Phương Pháp Trồng Khoai Lang / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Ươm Trồng Cây Khoai Lang

Quy trình kĩ thuật trồng cây khoai lang

Thời vụ: Bà con nông dân có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa gồm vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông; vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu.

Ngoài ra, người trồng phải lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp, giúpkhoai lớn củ nhanh. Mỗi mét luống chiều dài, người dân nên trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách trồng đơn giản là đặt hom cây thẳng dọc luống và lấp đất sâu 5-6cm.

Hỗn hợp phân bón dùng cho mỗi héc ta bao gồm 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg KCl. Trong quá trình phát triển, cây cần được làm cỏ, xáo xới đất xung quanh, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp, nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Nếu người trồng muốn thu hoạch lá thì nên để ngọn cây tự do phát triển, càng cấu, ngọn khoai càng mọc khỏe hơn.

Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà người dân có thể phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp. Củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.

Tác dụng của rau khoai lang

Trong ngọn rau lang có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này. Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn. Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả. Rau lang có nhiều chất xơ, tính mát, có lợi cho hệ tiêu hóa, là loại thực phẩm rất tốt để trị bệnh táo bón.

Nguồn: chúng tôi

Hướng Dẫn Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Trồng khoai tây thủy canh là phương pháp trồng cây ăn củ không cần sử dụng đất nên rất phù hợp với khu vực thành phố. Mô hình thủy canh này được khá nhiều người ưa chuộng, bởi củ hoàn toàn sạch và an toàn cho người dùng.

Với cách trồng này, cây không chỉ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn cách li được với nguồn sâu bệnh, nguồn nước/đất bị ô nhiễm và tránh được các độc tố, đảm bảo năng suất cây trồng cao, rau củ sạch. Và để quá trình trồng và chăm sóc khoai tây đạt hiệu quả cao, chúng ta phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật:

Chuẩn bị dụng cụ trồng thủy canh và ủ mầm khoai tây

Trước khi tiến hành trồng khoai tây thủy canh, các bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau:

Thùng xốp ( có thể sử dụng các loại thùng xốp đựng hoa quả), ni lông đen. Nếu trồng với số lượng nhiều thì có thể dựng giàn trồng thủy canh.

Rọ nhựa thủy canh: Lựa chọn loại rọ nhựa có kích thước phù hợp với loại cây trồng, không quá to hoặc quá nhỏ, phải đảm bảo không gian cho rễ cây phát triển.

Giá thể: Sử dụng trấu hun, hỗn hợp xơ dừa, tro hoặc mùn cưa đã được qua xử lý.

Nên bổ sung thêm bình phun nước nhằm cung cấp độ ẩm kịp thời cho cây khi đã lớn.

Bút đo PPM, bút đo PH: rất cần thiết để đo nồng độ các chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh, đảm bảo dưỡng chất phù hợp với cây trồng. Đối với khoai tây thủy canh, độ PPM thích hợp là 1400-1750 và PH là 5.0- 6.0.

Thúc củ lên mầm: Đặt các củ khoai tây giống vào khay, sau đó đặt ở những nơi thoáng mát, tạo điều kiện cho cây nhanh nảy mầm. Khi củ đã bắt đầu lên mầm, khoảng 2 – 3 cm thì đem đi trồng.

Tiến hành trồng khoai tây thủy canh

Đặt các thùng xốp tại nơi có nhiều ánh nắng mặt trời như: ban công, sân thượng,… để cây dễ quang hợp. Thùng xốp phải được lót ni lông đen ở dưới đáy

Khoan lỗ thùng xốp với đường kính tương đương với các rọ nhựa, khoảng cách của các lỗ sẽ theo mật độ trồng khoai tây thủy canh.

Tiến hành chuyển cây vào rọ nhựa, giá thể (sơ dừa, trấu hun…) được dùng để cố định cây, giúp cây mọc thẳng hơn. Đặt rọ nhựa vào đúng các lỗ của thùng xốp, sau đó đặt nắp trên các thùng xốp đã chứa dung dịch thủy canh.

Làm lưới che chắn, ngăn chặn sự tấn công của các loại côn trùng.

Và để củ khoai tây được mập mạp, không chỉ cần tưới nước theo định kỳ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn phải kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ thường xuyên.

Lợi ích khi trồng khoai tây bằng phương pháp thủy canh

Trồng khoai tây thủy canh sẽ đảm bảo kiểm soát tốt các chất dinh dưỡng, tránh dư lượng của thuốc trừ sâu, ngăn chặn mầm mống sâu bệnh và kim loại nặng vốn có trong môi trường đất.

