Phương Pháp Trồng Khổ Qua / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kĩ Thuật Trồng Khổ Qua

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng – danh pháp hai phần: Momordica charantia là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Có thể trồng được quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn vụ mưa.

Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới, thoát nước tốt. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: Nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp…

Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45 – 50cm.

Mật độ: 3.000 – 5.000cây/ha

Có thể sử dụng của các công ty giống trên địa bàn thành phố. Đối với khổ qua, có nhiều giống tên gọi khác nhau tuy nhiên chúng thuộc 2 nhóm đó là nhóm trái lớn và nhóm trái nhỏ.

Hạt giống: Có thể gieo trực tiếp trên các liếp đã chuẩn bị xong hoặc gieo vào khay.

Nếu sử dụng khay chúng ta nên dùng khay 72 lỗ là tốt nhất. Giá thể cho vào khay gồm đất sạch 1/3 + phân chuồng hoai mục 1/3 + tro trấu hoặc xơ dừa 1/3. Trộn đều giá thể và trộn thêm 1% phân super lân sau đó dùng các loại thuốc trị bệnh chết cây, lở cổ rể tưới vào giá thể ủ kín 2 – 3 ngày rồi cho vào khay gieo.

Hạt có thể gieo trực tiếp xuống đất, rồi phủ đất có trộn phân chuồng. Không nên gieo quá sâu (khoảng 1,5cm) và chỉ tưới vừa ẩm cho hạt mọc. Mỗi hốc gieo 1-2 hạt.

Khi gieo hạt, đặt đầu nhọn xuống dưới. Phủ lưới sau khi gieo để không làm trôi hạt khi tưới nước. Hạt nên được xử lý bằng nước ấm trước và thuốc bệnh ủ hạt nứt nanh rồi gieo, cách này ít tốn hạt và ít làm hư hạt nhưng sau khi cấy phải tưới đủ ẩm cho cây phát triển nhanh. Cách ủ hạt như sau: Hạt giống ngâm vào nước 2 sôi – 3 lạnh (khoảng 540C) trong 2 – 3 giờ. Sau đó rửa sạch nhớt trên vỏ hạt, ngâm vào các dung dịch thuốc trị bệnh nồng độ 0,1% từ 10 – 15 phút, Vớt hạt ra để ráo cho vào khăn vải ẩm bọc lại ủ hạt, nếu trời lạnh có thể để dưới bóng đèn vàng cho hạt mau mọc. Hằng ngày thăm xem bọc vải có đủ ẩm không, nếu khô thì rưới nước vào nhưng tránh quá ẩm, hạt sẽ khó mọc. Khoảng 2 ngày, hạt sẽ lú rễ mầm thì đem gieo ngay, nếu để rễ dài đem gieo rễ sẽ bị gẫy. Cách này cần chú ý, sau khi gieo cần duy trì nước tưới đầy đủ cho hạt mọc, nên tưới ướt đẫm đất trước khi gieo để không làm hư rễ mầm.

Nếu gieo trong khay thì khi hạt có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Nên gieo phòng 5% lượng cây định trồng để trồng dặm.

* Lượng phân bón cho 1 ha:

Phân chuồng hoai: 30tấn, phân Supe lân/lân vi sinh:

200 – 300kg, Phân NPK các loại: 200 kg, phân Urê: 100kg, phân Kali: 80kg

– Bón lót:

Bón toàn bộ phân chuồng phân lân, 1/4 lượng phân NPK. Bón lúc lên liếp, phân được trộn vùi trong đất sau đó phủ bạt kín lại.

Có thể chia đều lượng phân nhiều lần bón từ 5 – 7 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.

Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá theo nồng độ ghi trên nhãn.

– Trồng dặm: Sau khi trồng 5 – 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo. Khổ qua rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn, có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

– Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.

Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

– Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

– Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng

Regent 0.3G lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.

– Sâu xanh: Tập kỳ, Vertimec,…phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.

– Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Confidor, Oshin,…theo nồng độ khuyến cáo. Tránh để ruộng quá khô hạn.

– Sâu vẽ bùa: Ofunack, Trigard… vào lúc sáng sớm

– Bệnh sương mai: Mancozeb, Carbendazim,…phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.

Nguồn: sưu tầm

Hạt Giống Khổ Qua Lai F1 Rado Trồng Khổ Qua

Hạt giống Khổ qua lai F1 RADO trồng khổ qua

10,000₫

(giá của sản phẩm chưa bao gồm chi phí vận chuyển trên toàn quốc)

Cây sinh trưởng phát triển mạnh. Trồng quanh năm.

Trái bóng, gai nở đẹp, dạng trái tròn, sai trái.

Nếu bạn muốn có trái dài 17-18 cm màu xanh nhạt thì chúng tôi có Khổ qua trái dài lai F1 RADO 316 cho bạn.

Mô tả

Vấn đề sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề lớn trong xã hội. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên trồng rau sạch trong nhà mình. Để việc trồng khổ qua đem lại kết quả thì bạn cần hạt giống đảm bảo chất lượng. Vườn Sài Gòn sẽ cung cấp hạt giống Khổ qua lai F1 RADO cho bạn.

Thu hoạch: 36-40 ngày sau khi gieo.

Mật độ: cây x cây 0.4 – 0.5m, hàng – hàng 1.2 – 1.5m.

Hướng dẫn gieo hạt giống Khổ qua lai F1

Ươm hạt giống Khổ qua lai F1 trong khay hoặc gieo trực tiếp. Tránh phủ đất lên hạt. Giữ ẩm hạt.

Cây cho hoa sau 12 tuần tính từ lúc gieo, thích hợp nhất là vào mùa hè

Sau 10 – 15 ngày trồng thì kiểm tra tỷ lệ nảy mầm. Trồng dặm những cây đã chết hoặc hạt không nảy mầm bằng những cây con có 5 – 6 lá. Sau đó, làm sạch cỏ và xới nhẹ cho đất tơi xốp. Chú ý không chạm mạnh, tránh bị động rễ cây.

Sau 30 – 35 ngày trồng, làm sạch cỏ. Và bón phân urê hoặc phân chuồng loãng.

Sau mỗi lứa thu hoạch lại tiến hành làm sạch cỏ dại. Bón thúc theo tỷ lệ được liệt kê như sau. Phân hữu cơ hoại mục: 10 – 15 tấn/ha/năm. Sulphát kali 100kg/ha/năm. Phân đạm urê : 400kg/ha/năm. Chia đều làm 7 – 8 lứa sau thu hoạch.

(*) Lưu ý: Đối với đất có độ pH <5 nên rải đều 1000kg/ha vôi trước khi cày bừa giúp cỏ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Sản phẩm tương tự

Cách Trồng Khổ Qua Cho Sai Quả

CÁCH TRỒNG KHỔ QUA CHO SAI QUẢ

1. Thời vụ:

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng thường được trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất trồng từ tháng 1 -  tháng 5, trồng vào những tháng này cho năng suất cao.

2. Giống:

Có nhiều loại nhưng tốt nhất nên chọn một số hạt giống như:

KHỔ QUA F1 VINO 606

KHỔ QUA XANH LAI F1 VINO S3

KHỔ QUA F1 VINO 05

KHỔ QUA F1 VINO 05S

KHỔ QUA LAI F1 VINO GALATICO S2

KHỔ QUA F1 VINO GALAXY B1

KHỔ QUA XANH F1 VINO INDA 03

KHỔ QUA XANH LAI F1 VINO INDA 02

KHỔ QUA LAI F1 VINO DRACO

KHỔ QUA VINO INDA 04

KHỔ QUA XANH LAI F1 VINO GALAXY B2

                          

Trái tròn bóng đẹp, kháng bệnh khảm và virus và đặc biệt cho năng suất cao. Thị trường ưa chuộng dễ dàng bán

3. Chuẩn Bị Đất:

Làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.

