Phương Pháp Trồng Hoa Phong Lan / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Hoa Phong Lan Trong Nhà Kính Hiệu Quả Cao

Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ nhà kính

Có thể chia hoa lan vào từng nhóm dựa vào nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ của chúng. Thông thường những loại lan mọc trên đất sẽ cần ít ánh sáng hơn so với những loại lan mọc trên các giá thể, thân cây. Ngoài ra, các loài lan trên cạn có thể chịu được nhiệt độ lạnh hơn so với các loài mọc trên thân cây do mọc phần rễ của loài mọc trên đất sẽ được giữ ấm tốt hơn.

Nếu xét theo nhu cầu về ánh sáng chúng ta có thể chia hoa lan thành 3 loại phổ biến là:

Loại ưa sáng, cần nhiều ánh sáng

Loại yêu cầu ánh sáng vừa đủ

Loại ưa thích bóng râm

Tương tự, đối với nhu cầu về nhiệt độ ta cũng chia thành 3 loại hoa lan bao gồm:

Nhiệt độ mát mẻ – từ 15 đến 21 độ C vào ban ngày và từ 10 đến 12 độ C vào ban đêm

Nhiệt độ trung bình – từ 21 đến 26 độ C vào ban ngày và 12 đến 18 độ C vào ban đêm

Nhiệt độ ấm áp - từ 27 đến 33 độ C vào ban ngày và 18 đến 22 độ C vào ban đêm

Chú ý đến nhiệt độ và chất trồng cây trong chậu

Hầu hết các loài hoa lan đều phát triển mà không cần đất và phù hợp với kiểu khí hậu nhiệt độ giảm vào ban đêm. Thậm chí, một số loại hoa lan sẽ không nở nếu như nhiệt độ vào ban đêm không giảm xuống. Do đó, nhiệt độ khi trồng lan có một vai trò rất quan trọng và có thể quyết định đến năng suất và chất lượng hoa lan.

Thay vì sử dụng đất để trồng hoa lan trong chậu thì chúng ta sẽ sử dụng hỗn hợp bao gồm các loại vỏ cây, đá trân châu, rêu than bùn, mùn gỗ, sơ dừa,…Số lượng mỗi vật liệu sử dụng sẽ tùy thuộc vào loại lan muốn trồng nhưng nguyên tắc chung là nên sử dụng các loại sơ từ vỏ cây và quả để tạo sự thuận lợi cho rễ phát triển hơn cũng như thoát nước tốt, tránh bị ứ đọng nước.

Nên duy trì nhiệt độ thay đổi phù hợp đối với từng loại hoa lan, không để nhiệt độ xuống quá thấp hoặc tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như khả năng ra hoa của cây. Điều này là một lợi thế đối với các mô hình nhà kính vì khả năng thay đổi môi trường và nhiệt độ bên trong nhà kính có thể thực hiện khá dễ dàng nhờ vào các thiết bị, máy móc hỗ trợ. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa các vết thủng, rách trên nhà kính vì nó có thể dẫn các luồng không khí chênh lệch từ bên ngoài vào, gây ảnh hưởng tới cây lan.

Tính toán diện tích nhà kính phù hợp

Chi phí để xây dựng nhà kính thường khá cao nên cần cân nhắc để xây dựng một nhà kính với kích thước phù hợp. Một nhà kính vừa phải sẽ đảm bảo được sự phù hợp về các yếu tốt nhiệt độ, độ ẩm.. Tuy nhiên, nếu kích thước nhà kính quá lớn so với số lượng cây canh tác thì việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu nhà kính quá nhỏ có thể khiến cho không khí bị chèn ép và khó lưu thông, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan.

Có thể đặt các chậu cây hoa lan ở gần nhau những không được chạm vào nhau. Từ số lượng cây cần trồng bạn có thể tính toán được diện tích nhà kính cần thiết và đưa ra thiết kế phù hợp nhất. Tất nhiên là cũng phải chừa ra những khoảng cách để sử dụng cho lối đi cũng như giữa các hàng trồng cây tùy vào từng thiết kế của nhà vườn.

Thông thường thì các chậu hoa lan sẽ được đặt trên các sạp dài được làm bằng khung gỗ hoặc kin loại để giúp thông thoáng phần rễ và giữa các cây với nhau. Phần mặt đất có thể phủ đêm đá nhỏ, sỏi hoặc cát để phòng cỏ dại mọc lên cũng như hơi lạnh, ẩm từ mặt đất bốc lên.

