Phương Pháp Trồng Lan Hài / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Chăm Lan Hài Vệ Nữ

Hài vệ nữ hoa vàng (Paphiopedilum Concolor) là một trong số những loài thực vật có giá trị về nguồn gen quý tại vịnh Hạ Long. Đây là loài thực vật đặc hữu của Việt Nam, có đặc trưng sống tại các vùng núi đá vôi. Lan vệ nữ có mặt hoa rất đẹp, nở lâu và có mùi thơm dễ chịu nên người sưu tầm lan hay ưa chuộng. chúng tôi xin giới thiệu phương pháp chăm sóc lan Hài vệ nữ để cho các bạn đọc có thể hiểu biết thêm về loài lan này.

– Ánh sáng    

Paphiopedilums thích ánh sáng nhưng cũng chịu được bóng râm suốt mùa ươm trồng. Bạn cũng không nên phơi chúng cả ngày dưới nắng để tránh bị cháy sém. Và luôn nhớ ưu tiên lan Hài một vị trí đủ ánh sáng trong mùa đông.

Lan Hài cần độ ẩm đều và liên tục nhưng không thể chịu nỗi tình trạng ướt sũng một phút nào. Người đẹp này khó tính và cần bạn quan tâm chăm sóc hơn các loài hoa khác. Có thể tưới 1 tuần một lần hoặc nhiều hơn nếu trời nóng bức và cây có dấu hiệu khô.

– Bón phân Không cần phải bón phân nhiều cho Paphiopedilums, chỉ cung cấp NPK cho cây 4 – 6 tuần 1 lần trong mùa đông và 2 tuần 1 lần khi vào hè.

Thay chậu và phân nhánh cho lan Hài vào đầu xuân hàng năm để kích thích cây ra chồi mới. Chậu cây để lâu ngày sẽ tích mùn và rêu mốc – nguyên nhân làm nước ứ đọng trong chậu. Bạn thay mới hỗn hợp vỏ cây, than củi, xơ dừa để sự thoát nước cho rễ cây được đảm bảo.

Hầu hết lan Hài cho hoa vào mùa Đông và Xuân. Chúng thường bắt đầu với chỉ một bông trên cành hoa mập mạp và khỏe khoắn, vài bông hoa khác sẽ nối tiếp nhau xuất hiện trong 1 vài … tuần sau và có thể kéo dài vài ba tháng.

Với những kiến thức vừa có chúng tôi kính chúc tất cả các bạn đọc có thể chăm sóc một giò lan Hài vệ nữ thật đẹp cho riêng mình!

Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Thủy Canh

– Theo truyền thống, lan hồ điệp thường trồng trên than, dớn, xơ dừa, mụn dừa… để lan ra nhiều hoa phải phun nhiều loại phân bón giúp thúc đẩy thúc đẩy sự tăng trưởng, kích thích ra hoa. Với cách trồng này, nếu bạn không có kinh nghiệm thì sẽ mất nhiều thời gian, thậm chí chất dinh dưỡng được phun quá nhiều sẽ khiến lan chết.

Chuẩn bị: hạt giống lan hồ điệp F1. Bột thủy canh TC-Mobi, giá thể (than, xốp hoặc vỏ đậu phộng, sỏi, đá vụn để ươm hạt). Rọ thủy canh hoặc chậu thủy tinh.

– Trồng thủy canh: khi lan có cây con khoảng 2-3 lá thì chuyển sang trồng thủy canh. Tác dụng của bột thủy canh: cung cấp chất dinh dưỡng thay thế cho phân bón và các phụ liệu khác để lan phát triển (Bạn có thể tìm mua bột ở các đại lý bán cây cảnh)

Chăm sóc:

– Ánh sáng: không để lan dưới ánh sáng trực tiếp, nên bạn cần làm lưới che nếu trồng ngoài trời, độ sáng 60-70% là tốt nhất. Nồng độ thủy canh: cách pha thủy canh tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của lan. Sâu bệnh: nếu gặp sâu bệnh ăn lá lan thì chỉ cần loại bỏ bằng cách rửa sạch lá sau đó dùng vải mềm để lau lá.

