Phương Pháp Trồng Gừng Hiệu Quả / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Mô Hình Trồng Gừng Trong Bao Xi Măng: Phương Pháp Mới, Hiệu Quả Cao

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.Người viết: , ngày 12/12/2010, trong mục ” TRỒNG TRỌT”

Trong một lần đi ăn cưới, cha con ông Huỳnh Bích (thôn Lương Sơn 3, Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) tình cờ học được cách trồng gừng trong bao xi măng. Sau khi trở về, hai cha con ông áp dụng ngay phương pháp trồng gừng mới. Cái hay của phương pháp này so với cách trồng truyền thống ở chỗ không những giảm được công, chi phí, tăng năng suất mà còn có thể chủ động “sơ tán” cây gừng mỗi khi có lũ đổ về.

Anh Huỳnh Ngọc Khánh – con trai ông Bích – dẫn tôi ra xem nơi trồng gừng của gia đình anh. Vỏn vẹn chỉ có vài chục mét vuông nhưng gia đình anh đã trồng được 500 bao gừng. Anh Khánh tâm sự: “Một lần đi ăn cưới, chúng tôi thấy có đám gừng trồng trong bao xi măng. Thấy lạ, sau bữa tiệc, hai cha con tôi bèn hỏi thăm, chủ nhà vui vẻ chỉ cho mấy “chiêu”. Thế là hai cha con về làm ngay…”. Theo anh Khánh, việc trồng gừng bằng bao xi măng rất đơn giản. Người trồng chỉ cần dùng bao xi măng cũ cắt đôi, bẻ góc, phần nào bị bít thì đục vài lỗ cho thoát nước. Về đất trồng gừng thì nên dùng đất phù sa là tốt nhất, trộn thêm ít phân bò hoai và trấu hun cho xốp đất để gừng dễ ra củ. Mua gừng giống về trồng nên chọn loại gừng cao sản, cho năng suất cao. Mỗi kilôgam gừng giống có thể trồng 15 – 20 bao. Cây gừng chịu bóng râm nên có thể bố trí dưới tán cây trong vườn, miễn sao tiết kiệm được diện tích. Tùy theo thời tiết, có thể tưới nhiều hay ít để duy trì độ ẩm: Khi trời nắng, tưới 1 – 2 lần/ngày, trời mưa thì không nên tưới. Củ gừng không nên trồng quá sâu, dễ bị thối gốc; không nên đưa các bao gừng ra trước gió, vì trời gió có thể làm cây bị gãy, bong gốc, củ khó phát triển…

Gừng trồng trong bao xi măng (Trong ảnh: Vườn gừng 4 tháng tuổi của gia đình ông Bích).

Theo phương pháp này, gừng trồng 7 – 8 tháng là cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt có thể rút ngắn thời gian. Một bao trung bình thu được 1,5 – 2kg gừng sống, cao hơn trồng ngoài đất. Với 500 bao gừng, giá bán bình quân 23.000 đồng/kg, gia đình anh Khánh có thể thu 15 – 20 triệu đồng, lãi gấp 8 lần so với cách làm thông thường. Trồng trong bao, gừng lớn nhanh gấp 2 lần so với cách trồng thông thường. Đặc biệt, cách trồng này còn có thể giúp người trồng chủ động “sơ tán” được cây gừng để tránh lũ; vì vậy, cách này có thể trồng ở bất cứ đâu (nông thôn, đô thị hay vùng trũng). Anh Khánh cho biết, hiện anh đang phát triển phương pháp này tại Hòn Khói (Ninh Thủy) với số lượng 2.500 bao. Tại Hòn Khói có các động cát ven biển, chỉ cần lấy loại cát này trộn thêm một ít phân, trấu là xem như có một hỗn hợp đất đặc biệt thích hợp cho cây gừng mà không cần đầu tư nhiều. Cây gừng trồng trong bao thu hoạch rất nhanh, chỉ cần xé bao, rút bụi gừng lên là củ theo lên mà không hề bị trầy xước hay đứt gãy. Hiện nay, giá gừng đang tăng nhanh bởi nhu cầu gừng tiêu thụ rất lớn, không những cung cấp để làm thực phẩm, dưỡng da mà còn chữa bệnh rất hiệu quả. Dự báo, giá gừng trong dịp Tết Tân Mão 2011 có thể lên tới 46.000 đồng/kg.