Khi trồng khoai tây trong các giá thể tiết kiệm được 30% lượng phân bón, tránh rủi ro thời tiết, sâu bệnh.

Quá trình chăm sóc đơn giản, phương thức thu hoạch dễ dàng: Sau khi lấy khoai ra khỏi giá thể, bạn chỉ xoa nhẹ vào củ khoai là đã lộ ra ngay một lớp vỏ mỏng trơn láng và rất sạch.

Lưu ý về điều kiện trồng khoai tây thủy canh

Tận dụng khoảng không gian trống của sân thượng, ban công hoặc khoảng sân trước nhà. Ánh nắng thích hợp cho khoai tây ít nhất từ 5-6 giờ/ngày.

Để tránh tình trạng nước mưa khiến dung dịch dinh dưỡng bị pha loãng, bạn có thể làm mái che bằng ni lông.

Vào những buổi trưa nắng gắt nên tưới thêm nước cho cây

Không tưới dung dịch dinh dưỡng thủy canh ngập toàn bộ rễ, điều này sẽ khiến cây bị nghẹt thở, bạn nên chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt của dung dịch.

Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Tím

Kỹ thuật trồng khoai Lang Tím hiệu quả cao, để đạt 30 tấn củ/ha thì cây khoai lang cần phải được chăm sóc đúng kỹ thuật.

Giống khoai lang có chất lượng, sản lượng cao;Thân to mập, ít phân cành và có màu tím. Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 – 120 ngày. Năng suất 9 – 15 tấn/ha. Dạng củ thuôn dài, vỏ củ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô 27 – 33%. Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.

2. Chọn giống

Nhân giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa.; dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi; Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 – 30 cm.

3. Thời vụ

Vụ khoai lang Đông: trồng từ 25/8 đến 10/9; Vụ khoai lang Xuân Hè: trồng từ giữa Tháng 2 đến đầu Tháng 3.

Đất trồng phải được cầy bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ; Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 35 – 40 cm.

Hướng đông tây là thích hợp nhất (kể cả rãnh).

5. Kỹ thuật trồng

Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ; Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 khóm/ha; khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều dài luống; Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5- 10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5 cm.

Phân bón: (Cho 1 ha: 10 15 tấn phân chuồng + 60 N + 30 P2O5 + 90 K2O) Kỹ thuật bón:

– Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 30% phân đạm + 20% phân kali.

– Bón thúc lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali.

– Bón thúc lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali.

Chăm sóc:

– Lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 1, vun nhẹ.

– Lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 2, vun nhẹ.

– Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%, Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh (cho nước gập ½ – 2/3 luống).

– Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25 – 30 ngày để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích luỹ chất hữu cơ.

– Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.

– Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

6. Thu hoạch

Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa) thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

kỹ thuật trồng khoai lang tím nhật

ky thuat trong khoai lang

Kỹ Thuật Trồng Cây Khoai Lang

Thực tiễn sản xuất từ trước đến nay trong nghề trồng khoai lang ở nước ta đã có nhiều cách trồng khác nhau xuất phát từ tính chất đất đai, thời vụ, chất lượng dây giống và tập quán của từng vùng mà mỗi địa phương đã áp dụng những phương pháp trồng khác nhau. Những phương pháp trồng đó là: Trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu móc câu, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng dây kiểu áp tường, trồng dây phẳng dọc luống.v.v…

Mỗi một cách trồng đều có những ưu và nhược điểm, song hiện nay trong sản xuất hai phương pháp được phổ biến rộng rãi là: Trồng dây phẳng dọc luống và trồng dây áp tường.

1. Làm đất trồng khoai lang

Khoai lang là cây trồng không kén đất, trồng trên bất cứ loại đất nào (đồi núi, cát ven biển, bạc màu, đất thịt, đất cát pha…) cũng đều cho thu hoạch.

Kỹ thuật làm đất cho khoai lang cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

* Làm đất sâu: Có tác dụng để làm được luống cao, to, tạo điều kiện cho rễ và củ phát triển thuận lợi.

* Làm đất tơi xốp: Đất tơi xốp là một yêu cầu cần thiết đảm bảo đầy đủ oxy cho rễ con phát triển đồng thời giúp cho củ phình to nhanh, không bị cong queo.

* Đảm bảo giữ màu, giữ nước và chủ động thoát nước tốt.

Tuy vậy việc làm đất cũng phải tùy thuộc vào từng loại đất, thời vụ trồng mà có biện pháp kỹ thuật làm đất thích hợp

Ví dụ: Vụ Đông Xuân trên các loại chân đất thịt, đất vàn, kỹ thuật làm đất chủ yếu là làm ải. Nhưng việc làm ải trong vụ Đông Xuân cũng cần lưu ý đảm bảo đủ độ ẩm trong đất khi trồng. Vì vậy sau khi cày ải xong, 2 – 3 ngày sau cần phải bừa ải ngay để giữ ẩm cho đất.

Vụ Đông do ảnh hưởng của những trận mưa cuối mùa vì vậy gặt lúa mùa xong, đất còn ướt nhưng phải tiến hành làm đất ngay để đảm bảo thời vụ trồng. Trong điều kiện đó phải áp dụng biện pháp kỹ thuật làm đất ướt. Sau khi cày đất lên luống, trên mỗi luống cần cho thêm một ít đất bột để giảm bớt độ ẩm đất trước khi đặt dây trồng. Sau trồng khoảng trên dưới một tháng, khi thời tiết chuyển sang khô hanh, đất trong luống khô dần phải tiến hành làm đất lại, làm đất nhỏ và vun luống lên hoàn chỉnh.

Trên các chân đất cát (đặc biệt là đất cát ven biển) sau khi gặt lúa mùa phải tiến hành cày lên luống ngay để đảm bảo đủ độ ẩm khi trồng mà không được làm đất ải.

2. Lên luống trồng khoai lang

Lên luống cho cây khoai lang nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận dưới mặt đất phát triển nhất là củ. Lên luống cần chú ý tới 2 mặt: Kích thước luống và hướng luống.

Luống rộng hay hẹp, cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện đất đai, giống, thời vụ, mật độ, khoảng cách trồng v.v…

Thông thường trên các loại đất xấu, đất khó thoát nước, giống dài ngày, thời vụ có thời gian sinh trưởng dài, mật độ khoảng cách trồng thưa, kích thước luống phải rộng và luống phải cao. Một yêu cầu cơ bản của kỹ thuật lên luống khoai lang là phải nở sườn (không lên luống hình tam giác).

Trong sản xuất hiện nay kích thước luống thường dao động từ 1 – 1,2m chiều rộng và 30 – 45 cm chiều cao.

Tùy thuộc vào kích thước của ruộng trồng mà xác định, nhưng nói chung theo hướng đông tây là thích hợp nhất. Theo hướng này có hai điều lợi:

– Thời gian đầu không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm lật ngược dây.

– Vào giai đoạn cuối, thân lá đã giảm xuống, củ lớn nhanh không bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng góc vào sườn luống làm nhiệt độ trong luống khoai tăng lên có thể là điều kiện thuận lợi cho bọ hà phá hoại củ phát triển.

3. Phương pháp trồng dây khoai lang phẳng dọc luống

Phương pháp này áp dụng cho các ruộng đã được lên luống hoàn chỉnh.

– Hầu hết các mắt đốt trên thân được nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc phân hoá hình thành củ. Do đó số lượng củ trên 1 dây sẽ tăng lên.

– Củ được phân bố đều trong luống tạo điều kiện thuận lợi cho củ phát triển.

– Thân lá phát triển đều ở cả hai bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu tầng lá hợp lý nâng cao được hệ số sử dụng ánh sáng và hiệu suất quang hợp thuần của khoai lang.

– Tiến hành các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, tưới nước, bón phân thúc, vun luống… được dễ dàng.

– Kỹ thuật trồng tương đối phức tạp nên thường tốn nhiều công, giá thành chi phí cao.

– Tỷ lệ dây chết cao (bởi phải trồng nông) nhất là trong những thời vụ khi trồng gặp rét (vụ Đông Xuân). Để khắc phục nhược điểm này khi trồng cần chú ý sau khi lấp đất cần ấn chặt cổ dây.

4. Phương pháp trồng dây khoai lang áp tường

Luống chỉ cần lên một bên sườn, đặt dây nghiêng dựa vào sườn luống đó, xong lên nốt sườn luống còn lại để lấp dây.

– Kỹ thuật trồng đơn giản, trồng nhanh, đỡ tốn công.

– Dây được trồng sâu nên tỷ lệ dây chết rất thấp.

– Số lượng mắt đốt ra củ nằm sâu, ở vị trí không thuận lợi nên số củ trên dây ít.

– Củ chỉ phát triển ở một bên sườn luống.