Kiểm soát tốt môi trường bên trong nhà kính

Môi trường bên trong nhà kính có vai trò quyết định quá trình tăng trường và ra hoa của cây lan. Nó bao gồm 4 yếu tố cơ bản là độ ẩm, không khí, ánh sáng và nước tưới.

Độ ẩm trong không gian

Độ ẩm phù hợp cho việc trồng hoa lan là từ 60-80%. Việc duy trì độ ẩm có thể thực hiện bằng cách đặt các khay nước bên dưới các khay đựng chậu lan hoặc sử dụng hệ thống phun sương để cung cấp độ ẩm thích hợp. Tránh sử dụng các dụng cụ phun tưới thông thường vì nước sẽ không được phân bố đều trên cây và có thể ứ động gây hư thối phần lá và thân.

Để thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc theo dõi độ ẩm bên trong nhà kính thì có thể lắp đặt thêm máy đo độ ẩm bên trong nhà kính. Lúc này bạn có thể biết được sự tăng giảm của độ ẩm và thay đổi nó theo nhu cầu phát triển của từng giai đoạn của cây.

Lưu thông không khí

Không khí bên trong nhà kính có thể được điều chỉnh vào ban ngày bằng các cửa sổ đóng mở trên mái nhà kính. Khi đêm xuống thì nên đóng tất cả những cửa sổ này lại để tránh gió lạnh và sương giá. Ngoài việc lưu thông không khí bằng cách tự nhiên thì nhà kính nên được lắp đặt thêm các loại quạt thông gió để hỗ trợ điều hòa không khí. Lưu ý tránh để quạt trực tiếp quá mạnh vào cây lan vì có thể làm hư hỏng cây vì cây lan bị tổn thương sẽ khó hồi phục.

Nếu không gian nhà kính của bạn rộng thì nên để các cây lan cách xa hơn một chút so với những tiêu chuẩn thông thường và cách đều nhau để có được lượng không khí thông thoáng nhất. Rất khó để biết một nhà kính đảm bảo được nguồn không khí tốt hay không nhưng nếu không gian nhà kính mát mẻ và không có mùi hôi, mốc thì đó đã là tín hiệu tốt.

Ánh sáng cây nhận được

Hầu hết các loài lan đều ưa nắng với khoảng thời gian nhận nắng từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày vào mùa hè và 10 đến 12 giờ vào mùa đông. Với những ngày nhiều nắng nhiều thì hầu như không phải cung cấp thêm ánh sáng cho câ lan, tuy nhiên vào những ngày mùa đông, mùa mưa thì lượng ánh sáng sẽ bị thiếu hụt. Lúc này cần phải cung cấp thêm ánh sáng cho cây bằng cách lắp đặt các loại bóng đèn bên trên cây lan và cách phần lá của cây lan khoảng 15-20cm.

Để không phải tốn công bật tắt bóng đèn, có thể sử dụng các bộ cài đặt hẹn giờ cho đèn với từng mốc thời gian bật tắt cụ thể. Để nhận biết cây lan có nhận đủ ánh sáng hay không có thể quan sát phần lá cây. Khi cây lan của bạn nhận được đủ ánh sáng, lá của chúng phải có màu xanh lá cây tươi sáng rực rỡ, không ngả vàng hoặc xanh đậm.

Lượng nước tưới cây

Tưới nước là một công việc quan trọng và đỏi hỏi tính chính xác cao trong quá trình trồng lan. Nếu tưới quá nhiều có thể gây thối rễ và rụng lá và ngược lại tưới quá ít sẽ gây khô rễ và lá cũng sẽ bị rụng. Do đó, nếu cây lan của bạn bị rụng lá thì việc tưới cây của bạn đang gặp phải vấn đề.

Để tưới nước có hiệu quả cần duy trì mức độ tưới nước và hợp và đều đặn qua từng ngày. Ngoài ra, đối với các mùa khác nhau cũng cần điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với nhu cầu của cây. Những khu vực trồng lan khác nhau cũng sẽ có những yêu cầu về lượng nước khác. Cần có nhứng điều chỉnh phù hợp từ những lần chăm sóc trước vì những tiêu chuẩn đưa ra chưa chắc đã phù hợp với khu vực của bạn.