Mô hình trồng gừng trong bao xi măng tỏ ra ưu việt so với cách trồng truyền thống nên

Hội Nông dân xã Vĩnh Lương đang có kế hoạch để hội viên phát triển cây gừng sau khi đúc kết mô hình của ông Bích. Theo khuyến cáo của cơ quan Khuyến nông: Trồng gừng trong bao hay túi nên chọn củ gừng già trên 8 tháng tuổi, sạch bệnh, ủ nơi bóng râm cho nhú mầm rồi đem trồng. 1kg gừng giống trồng từ 15 – 20 bao; pha trộn đất trồng gừng theo tỷ lệ: 70% đất đen + phân chuồng, 30% hữu cơ cho vào bao xi măng, dày 10cm, cho hom gừng vào giữa, dưới lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên lớp tro trấu để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại. Khi trồng hom gừng nên tách bằng tay, không dùng dao vì có thể lây nhiễm bệnh, mỗi hom dài 2 – 5cm, có ít nhất 1 mầm. Trước khi trồng nên xử lý hom gừng bằng các thuốc trừ nấm. Sau khi trồng 1 tháng, gừng thường trồi lên do nhảy con nên bổ sung đất, phân hữu cơ 2 – 3cm vào gốc gừng. Trồng gừng trong bọc có ưu điểm dễ vận chuyển mà không ảnh hưởng đến sức sống của gừng. Do vi khuẩn truyền nhiễm, cây gừng thường bị bệnh héo vàng thối rũ, rất khó trị nên cần phun thuốc phòng ngừa 10 – 15 ngày/lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng.

Q.V

Theo các tài liệu y học, gừng có chất chống oxy hóa, ức chế hình thành các chất gây viêm, điều hòa miễn dịch, tăng lượng corticosteron tự nhiên. Gừng giúp chống say tàu xe do làm êm dịu dạ dày, chống nghẽn mạch nên ức chế máu đông. Mặt khác, gừng còn làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi nên có thể dùng gừng để hạ nhiệt. Tinh dầu gừng có chất diệt nấm và diệt khuẩn nên dùng để chữa viêm đường hô hấp trên. Gừng còn giúp giảm đau khớp, cải thiện hoạt động của khớp, giảm sưng, nhức khớp…

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.

Phương Pháp Và Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Hiệu Quả

Nấm có thể trồng quanh năm. Mùa đông xuân, Tết âm lịch, khi trời lạnh nhiều gió thì tốt nhất là nên giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa nên làm mái nhà rơm hoặc tủ để giảm độ ẩm đi, nền mô cao để tránh lũ lụt. Nơi nào có gió nhiều, gió mạnh cần làm chắn gió, mô nấm xếp vuông góc với hướng gió.

Làm thế nào để làm phân ủ rơm. Các bước áp dụng cho cả rơm tươi và khô: Rơm được xếp chồng lên nhau, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống cao mỗi lớp khoảng 20-30cm, sau đó cần tưới nước để rơm được hấp thụ đều và tiếp theo dùng chân dậm, tiếp tục chất các lớp rơm cho đến khi rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm hoặc lá chuối để giữ độ ẩm xung quanh và giữ nhiệt. Một vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống lên khoảng 60 đến 70 độ C. Nhiệt độ sẽ giết cỏ dại và nấm gây bệnh một phần bị phân hủy thành chất hữu cơ trong rơm, làm cho nấm dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi trong tương lai. Sau khi rơm ủ bệnh từ 10-12 ngày, sau đó xẹp rơm ủ, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Bây giờ có thể mang ra chất luống. Làm thế nào để xử lý nước vôi trước khi ủ. Phương pháp này được áp dụng cho rơm khô. Rơm được nhúng vào nước vôi, trộn với 3 kg vôi tỷ lệ với 100 lít nước. Ngâm rơm ngập đủ. mục đích diệt nấm tạp chất, chất tẩy rửa, chất phèn, chất mặn trong rơm. Thời gian 20-30 phút, sau đó lấy ra, để ráo nước, chất đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần ánh sáng để dậm, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối để giữ độ ẩm và giữ nhiệt. Đến ngày 5-6 kiểm tra đống cỏ khô. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy một vài giọt nước là tốt nhất.

Rơm đã đủ điều kiện để có nấm chất lượng đạt yêu cầu:

– Rơm khá mềm. – Có màu vàng tươi sáng. – Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ lên men. Chọn giống meo để áp dụng vào trồng Là một bước quan trọng với ảnh hưởng lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm khuẩn cho năng suất cao và nấm chất lượng tốt. Chuẩn bị túi meo đúng tiêu chuẩn tốt: sợi tơ trắng, túi mở ra có mùi tương tự mùi nấm. Sợi phát triển trên mặt khuôn trong túi. Một túi trung bình có trọng lượng là 120g, nấm có thể được trồng trên gỗ 0,5m rộng 0,5m cao 0,4-, chiều dài 4-5m. Xếp mô và tiến hành rắc meo giống Lấy rơm trong đống được ủ: Loại bỏ các lớp bề mặt của rơm đã ủ bên trong. Chăm sóc và thu hoạch nấm C hăm sóc mô nấm Đối với nấm, không sử dụng phân bón bổ sung. Bởi vì sự phân hủy của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp cho nấm trồng. Giám sát nhiệt độ và độ ẩm là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Độ ẩm là yếu tố hàng đầu, bởi vì độ ẩm giúp cho quá trình phân hủy rơm sẽ tạo ra nhiệt độ mô từ nấm thuận lợi hơn. Nếu độ ẩm quá mức, nước thừa: Nhiệt độ sẽ giảm xuống, các mô sẽ bị lạnh mà chết. Nếu thiếu độ ẩm, nhiệt độ mô tăng cũng làm mô chết. Giữ độ ẩm thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút ​​một số ít (15-20 thân) rơm ở giữa, vắt trong tay, hơi nước chỉ rỉ qua kẽ tay là đạt yêu cầu. Nếu nước không thấm qua các ngón tay của bạn khô, nên cho thêm nước. Điều chỉnh nhiệt độ của mô hình nước: Khi kiểm tra mô nấm, nhiệt độ tăng, thiếu nước cần ủ rơm và tưới ít nước. Tránh vòi nước mạnh sẽ làm hỏng các sợi nấm và nhỏ. Nếu nhiệt độ chỉ tăng mà không bị mất nước, giảm bớt lớp bọc rơm để giảm nhiệt. Khi kiểm tra nhiệt độ mô thấy giảm, mô lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt bọc bên ngoài nấm để giúp mô hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn. Nếu mùa mưa, sử dụng nylon, màng phủ nông nghiệp (phía đen lên trên) để giữ cho nhiệt độ bên trong nấm.Thu hoạch nấm Sau khi rơm ủ có thể thu hoạch trong thời gian từ 10-14 ngày: thời gian thu hoạch nấm, tùy thuộc vào loại meo và phương pháp ủ. Nấm ra rộ đầy đủ vào ngày 12-15; sau đó 7-8 ngày là đợt thứ 2 và thu hoạch trong 3-4 ngày là kết thúc mùa vụ. Thời điểm hái nấm: Thu thập 2 lần mỗi ngày. 1 trước 6 giờ sáng. Thu hoạch thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều. Chọn đủ điều kiện để hái nấm: nấm phát triển liên tục và dính nhiều lại với nhau. Cần phải thực hiện một sự lựa chọn để chọn cây chồi, đầu hơi nhọn. Nấm sau khi thu hoạch cần tiêu thụ trong vòng 2-3 giờ. Nếu bạn muốn sang ngày hôm sau nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15 độ C.

Phương Pháp Trồng Lan Mokara Trong Chậu Tại Nhà Hiệu Quả

Lan Mokara là loài hoa đòi hỏi dinh dưỡng rất cao và thường xuyên. Do đó, bạn có thể dùng phân và nhiệt độ độ ẩm ánh sáng phù hợp để lan mokara mọc trong chậu tại nhà được hiệu quả..

Nguồn gốc tên gọi lan mokara

Tên thường gọi: Hoa lan Mokara treo

Họ thực vật: Orchidaceae (họ Phong Lan)

Hoa lan Mokara là giống lan có nhiều trong họ phong lan , hoa lan Mokara phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Mokara vô cùng phong phú, điều kiện sinh thái cũng rất đa dạng.

Hoa lan Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Arachnis+Vanda+Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda loài lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân.

Nguồn gốc tên gọi lan mokara

Phát hoa Mokara mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa lan Mokara có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam ,vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm,hình carô nhìn rất đẹp.

Nhiệt độ thích hợp cho lan Mokara phát triển là từ 25-30 o C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của Mokara. Nếu nằm ngoài nhiệt thích hợp cây sẽ ra hoa kém chất lượng hoặc có khi không ra hoa được.

Các chậu lan Mokara treo màu sắc tươi sáng, hoa đẹp với hương thơm thoang thoảng góp phần làm thanh mát không khí, tạo cảm giác thoải mái cho người thưởng lan. Chậu treo hoa lan Mokara có thể trang trí giàn treo vườn nhà, trang trí sân thượng, treo tại cầu thang với tiểu cảnh giếng trời, trang trí không gian các quán cafe, nhà hàng… dùng làm quà tặng khai trương, tặng khách hàng, sưu tầm…

Lan Mokara thuộc nhóm hoa đơn thân không có giả hành và thân mọc cao lên về phía đỉnh. Lan có chiều cao thân trung bình khoảng 60cm. Thân mọc dài , mang cả lá và rễ. Lá màu xanh non dài hình lòng máng hay hình trụ mọc theo hướng cách nhau ở hai bên thân.

Phần rễ trần được mọc từ thân xen kẽ với phần lá và mỗi khi mọc chúng sẽ xẻ bẹ lá và chui ra ngoài dọc theo chiều dài của cây. Hoa lưỡng tính đối xứng hai bên và phần phát hoa mọc ở giữa từ nách lá đến giữa thân. Hoa mokara thường có năm cánh với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, tím, đỏ, hồng và cam rất rực rỡ.

Kỹ thuật trồng lan mokara trong chậu hiểu quả

1. Chuẩn bị trước khi trồng

– Chậu lan sử dụng loại chậu nhựa treo có đường kính miệng chậu từ 18-20 cm, hoặc bạn có thể trồng lan Mokara trên trụ cố định trong luống nền đất, phía dưới chậu đổ một lớp vỏ đậu phộng dầy 8-12 cm tạo ẩm độ cho rễ, lưu ý không để thân chính của lan Mokara nằm sâu trong lớp giá thể mà có thể để bên trên có khoảng cách 3-5 cm, vì điều kiện không khí với độ ẩm cao cần duy trì bộ rễ lan luôn thoáng.

– Lan Mokara giống khỏe mạnh (có thể mua ở các cửa hàng chuyên về lan) – Chậu nhỏ kích cỡ khoảng 30x40cm có nhiều lỗ thoát nước ở đáy.

– 1 trụ bằng tre hoặc nhựa cao khoảng 100cm để làm trụ đỡ cho lan.

– Giá thể gồm than củi và vỏ đậu phộng.