Cách chăm và kích thích lan hồ điệp thủy canh nở đúng dịp tết:

– Lan hồ điệp rất lâu tàn, chơi được hơn 2 tháng. Từ lúc nhú nhánh đến lúc hoa nở khoảng 2 tháng, vì thế để lan rực rỡ nhất trong những ngày đầu năm thì bạn nên để hoa nở trước mùng 1 khoảng 15 ngày là vừa. Để được như thế, cần chăm sóc từ tháng 9 âm lịch. Cắt bỏ cuống hoa (sẽ hiệu quả nhất nếu cuống già và đã có màu nâu), nếu cuống xanh bạn chỉ nên cắt 1 đốt. Khoảng 2-3 tuần sau cắt, lan sẽ ra cành mới.

– Nhân giống: Trong suốt cả năm, miễn là lan hồ điệp gần tàn hoa là có thể tiến hành nhân giống. Thời gian tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 6. Bạn cứ để ý thấy hoa tàn độ 2/3 ngồng hoa thì đây là thời điểm thích hợp để xử lý keiki. Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 3-4 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày. Nên bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây phục hồi sau đợt nuôi hoa. Bạn lấy bông hoặc vải mêm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng (thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5 tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày 2-4mm.

Các Phương Pháp Trồng Răng Giả

Các phương pháp trồng răng giả nào được sử dụng hiện nay?

Hiện nay tại các trung tâm nha khoa Đăng Lưu có áp dụng thành công 3 phương pháp trồng răng giả để phục hình nha khoa cho các bệnh nhân gặp phải vấn đề mất răng. Ba phương pháp đó bao gồm: Làm hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ cố định và kỹ thuật cấy ghép implant. Để lựa chọn được một phương pháp trồng răng giả phù hợp, bạn cần tìm hiểu những ưu cũng như khuyết điểm của các phương pháp trồng răng giả này.

Hãy bắt đầu với một phương pháp được đánh giá là phù hợp trong phục hình mất răng. Kỹ thuật cấy ghép răng implant. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp từ mất một răng cho đến nhiều răng. Về phương pháp thì kỹ thuật sử dụng một trụ implant được làm từ chất liệu titan để cấy trực tiếp vào xương hàm để đóng vai trò là một chân răng thay thế cho chân răng bị mất. Sau khoảng thời gian chờ đợi trụ implant tích hợp khi cho vào xương (khoảng 3 đến 6 tháng), một mão răng sứ sẽ được chụp lên trên đầu trụ implant.

Ưu điểm của kỹ thuật này là răng giả thay thế tốt cho răng thật, cả về độ tự nhiên cũng như thực hiện các chức năng bình thường của răng nhờ cấu tạo ba phần tương tự như răng thật của răng implant. Răng tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào các răng khỏe mạnh bên cạnh. Độ bền của răng rất cao, có thể tồn tại suốt đời con người ở đúng vị trí vững chắc không bị lỏng lẻo. Răng implant còn có một ưu điểm nữa là nó ngăn ngừa tiêu xương rất tốt thậm chí sau khi cấy ghép phần xương bị tiêu sau khi mất răng còn được bổ khuyết. Răng implant chỉ có một khuyết điểm duy nhất là giá thành cao và đòi hỏi phải có bác sĩ tay nghề cao mới thực hiện được và phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành được một răng hoàn chỉnh.

– Cầu răng sứ cố định: là một trong những phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mất răng. Cách thực hiện lắp cầu răng sứ như sau: trước tiên bác sĩ sẽ mài nhỏ một hay nhiều răng ở hai bên vị trí bị mất răng để làm trụ cầu và sau đó một cầu răng sứ nhân tạo sẽ được lắp lên các trụ này. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai bình thường và giá thành tương đối hợp lý. Tuy nhiên phương pháp này lại không khắc phục được tình trạng tiêu xương tại vị trí mất răng khiến xương tiêu nhiều ảnh hưởng đến đường nét khuôn mặt. Các răng thật bên cạnh cũng không thể thực hiện chức năng bình thường do đã bị mài nhỏ và hoạt động phụ thuộc vào cầu răng. Nguy cơ sâu răng và viêm nha chu, cầu răng bị lỏng cũng không hề nhỏ.

