Phương Pháp Trồng Lan Nuôi Cấy Mô / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Ưu Điểm Của Phương Pháp Trồng Lan Giống Nuôi Cấy Mô

Với bất cứ một công việc, thành tựu hay vấn đề gì chắc chắn nó sẽ tồn tại song song giữa ưu – nhược điểm. Tuy nhiên, nếu nó mang lại những lợi ích thiết thực, đó chính là sự thành công. Đối với nông nghiệp, giống cây cấy mô chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bà con để nâng cao năng suất và lợi nhuận kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn tất tần tật những gì cần biết về giống cây đầy lợi ích này.

Theo khoa học, nuôi cấy mô tế bào là tổng hợp các kỹ thuật được sử dụng trong nuôi cấy và duy trì mô tế bào trong điều kiện vô trùng 100%. Đây là phương pháp áp dụng trong môi trường giàu dinh dưỡng giúp cây có thể phát triển tốt nhất.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống vô cùng phổ biến với nhiều loại cây trồng như: cây công nghiệp, cây nông nghiệp, cây ăn trái và rau xanh, cây cảnh,…

Môi trường là yếu tố quan trọng và nó quyết định sự thành công, chất lượng của giống cây cấy mô. Môi trường có nhiệm vụ hỗ trợ sự sống, tăng sinh tế bào, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, tỉ lệ sản xuất công nghệ này.

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng nhằm nhân nhanh các loại cây trồng, khắc phục được nhược điểm của các phương pháp nhân vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành.

Giống cây cấy mô có thể nhân giống với số lượng lớn trên quy mô trồng trọt lớn, cây giống mang đặc tính tốt giống hệt cây mẹ. Công nghệ này tạo ra các cây trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, giúp các cây trưởng thành một cách nhanh chóng và phòng tránh sâu bệnh gây hại.

Giống cây cấy mô là các cây hoàn chỉnh từ những tế bào thực vật đã được biến đổi gen và tạo ra các loài tốt hơn, hệ số nhân giống cao, đáp ứng nguồn giống quanh năm.

Giống cây cấy mô đã qua sàng lọcvà cho ra sản phẩm là những cây có tính trạng tốt. Sau đó tạo ra dược phẩm sinh học hay cứ phôi của một số loài cây khó phát triển và sinh trưởng, bảo vệ các giống cây quý hiếm đang bị đe dọa.

Giống cây cấy mô có chi phí thực hiện, giá thành cây con và trang thiết bị đầu tư khá cao.

Các cán bộ thực hiện thao tác nhân giống cần có kinh nghiệm chuyên sâu. Vì vậy cần đầu tư chi phí đào tạo cán bộ để công nghệ được nghiên cứu thành công.

Biến dị có thể xuất hiện trên mô đỉnh hoặc chồi và thường xảy ra khi thực hiện cấy chuyền nhiều lần.

Ngoài ra, hạn chế của công nghệ này là sự nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra và xâm chiếm vào mô, tồn tại trong mô cấy gây tổn hại khi tế bào bắt đầu phân chia.

Công nghệ nuôi trồng giống cây cấy mô đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc nhân giống thành công rất nhiều loại cây trồng khó trồng, quý hiếm trở nên dễ dàng và cho sản lượng lớn, chất lượng cao. Nhà nông cần tìm hiểu và thay đổi mô hình nuôi trồng hiện đại này để ngày càng nhân rộng quy mô và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt.

Bà con có thể tin tưởng lựa chọn các giống cây cấy mô chất lượng cao tại Trung tâm bảo tồn giống hoa lan Đại học nông nghiệp Hà Nội – địa chỉ uy tín nghiên cứu thành công các sản phẩm cây trồng cấy mô đạt năng suất hiệu quả kinh tế vượt bậc. Các sản phẩm được chọn lọc và lai tạo từ cái tâm của nhà khoa học.

Trung tâm bảo tồn giống hoa lan Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Địa điểm cung cấp sản phẩm hoa lan giống cấy mô uy tín, chất lượng toàn quốc.