Kỹ thuật trồng lan mokara trong chậu hiệu quả

2. Điều kiện khi trồng

– Nhiệt độ: Lan Mokara phát triển tốt trong nhiệt độ từ 25 đến 32 độ C

– Ánh sáng: Lan Mokara thuộc nhóm phong lan chịu được nắng khá tốt. Với những vùng lan nở đẹp nhất ở đó thường có cường độ nắng khoảng 70%.

– Nhiệt độ ẩm: Lan Mokara ưa thích điều kiện độ ẩm môi trường vào khoảng 70-75%.

3. Chế độ tưới nước để cây phát triển tốt nhất

Lan Mokara là loài cây thích ánh sáng và độ ẩm cao vì thề chế độ tưới nước cho cây là công đoạn khá quan trọng. Cung cấp lượng nước đủ đều sẽ giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt nhất. Không nên thiếu nước bởi như thế sẽ làm héo khô cây và thân lá teo lại, cũng không nên cung cấp quá nhiều nước sẽ dễ làm cây bị ngập úng.

Tưới nước cho phong lan yêu cầu không mặn, phèn, độ pH tối ưu từ 5,5 – 6,8. Khi tưới nước cho phong lan cần chú ý nguyên tắc: tưới tạo độ ẩm xung quanh môi trường trồng sẽ tốt hơn thay vì chỉ tưới ẩm cục bộ trong chậu hay trong giá thể. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng hoặc tưới quá muộn làm cây dễ bị bệnh. Ngoài ra phun sương trong những ngày nắng nóng rất tốt cho phong lan con, giúp làm tăng độ ẩm không khí và làm giảm nhiệt độ.

4. Cách trồng

– Đầu tiên, cho than củi vào đáy chậu rồi rắc vỏ đậu phộng lên. Sau đó cắm trụ đỡ ở giữa và cố định chắc chắn.

– Trồng lan Mokara vào chậu rồi dùng dây buộc với trụ đỡ để cố định cây. Lưu ý nên chôn lan nông, không được quá sâu trong đất. Tưới một chút nước vào chậu để giữ ẩm rồi đặt cây ở nơi thoáng, ánh sáng không nên mạnh (tốt nhất bạn nên làm giàn che). – Mỗi ngày bạn tưới cho chậu lan Mokara 2 lần và cố gắng giữ nhiệt độ từ 25-30°C để giúp cây ra hoa.

Hướng dẫn trồng lan mokara trong chậu

Chế độ ánh sáng phải phù hợp bởi nếu trồng hoa trong thành phố thường bị che khuất hay hướng nắng không đầy đủ sẽ làm lan Mokara ra nhiều lá mà ít có hoa. Lan Mokara hợp với ánh sáng 70 %, ánh sáng 50-60% phù hợp để cây ra hoa.

Người trồng lan xem xét hướng nắng trong ngôi nhà của mình, chú ý đảm bảo thời gian chiếu sáng cho lan từ 5-6 giờ, hay nắng hướng Đông là tốt nhất, ngược lại nắng gắt hướng tây làm cây lan bị bạc màu lá và cây lan thường bị khô do thiếu độ ẩm.

5. Bón phân

Lan Mokara là loài hoa đòi hỏi dinh dưỡng rất cao và thường xuyên. Do đó, bạn có thể dùng phân chuồng hoặc NPK hòa với nước với nồng độ loãng để tưới cho cây. Đồng thời bạn phải có biện pháp phòng ngừa bệnh đốm lá và đốm vòng hoa vốn rất dễ xuất hiện ở loại lan này.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Lan Mokara ít khi bị sâu bệnh tấn công do cây lan thường có sức sống rất mạnh, thường thấy nhất là lớp bò hóng tạo thành lớp đen bám trên lá thì dùng khăn mềm ướt lau nhẹ. Nếu thấy kiến hay rệp nhiều thì có thể tiêu diệt bằng tay hay dùng thuốc secsaigon. Nếu mà mưa kéo dài dùng thuốc bệnh kháng sinh an toàn như Kasumin, Vadydamicin…

Khi trồng lan nên chú ý kiểm tra cắt bỏ lá già lá vàng, nhặt gom lá khô, nhằm cách ly mầm bệnh lay lan ra những vùng xung quanh.

Khám phá vẻ đẹp mới lạ của hồ điệp mãn thiên hồng

Cửa hàng hoa lan hồ điệp uy tín giá rẻ nhất Sài Gòn

Gợi ý những mẫu hoa lan sinh nhật đẹp sang trọng nhất

30 hình ảnh hoa lan hồ điệp tuyệt đẹp và sang trọng

Các giống lan hồ điệp cực hot được ưa chuộng hiện nay

Cách Trồng Gừng Hiệu Quả Cho Ra Gừng To Sai Củ

Thứ hai – 22/05/2017 22:00

Bạn nên chọn giống từ củ gừng nhỏ không chọn loại củ to, vì củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải không bị gãy lá. Sau đó bẻ lấy một phần củ (gừng già) còn tươi cỡ 3 ngón tay, để gừng khô mặt mới đem giâm vào chậu.Tiếp đó là ngâm gừng bằng nước ấm và để qua đêm.

Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón phân, rồi lên luống cao khoảng 10 đến 20 cm, mặt luống rộng khoảng 40 đến50 cm (trồng 2 hàng trên một luống), sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước.

Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì công đoạn chuẩn bị đất cũng được tiến hành tương tự thông thường, túi hoặc bầu có đường kính khoảng 40 đến 50 cm.

Lấy đất sau khi trộn đều, cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm. Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước , dễ thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới nước sạch một ngày một lần.

Tưới nước cho cây: Tưới 2 lần/ ngày. Khi trị bệnh có thể ngừng tưới nước.

Làm cỏ, vun gốc: Khoảng 1 tháng sau khi trồng, ta cần kết hợp bón thúc cho cây.

Luôn làm sạch cỏ dại và lưu ý cần để củ gừng luôn ở dưới mặt đất.

Đặt chậu trên sân thượng hay nơi có ánh sáng chiếu vừa đủ khoảng 5 giờ thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn. (Tuy nhiên, cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.) Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 – 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên. Giữ đất luôn đủ ẩm, nhất là khi gừng xuống củ, nhưng không được quá ướt dễ bị úng. Ngừng tưới nước khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch.

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước, củ và thân cây gừng bị bệnh gây ra và lây lan rất nhanh qua vết thương do cơ học hoặc côn trùng gây ra cây gừng bị héo vào giữa trưa, có tươi lại khi chiều mát nhưng chết rất nhanh, thân bị nhũn nước, tách rời củ có màu sậm, có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng.Phòng trừ: do bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nưới tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở chân đất không bị ngập úng;

Bón lót phân hữu cơ, chế phẩm sinh học Tricô , khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần thời gian để thích hợp với môi trường trong đất và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng đối kháng với mầm bệnh trong đất.Xử lí bằng các loại thuốc gốc đồng, Score với liều lượng thích hợp để diệt mầm bệnh.

Khi thấy cây Gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide. Luân canh cây trồng thật hợp lý để cắt nguồn bệnh .

Cây gừng thường cho thu hoạch từ 7 tháng đến 9 tháng sau khi trồng, tiến hành thu hoạch gừng vào thời điểm trời nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm gừng rũ sạch đất. Không nên để gừng quá già mới thu hoạch sẽ khiến gừng có xơ giảm chất lượng. Khi đào, phải thật nhẹ nhàng để tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh sẽ dễ xâm nhập. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường .

Củ cây gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (tương tự như bảo quản các loại cây thân củ và rễ củ khác). Các củ giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 -2 cm. Trong quá trình bảo quản ta có thể sử dụng một số hoá chất đặc hiệu để phòng ngừa côn trùng cắn phá.

Kỹ Thuật Trồng Gừng Trong Chậu Cho Ra Gừng To Bất Ngờ

tuiuomcay Theo tuiuomcay.com

Theo dòng sự kiện

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn