Phương Pháp Trồng Dưa Lưới / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Dưa Lưới Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió.

1. Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương,… Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây dưa được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp đất.

Dưa lưới được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bổ số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển tốt nhất.

Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2. Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh

Với diện tích 1.000m2 nhà lưới, Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát (thuộc Khu nông nghiệp Công nghệ cao chúng tôi đầu tư trồng dưa lưới trên giá thể xơ dừa, theo phương pháp thủy canh trong nhà lưới áp dụng quy trình VietGap.

Anh Phan Văn Bách – kỹ thuật viên của Nông Phát cho biết, là một giống cây trồng mới tại Việt Nam, dưa lưới yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc cao so với các cây trồng truyền thống khác. “Khó nhất là thời gian cây ra hoa, kết trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa nhưng người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại 1 nụ hoa duy nhất ở lá thứ 9, thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào 1 trái. Sau 60 – 70 ngày thì có thể thu hoạch” – anh Bách cho biết.

Ngoài ra, do trồng trong nhà lưới, cách biệt với các loại sâu bọ nên khi hoa nở, công nhân phải canh thời gian để thả ong vào, giúp cây thụ phấn.

Do sản xuất theo chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại. Ngoài ra, do trồng trên hệ thống tự động hóa nên chỉ cần 2 công nhân chăm sóc vườn dưa rộng hơn 1.000m2.

Cách Trồng Dưa Lưới Và Chăm Bón Dưa Lưới

Các loại dưa như dưa lê, dưa vàng hay dưa lưới được tiêu thụ rất phổ biến tại nước ta, tuy nhiên trên thị trường chủ yếu là dưa nhập từ Trung Quốc sang chứa nhiều chất bảo quản. Cây dưa lưới tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể trồng với diện tích rộng mang đến nguồn lợi kinh tế rất cao. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tận dụng diện tích sân thượng để trồng dưa lưới tại nhà.

Cách trồng Dưa lưới và chăm bón Dưa lưới tại nhà

Cũng giống như dưa lê, dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp có thể trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và ra trái nhỏ năng suất thấp.

Đất trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lê trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất.

Hướng dẫn chi tiết trồng dưa lưới

Trồng dưa lưới tại nhà đơn giản

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa lưới

Trước tiên bạn phải chọn hạt giống tốt, sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Bước 2: Gieo hạt dưa lưới

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Chú ý chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra chậu trồng. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức

Chăm sóc dưa lưới

Dưa lưới được trồng trong các loại xô chậu, thùng xốp lớn cho trái trĩu cây

Đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và cần tưới nước thường xuyên. Lưu ý cần bón thêm nhiều phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, dưa cho trái còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.

Kể từ khi cây có 2 -3 lá thật thì cần cắt tỉa lá và bấm ngọn, bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 – 10 lá thì để nhánh đó lại. Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thật thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo, bạn có thể đóng cọc hoặc có thể lấy dây nylong buộc nhẹ vào giàn lưới.

Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2 – 3 quả để cây tập trung nuôi quả. Vì trái dưa lưới khá to và nặng nên chúng ta chỉ để lại 2 – 3 quả trên cây.

Giai đoạn cây cho quả lớn thì cần dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo gãy cây.

Bón phân

Khi cây có 4 – 5 lá thì cần bón thêm kali, đạm. Phủ xơ dừa quanh gốc để giữ ẩm và tránh xói mòn đất khi tưới nước. Tới giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng quanh gốc.

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng, trong thời gian này cần phải bón phân NPK hàng tuần cho quả phát triển tốt. Bón thêm kali và đạm hàng tuần cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày.

Thu hoạch dưa lưới

Dưa lưới cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ 60 – 80 ngày Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ.

Tìm hiểu thêm

Cách Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt (Theo Phương Pháp Của Chuyên Gia)

Mùa hè nắng nóng mà có trái dưa lê ngọt mát do chính tay mình tự trồng được thì còn gì bằng đúng không ạ? AVi Việt Nam đã học được cách trồng dưa lê siêu ngọt của các chuyên gia và hôm nay muốn chia sẻ cùng bạn. Không có gì khó khăn cả, chỉ cần bạn đọc và làm theo từng bước thì chắc chắn bạn sẽ sớm thu được thành quả.

Đặc điểm của dưa lê

Dưa lê là loại quả giải khát tuyệt vời bởi có tính hàn, ngon ngọt, hương thơm dịu mà lại giàu vitamin C. Chính vì vậy mà nó có khả năng chống oxy hóa, trẻ hóa làn da và được các chị em yêu thích. Dùng dưa lê còn giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng, chống các loại virut vi khuẩn có hại cho cơ thể. Dưa lê ngon cả khi dùng trưc tiếp hoặc xay sinh tố.

Dưa lê thích hợp với nhiệt độ 25 – 33 độ C và độ ẩm 75 – 80%. Là cây ưa sáng, nếu trồng ở nơi kém sáng, cây sẽ còi cọc, kém phát triển và ảnh hưởng đến năng suất quả.

Thời điểm trồng phù hợp là từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch.

Sinh tố dưa lê thơm ngon bổ dưỡng

Chuẩn bị trồng dưa lê

Chọn giống

Dưa lê được nhân giống dễ dàng từ hạt. Để học theo chuyên gia cách trồng dưa lê cho những quả siêu ngọt và năng suất cao, bạn nên chọn hạt giống dưa lê F1. Đây được xem là 1 trong những giống dưa lê tốt nhất thị trường. Tuy có kích thước to vừa phải nhưng độ ngọt rất cao, cơm dưa dày, ít hạt và lại khá thơm.

Các giống dưa lê F1 được chuyên gia đề xuất như: Ngân Huy, Thanh Lê, NS-333, Hồng Ngọc, Ngân Hương.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng dưa lê là loại đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha hay đất phù sa. Cần đảm bảo dinh dưỡng cũng như độ thoát nước của đất tốt.

Trước khi trồng nên xử lý đất. Tốt nhất là sử dụng đất mới hoàn toàn hoặc nếu dùng lại đất đã qua trồng trọt thì bạn nên xử lý đất bằng cách rải vôi, phơi ải cho diệt hết mầm bệnh. Đồng thời bạn đừng quên bón lót cho đất bằng phân hữu cơ, phân chuồng, phân trùn quế,… để cung cấp dưỡng chất cho đất nuôi cây.

Dụng cụ trồng

Học cách trồng dưa lê siêu ngọt tại nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần tận dụng những chậu cây hay thùng xốp có sẵn tại nhà. Đường kính chậu tối thiểu 60cm, sâu 40cm. Mỗi chậu trồng 2 hoặc 3 cây. Lưu ý đục lỗ thoát nước cho cây để tránh ngập úng nếu lỡ tưới quá tay hoặc gặp trời mưa.

Cách trồng dưa lê trong trong thùng xốp

Cách trồng dưa lê siêu ngọt tại nhà

Ngâm ủ và ươm hạt giống

Để kích thích nảy mầm, hạt giống nên được ngâm trong nước ấm 2 sôi : 3 lạnh trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó đem ủ hạt giống vào khăn ẩm 2 – 3 ngày để hạt nứt vỏ.

Ươm hạt giống trong bầu ươm hoặc dùng viên nén để ươm hạt giống trước khi trồng. Đặt bầu ươm nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, mỗi ngày tưới nước 2 lần sáng và chiều mát với lượng nước vừa phải.

Sau 10 – 14 ngày, cây xuất hiện 2 lá thật bạn có thể đem trồng vào chậu đã chuẩn bị.

Trồng cây dưa lê con vào chậu

Bạn hạn chế trồng quá dày ảnh hưởng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Như đã nói ở trên, chậu đường kính 60cm thì chỉ nên trồng 2 – 3 cây con. Chọn thời điểm mát mẻ, đem bầu ươm trồng vào chậu rồi tưới đẫm nước để cố định cây vào chậu.

Kỹ thuật chăm sóc dưa lê

Dưa lê khá dễ tính nên chỉ cần bạn chăm sóc cần thận là cây sẽ cho những quả ngon ngọt. Tùy theo điều kiện nơi trồng mà bạn có thể làm giàn cho cây hoặc cho cây bò ra đất. Tuy nhiên đối với cách trồng dưa lê tại nhà, bạn nên lưu ý đến vấn đề tưới nước, bón phân và cắt tỉa cành lá cũng như bảo vệ quả. Chi tiết như sau:

Tưới nước

Duy trì việc tưới nước thường xuyên với lượng nước vừa phải, tránh gây úng cây. Không tưới quá muộn, tránh để lá cây bị ướt qua đêm dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Lượng nước vừa phải sẽ giữ cây phát triển đều, không quá nhanh. Đến khi ra hoa, lượng nước tưới nên giảm xuống để cây dễ đậu quả.

Bí quyết để tăng độ ngọt cho quả là giảm lượng nước tưới cho cây 10 ngày trước khi thu hoạch. Tưới nước nhiều làm quả giảm vị ngọt.

Bón phân

Khi cây được 4 – 5 lá thật, bạn nên bón thúc cho cây thêm khỏe mạnh. Dùng phân ure và kali bón cho cây, nên bón cách gốc 15 – 20cm để tránh làm nóng gốc cây.

Khi cây nở hoa, tiếp tục cung cấp thêm 1 đợt ure kết hợp kali nữa để cây có sức nuôi hoa nuôi trái.

Sau 40 – 45 ngày, tiếp tục bón 1 đợt phân như trước.

Chăm bón cẩn thận để cây phát triển khỏe mạnh

Kỹ thuật bấm ngọn, tỉa nhánh cây

Để cây đẻ nhiều nhánh con, khi có 5 – 6 lá thật, bạn dùng kéo bấm ngọn. Mỗi gốc bạn nên tập trung nuôi 3 hoặc 4 nhánh con to khỏe nhất. Khi cây phát triển được 15 – 16 lá thật, tiếp tục bấm ngọn đợt nữa để cây đẻ nhánh.

Cứ như vậy bạn cho cây nhảy nhánh con đến nhánh thứ 5 thì để quả. Để lại quả giữa 2 lá rồi tiếp tục bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Đây là kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm để cách trồng dưa lê đạt kết quả cao.

Mỗi cây để từ 7 – 10 quả. Để nhiều quả khiến cây nhanh cằn cỗi, quả không đạt chất lượng.

Việc tỉa nhánh và bấm ngọn nên được tiến hành vào buổi sáng. Nếu bạn làm vào buổi chiều, mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập và lây lan qua những vết bấm chưa khô nhựa.

Bảo vệ quả dưa lê

Khi dưa lê đậu quả, bạn hãy dùng lá che chắn tránh để quả tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gây nám quả hoặc xuất hiện vân xanh và làm giảm chất lượng quả dưa.

Khi quả chín có mùi thơm đặc trưng thu hút côn trùng. Giai đoạn này bạn chú ý bảo vệ quả thật cẩn thận tránh bị côn trùng chích.

Che chắn cẩn thận tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dưa lê

Đối với cách trồng dưa lê tại nhà ít khi bị sâu bệnh phá hại nhưng bạn cũng cần nắm những phương pháp phòng trị bệnh sau đây:

Trước khi trồng nên bón vôi và phơi đất để xử lý mầm bệnh.

Không tái sử dụng đất đã trồng dưa lê cho vụ tiếp theo.

Bệnh phấn trắng được điều trị bằng cách phun thuốc Benlate 0,01% hoặc Topsin 0,1%, Anvil…

Bệnh chảy nhựa thân xuất hiện thì bạn dùng Benlate, Copperb 23%, Ridomil, Aliette 80Wp để tưới vào gốc.

Bệnh sương mai điều trị bằng cách phun luân phiên 5-7 ngày/lần bằng Ridomil MZ nồng độ 400, Metitran 80% nồng độ 500.

Thu hoạch

Áp dụng triệt để cách trồng dưa lê như trên, sau 2 tháng là bạn thu hoạch được những quả dưa đầu tiên. Để dùng những quả dưa lê đậm vị ngọt, bạn không nên dùng ngay sau khi hái mà nên để quả dưa ở nơi thoáng mát 1 – 2 ngày.

Thành quả sau 2 tháng chăm sóc

Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Lưới – Liệu Có Dễ?

Dưa lưới (Cucumis melo L.)  thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ.

1.Sơ lược về dưa lưới ở nước ta

[:vi]Theothuộc họ Bầu bílà rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ.

Dưa lưới ở nước ta, ngoài các giống thuần truyền thống được trồng từ lâu như dưa lưới vân lưới trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương có trái nhỏ ăn thơm, ngọt mát. Trong những năm gần đây,người nông dân sản xuất một số giống dưa lưới lai F1 nhập nội cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon, quả to, màu sắc phong phú.

Dưa lưới sạch ở nước ta – Lợi Dân

Dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp có thể trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và ra trái nhỏ năng suất thấp. Đất trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lê trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất.

2.Kỹ thuật trồng dưa lưới

Trồng dưa lưới theo phương pháp truyền thống

Hiện tại nước ta vẫn sử dụng phương pháp trồng truyền thống dưa lưới nhiều, đa số là ở khu vực miền Bắc.

Kỹ thuật trồng :

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa lưới

Trước tiên bạn phải chọn hạt giống tốt. Sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng và  mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Trồng dưa lưới ngoài ruộng – Lợi Dân

Bước 2: Gieo hạt dưa lưới

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn với phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Chú ý chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra ruộng trồng.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức

Chăm sóc dưa lưới

Đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và cần tưới nước thường xuyên. Lưu ý cần bón thêm nhiều phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, dưa cho trái còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.

Trồng dưa lưới trong nhà lưới

Nhà lưới là yếu tố quyết định về hiệu quả SX, đặc biệt trong bối cảnh phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như hạn hán, nhiệt độ tăng cao trong mùa hè, lũ lụt trong mùa mưa. Do vậy, ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới để sản xuất là rất cần thiết.

Vườn dưa lưới vàng trong nhà lưới

Ưu điểm

So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng trong nhà màng hiện đại mang lại nhiều lợi ích: bảo vệ cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi; tiết kiệm công lao động trong các khâu tưới nước, bón phân, làm cỏ, phun thuốc; năng suất tăng gấp 1,5-2 lần so với trồng truyền thống.

– Nhà lưới có mái được lợp bằng màng polymer và vách xung quanh được che bằng lưới chống côn trùng nên hạn chế được một số loại sâu bệnh hại trên cây.

– Kiểm soát được các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) do đó, sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo an toàn, đạt chất lượng.

Giá thể trồng dưa lưới – Lợi Dân

– Tưới nhỏ giọt, còn gọi là vi tưới, đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến gốc cây trồng liên tục dưới dạng từng giọt giúp cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, tiết kiệm nước, tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới, không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất, đảm bảo phân bố độ ẩm đều quanh gốc rễ, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, quang hợp,…góp phần ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại quanh gốc cây (nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây), giúp cho cây trồng sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.

– Tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp, lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành, đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa nông nghiệp ở khâu nước tưới. Tưới nhỏ giọt tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.

– Tưới nhỏ giọt phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ dốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió… Tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam.

Một số điểm hạn chế

Vườn dưa lưới trong nhà lưới – Lợi Dân

– Chi phí đầu tư xây dựng nhà màng ban đầu lớn, để đầu tư 1.000 m2 nhà màng cần có tối thiểu 80 triệu đồng cho mô hình nhà màng đơn giản (cột thép và dây cáp), từ 300–350 triệu đồng cho kiểu nhà kiên cố và tốt nhất là nhà màng có hệ thống nhà điều hành của Israel, Hà Lan có điều khiểu tưới nước và phân bón tự động, có hệ thống làm mát giữ nhiệt độ ổn định 27-280C, có hệ thống mái che 3 lớp di động, khung chịu được sức gió trên 120km/h với giá 1,2 tỷ đồng.

– Yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt, tuân thủ theo quy trình.

– Hệ thống ống tưới nhỏ giọt hay bị tắt nghẽn do bùn cát, rong, tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan… Chính vì vậy, nguồn nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải được xử lý qua bộ lọc.

-Tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây và cải tạo vi khí hậu như tưới phun mưa, không có khả năng rửa lá giúp cây quang hợp tốt.

– Tưới nhỏ giọt cần phải có vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.

– Khi tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, cây trồng sẽ xấu đi nhiều so với các phương pháp tưới khác.

Hiệu quả kinh tế

Lợi nhuận đem lại khi trồng dưa lưới trên giá thể áp dụng tưới nhỏ giọt trồng trong nhà màng đạt 25,5 triệu đồng/1.000 m2/vụ (tương đương 102 triệu đồng/1.000 m2/năm).

[:]

0/5

(0 Reviews)

[:]