– Hàm giả tháo lắp: được áp dụng trong các trường hợp mất nhiều răng hay mất toàn hàm. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn lại không phải xâm lấn răng, phù hợp với những người cao tuổi, người bị tiêu xương hàm nhiều, sức khỏe yếu. Hàm giả tháo lắp nâng đỡ các cơ môi, má, từ đó giúp hạn chế nếp nhăn, hóp má tại các vị trí mất răng.

Khuyết điểm của nó là vướng víu, không đảm bảo chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm. Nếu vệ sinh không tốt, việc sử dụng hàm giả tháo lắp có thể sẽ gây sâu răng và viêm nha chu tại nơi tiếp giáp giữa hàm giả với răng thật. Sau một thời gian sử dụng hàm giả thường trở nên lỏng lẻo, phải chỉnh sửa hoặc làm lại do xương dưới hàm giả tiêu dần.

Lưu ý : Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Hướng Dẫn 3 Phương Pháp Trồng Lan Cắt Cành

Lan cắt cành thường được trồng để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, trong đó những nhóm lan cắt cành phổ biến nhất hiện nay như: lan Dendrobium, lan Mokara, lan Vanda, lan Oncidium. Khi trồng lan cắt cành cũng cần phải có những lưu ý riêng trong việc chăm sóc thì cây lan mới ra bông đều, cành dài. Hiện nay, có 3 dạng trồng lan cắt cành phổ biến nhất hiện nay gồm:

Kỹ thuật trồng ghép trên thân cây

Là kiểu trông cây lan ghép lên thân cây sống hoặc thân cây chết, phổ biến nhất là trồng trên thân cây vú sữa, phải bóc vỏ va cắt thành từng khúc ngắn để treo, hoặc bạn cả đoạn dài để đứng cũng được. Cây lan được ghép lên thân cây phải nhận được ánh sáng ban mai để cây có thể phát triển tốt.

Khi trồng bạn buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc lên gốc lan muốn trồng để giữ ẩm cho cây lan. Nếu mùa mưa hoặc vùng có không khí ẩm thì bạn không cần dùng xơ dừa bó gốc lan. Lưu ý, khi buộc bạn nên để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí.

Trồng lan cắt cành thành băng bằng xơ dừa

Bạn dùng xơ dừa của trái dừa khô rồi xé ra thành từng miếng to bằng bàn tay. Sau đó, bạn xếp các mảnh xơ dừa thành băng dài trên giàn gỗ hoặc bằng tre. Bạn xếp cho mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, dùng 2 thanh nẹp ở 2 bên để giữ chặt chúng.

Một cách khác là bạn có thể xếp miếng xơ dừa theo chiều thẳng đứng tạo thành từng bánh riêng chừng 3-5cm, sau đó dùng cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào miếng xơ dừa làm cọc đứng. Tiếp theo bạn buộc cây lan vào cọc, gốc lan phải đặt sát vào xơ dừa.

Kỹ thuật trồng thành luống

Đây cũng là cách trồng phổ biến của kiểu trồng lan cắt cành. Về luống trồng lan bạn có thể thiết kế luống cao khoảng 15-20cm, rộng khoảng 1m tùy vào kích thước vườn lan của bạn mà thiết kế sao cho phù hợp.

Giá thể của trồng lan theo luống thường là phân chuồng, tro trấu. Ngày nay, nhiều người thường dùng giá thể bằng vỏ đậu phộng để trồng vì ưu điểm của loại này là nhẹ, xốp, thoát nước tốt, quá trình phân hủy của đậu phộng sẽ góp phần tăng chất dinh dưỡng cho cây.

Thường xuyên làm sạch cỏ cho các luống trồng lan để tránh hút hết chất dinh dưỡng nuôi cây. Bạn có thể pha các loại phân hữu cơ như phân bò, lợn dạng loãng đến tưới lên các nẹp tre. Sau 3-4 năm thì bạn nên thay chất trồng mới để cây lan phát triển và ra hoa liên tục.