☞ Địa chỉ: Học viện nông nghiệp Việt Nam

☎ Hotline: 0862.060.008 – 0862.060.009

Hoặc truy cập website: https://vattulan.net/

Mô Hình Kĩ Thuật Trồng Cà Phê Công Nghệ Cao Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô

Cà phê từ lâu đã trở thành loại thức uống phổ biến không thể thiếu đối với con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Nó đã trở thành một biểu tượng gắn liền với các quán nước cùng những chiếc bàn dài. Đã có ai từng cầm trên tay ly cà phê và tự hỏi làm thế nào để có được một loại thức uống ngon như vậy? Đó là cả một quá trình dài để tạo ra những hạt cà phê chất lượng, sau đó đem xay và thành quả cuối cùng là ly cà phê thơm phức đen sóng sánh. Vậy quá trình tạo ra những hạt cà phê đó diễn ra như thế nào? Thời đại ngày nay ngày càng phát triển, kỹ thuật về lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tiến bộ và có nhiều bước đột phá. Kĩ thuật trồng cây mới được áp dụng đem lại hiệu quả rất nhiều cho người trồng trọt về kinh tế và sản lượng. Trồng cà phê cũng vậy, hiện nay đã được áp dụng theo mô hình trồng cà phê công nghệ cao mang lại năng suất cao cho người nông dân.

Mô hình trồng cà phê công nghệ cao

Nhắc đến Tây Nguyên người ta liền nghĩ tới ngay tới hình ảnh những vườn cà phê sai trịu quả, nơi sản xuất ra những hạt cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng nức lòng. Và ở nơi đây, người nông dân đã có cho mình những bước đột phá trong công trình áp dụng mô hình tạo giống trồng cà phê bằng phương pháp nuôi cấy mô. Sau 2 năm nghiên cứu, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nhân giống thành công cây cà phê bằng cách nuôi cấy mô cho ra cây giống có nhiều điểm vượt trội về chiều cao, độ lớn của cây và quan trọng là có thể sản xuất ra được một lượng lớn giống chất lượng cao chỉ trong thời gian ngắn để đáp ứng kịp thời nhu cầu tái canh cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Sau 3 năm, cây cà phê đã cho ra trái bói, năng suất trên một héc ta là từ 2 đến 3 tấn, cao hơn nhiều với phương pháp cũ từ   5%-7% và được nông dân đánh giá cao. Quy trình của phương pháp này bao gồm 8 bước: Bước 1: Lấy mẫu lá Bước 2: Vô trùng mẫu lá Bước 3: Tạo mô sẹo (tạo khối tế bào) Bước 4: Nhân mô sẹo Bước 5: Tái sinh phôi Bước 6:Chuyển sang môi trường tạo cây có lá mầm Bước 7: Tạo thành cây hoàn chỉnh Bước 8: Huấn luyện cây làm quen với môi trường bên ngoài để có được các cây giống thành phẩm.

Trong giai đoạn tái sinh phôi để chuyển sang môi trường tạo cây lá mầm, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp Bioreactor sẽ cho cây giống có đặc tính tốt, có bộ rễ đạt tiêu chuẩn cây trồng, làm giảm thời gian sản xuất cây cà phê từ 2-3 tháng. Với ước tính hằng năm tái canh từ 1-3% diện tích cà phê. Khối lượng cây giống cà phê cần được sản xuất từ 5-15 triệu cây mỗi năm.

Lợi ích của việc áp dụng trồng cây cà phê công nghệ cao

Theo như lời anh H., một người nông dân trồng cà phê thuộc địa bàn Đắc Lắc, tỉnh Tây Nguyên. Từ khi gia đình anh và người dân nơi đây áp dụng mô hình này, đã đem lại rất nhiều lợi ích. Quá trình trồng đã trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, sau 3 năm là có thể thu hoạch. Cây cà phê khi đã ra hạt có hạt đều, to hơn và có màu sắc đẹp, chất lượng và năng suất cho cao hơn, giá thành được náng lên. Ngoài ra, trên cây cà phê thành phẩm không còn hiện tượng đốm lá, đốm thân, ít sâu bệnh, cành cây phát triển tốt, thời gian chăm sóc ít đi. Một trong lợi ích góp phần quan trọng trong nữa là việc tăng sản lượng, tăng năng suất khi mà số lượng cây giống được cung cấp đủ cho việc tái canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh chia sẻ thêm, bên cạnh áp dụng mô hình nhân giống nuôi cấy mô, anh còn kết hợp thêm một mô hình công nghệ cao đó chính là mô hình tưới tiết kiệm nước – mô hình tưới nước nhỏ giọt để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nông dân làm giàu không khó, chỉ cần biết cách áp dụng phương pháp kĩ thuật công nghệ mới có thể đem lại hiểu quả đáng mong đợi.