Lên Liếp (làm luống):

Đất phải cày bừa, băm nhỏ.

Mỗi liếp rộng 0,6-0,8m cao 20-30cm.

Tâm liếp này cách tâm liếp kia 1,2m.

Bón Lót:

Đất thịt: Vôi + Lân văn điển + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu  Basudin 10G hoặc Visa 5G

Đất pha cát: Vôi + Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu  Basudin 10G hoặc Visa 5G

Cách bón: đánh rãnh – rãi phân – sau đó lấp đất.

Phủ Bạt:

Bạt phủ nên chỏn loại có kích cỡ 1m

Dùng lạt tre cố định bạt để tránh gió quật làm bay bạt ành hưởng đến bộ rễ cây.

Đục Lỗ:

Có nhiều cách đục lỗ nhưng có 2 cách đơn giản và nhanh nhất.

Cách 1: Dùng ống nhựa pvc phi 60 cắt hình bánh răng như kiểu líp xe đạp, khi cần đục lỗ chỉ cần dùng lực tộng mạnh trên xuống là được.

Cách 2: Dùng lon sữa pha cà phê phần trên cắt miệng, đáy thì lấy đinh đục lỗ xung quanh đáy lon,  bỏ than nóng và ít dầu hỏa vào lon đốt lửa cứ thế mà đục lỗ.

4. Làm Giàn:

Có 4 cách làm giàn.

Giàn chữ I

Giàn chữ U

Giàn chữ A

Giàn chữ X

5. Kỹ Thuật Gieo, Trồng Cây Con.

 Chuẩn bị gieo hạt (khổ qua)

Xử lý hạt giống bằng nước ấm cụ thể là 2 sôi 3 lạnh. Ngâm trong vòng 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải sau 24h hạt nứt nanh thì đem trồng.

Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày. Nếu để qua ngày rể mọc dài thì khi gieo trồng rể dễ bị gãy.

Trồng cây (khổ qua):

Xới nhẹ lỗ trồng sau đó gieo hạt và phủ một lớp đất mỏng.

6. Bón Phân, Tưới Nước, Làm Cỏ.

Bón Phân: Phân hữu cơ khoáng Minori-Kun

Bón thúc lần 1

sau khi gieo trồng 7-10 ngày cây có 3-4 lá thật.

Bón thúc lần 2

sau khi gieo trồng 20- 25 ngày cây có tua cuốn.

Bón thúc lần 3

sau khi gieo trồng 40-45 ngày khi cây đã cho trái

Dùng bón gốc cho các loại cây trồng liều lượng tùy theo từng loại cây trồng từ 300-1.000 kg/ 10.000 m2

Sử Dụng Phân Bón Qua lá như:

Phân bón sinh học Viko-1L

Liều lượng: 25-30ml/ bình 16-20 lít , có thể phối trộn phân bón lá và thuốc BVTV.

Tưới Nước.

Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau

Bà con nên lắp đặt hệ thống tưới để giàm công chăm sóc

Kỹ Thuật Trồng Khổ Qua Hiệu Quả

Trồng khổ qua (mướp đắng) không hề… khổ chút nào mà trái lại, trồng loại cây này khá dễ dàng từ khâu gieo hạt, chăm sóc, đến thu hoạch.

Khổ qua thuộc loại cây leo, được trồng theo mùa vụ, leo dài đến 5m. Lá xanh mềm, mọc cách, xẻ 3-9 thùy. Hoa khổ qua màu vàng, mọc ở nách lá, hoa cái cuống dài, hoa đực cuống ngắn, thụ phấn nhờ ong. Quả thu hoạch sau 2 tuần thụ phấn, mỗi quả chứa 20-30 hạt.

Tuy thuộc loại đắng nhất trong các loại quả, nhưng khổ qua (mướp đắng) lại giành được niềm yêu thích của rất nhiều người và là loại quả khá phổ biến bởi vị đắng đắng ngọt ngọt nhưng thanh mát và rất có lợi cho sức khỏe.

1. Chuẩn bị

Để có những hạt giống mướp đắng – khổ qua chất lượng, bạn nên chọn những quả mướp đắng to, mập và cầm chắc tay. Ngoài ra, bạn có thể mua hạt giống mướp đắng tại các cửa hàng hạt giống uy tín.

Sử dụng dao để bổ dọc trái mướp đắng – khổ qua, dùng thìa nạo, lọc và lấy hạt từ quả ra, sau đó rửa sạch và phơi khô hạt để bảo quản chờ thời điểm thích hợp đem ra gieo trồng.

2. Gieo hạt

Ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 3 lạnh trong vòng 5-6 giờ.

Vớt ra đem ủ vào khăn ẩm.

Sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt.

Đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Khi gieo, đặt hạt theo hướng cho đầu nhọn đã nứt nanh xuống dưới, phủ lên trên một lớp đất mỏng. Sau đó tưới nước.

Khoảng 5 ngày hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm và vươn lên cao.

Sau khoảng 3 tuần cây đạt chiều cao khoảng 10 đến 15cm và đã ra 2, 3 lá thật.

3. Làm giàn

Khi cây cao 25 đến 30cm, bắt đầu ra từ 5 đến 6 lá thật và đã bắt đầu xuất hiện tua cuốn, đem trồng cây ra chậu lớn hơn hoặc trồng ra hẳn đất vườn rồi làm giàn cho chúng.

Cây mướp đắng khi đã có tua cuốn thì rất mau lớn, bạn có thể tận dụng mắc lưới để cho mướp đắng leo giàn.

Chuyển cây con ra nơi trồng đã định sẵn và tiến hành làm giàn cho chúng leo.

Bạn cần tưới nước thường xuyên khoảng 2 lần một ngày để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển.

4. Chăm sóc

Hoa thường bắt đầu xuất hiện trên giàn leo trong vòng một vài tuần lễ sau khi trồng cây. Hoa đực sẽ nở đầu tiên còn hoa cái có một phần bầu nhỏ ở cuống hoa sẽ nở tiếp sau đó khoảng một tuần.

Bạn có thể để ong bướm thụ phấn cho hoa hoặc có thể tự làm. Chú ý là hoa đực chỉ sống được khoảng một ngày, nở vào buổi sáng và rơi xuống gốc cây vào lúc chiều tối.

Sau khi hoa nở khoảng 5 ngày thì cây bắt đầu cho ra trái. Những trái non nhú ra từ phần cuống sau khi hoa tàn, dần dần theo thời gian sẽ phát triển to lên đến kích thước chuẩn.

Ở giai đoạn này nên ngắt bỏ bớt lá quá dày mọc gần quả non để tạo điều kiện cho quả non nhận đủ ánh sáng để phát triển.

Mướp đắng – khổ qua là loại cây dễ trồng, dễ sống, nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn hãy trồng cây trên đất cát pha giàu chất hữu cơ tơi xốp.

Cần tưới nhiều nước cho cây, nhất là giai đoạn ra hoa và tạo quả.

Bạn cũng có thể bón lót cho cây lúc mới trồng và bón thúc cho chúng vào mỗi thời điểm quan trọng.

5. Thu hoạch

Trồng mướp đắng có hai vụ, hè thu và đông xuân, trong đó vụ hè thu cho năng suất cao hơn nhiều. Kể từ khi gieo trồng đến lúc quả trưởng thành chỉ mất khoảng 2 tháng. Khi cây ra quả, cứ 2 đến 3 ngày là bạn có thể có trái để dùng.

Like this:

Like

Đang tải…