Phương Pháp Trồng Khoai Lang Thủy Canh / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Ươm Trồng Cây Khoai Lang

Quy trình kĩ thuật trồng cây khoai lang

Thời vụ: Bà con nông dân có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa gồm vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông; vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu.

Ngoài ra, người trồng phải lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp, giúpkhoai lớn củ nhanh. Mỗi mét luống chiều dài, người dân nên trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách trồng đơn giản là đặt hom cây thẳng dọc luống và lấp đất sâu 5-6cm.

Hỗn hợp phân bón dùng cho mỗi héc ta bao gồm 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg KCl. Trong quá trình phát triển, cây cần được làm cỏ, xáo xới đất xung quanh, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp, nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Nếu người trồng muốn thu hoạch lá thì nên để ngọn cây tự do phát triển, càng cấu, ngọn khoai càng mọc khỏe hơn.

Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà người dân có thể phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp. Củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.

Tác dụng của rau khoai lang

Trong ngọn rau lang có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này. Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn. Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả. Rau lang có nhiều chất xơ, tính mát, có lợi cho hệ tiêu hóa, là loại thực phẩm rất tốt để trị bệnh táo bón.

Nguồn: chúng tôi

Trồng Khoai Lang Thủy Canh, Tưởng Khó Hóa Ra Dễ

Trồng khoai lang thủy canh phù hợp với diện tích như thế nào?

Bạn có thể tận dụng khoảng không gian trước nhà như ban công, sân thượng, bên hiên nhà để làm giàn trồng khoai lang. Với phương pháp này, khoai lang được trồng bằng hom trong các chậu treo lơ lửng trên giàn, nuôi dưỡng bằng dung dịch dinh dưỡng và vi sinh, đảm bảo cung cấp đủ chất cho cây phát triển. Phần thân và ngọn cây được đưa lên để bò trên giàn trồng giống như bầu, khổ qua và mướp, trông rất thú vị đấy.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị giàn để ngọn khoai lang có chỗ leo, các dụng cụ cần thiết như chậu trồng, dây treo, giống, dung dịch thủy canh,…

Tiếp theo, bạn ươm chồi khoai lang bằng cách xiên các que tăm qua thân, sau đó ngâm ngập nửa thân củ trong nước và đặt nơi có nắng nhẹ. Sau khoảng 1 tuần, chồi khoai lang sẽ bắt đầu nhú ra. Lúc này, bạn tách lấy chồi rồi đặt trong dung dịch thủy canh cho đến khi chồi ra rễ và mọc dài thành dây.

Sau đó, bạn chỉ cần tiến hành quy trình chăm sóc cây trồng thông thường: tưới nước, bắt sâu, diệt trừ sâu bệnh hại. Cứ kiên trì như vậy thì sau một thời gian, khoai lang sẽ cho thu hoạch.

Trong lúc đợi khoai lang ra củ, các bạn có thể ngắt ngọn khoai lang để chế biến các món ăn trong bữa cơm gia đình mình như rau lang luộc, rau lang xào tỏi,…

Khi thu hoạch, bạn có thể hạ chậu xuống, lấy củ và tiếp tục ươm rễ cho đợt thu hoạch sau. Với cách trồng mới lạ này, mỗi gốc cây khoai lang sẽ có tuổi thọ trung bình cao (3-5 năm), nếu kỹ thuật chăm sóc tốt thì cây có thể đạt năng suất đến 1 tấn củ mỗi năm.

Với phương pháp trồng khoai lang thủy canh này, rễ cây hấp thụ được nuôi trong dung dịch thủy canh nên hấp thụ đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Từ đó, cây sẽ cho ra những củ to, ngọt không kém các phương pháp trồng truyền thống.

Để luôn có những củ khoai mập mạp, bạn chỉ cần chăm sóc cẩn thận, tưới nước theo định kỳ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm giúp cây được bền, khỏe để đẻ nhánh, mọc rễ, tiếp tục ra củ.

Lưu ý: Cây mọc trên giàn cao và cho ra những củ khoai rất nặng nên nếu muốn thử nghiệm mô hình trồng khoai thú vị này, bạn cần phải xây dựng giàn thật chắc chắn cho cây, tránh bị đổ.

