Thái.

Kinh nghiệm từ bản thân KS. Thanh Phương – admin website Thư Viện Hoa Lan.

Nguồn internet.

Phương Pháp Nuôi Dưỡng Gà Chọi Ra Trường Đấu

Phương pháp biệt dưỡng 21 ngày

Phương pháp này rất phù hợp với chúng tôi, chúng tôi hy vọng nó cũng tốt với các bạn. Luôn cấp sẵn nước sạch trong toàn bộ quá trình biệt dưỡng!!!!!!!

Chúng tôi hòa Amino-Plex 5000 hay Pro-Perfomance vào nước uống mỗi ngày. Khối lượng bài tập rất lớn, nhưng nếu có người trợ giúp thì bạn có thể thực hiện được. Bạn có thể tùy nghi thêm bớt theo ý mình!!!! Gà của chúng tôi xuất phát từ một dòng đâm như máy và hy vọng gà của bạn cũng vậy. Điều tuyệt vời nhất đó là bạn không phải mua phương pháp biệt dưỡng này. Chúc may mắn!!!!!

Ngày 1 Chích 1/2cc Tylan 50, lau chân và mặt bằng VetRx, tẩy giun cho gà, xoa bóp và thả vào lồng bay. Ngày này không cho ăn! Chích 1cc B-Complex hay cho uống liều tương đương.

Ngày 2 Xổ, xoa bóp rồi chuyển sang lồng khác. Xoay tua gà 3 lần mỗi ngày nếu không nói gì khác. Cho ăn như bình thường. Bạn có thể bổ sung trái cây vào bất kỳ thời điểm nào trong toàn thể quá trình biệt dưỡng. Chúng tôi luôn cho gà nếm món gì đó mỗi khi xoay tua.

Ngày 3 Xoay tua 3 lần, xoa bóp, thảy 3 lần khi xoay lần đầu.

Ngày 4 Lặp lại ngày 3.

Ngày 5 Lặp lại ngày 3. Bố trí thời gian bên cạnh gà mái.

Ngày 6 Lặp lại ngày 3.

Ngày 7 Trước tiên xổ. Cho uống 1 viên Amino-Plex. Lặp lại ngày 3.

Ngày 8 Cho uống 1 viên Amino-Plex. 1 viên B-15. Lặp lại ngày 3.

Ngày 9 Lặp lại ngày 8.

Ngày 10 Lặp lại ngày 8 và bố trí thời gian bên cạnh gà mái.

Ngày 11 Lặp lại ngày 3.

Ngày 12 Lặp lại ngày 3.

Ngày 13 Lặp lại ngày 3.

Ngày 14 Trước tiên xổ. Lặp lại ngày 8.

Ngày 15 Lặp lại ngày 8.

Ngày 16 Lặp lại ngày 8.

Ngày 17 Lặp lại ngày 3.

Ngày 18 Lặp lại ngày 3.

Ngày 19 NGHỈ NGƠI! Bây giờ, sử dụng lồng dưỡng trong phòng gà để gà nghỉ ngơi. Chúng tôi cho uống 1 viên 1 Amino-Plex, 1 viên B-15 và cỏ linh lăng (alfalfa). Bạn có thể dùng bột, viên hay cỏ linh lăng tươi. Chúng ta bắt đầu cho ăn sữa chua ngâm bánh mì và nho khô (raisin), cho một muỗng trà vào bữa sáng rồi 1/2 khẩu phần ăn bình thường vào bữa tối. Bắt gà kiểm tra phân sau mỗi 8 giờ.

Ngày 20 Lặp lại ngày 19. Ngoại trừ thức ăn. Cho ăn một muỗng trà sữa chua vào bữa sáng và chiều rồi khoảng 1/4 khẩu phần ăn bình thường vào bữa tối. Bắt gà kiểm tra phân sau mỗi 6 giờ.

Ngày 21 – Đá trường Không cho ăn gì ngoài sữa chua vào ngày này. Bắt gà kiểm tra phân sau mỗi 4 giờ cho đến khi bạn đến trường đấu. Cho uống 1 viên Amino-Plex, 1 viên B-15 ngay trước khi đá. Nên nhớ đây là những thông tin cơ bản. Dùng cảm tính để đánh giá hay bạn có thể cho thêm bất kỳ loại vitamin đặc biệt nào. Nếu vận chuyển đi xa thì bạn phải cân chỉnh vào 3 ngày cuối.

ba ngày cuối như mô tả ở trên được tính trong trường hợp bạn ở gần trường, dưới 2 giờ vận chuyển! Tôi không đưa lời khuyên về B-12 hay những thứ khác bởi mỗi người đều có ý kiến riêng và bạn phải điều chỉnh trong một số trường hợp nhất định, bởi vậy hãy tự nhiên thêm bớt bất cứ thứ gì mà bạn muốn.

Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng đây là phương pháp cơ bản và chúng tôi cũng liên tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khí hậu, vận chuyển…