Phương Pháp Trồng Hoa Hồng / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Hoa Hồng Bằng Phương Pháp Giâm Cành

Ngày:04/09/2023 lúc 16:26PM

1. Thời vụ thích hợp để trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Giâm cành hoa hồng có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, tuy nhiên giai đoạn được cho là tốt nhất nằm trong khoảng tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10.

Giâm cành hoa hồng vào mùa mưa sẽ khá tốt vì có thể giảm được công tưới nước. Nếu giâm cành hoa hồng vào mùa nắng phải giâm ở những nơi có bòng râm hoặc làm giàn che, đồng thời phải theo dõi, tưới nước thường xuyên cho cây và luôn luôn giữ cho đất đủ ẩm.

Khi chọn cành giâm nên chọn những cành bánh tẻ, không quá già cũng không quá non. Ngoài ra, thân cành giâm được chọn là những cành khỏe thường có tuổi dưới 1 năm, thân to cở đầu chiếc đũa sẽ cho tỷ lệ sống cao.

Hơn nữa, tránh giâm cành khi cây đang ra hoa nhiều. Cây đang tập trung hầu hết chất dinh dưỡng của mình vào việc nuôi hoa hơn là phát triển rễ, vì vậy việc giâm cành sẽ không dễ dàng ra rễ. Nếu bạn phải nhân giống khi cây đang nở hoa, hãy tỉa bỏ hoa và nụ của cành được chọn.

Trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành là phương pháp khá đơn giản, hầu như ai cũng thực hiện được. Để giâm cành hoa hồng, bạn cần chuẩn bị kéo cắt tỉa cây, cây hoa hồng trưởng thành để giâm cành, chế phẩm kích thích ra rễ, chậu trồng hoa hồng, hỗn hợp đất và dinh dưỡng trồng hoa hồng, túi nhựa.

3. Cách trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Cành giâm thường được cắt thành đoạn dài khoảng 15 – 20cm và được cắt xéo theo một góc 45 độ. Cành được chọn thường là những cành vươn khỏe hướng ra ngoài và đã cho hoa trước đó.

Tỉa bỏ hết lá trên đoạn thân chỉ chừa lại 1-2 cặp lá trên cùng. Việc này giúp hạn chế thoát hơi nước, đồng thời tập trung dinh dưỡng cho quá trình ra rễ mới.

Mang các cành giâm đã chuẩn bị ở bước trên ngâm với dung dịch kích rễ được pha và hưỡng dẫn thời gian ngâm theo trên bao bì sản phẩm. Sau đó vớt ra để ráo và tiến hành giâm vào giá thể đã được chuẩn bị sẵn.

Để giâm cành hoa hồng, nên giâm trong đất trộn với trấu hun và một chút phân hữu cơ như phân trùn quế. Đỗ hỗn hợp đất và dinh dưỡng trồng hoa hồng vào chậu, cần đảm bảo chậu sâu hơn 15cm.

Chọc một lỗ trên bề mặt giá thể. Sau đó, cắm thân cây vào theo phương thẳng đứng, nhẹ nhàng lấp đất xung quanh gốc để hạn chế cành bị lung lay bởi gió hay các yếu tố bên ngoài. Sau đó tưới phần dung dịch kích thích ra rễ đã dùng để ngâm phần cành giâm.

Dùng túi nhựa để che kín cả cây lẫn chậu. Điều này giúp giữ độ ẩm cho đất. Nhưng đừng để túi nhựa chạm vào lá vì nó có thể khiến lá bị ướt, phát sinh ra nấm bệnh.

Đặt một cái cọc cao vào chậu để giữ túi nhựa không chạm vào lá. Túi nhựa cũng cần được thông hơi nhẹ để hơi nước có thể thoát ra ngoài. Nếu buộc túi quá chặt, nước ngưng tụ bên trong quá nhiều có thể dẫn đến thối cây.

Giữ đất ẩm cho đến khi ra rễ mới, thường sẽ mất khoảng hai tuần. Kiểm tra cây ra rễ chưa bằng cách kéo nhẹ thân cây lên. Cành giâm có thể được trồng vào chậu hoặc xuống đất ngay khi rễ mới đã chắc chắn hoặc khi mầm lá mới bắt đầu xuất hiện trên thân cây.

4. Lưu ý khi trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Cần có dụng cụ cắt tỉa sắc bén khi giâm cành hoa hồng. Các dụng cụ bị cùn có thể làm nát thân. Điều này có thể làm cho vết cắt dễ bị thối do nấm.