Cách bón phân cho hoa lan nở

Bón phân là cách để giúp cho các loại hoa nở nhanh hơn và đối với hoa lan cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, việc bón phân đối với hoa lan sẽ tương đối khác so với các loại hoa thông thường. Trước khi sử dụng phân bón bạn cũng nên chú ý tới vấn đề ánh sáng vì nó cũng sẽ tác động đến quá trình nở hoa của cây lan. Bằng cách thêm một đến hai giờ chiếu sáng bằng bóng đèn mỗi ngày cũng giúp cho cây lan ra hoa sớm hơn.

Hoa lan không cần nhiều phân bón và thường sẽ tốt hơn với tỷ lệ bón riêng của chúng. Phốt pho là chất hóa học mà hoa lan cần để nở hoa, nhưng cần sử dụng liều lượng đúng và nếu sai nó sẽ không nở. Vì vậy, bạn có thể bón phân cân đối cho chúng (như 10-10-10 hoặc 12-12-12) để cây lan có thể hấp thụ hiệu quả. Một cách tốt để bón phân cho lan là sử dụng một nửa liều lượng được khuyến cáo mỗi tháng.

Giải quyết các vấn đề thường gặp đối với cây lan

Nấm mốc

Nấm mốc là vấn đề xảy ra khá nhiều khi trồng cây lan. Để khắc phục nấm mốc trên cây lan có thể sử dụng 4 thìa cà phê muối trộn với một ly nước lớn và thêm 2 thìa nhỏ xà phòng diệt côn trùng. Sau đó, sử dụng một miếng vải mềm nhúng vào dung dịch và lau lên phần lá bị nấm mốc. Thực hiện đều đặn việc này 2 lần một tuần thì vấn đề sẽ được giải quyết.

Cách đơn giản hơn là sử dụng loại thuốc diệt nấm chuyên dụng trên cây lan và đọc hướng dẫn sử dụng để thực hiện một cách hiệu quả. Điều quan trọng là phải quan sát thường xuyên cây lan để có thể phát hiện và điều trị sớm vấn đề về nấm mốc.

Nếu phát hiện muộn và nấm đã lan xuống phần giá thể trồng lan và khu vực xung quanh chậu thì cần tiến hành thay chậu mới và giá thể mới. Đồng thời điều trị cho phần rễ bị nấm lây lan sang bằng cách rửa trong dung dịch thuốc diệt nấm pha loãng (70% thuốc và 30% nước). Nếu phần nhiễm trùng bám sâu vào trong rễ thì nên cần nhắc loại bỏ phần rễ bị nấm hoặc thậm chí loại bỏ luôn cả chậu cây để không bị ảnh hưởng đến những cây khác.ư

Thối rễ

Thối rễ cũng là một loại bệnh do nấm mốc gây ra trên cây lan nhưng sẽ khó điều trị hơn nhiều. Đây là vấn đề nghiêm trọng và phải mất cả năm để có thể phục hồi được cây lan bị thối rẽ. Triệu chứng phổ biến nhất là rễ bị chai, đen và rụng khi cây bị bệnh. Ngoài ra, thân cây có thể có màu hơi đen.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thối rễ là thay chậu lan hai năm một lần, và đảm bảo chúng không bị tưới quá nhiều nước.

Nếu lan của bạn bị thối rễ, đây là cách khắc phục:

Kéo cây ra khỏi chậu và loại bỏ tất cả các giá thể cũ.

Làm sạch, cắt hoặc nhổ bất kỳ rễ và lá nào có vẻ bị ảnh hưởng của cây, rửa kỹ bằng nước.

Nếu vết thối ở thân, cây lan sẽ không thể phục hồi.

Khi bạn đã loại bỏ vật liệu bị nhiễm bệnh, bạn có thể bôi thuốc diệt nấm lên các khu vực hở để ngăn ngừa nấm mốc và nấm.

Trồng lan trong giá thể tốt trong khi nó phục hồi và đặc biệt cẩn thận để ý lượng nước của nó, để tạo cho nó nhiều không khí trong lành.

Bọ trĩ

Bọ trĩ là loại côn trùng nhỏ không bay, ăn hoa và chồi của phong lan, đôi khi nó có thể sống trong môi trường trong thời gian dài. Nếu phát hiện loại bọ này đang lảng vảng trên cây của bạn, cần phải thực hiện một vài hành động để loại bỏ chúng.

Rất khó để đối phó với bọ trĩ, nhưng luân phiên giữa xà phòng diệt côn trùng, băng dính và bọ ve ăn thịt có thể giúp bạn giải quyết được chúng. Xà phòng diệt côn trùng cần được bôi kỹ trên cây và các chất trồng. Che mặt trên và mặt dưới của lá, thân và lá, và nếu có thể, rễ của nó. Dốc ngược cây để chất lỏng dư thừa thoát ra khỏi các nút lá.

Chỉ nên sử dụng bọ ve ăn thịt trong nhà kính, vì bạn sẽ không muốn chúng chạy quanh nhà. Bọ trĩ cũng không thích bị ngập úng, nhưng nếu bạn chọn cách ngâm chậu lan của mình, hãy đảm bảo rằng bạn làm như vậy ở khu vực thông thoáng để các vấn đề về nấm không nổi lên và cây có thể bị khô trở lại dễ dàng. Một loại côn trùng khác thường được gọi là muỗi vằn. Chúng rất nhỏ và có thể bị loại bỏ theo những cách tương tự như bọ trĩ.

Phương Pháp Giữ Hoa Lan Lâu Tàn

Hoa lan nở đẹp và rất lâu tàn, nhưng tùy từng loại mà có cách giữ hoa bền hơn nữa, dưới đây là một số kinh nghiệm giúp hoa lan lâu tàn mời các bạn cùng đọc và tham khảo.

1. Lan Hoàng Thảo:

Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy đất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tãng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.

Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào đất trồng. Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.

Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30:10:10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60:30:30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.

2. Lan Hồ Điệp:

Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30%-40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 độ C – 30 độ C, độ ẩm 60%-80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo.

Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:

Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30:10:10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chõi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác.

Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết. Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây.

Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa.

3. Lan Vanda:

Giống lan này chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20-25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 đến 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xõ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5-10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3-4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra.

Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hõn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2-3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ.

Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hõn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hõn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.

Nhân Giống Các Loại Phong Lan Chuẩn Bằng Phương Pháp Gieo Hạt

Nhân giống phong lan ngày nay không còn quá khó khăn với người trồng. Bạn có thể nhân giống hoa lan bằng gieo hạt, thân giả, tách nhánh, cấy mô… Sao cho phù hợp với điều kiện và tình trạng vườn lan nhà mình nhất. Nếu bạn chọn gieo hạt, thì đây là các bước quan trọng mang lại hiệu quả cao cho bạn.

Trong thực tế hoa lan ít khi nhân giống hữu tính, vì hạt của hoa lan rất nhỏ, số lượng hạt trong trái rất lớn. Kỹ thuật gieo ươm phức tạp, tỷ lệ nảy mầm thấp, tính phân ly lớn. Khó duy trì được đặc tính tốt của cây mẹ. Thế nên các hạt cần được cung cấp một loại nấm để chúng có thể nảy mầm. Nấm mycorrhizal cung cấp dinh dưỡng cho hạt, hạt cung cấp nơi trú ngụ cho nấm. Đây được xem là kiểu quan hệ cộng sinh.

Cách lấy hạt và khử trùng hạt

Những hạt lan này được lấy ra vào khoảng giữa tháng 2 đến tháng 12 để đạt được độ trưởng thành của hạt. Nhưng thường thời gian cũng còn tùy thuộc vào từng giống lan. Phương pháp nhân giống lan này chủ yếu là để giảm thời gian tính từ khi bắt đầu cho đến khi cây lan ra hoa. Thời điểm thích hợp nhất để hái trái là khoảng cuối thời điểm chúng chuyển màu vàng. Về cách thức tạo phôi trái lan chưa chín, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Thứ nhất, cắt bỏ phần hoa còn lại trên đầu trái, rửa sạch bằng xà phòng khử trùng bề mặt. Sau đó đem khử trùng bằng cách ngâm trái vào dung dịch alcohol khoảng 3-5 phút. Thời gian ngâm trái tùy thuộc vào kích thước của từng trái lan.

Tiếp theo, hơ qua lửa để khử trùng bề mặt một lần nữa, rồi bổ trái theo chiều dọc. Lấy hạt lan này gieo vào chai có sẵn chất dinh dưỡng gồm các thành phần như: Vacin và các loại muối khoáng hòa tan, nước ép cà chua, nước dừa, đường và nước. Những chai để gieo hạt nên đặt ở nơi có độ sáng từ 1.000-3.000 nến, trong 8-16 giờ, 25 độ.

1 tuần đến 6 tháng sau khi gieo hạt vào chai thì hạt sẽ nảy mầm, tùy vào từng giống lan sẽ có thời gian nảy mầm khác nhau. Khi các hạt nảy mầm sau đó có thể chuyển qua một chất dinh dưỡng mới có thành phần bổ sung như ban đầu. Khi những mầm lan xuất hiện chồi và rễ, cây đã đủ trưởng thành, bạn có thể mang ra ngoài.

Phương pháp gieo hạt xanh trong phòng thí nghiệm tương tự phương pháp nảy mầm không cộng sinh nấm. Nhưng có lợi là sử dụng hạt còn xanh nên những hạt bên trong không bị nhiễm các mầm bệnh như quả chín. Ngoài ra vỏ quả có thể được khử trùng với một dung dịch cường độ mạnh nhưng hạt bên trong không bị ảnh hưởng. Vỏ quả đã tách ra bằng một dụng cụ đã khử trùng trong tủ cây vô trùng. Lúc này hạt hoa lan được gieo trực tiếp mà không phải khử trùng lần nữa.

Cần gieo hạt hoa lan ngay khi đã lấy ra khỏi quả, hạt hoa lan không để lâu được vì dễ mất sức nẩy mầm.

Cách lấy hạt và khử trùng hạt

Những trái lan chín có thể tự tách ra, chỉ cần làm sạch chỗ trái bị nổ tung bằng miếng vải sạch có tẩm cồn để khử trùng. Sau đó lấy hạt vào cốc nước 30ml clorox loại 1% – 3,5% lắc đều để khử trùng khoảng 8-10 phút. Tiếp theo bạn rửa sạch hạt lan bằng loại nước cất. Bạn lấy một ít nước cất đã khử trùng nhỏ vào chất trồng giống ở hạt còn xanh vậy.

Đây là khâu rất quan trọng trong việc nhân giống hoa phong lan. Nếu không cẩn thận hoặc không chu đáo có thể bị chết do không thích nghi với môi trường bên ngoài. Trước khi lấy lan nên rời đến những nơi có môi trường tương tự để nó thích ứng tự nhiên. Và nhiệt độ trong phòng, khi cần thiết có thể bỏ nắp đậy 2-3 ngày

Tiếp đó lấy cây từ chai ra rửa sạch dung dịch dính vào cây, tránh tổn thương đến rễ. Rồi ngâm vào thuốc tím từ 5-10 phút, vớt lên đặt lên mặt báo cho ráo nước. Cuối cùng đem cây hoa lan trồng vào giá thể phù hợp (hỗn hợp giữa than bùn, rêu… với cát mịn).

Bạn nên đặt cây hoa lan ở chỗ độ ẩm cao, ánh sáng yếu 6-7 ngày. Sau đó hãy chuyển vào phòng có nhiệt độ 25°c và độ ẩm tương đối cao và ánh sáng tán xạ khá mạnh cho đến khi cây sống. Mỗi ngày tưới nước1 lần, phun thuốc diệt khuẩn theo định kỳ. Ssau một tháng mới đem trồng vào nơi có ánh sáng tương đối. Tùy thuộc vào độ lớn của cây mà thay chậu, thường sau hai năm, cây hoa lan sẽ ra hoa.

Thông qua bài viết, chúng tôi rất hy vọng sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho độc giả. Đó là tổng hợp cách nhân giống lan bằng phương pháp gieo hạt!

Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Phân Nhánh

Phân nhánh lan nhằm mục đích để nhân giống, ngoài ra lan trồng trong chậu, cây con mọc rất nhanh, các giả hành cũng già đi nhưng không chết ngay, chính điều này làm cho chậu lan của bạn trở nên chật chội nếu không phân nhánh thì các dưỡng chất trong chậu không đủ để cung cấp cho cây nữa. Vì vậy, việc bạn cần làm lúc này là phân nhánh.

Nhân giống bằng phương pháp phân nhánh là phương pháp truyền thống, thao tác tương đối đương giản, dễ thực hiện, khả năng sống cao, thêm nhánh nhanh, không làm tổn hại đến tới cây con, không làm tổn hại đến khả năng ra hoa, lại có thể duy trì được những đặc tính vốn có của loài, không gây biến dị. Do vậy, phương pháp này đến nay vẫn được áp dụng khá phổ biến.

Tuy nhiên, phân nhánh vào thời điểm nào và cách phân nhánh như thế nào để cây sinh trưởng tốt thì chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa nắm kỹ, nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên:

1. Thời gian phân nhánh

Nhân giống hoa lan bằng phương pháp phân nhánh nên tiến hành trước hoặc sau thời kỳ cây nghỉ, hoặc chỉ cần không phải mùa lan sinh trưởng mạnh nhất thì bạn đều có thể phân gốc được. Nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là vào thời điểm cây ngủ đông.

Theo kinh nghiệm của những nhà chuyên chơi lan thì: 10 ngày trước khi ngủ đông tiến hành phân gốc cho Xuân lan, Huệ lan là tốt nhất; Mặc lan, Kiến lan, Hàn lan thì phân nhánh lúc trước và sau xuân. Đối với lan ngoại để không ảnh hưởng đến giá trị thẫm mỹ của hoa nên chọn thời kỳ sau khi hoa nở thì tiến hành phân gốc.

2. Chuẩn bị gì trước khi phân nhánh?

Để thuận tiện cho việc phân gốc, trước đó bạn nên làm khô đất trong chậu, khiến rễ lộ ra, để trong quá trình phân nhánh hay trồng cây là làm ảnh hưởng tới bộ rễ. Tuy nhiên, cũng không nên để rễ quá khô, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị tốt các nguyên liệu, vật liệu phân nhánh như chậu, giá thể, dung cụ phân nhánh.

3. Chọn cây phân nhánh

Những chồi được chọn để phân nhánh phải là những chồi tốt, không sâu bệnh. Đối với Kiếm lan sau 2-3 năm thì có thể phân nhánh được, Mặc lan có khi đến 8-9 giả hành mới có thể phân gốc được.

Việc phân nhánh cũng phải cẩn thận, tránh làm tổn hại đến rễ, rễ bị tổn hại do phân gốc sẽ rất khó để phục hồi lại được hoặc phục hồi rất chậm, chồi mới không phát triển thì không ra hoa được.

4. Phương pháp bứng cây khỏi chậu

Trước khi tách cây ra khỏi chậu khoảng 5-7 ngày bạn nên bón phân để nhánh tách khỏi cây mẹ, để lan sau khi tách ra khỏi gốc có được sức sống đầy đủ, nhanh chống phục hồi. Giá thể khô để tránh làm tổn hại đến rễ mới, chồi và nụ hoa.

Khi tách chậu dùng 5 ngón tay trái tỳ vào thành chậu, dùng sức nhẹ lây, nhấc giá thể khỏi chậu, dùng sức nhẹ nhàng lay, nhấc giá thể khỏi chậu, tay phải lật úp chậu xuống, nhẹ nhàng tách khỏi giá thể. Dùng ngón trỏ phải đầy vào lỗ thoát khí ở đáy chậu, nhẹ nhàng đẩy lên, tách giá thể ra khỏi chậu tránh làm tổn thương đến hệ rễ.

Sau khi tách nên cắt bỏ những lá bị vàng, những chồi non bị thối trên giả hành và rễ già đã khô.

5. Tiêu độc và phân nhánh

Sau khi tách khỏi giá thể và chậu lan thì cắt bỏ những rễ già, rễ thị thối rữa, ngâm nước rữa sạch sau đó mang ra nơi thoáng hong khô, sau khi rễ mềm thì tiến hành phân nhánh.

Trước khi phân nhánh, từ những gốc mới nhất, quan sát sắc dịch và độ già non. Khi phân nhánh chọn những nhánh to đã qua khử trùng, tìm lấy hai giả hành có khoảng cách rộng, dùng tay lắc nhẹ rồi dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng tách giả hành, sau dó dùng kéo đã được khử trùng để cắt. Khi cắt bạn nên đắp lên vết cắt  muội than hoặc bột lưu huỳnh phòng bị nhiễm trùng.

Bạn nên lưu ý sao cho hai phần được tách ra trên giả hành phải có chồi mới, có thể tự phát triển thành gốc mới. Mỗi phần tách ra nên có từ 3 giả hành, quá ít sẽ không có lợi cho sinh trưởng chồi mới, cây cũng khó ra hoa. Sau khi phân nhánh cần bôi thuốc sát trùng vào miệng vết cắt, không tưới nước vào rễ để tránh làm nhiễm trùng rễ.

Trước khi trồng cây vào chậu, giá thể phải được khử trùng. Cách đơn giản là bạn mang phơi trên nền đất bùn ở nhiệt độ cao khoảng 3-7 ngày hoặc dùng hơi nước xông giá thể khoảng một giờ đồng hồ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phân nhánh lan thành công nhé!