– Thân lá phát triển không đều ở cả hai bên sườn luống, kết cấu tầng lá không hợp lý, lá bị che khuất nhau nhiều làm giảm hệ số sử dụng ánh sáng dẫn đến hiệu suất quang hợp thuần thấp.

– Không thuận lợi cho việc chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, bón phân, nhấc dây, tưới nước,…

1. Phẳng dọc luống; 2. Áp tường (nghiêng); 3. Đáy thuyền; 4. Móc câu; 5. Đứng

Các phương pháp đặt dây khoai lang

Nguồn: Giáo trình cây khoai lang – Trường đại học nông lâm Thái Nguyên

Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Củ To

Khoai lang là loại thực phẩm khá phổ biến, có sức tiêu thụ lớn trong nền nông nghiệp. Kỹ thuật trồng khoai lang không quá phức tạp, cùng với đó là dễ dàng trong việc chăm sóc.

Cây khoai lang là một hướng đi đúng đắn cho bà con nông dân. Trong bài viết này, ohana sẽ cùng chia sẻ đến bạn đọc kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang cho hiệu quả năng suất cao.

1. Trồng khoai lang cần chuẩn bị những gì?

Khoai lang thích hợp trồng vụ Đông Xuân, dao động vào thời điểm từ 15/9 – đến 25/9. Bà con trồng càng sớm thì khoai lang càng cho năng suất cao. Thời điểm muộn nhất để trồng được khuyến cao là 05/10.

Có 2 giống khoai lang đang được nhiều nơi bà con lựa chọn đó là KL20-209 và giống Hoàng Long. Mỗi giống lại có ưu nhược điểm riêng, tùy theo vùng đất trồng.

Giống khoai lang KL20-209: giống khoai này có thời gian sinh trưởng 100 – 110 ngày ( vụ đông). Có khả năng phát triển và sinh trưởng tốt, thân to mập. Cùng với đó là khả năng cao chống chịu sâu bệnh, chậm thoái hóa giống. Loại khoai này cho thân củ dài, ngoài vỏ màu đỏ, trong ruột có màu vàng. Củ ngon và thích hợp cả ăn sống hay chế biến. Năng suất trung bình dự kiến khoảng 14 -17 tấn / ha.

Giống khoai lang Yên Thủy (khoai lang Hoàng Long): giống khoai này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, kéo dài khoảng 95 – 100 ngày. Dây khoai có màu tím nhạt, độ dài trung bình mặt dưới và gân lá có màu tím. Vỏ củ có màu hồng nhạt, ruột vàng hơn và độ ngon trung bình. Giống khoai này cho năng suất khoảng 8-10 tấn / ha.

Tùy theo điều kiện giống và thổ nhưỡng ở địa phương, bà con lựa chọn giống khoai lang phù hợp. Tuy giống là một phần, nhưng để củ có thể to và ngọt phần lớn nhờ công chăm sóc.

Chọn những dây khoai khoảng 45 – 75 ngày tuổi, phần thân dây to mập. Cắt những đoạn dây ngắn khoảng 25-30cm, đốt ngắn, lá khỏe. Lưu ý là đoạn dây giống này chưa có rễ, chưa có hoa và không hề bị sâu bệnh.

Nên thực hiện cắt dây vào buổi chiều, đồng thời rải mỏng dây nơi thoáng mát 1 ngày trước khi trồng.

Chọn củ giống từ vụ đông của năm trước đó. Lựa chọn khóm khoai có củ đều, nhiều củ và củ ra tập trung ở một số mắt. Củ bánh tẻ và cây không bị sâu bệnh.

Sau khi thu hoạch, bảo quản củ nơi khô ráo thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp và bà con bảo quản đến khi cây có mầm thì đem ra trồng.

2. Kỹ thuật trồng khoai lang cho năng suất cao

– Lựa chọn những khu đất có thành phần cơ giới nhẹ. Gần nguồn nước để chủ động tưới tiêu.

– Làm kỹ đất tơi xốp, loại bỏ cỏ và các tác nhân phá hoại ( chuột, rắn). Bà con tiến hành làm luống dọc theo chiều dốc của ruộng. Độ rộng của luống khoảng 1,2 – 1,5m (tính cả rãnh), và có chiều cao khoảng 35-40cm.

Sau khi bà con đã lên luống hoàn chỉnh, cùng với đó là giống đã chuẩn bị sẵn sàng. Tiến hành rạch 1 đường chính giữa luống có độ sâu khoảng 10-15cm. Bón một lớp phân lót mỏng, phủ một lớp đất nhẹ lên trên và đặt dây hoặc củ.

Mật độ trồng khoảng : 3-4 khóm / mét vuông. Trồng theo hàng đơn, và vùi dây giống dọc theo chiều dài luống. Dây nối đuôi dây và song song với mặt luống.

Nếu thực hiện trồng bằng củ: Trước khi đem trồng, thực hiện cắt củ khoai thành những miếng nhỏ có chiều dầy 2,5 – 3cm. Sau khi cắt, cần tiến hành chấm nước xi măng và để khoảng 2-3 ngày cho vết cắt khô miệng lại mới đem trồng. Đặt miếng khoai giống có mầm hướng lên trên, mật độ khoảng 40x40cm. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên phía trên.

3. Kỹ thuật chăm sóc khoai lang

– Sau khoảng 1 tuần trồng, đi kiểm tra và dặm những dây bị chết để bảo đảm mật độ trồng.

– Sau khoảng 20 – 25 ngày trồng, bà con nên tiến hành xới xáo đất, làm cỏ và tiến hành bón thúc lần 1.

– Khoảng 40-45 ngày sau khi trồng, tiến hành xới xáo đất, làm cỏ và bón thúc lần 2.

– Bấm ngọn: Khi dây phát triển dài khoảng 40-45cm, bà con tiến hành bấm bớt ngọn. Chừa lại phần thân chính với 4-5 mắt, để hạn chế thân chính vươn dài. Ngoài ra, cần vun xới cao luống và phủ đất kín gốc cây. Mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho củ phát triển, cũng như hạn chế sự đẻ trứng của bọ hà.

– Để hạn chế sự phát triển của rễ phụ, cần tiến hành nhấc dây thường xuyên. Nhấc nhẹ nhàng và đặt dây lại vị trí cũ, thực hiện khoảng 1 tháng / lần.

Để khoai lang phát triển tốt và cho củ to thì chế độ phân bón là không thể thiếu. Với mỗi 1 sào bắc bộ ( 360 m2) bà con sử dụng 300-400 kg phân chuồng ( có thể thay bằng 50kg/ phân hữu cơ vi sinh). Đạm ure 6kg, phân lân super khoảng 10kg, và 8g phân kali.

Liều lượng bón bà con chia thành 3 giai đoạn như sau:

Bón lót: Sử dụng hết số phân chuồng, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali

Bón thúc đợt 1: Khoảng 20-30 ngày sau khi trồng, tiến hành bón hết lượng đạm và 1/3 lượng kali.

Bón thúc đợt 2: Khoảng 40-45 ngày sau khi trồng, bón hết lượng phân còn lại.

Áp dụng biện pháp IPM ( phòng trừ tổng hợp) để bảo vệ cây khoai lang. Bà con thường xuyên thăm ruộng, sớm phát hiện bệnh để có biện pháp phòng trừ. Và lưu ý chỉ sử dụng đến thuốc trừ sâu nếu như sâu bệnh phát triển ở mật độ cao, không sử dụng biện pháp thủ công được.

Có 2 loại bệnh phổ biến nhất ở khoai lang là Bọ Hà và Bệnh Ghẻ.

Biểu hiện: gây bệnh trên thân và trên củ, nhưng chủ yếu củ là đối tượng tấn công chính của bọ Hà.

Các phòng trừ: Sử dụng đất vun cao và ấp kín gốc để hạn chế bọ hà đẻ trứng.

4. Thu hoạch và bảo quản khoai lang

Khi cây khoai lang có những biểu hiện ngừng sinh trưởng chính là thời điểm thu hoạch. Biểu hiện như phần gốc ngả màu vàng, củ kiểm tra vỏ sẽ nhẵn và có ít nhựa. Thu hoạch vào những ngày trời nắng ráo, và hạn chế làm xây xước củ. Nếu củ bị xây xước ảnh hưởng đến xấu mã và thời gian bảo quản cũng không được lâu.

Để củ để được lâu hơn, bà con nên tiến hành cất trong kho lạnh. Hoặc xếp củ dựng đứng thành 1 hoặc 2 lớp, để nơi khô ráo thoáng mát và không có ánh nắng mặt trời. Cùng với đó là thường xuyên kiểm tra để loại bỏ củ thối, củ dập.

Kết bài

Như vậy #wikiohana đã cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang đúng cách. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình trồng, giúp khoai ít sâu bệnh và nhanh cho thu hoạch. Khoai lang là một hướng đi tuy không mới nhưng vẫn còn hiệu quả. Bà con có thể tận dụng ruộng, vườn để phát kinh tế theo mô hình này.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 26/06/2023