Nhiều cây hoa hồng là cây ghép giúp cây hoa hồng khỏe, đẹp và thích nghi tốt. Nhưng nếu bạn giâm cành từ phần cây hồng cảnh được ghép vào, cây con thường sẽ thiếu độ khỏe của cây mẹ.

Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo Bằng Phương Pháp Giâm Cành

Nếu bạn đang muốn thử tạo ra một cây hồng leo mới từ chính cây hồng leo mẹ nhà bạn thì bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành đó là cắt một nhánh từ cây mẹ, cắm xuống đất ẩm, tự nó ra rễ, sống độc lập được và hình thành ra cây mới. Do chỗ cắt phản ứng tự tạo sẹo, tạo rễ, tự nuôi sống. Nhưng không phải cây nào cũng giâm cành được, nhưng riêng với hồng leo thì được

Để tiến hành kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành ta cần tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Lựa chọn nhánh hoa hồng leo không tì vết, cắt ra từng đoạn khoảng 20cm. Quan trọng là dưới mỗi đoạn có một mắt tốt, nên cắt dưới mắt đó từ 4-5cm, đến khi bén rễ, rễ sẽ đâm ra từ mắt đó.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 1

Bước 2: Dùng kéo thật bén, cắt thật sắc, không để thân hồng bị dập

Bước 3: Chuẩn bị giá thể giâm cành phải thật ẩm, tươi xốp, có thể dùng tro trấu, xơ dừa để làm giá thể cho vào ly đựng.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 3

Bước 4: Ngâm cành hồng đã cắt vào dung dịch kích rễ, để cho thân hồng ra rễ nhanh chóng có thể tìm mua thuốc kích rễ tại các cửa hàng thuốc BVTV trên toàn quốc.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 4

Bước 5: Dùng chiếc đũa thọc sâu khoảng 2cm rồi mới ghim cành hồng xuống đất, để nơi mát mẻ, có bóng râm và luôn giữ cho đất ẩm.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 5

Sau khoảng thời gian từ 10-15 ngày cây hồng giâm cành sẽ ra đọt non và sau từ 25 đến 35 ngày cây hồng sẽ ra rễ, lúc này có thể đem cây ra ngoài nắng nhẹ và chăm sóc như chế độ cây hồng con.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành có thể thực hiện tại nhà, chỉ với vài nguyên liệu bạn hoàn toàn có thể tạo ra nhiều chậu hồng con để làm quà tặng cho bạn bè mỗi dịp đến nhà.

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Tại Nhà Cho Nhiều Hoa

Cây giống hoa hồng được trồng bằng hạt.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa hồng. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng cao khoảng 30cm, rộng 40cm.

Hoa hồng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ mập mạp và cho nhiều hoa khi trồng ở đất tơi xốp, nhiều ảnh nắng mặt trời. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giống hoa hồng. Bạn có thể lựa chọn tùy điều kiện và sở thích.

Hoa hồng có thể trồng bằng hạt hoặc cành. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống hoa. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm thường không cao. Cây giống bạn có thể mua sẵn ở các vựa hoa, cây cảnh.

Chọn 1 khúc cành của cây hoa hồng mẹ khỏe mạnh (lựa khúc không già quá và cũng không non quá) có chiều dài khoảng 15cm và không cần to (chỉ bằng chiếc đũa ăn cơm là vừa). Nên cắt khúc với dao mỏng lưỡi và thật bén, vết cắt cho ngọt mới tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư thối.

Để cây nảy mầm tốt nhất, ta có thể chấm đầu gốc cành hồng giâm vào thuốc kích thích ra rễ như Atonic, Boutormone… có bán trên thị trường, trước khi cắm xuống bầu giâm.

Dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất khoảng 2cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Trồng sâu hơn khó ra rễ. Hom có thể trồng thẳng hoặc trồng nghiêng đều được.

Thường xuyên tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cành giâm. Sau khoảng 10 – 15 ngày, hoa hồng sẽ bắt đầu đâm chồi non. Từ 25 – 35 ngày (tùy giống hồng) cây sẽ ra rễ. Khoảng từ 2 – 2,5 tháng cây hồng sẽ có thể tách ra trồng được.

Khi trồng hoa hồng, tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.

Hoa hồng khá dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc.

Ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho hoa hồng.

Từ 10 – 15 ngày khi cây ra rễ và lá non thì bón bổ sung phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 đợt.

Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa dồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Nên cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý: Sau khi cắt xong phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây.

# 1【Phương Pháp】Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Cổ Nam Định

Hoa hồng bạch Nam Định được rất nhiều người yêu thích . hoa hồng bạch là giống hồng bụi, hoa màu trắng, cánh kép, có mùi sả, sai hoa và hoa luôn nở quanh năm và được rất nhiều người gọi là hoa hồng cổ Nam Định.

Hồng cổ Nam Định tức là hoa hồng bạch Nam Định là giống hoa thuần chủng không bị thoái hóa , hoa có màu sắc trắng ngần và có pha chút xanh lơ, màu vàng chanh ở chân cánh. Thông thường ban đầu hoa có dáng búp cổ điển sau đó dần nở ra tạo thành những đường cong mềm mại với những lớp cánh lượn song dập dờn nhìn rất cuốn hút. Hạt giống hoa hồng bụi mix

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HOA HỒNG CỔ NAM ĐỊNH

Hoa hồng cổ Nam Định là giống hoa hồng thân gỗ được trồng thành từng bụi nhỏ chiều cao của cây trong khoảng 0,5-1,5m, cây cho tán rộng theo kích thước của cây. Lá hoa hồng có màu xanh đậm nhiều khi nhìn vào ta thấy lá như có màu hơi tím, lá xanh quanh năm và rất ít khi thay lá, bởi thế trồng hồng cổ Nam Định để trang trí thì việc vệ sinh cũng không quá vất vả. Lá hồng có hình dáng thuôn dài, viền lá có răng cưa thưa, thân cây mềm mại.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG CỔ NAM ĐỊNH

Đối với những cây hoa hồng cổ Nam Định bạn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thời điểm bạn trồng tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm và vào mùa thu, ngoài ra hiện nay với việc áp dụng công nghệ cao , bạn có thể trồng hoa quanh năm

cần tưới nước 2 lần/ngày vài buổi sáng tối. Đặc biệt nên tránh ngập úng cho cây, đất trồng phải thoát nước tốt cũng như tưới nước không nên tưới quá nhiều.

Bón phân cho cây bạn nên lưu ý những điều sau: Khi mới trồng hồng cổ Nam Định bạn không nên bón phân mà chỉ nên bón lót ở dưới gốc cây, cứ như vậy cho đến khi cây phát triển ổn định, lúc đó bạn mới bón phân định kỳ, hàng tháng có thể bón cho cây nhưng cần nhả chậm phân bón hóa học hoặc chỉ bón phân hữu cơ.

Trong quá trình cây phát triển bạn nên thường xuyên cắt tỉa cho cây hoa hồng cổ Nam Định, bấm tỉa đi những cành già, bấm ngọn, hoa tàn để cây mọc nhiều cành nhánh. Như vậy khi vào thời điểm thích hợp cây sẽ nỏ nhiều hoa hơn, hoa đẹp hơn.

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY HOA HỒNG CỔ NAM ĐỊNH

Vào thời điểm mùa xuân cây hoa hồng rất dễ bị sâu bệnh tấn công, các loại bệnh phổ biến như : nhện đỏ, rệp, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ xít…Đây toàn là những loại sâu bệnh khó phòng ngừa chính vì vậy ta cần xử lý kỹ lưỡng, khi cây bị sâu bệnh hại cần dùng tay bắt hoặc nếu quá nhiều ta sử dụng thuốc alfamite, kyodo, bomb, marshal, … để phòng trừ. Một số bệnh thường gặp: phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt,… có thể phòng trừ bằng Score 250 ND, Anvil 5SC, ….

Bên cạnh đó muốn đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống sâu bệnh ta nên phun thuốc cùng với chất bám dính.

Bạn đang xem :Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Nam Định

Hạt giống gia đình

Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Hồng Bằng Phương Pháp Giâm Cành Đơn Giản

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng đẹp lung linh trong ngày đông giá lạnh không phải ai cũng biết.

Kỹ thuật nhân giống hoa hồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành hoặc ghép mắt.

Thời vụ nhân giống hoa hồng

Thời vụ nhân giống hoa hồng tốt nhất vào thời điểm mát, nhiệt độ không cao quá (từ tháng 2-4) và (từ tháng 8-10) là thời gian tốt nhất giúp cho hom hoa hồng ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ sống cao. Song với điều kiện thời tiết ở Đà Lạt thì việc nhân giống hoa hồng có thể thực hiện quanh năm.

Chuẩn bị giá thể bằng cách trộn xơ dừa băm nhỏ hoặc tro trấu, đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn với phân chuồng hoai theo tỷ lệ 3:1, trộn đều và đóng vào bịch đen chuyên dùng để ươm cây con.

Chuẩn bị gốc ghép hoa hồng

Sử dụng hom hồng đã cắt dài từ 20 – 25 cm, dùng dao hay kéo cắt cành bén cắt vát 300, không để cho hom bị xơ dập, nên chọn hom có gai màu tím, hom ở cành bánh tẻ, sạch sâu bệnh. Nhúng hom giống vào dung dịch kích thích ra rễ sau đó cắm vào bầu.

Trong thời gian 10 ngày đầu cần che nắng để hom ra rễ, sau đó từ từ cho chiếu sáng và tiếp tục chăm sóc, giữ ẩm, tỉa bỏ những mầm yếu, kém phát triển chỉ chừa 3-4 mầm khoẻ mạnh, khoảng sau 3 tháng thì có thể ghép được.

Tiến hành ghép chọn gốc ghép sinh trưởng tốt, cành mập, khỏe để ghép. Sử dụng mắt ghép đủ tiêu chuẩn từ vườn cây sạch bệnh, lấy mắt ghép có kích thước 1cm x 3cm, có một chồi nhú lên bằng hạt gạo, ghép theo cách ghép da hình chữ T ngược dùng nilon quấn quanh mắt ghép theo kiểu ngói lợp, chừa phần chồi lại.

Trong thời gian này nên che nắng mắt ghép và không được tưới ướt mắt ghép, luôn giữ ẩm cho gốc ghép.

Khoảng 15 ngày sau có thể mở dây nilon ra kiểm tra nếu mắt ghép còn tươi là đạt. Sau đó cắt bỏ hết tán và nhánh của gốc ghép để tập trung nuôi mắt ghép. Có thể giảm che nắng từ từ để mắt ghép làm quen với ánh sáng trực tiếp và tỷ lệ sống cao hơn.

Chọn cành hoa hồng giâm

Vườn hoa hồng dùng để cắt hom nhân giống cần được chăm sóc kỹ theo yêu cầu phân bón để đảm bảo hom giống tốt, sạch sâu bệnh.

Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ khoẻ, mập, thẳng và sạch sâu bệnh, đang mang hoa ở giai đoạn sử dụng.

Chọn mắt giâm phải là loại mắt ngủ bắt đầu nhú lên bằng hạt tấm thì khi giâm mắt bắt đầu nẩy lộc ngay, cành giâm phát triển tốt thì khi đem trồng cây có sức sinh trưởng phát triển tốt, cho hoa đẹp.

Trên cành đã chọn để cắt hom giống giâm chỉ nên lấy đoạn giữa của cành không nên lấy đoạn ngọn và gốc. Hom giống có chiều dài từ 8 – 10 cm trên đoạn cành có từ 1-3 mắt nhưng có 2 mắt là tốt nhất. Khi cắt cành nên dùng kéo cắt cành chuyên dùng, cắt vát 300, không để vết cắt bị dập nát. Trên đoạn cành cắt nên giữ lại từ 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên.

Kỹ thuật pha, nhúng thuốc kích thích ra rễ: Hoa Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng thuốc kích thích ra rễ như IAA, NAA, axit giberelic với nồng độ từ 2000-2500 ppm.

Hom giống sau khi cắt đem nhúng nhanh vào dung dịch pha sẵn trong khoảng thời gian 3-5 giây rồi cắm vào giá thể được chứa trong bầu nilon hoặc khay nhựa. Khi cắm hom giống phải thẳng đứng, cắm sâu từ 1-1,5cm. Khoảng cách hom giâm từ 4 – 5 cm trong khay nhựa hoặc mỗi túi bầu là một hom.

Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng , nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Bón phân: Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik, B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10 , rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như: Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.

Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.

Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc.

Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại, cây hoa hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

Phòng chống sâu bệnh hại

Cần tưới cho cây hoa hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá, quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổng sung vitamin cho cây hoa hồng.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp, dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc bảo vệ thực vật chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Thu hoạch hoa hồng

Nên cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa.

Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa.

Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư…

Sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chưng trong nhà hoặc tặng cho người khác.