Trồng Dưa Lưới Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió.

1. Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương,… Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây dưa được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp đất.

Dưa lưới được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bổ số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển tốt nhất.

Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2. Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh

Với diện tích 1.000m2 nhà lưới, Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát (thuộc Khu nông nghiệp Công nghệ cao chúng tôi đầu tư trồng dưa lưới trên giá thể xơ dừa, theo phương pháp thủy canh trong nhà lưới áp dụng quy trình VietGap.

Anh Phan Văn Bách – kỹ thuật viên của Nông Phát cho biết, là một giống cây trồng mới tại Việt Nam, dưa lưới yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc cao so với các cây trồng truyền thống khác. “Khó nhất là thời gian cây ra hoa, kết trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa nhưng người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại 1 nụ hoa duy nhất ở lá thứ 9, thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào 1 trái. Sau 60 – 70 ngày thì có thể thu hoạch” – anh Bách cho biết.

Ngoài ra, do trồng trong nhà lưới, cách biệt với các loại sâu bọ nên khi hoa nở, công nhân phải canh thời gian để thả ong vào, giúp cây thụ phấn.

Do sản xuất theo chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại. Ngoài ra, do trồng trên hệ thống tự động hóa nên chỉ cần 2 công nhân chăm sóc vườn dưa rộng hơn 1.000m2.

Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Thủy Canh

– Theo truyền thống, lan hồ điệp thường trồng trên than, dớn, xơ dừa, mụn dừa… để lan ra nhiều hoa phải phun nhiều loại phân bón giúp thúc đẩy thúc đẩy sự tăng trưởng, kích thích ra hoa. Với cách trồng này, nếu bạn không có kinh nghiệm thì sẽ mất nhiều thời gian, thậm chí chất dinh dưỡng được phun quá nhiều sẽ khiến lan chết.

Chuẩn bị: hạt giống lan hồ điệp F1. Bột thủy canh TC-Mobi, giá thể (than, xốp hoặc vỏ đậu phộng, sỏi, đá vụn để ươm hạt). Rọ thủy canh hoặc chậu thủy tinh.

– Trồng thủy canh: khi lan có cây con khoảng 2-3 lá thì chuyển sang trồng thủy canh. Tác dụng của bột thủy canh: cung cấp chất dinh dưỡng thay thế cho phân bón và các phụ liệu khác để lan phát triển (Bạn có thể tìm mua bột ở các đại lý bán cây cảnh)

Chăm sóc:

– Ánh sáng: không để lan dưới ánh sáng trực tiếp, nên bạn cần làm lưới che nếu trồng ngoài trời, độ sáng 60-70% là tốt nhất. Nồng độ thủy canh: cách pha thủy canh tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của lan. Sâu bệnh: nếu gặp sâu bệnh ăn lá lan thì chỉ cần loại bỏ bằng cách rửa sạch lá sau đó dùng vải mềm để lau lá.

Cách chăm và kích thích lan hồ điệp thủy canh nở đúng dịp tết:

– Lan hồ điệp rất lâu tàn, chơi được hơn 2 tháng. Từ lúc nhú nhánh đến lúc hoa nở khoảng 2 tháng, vì thế để lan rực rỡ nhất trong những ngày đầu năm thì bạn nên để hoa nở trước mùng 1 khoảng 15 ngày là vừa. Để được như thế, cần chăm sóc từ tháng 9 âm lịch. Cắt bỏ cuống hoa (sẽ hiệu quả nhất nếu cuống già và đã có màu nâu), nếu cuống xanh bạn chỉ nên cắt 1 đốt. Khoảng 2-3 tuần sau cắt, lan sẽ ra cành mới.

– Nhân giống: Trong suốt cả năm, miễn là lan hồ điệp gần tàn hoa là có thể tiến hành nhân giống. Thời gian tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 6. Bạn cứ để ý thấy hoa tàn độ 2/3 ngồng hoa thì đây là thời điểm thích hợp để xử lý keiki. Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 3-4 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày. Nên bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây phục hồi sau đợt nuôi hoa. Bạn lấy bông hoặc vải mêm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng (thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5 tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày 2-4mm.