Phương Pháp Trồng Lan Từ Hạt Và Cấy Mô Phần 2

Đặt cái rổ đựng những cây lan con vào nước rồi súc nhẹ, bảo đảm rằng các chất thạch đã không còn dính vào cây lan nữa. Nếu còn nghi ngờ thì làm lại hai, ba lần nữa. Một số nhà trồng lan giữ các cây con trong tay rồi cho nước chảy qua để làm sạch. Tiếp đến hãy ngâm trong vài phút các cây lan con vào trong các chất phòng ngừa nấm. Có một chất vừa có tác dụng ngừa nấm lại vừa ngừa mầm bệnh, đó là Natriphene. Người khác thì có thêm các chất dinh dưỡng vì họ nghĩ các cây lan con cũng hấp thu các chất dinh dưỡng để có sự khởi đầu tốt. Luôn luôn phải lưu ý trong việc xử dụng hóa chất, nhất thiết là phải có găng tay

TRỒNG LAN CON TRÊN CÁC CHẬU CHUNG

Khi mới lấy cây lan ra khỏi chậu tức là lan còn rất nhỏ, chỉ mới đạt chiều cao vài cm, không thích hợp để trồng chúng trong những chậu riêng biệt. Vì vậy, theo chúng tôi nên trồng chúng vào một chậu chung, hay đúng hơn là chuẩn bị chất trồng đặt lên đâu đó rồi trồng tất cả lên đó. Loại chất trồng sau có rất sẵn, như dớn mềm, xơ dừa, rêu nước và hạt trân châu, cũng có thể là than, gạch vụn…Tất cả chất trồng, giá thể, chậu để trồng đều phải mới. Nếu xử dụng lại các chậu cũ thì phải cọ rửa thật sạch rồi súc nước trước, sau đó ngâm chúng vào chất chống nâm như Physan để loại bỏ nấm và mầm bệnh.

Mỗi nhà trồng lan có cách lựa chọn chất trồng riêng. Các nhà trồng lan ở Malaysia và Singapore thường dùng gạch vụn và miếng than nhỏ để trồng. Một số nhà trồng lan khác lại dùng những hạt đá trân châu, nhưng nếu như vậy thì phải tưới nước thường xuyên vì chúng không giữ nước. Kích cỡ các loại chất trồng phụ thuộc vào loại rễ của cây lan nhưng bao giờ cũng nhỏ hơn cây đã trưởng thành cùng loài. Những chất trồng có kích thước lớn hơn thì đặt dưới đáy chậu, bên trên là những mảnh nhỏ.

ĐẶT CÂY LAN LÊN TRÊN CHẤT TRỒNG

Lựa chọn các cây lan con, phân loại theo kích thước của chúng. Những cây lớn như nhau thì trồng chung vào một chậu. Những cây thật lớn có thể trồng vào một chậu riêng có kích thước 2,5 cm, bỏ vào những chất trồng mà bạn đã chọn. Những cây còn lại có thể trồng chúng chung vào các chậu lớn hơn như loại chậu 7,5 cm hoặc 10 cm, các chất trồng đặt trong chậu nên cách mặt chậu 1 cm.

Lấy ba hoặc bốn cây lan nhỏ, để chúng đứng thẳng đối diện với một cạnh của chậu, một tay giữ chúng, tay kia lấy thêm ba, bốn cây đặt phía đối diện hoặc bên cạnh các cây trước. Cứ như vậy, cho đến khi trên mỗi chậu có khoảng 20 hoặc 30 cây. Lưu ý là đặt cây nọ sát cây kia để làm chậm việc bốc hơi nước ở các chất trồng. Trước đó, các bạn nên chuẩn bị trước một miếng nhãn (label) có bán sẵn ở các cửa hàng kinh doanh lan, trên đó bạn sẽ ghi tên cha mẹ chúng là ai, ngày thụ phấn, ngày thu hoạch, ngày chuyển ra khỏi chai. Có thể dùng loại viết không thể tẩy xóa để viết ngay trên thành chậu. Có những nhà trồng lan thì dùng mã số trên nhãn hoặc trên chậu, còn các thông tin khác thì ghi chép riêng.

Khóa Học Nuôi Cấy Mô Hoa Lan Bằng Phương Pháp Invitro

Có nhiều phương pháp nhân giống hoa Phong Lan với những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về kỹ thuật nhân giống hoa phong lan bằng phương pháp nuôi cấy mô invitro, là phương pháp nhân giống trong bình thủy tinh vô trùng. Công nghệ nuôi cấy mô này có ưu điểm gì đặc biệt? Vì phương pháp này có thể tạo ra số lương cây giống rất lớn, tiết kiệm thời gian hơn so với phương pháp truyền thống, lại sạch bệnh và thuần chủng giống với cây mẹ.

Ở Việt Nam, loài Phong Lan có màu sắc và kích cỡ rất đa dạng với hơn 900 loài. Đặc biệt là giống lan rừng lại có giá trị kinh tế rất cao, bởi sự đa dạng, quý hiếm và cho ra những cánh hoa rất đẹp. Khi học nuôi cấy mô hoa lan bằng phương pháp cấy mô không những có thể nhân giống những loài lan quý hiếm mà còn vô số loài hoa phong lan quý hiếm khác.

Hình ảnh các kỹ sư thao tác trong tủ cấy. Image By HaiThuong.

Lớp dạy nuôi cấy mô hoa lan sẽ có các nội dung giảng dạy như sau:

Trong khóa học nuôi cấy mô hoa lan bạn sẽ được giới thiệu tất cả các thiết bị, dụng cụ nuôi cấy mô phong lan cần cho sản xuất, nhân giống. Các thiết bị bắt buộc phải có như tủ cấy vô trùng, nồi hấp tiệt trùng, giấy đo pH, bình đong, ống đong, cân kỹ thuật 2 đến 3 số lẻ để cân hóa chất.

Giới thiệu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho sự thành công trong quá trình nuôi cấy. Điều kiện vô trùng tuyệt đối. Lựa chọn đúng môi trường dinh dưỡng nuôi cấy mô phong lan, chọn cây giống cấy mô thuần chủng, không nhiễm bệnh. Chọn mẫu cấy và xử lý mẫu cấy thích hợp trước và sau khi cấy.

Học viên sẽ được hướng dẫn các thao tác kỹ thuật vô trùng bao gồm cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ cấy, thao tác cầm, đóng mở nắp đậy; khử trùng mẫu trước khi đem chúng vào điều kiện vô trùng; thực hiện các thao tác khi đang ở tủ cấy vô trùng.

Chọn môi trường tối ưu cho quá trình nhân giống invitro. Môi trường sẽ chọn muôi cấy là môi trường giàu dinh dưỡng (Murashige and Skoog medium).

Học viên sẽ được hướng dẫn công thức pha chế môi trường nuôi cấy tối ưu, cách pha dung dịch stock và những dịch nào sẽ được pha sẵn để tiện cho công việc nuôi cấy sau này. Học viên sẽ nắm bắt được thành phần trong môi trường pha chế là gì?

Nhân giống Phong Lan invitro được tóm gọn trong 4 bước đơn giản sau.

Bước 1: Chọn mẫu tốt và tiến hành vô trùng mẫu

Bước này đóng vai trò rất quan trọng, vì chúng quyết định đến chất lượng của giống sau khi nhân lên. Nên chọn lựa những cây Phong Lan có tính trạng tốt nhất.

Nếu ta nhân giống Phong Lan bằng đỉnh sinh trưởng, thì ta chọn phần chồi non khoảng 3-5 cm. Bóc vảy hành của chúng, cho đến khi thấy phần đỉnh, cắt chúng ra và tiến hành khử trùng.

Vô trùng mẫu: bằng rửa sơ qua xà phòng loãng để tẩy vi sinh bám trên mẫu, tiếp đến ngâm trong khángsinh tetracyclin khoảng 45 phút, rồi ngâm trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Javel (1 Javel – 2 nước) 3-5 phút hoặc có thể ngâm trong đồng sunfat trong 1 phút. Mô sau đó được rửa lại với nước cất vô trùng 4 – 5 lần. Quá trình vô trùng phải được tiến hành trong tủ cấy.

Bước 2: Nhân giống invitro

Bước này sẽ làm bạn cảm thấy thích thú, khi chính tay bạn đưa mẫu vào trong bình thí nghiệm trong tủ cấy vô trùng và bạn sẽ chứng kiến chúng phát triển từng ngày.

Ở bước này ta sử dụng môi trường nhân giống Murashige and Skoog medium gọi tắt là MS pha với BAP để nhân giống Phong Lan.

Môi trường nuôi cấy: Có thể nói môi trường nuôi cấy là yếu tố quyết định đến chất lượng của Phong Lan. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia sẽ có công thức cho môi trường nuôi cấy riêng. Ở Đài Loan, Thái Lan người ta tạo ra một loại môi trường có thể giúp cho mẫu ít bị thoái hóa và làm cho cây sinh trưởng rất tốt. Nhưng đa số, người ta thường sử dụng môi trường MS có điều chỉnh một số thành phần để trở nên thích hợp với giống lan đó. Ở một số nơi người ta còn thêm nước dừa, thêm khoai tây, thêm peptone, hoặc cao thịt để bổ sung hàm lượng acid amine.

Nhiệt độ nuôi cấy trong phòng từ 17 đến 27 độ C. Ở những nơi khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Đức Trọng – Lâm Đồng thì không cần phải lắp máy điều hòa nhiệt độ. Nhưng khi nuôi trồng ở những nơi có khí hậu nóng, không thích hợp thì phải lắp máy điều hòa nhiệt độ để bảo đảm điều kiện tối ưu hóa cho cây lan.

Về ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Có thể bật đèn để chiếu sáng 12 giờ/ngày hoặc thiết kế phòng sao cho có nhiều ánh sáng chiếu vào phòng.

Sau khoảng 2-3 tuần thì ta thấy xuất hiện các thể li ti gọi là Protocorm. Chúng là những mầm non sẽ hình thành nên cây mới. Khi Protocorm xuất hiện nhiều thì ta cắt và chia nhỏ ra các bình chứa môi trường nhân giống khác. Từ một mẫu cây ban đầu chúng sẽ hình thành nên rất nhiều thể Protocom. Do đó, mới nói phương pháp nuôi cấy mô có thể nhân lan nhanh với số lượng rất lớn trong thời gian ngắn.

Bước 3: Giai đoạn nhân nhanh

Protocorm được nhân nhanh trong môi trường kích thích sinh trường.

Ở giai đoạn nhân nhanh ta lấy mẫu từ giai đoạn 2 đem qua môi trường mới. Những thể li ti hoặc những cây con nhỏ xíu được cấy chuyền vào các bình môi trường khác. Những bình này có thể thêm hormone nhằm kích thích chúng phát triển phần thân. Hormone ở giai đoạn này là Cytokinins( 6-BAP, TDZ, Kinetin, …) thông thường người ta sử dụng 6-BAP để kích thích ra chồi vì giá thành rẻ hơn so với các chất trong nhóm cytokinins.

Cũng lưu ý thêm là có thể sử dụng thêm Auxin ở giai đoạn này để chúng kích thích ra ít rễ nhằm tạo ra cây con đầy đủ các bộ phận trước khi đem ra vườn ươm.

Bước 4: Đưa ra vườn ươm

Cây hoa phong lan con được đưa ra vườn ươm.

Khi cây con phát triển cao khoảng 5-7cm là có thể đem ra vườn ươm để huấn luyện cây được rồi. Trước khi đem cây con ra ngoài, nên đặt chai mô ra môi trường ngoài tầm 3 ngày để cây con dần quen với môi trường mới. Cây con được đem ra từ bình môi trường, được rửa với nước máy và ngâm trong vài tiếng đồng hồ trước khi đưa vào chậu xơ dừa hoặc dớn đã ngâm ướt. Có thể ngâm thêm với thuốc diệt nấm để tránh tình trạng thối góc khi trồng vào chậu.

Các cây con này một ngày phải được tưới 1 đến 2 lần bằng cách phun sương nhẹ lên trên. Không nên tưới cây con quá ẩm ướt, vì sẽ dễ bị vi sinh và nấm mốc tấn công làm thối góc và thân.

Nói tóm lại, kỹ thuật nhân giống hoa lan bằng phương pháp invitro rất tiện lợi và không đòi hỏi cao về kỹ thuật. Người nông dân nếu có đam mê vẫn có thể tự mình thao tác được và chăm chỉ chỉ trong 1 tuần là có thể thực hành trực tiếp trong phòng cấy. Chỉ cần trang bị đủ phòng nuôi cấy, các thiết bị, dụng cụ, môi trường dinh dưỡng cần thiết và thao tác cơ bản khi cấy là có thể bắt đầu quá trình nhân giống.

Dạy nuôi cấy mô hoa lan ở đâu chất lượng?

Khóa học nuôi cấy mô hoa lan chúng tôi sẽ dạy học viên kỹ thuật cách vô trùng, kỹ thuật nhân giống, cấy chuyền mẫu để học viên có thể nắm rõ nhất toàn bộ quá trình nuôi cấy. Nếu bạn có đam mê và phát triển với nghề nuôi cấy mô lan cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau.

Thông tin liên hệ:

Zalo: 0904 543 808 – 039 9236 853

Hotline: 0976 634 733 – 0927 527 417

Email: htcordyceps@gmail.com.

Khu nuôi cấy: Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM