Phương Pháp Trồng Dưa Leo / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Dưa Leo Bằng Phương Pháp Thủy Canh Cho Cây Sai Quả

Trồng dưa leo thủy canh đang là phương pháp được rất nhiều các công ty nông nghiệp có quy mô áp dụng để sản xuất nông sản sạch và cụ thể ở đây là trái dưa leo. Đây là một loại quả mang lại nhiều tác dụng vô cùng có lợi đối với sức khỏe con người.

Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là loại thực phẩm rất phổ biến và quen thuộc với mọi người, được người Việt sử dụng khá nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Trong dưa leo có chứa nhiều thàng phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe ( chứa đến 96% nước, nhiều loại vitamin,cakcium, calo, protein,…).

Nó cũng được các chị em sử dụng để đắp mặt giúp tươi sáng làn da. Và cũng được sử dụng để sản xuất nhiều loại thuốc làm đẹp khác.

Ở nước ta với khí hậu nhiệt đới thì nhìn chúng rất thích hợp để trồng dưa leo. Có thể trồng cây dưa leo quanh năm. Nhưng thông thường đê đạt năng suất cao nhất thì chúng ta nên trồng dưa vào mùa nắng thì sẽ cho hiệu quả hơn khi trồng vào mùa mưa.

2.1 Chuẩn bị dụng cụ trồng dưa leo thủy canh:

Khi trồng cây thủy canh thì đây là bước không thể bỏ qua. Vậy khi tự trồng tại nhà thì vật liệu bạn cần chuẩn bị gồm giá thể, rọ nhựa, hộp xốp, nylon lót hộp (có thể sử dụng đất sét nung, sơ dừa qua xử lý hoặc viên nén sơ dừa), dung dịch thủy canh, bút đo pH, hệ thống tưới nước,… Để đơn giản hơn trong quá trình chuẩn bị có thể sử dụng các thiết trồng rau thủy canh chuyên dụng với đầy đủ phù kiện có sẵn như thùng trồng rau thủy canh tĩnh hoặc trụ khí canh.

Sử dụng thiết bị thủy canh tĩnh BaTriVina trồng dưa leo

Trồng dưa leo bằng trụ khí canh BaTriVina

Với hộp xốp trên nắp chúng ta sẽ khoét lỗ vừa với thân rọ. Sử dụng dung dịch thủy canh chuyên dụng cho dưa leo, cần pha đúng chuẩn hàm lượng, tỉ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đáy hộp xốp cần phải được lót nylon để giữ dung dịch dinh dưỡng.

Trồng dưa leo thủy canh thì có thể làm giàn leo hay giàn treo. Nhưng cần lưu ý Khi làm giàn dây treo các bạn cần chắn gió cho giàn.

2.2 Ngâm và ủ hạt:

Đây là bước tiếp theo trong cách trồng dưa leo thủy canh. Việc ngâm và ủ hạt giống giúp cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn qua đó nâng cao năng suất cây trồng. Bạn có thể ngâm hạt giống dưa leo trong nước ấm khoảng từ 3 – 5 tiếng. Sau đó, lấy ra rửa sạch rồi ủ hạt giống trong khăn giấy giữ ẩm trong tối.

2.3 Gieo hạt:

Đặt các giá thể trộn ẩm vào rọ nhựa thủy canh hay hộp xốp đã chuẩn bị và đặt các hạt giống vừa nhú mầm lên trên. Sau đó, cho thêm một lớp giá thể phủ lên trên. Phun nước trên bề mặt giá thể để giữ ẩm. Mỗi ngày bạn cần tưới nước từ 1- 2 lần đảm bảo đủ ẩm.

Sau đó chuyển rọ vào khay ươm hạt rồi thêm nước vào khay với mực nước cao từ 1,5 – 2cm. Khi trồng dưa chuột thủy canh cần phải thường xuyên kiểm tra mực nước trong khay tránh để nước ngập dẫn đến úng hạt. Đến khi hạt phát triển và thành cây có hai lá mầm thì đưa rọ ra nơi có ánh nắng để cây phát triển tốt hơn.

Sử dụng viên nén ươm hạt kích thích hạt giống cây dưa leo nảy mầm tốt hơn

Khi cây con đã nảy mầm đến 2-3 lá thì lúc này chúng ta đã có thể bắt đầu chuyển cây con vào hệ thống trồng thủy canh. Chúng ta tiến hành đặt vào mỗi rọ một cây. Khi cây bắt đầu có lá thật thì lúc này bạn mới tiến hành pha dung dịch dinh dưỡng với nồng độ nhẹ cho cây.

Cây con ra được 2 – 3 lá thì bắt đầu tiến hành đưa lên giàn trồng

Khoảng 1 tuần sau khi trồng, bạn bắt đầu nâng chỉ số PPM lên cho phù hợp với sự phát triển của cây trồng.

Khi thực hiện trồng và áp dụng theo kỹ thuật trồng dưa leo thủy canh này, bạn nên đặt thùng thủy canh tại những nơi có ánh nắng mặt trời, thoáng mát để cây phát triển xanh tốt. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm lưới để che chắn cây khỏi côn trùng phá hại.

Bước cuối cùng trong cách trồng dưa leo thủy canh mà BaTriVina giới thiệu cho các bạn trong bài này đó là cách chăm sóc cây dưa leo.

2.5 Chăm sóc cây dưa leo:

Với kỹ thuật trồng dưa leo thủy canh các bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra lượng dung dịch dinh dưỡng, tránh để dung dịch ngập quá cao lên hết bộ rễ, như vậy khiến rễ cây khó hô hấp. Khi cây đã trưởng thành, rễ đã phát triển thì cũng không được để bộ rễ chìm hoàn toàn trong dung dịch.

Đặt cây tại những chỗ có nắng để tạo điều kiện phù hợp cho quá trình quang hợp của cây.

Che mưa cho cây, tránh tình trạng dung dịch dinh dưỡng bị loãng.

Vào những ngày nắng nóng thì phun thêm nước vào lá cho cây.

Bên cạnh đó, để cây dưa chuột sinh trưởng nhanh hơn, xanh tốt hơn thì mỗi tuần bạn cần làm thoáng dung dịch bằng cách xục khí vào dung dịch. Lưu ý không để bong bóng khí quá lớn và có thể gây tổn hại đến rễ cây.

Hướng dẫn cách trồng dưa leo cho cây sai quả

Nguồn: Fao – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo Bằng Phương Pháp Giâm Cành

Nếu bạn đang muốn thử tạo ra một cây hồng leo mới từ chính cây hồng leo mẹ nhà bạn thì bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành đó là cắt một nhánh từ cây mẹ, cắm xuống đất ẩm, tự nó ra rễ, sống độc lập được và hình thành ra cây mới. Do chỗ cắt phản ứng tự tạo sẹo, tạo rễ, tự nuôi sống. Nhưng không phải cây nào cũng giâm cành được, nhưng riêng với hồng leo thì được

Để tiến hành kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành ta cần tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Lựa chọn nhánh hoa hồng leo không tì vết, cắt ra từng đoạn khoảng 20cm. Quan trọng là dưới mỗi đoạn có một mắt tốt, nên cắt dưới mắt đó từ 4-5cm, đến khi bén rễ, rễ sẽ đâm ra từ mắt đó.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 1

Bước 2: Dùng kéo thật bén, cắt thật sắc, không để thân hồng bị dập

Bước 3: Chuẩn bị giá thể giâm cành phải thật ẩm, tươi xốp, có thể dùng tro trấu, xơ dừa để làm giá thể cho vào ly đựng.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 3

Bước 4: Ngâm cành hồng đã cắt vào dung dịch kích rễ, để cho thân hồng ra rễ nhanh chóng có thể tìm mua thuốc kích rễ tại các cửa hàng thuốc BVTV trên toàn quốc.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 4

Bước 5: Dùng chiếc đũa thọc sâu khoảng 2cm rồi mới ghim cành hồng xuống đất, để nơi mát mẻ, có bóng râm và luôn giữ cho đất ẩm.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành bước 5

Sau khoảng thời gian từ 10-15 ngày cây hồng giâm cành sẽ ra đọt non và sau từ 25 đến 35 ngày cây hồng sẽ ra rễ, lúc này có thể đem cây ra ngoài nắng nhẹ và chăm sóc như chế độ cây hồng con.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo bằng phương pháp giâm cành có thể thực hiện tại nhà, chỉ với vài nguyên liệu bạn hoàn toàn có thể tạo ra nhiều chậu hồng con để làm quà tặng cho bạn bè mỗi dịp đến nhà.

Các Phương Pháp Trồng Răng Giả

Các phương pháp trồng răng giả nào được sử dụng hiện nay?

Hiện nay tại các trung tâm nha khoa Đăng Lưu có áp dụng thành công 3 phương pháp trồng răng giả để phục hình nha khoa cho các bệnh nhân gặp phải vấn đề mất răng. Ba phương pháp đó bao gồm: Làm hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ cố định và kỹ thuật cấy ghép implant. Để lựa chọn được một phương pháp trồng răng giả phù hợp, bạn cần tìm hiểu những ưu cũng như khuyết điểm của các phương pháp trồng răng giả này.

Hãy bắt đầu với một phương pháp được đánh giá là phù hợp trong phục hình mất răng. Kỹ thuật cấy ghép răng implant. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp từ mất một răng cho đến nhiều răng. Về phương pháp thì kỹ thuật sử dụng một trụ implant được làm từ chất liệu titan để cấy trực tiếp vào xương hàm để đóng vai trò là một chân răng thay thế cho chân răng bị mất. Sau khoảng thời gian chờ đợi trụ implant tích hợp khi cho vào xương (khoảng 3 đến 6 tháng), một mão răng sứ sẽ được chụp lên trên đầu trụ implant.

Ưu điểm của kỹ thuật này là răng giả thay thế tốt cho răng thật, cả về độ tự nhiên cũng như thực hiện các chức năng bình thường của răng nhờ cấu tạo ba phần tương tự như răng thật của răng implant. Răng tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào các răng khỏe mạnh bên cạnh. Độ bền của răng rất cao, có thể tồn tại suốt đời con người ở đúng vị trí vững chắc không bị lỏng lẻo. Răng implant còn có một ưu điểm nữa là nó ngăn ngừa tiêu xương rất tốt thậm chí sau khi cấy ghép phần xương bị tiêu sau khi mất răng còn được bổ khuyết. Răng implant chỉ có một khuyết điểm duy nhất là giá thành cao và đòi hỏi phải có bác sĩ tay nghề cao mới thực hiện được và phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành được một răng hoàn chỉnh.

– Cầu răng sứ cố định: là một trong những phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mất răng. Cách thực hiện lắp cầu răng sứ như sau: trước tiên bác sĩ sẽ mài nhỏ một hay nhiều răng ở hai bên vị trí bị mất răng để làm trụ cầu và sau đó một cầu răng sứ nhân tạo sẽ được lắp lên các trụ này. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai bình thường và giá thành tương đối hợp lý. Tuy nhiên phương pháp này lại không khắc phục được tình trạng tiêu xương tại vị trí mất răng khiến xương tiêu nhiều ảnh hưởng đến đường nét khuôn mặt. Các răng thật bên cạnh cũng không thể thực hiện chức năng bình thường do đã bị mài nhỏ và hoạt động phụ thuộc vào cầu răng. Nguy cơ sâu răng và viêm nha chu, cầu răng bị lỏng cũng không hề nhỏ.

– Hàm giả tháo lắp: được áp dụng trong các trường hợp mất nhiều răng hay mất toàn hàm. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn lại không phải xâm lấn răng, phù hợp với những người cao tuổi, người bị tiêu xương hàm nhiều, sức khỏe yếu. Hàm giả tháo lắp nâng đỡ các cơ môi, má, từ đó giúp hạn chế nếp nhăn, hóp má tại các vị trí mất răng.

Khuyết điểm của nó là vướng víu, không đảm bảo chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm. Nếu vệ sinh không tốt, việc sử dụng hàm giả tháo lắp có thể sẽ gây sâu răng và viêm nha chu tại nơi tiếp giáp giữa hàm giả với răng thật. Sau một thời gian sử dụng hàm giả thường trở nên lỏng lẻo, phải chỉnh sửa hoặc làm lại do xương dưới hàm giả tiêu dần.

Lưu ý : Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo

Vườn tược- Cây trồng

-Tên khoa học: Cucumis Sativus, L.

-Tên Pháp: Concombre.

-Tên Anh: Cucumber.

-Họ: Cucurbitacées.

-Điều kiện khí hậu: Khí hậu ở nước ta rất thích hợp để trồng dưa leo. Có thể trồng dưa leo trong nước và trồng được quanh năm. Tuy nhiên trồng mùa nắng, năng suất sẽ cao hơn trời mùa mưa và dưa cũng ít bị bệnh hơn.

-Điều kiện đất đai: Đất phải xốp, Tốt nhất là đất cát pha nhiều chất hữu cơ thoáng khí. Đất nhiều cát sẽ làm cho dưa mau già, giảm chất lượng củ. Đất nhiều sét, cây tăng trưởng yếu. Dưa leo cần độ chua ít, độ pH 5,7-7. pH dưới 5,7 dưa không sống nổi. Nên bón 1.500-1.800kg vôi cho một mẫu đất.

Kỹ thuật trồng dưa leo:

a) Làm đất: Vì dưa leo có rất nhiều rễ con, nên cần cày sâu 25-30cm, nhặt sạch cỏ và bừa cho thật nhuyễn. Sau đó bón lót 0,5kg bột TC-Mobi pha dung dịch thủy canh 

b) Cách trồng: Dưa leo trồng bằng cách gieo hạt tại chỗ. Để mau nảy mầm nên ngâm hạt giống vào nước lã 1 đêm, vớt ra để ráo nước rồi mới đem gieo. Nên khử trùng độc bằng cách trộn hạt giống với Spergon hay Semesan (1kg hạt với 3g thuốc), để trong chai hay bao giấy lắc cho trộn đều. Nếu đất có nhiều kiến, muốn ngừa thì trộn với thuốc DDT 75%. Lỗ gieo rộng 20-30cm, sâu 15cm, được móc sẵn và bón phân chuồng (trộn đều với đất mặt) trước khi gieo 3 ngày. Lỗ cách nhau khoảng 30cm. Hàng này cách hàng kia 1m. Trước khi gieo vài giờ, tưới ướt đều các lỗ. Gieo mỗi lỗ 4 hạt (cách rời nhau cho dễ mọc) bằng cách lấy ngón tay đè hạt sâu xuống 1cm rồi lấp lại bằng một lớp đất mặt nhuyễn mỏng. Để thuốc giữ hạt (không tróc ra) chỉ nên tưới sau khi gieo 24 tiếng. Gieo như vậy, mỗi mẫu cần 2kg hạt giống.

c) Mùa trồng: Dưa leo trồng được khắp nơi và quanh năm trồng mùa nằng thì thuận lợi hơn.

d) Chăm sóc: 

-Tưới đãm nước: Vì vây dưa chứa hơn 93% nước và riêng trái dưa gần 97% nước nên tưới nhiều nước cho cây dưa. Tưới xung quanh gốc lúc đầu. Sau khi làm giàn hay cắm chà thì đào đường mương dẫn nước dọc theo hàng dưa tốt hơn.. Nên tưới vào buổi chiều và tưới đầy đủ, nhưng không quá nhiều.

-Tỉa cây con: Tỉa bớt cây con là để loại bỏ cây yếu, xấu và cho cây còn lại được mập mạnh. Nên dùng dao nhỏ bén, cắt sát gốc cây để tỉa. Như vậy sẽ không động gốc cây còn lại.

+Tỉa lần 1: Chừa mỗi lỗ 2 cây, khi dưa có vài lá.

+Tỉa lần 2: Chừa mỗi lỗ 1 cây khi cây có 5-6 lá.

-Tủ gốc: Dùng rơm rạ hay cỏ khô tủ gốc dưa cho im mát (mùa nắng) và để che cỏ, giữ đất xốp (mùa mưa). Trồng chưa leo thì tủ khắp mặt đất nơi dây dưa bò (vì không cần cắm chà).

-Cắm chà: Sau lần vun gốc kỳ thứ 2, dưa bắt đầu bỏ vòi thì nên cắm chà ngay cho dưa leo lên. Nếu cắm chà trễ, dây dưa dài sẽ mất sức. Chà cao 1m-1.5m làm bằng nhánh tre, cây đã rụng hết lá. Được cắm xiên dọc theo 2 hàng dưa. Hai ngọn chà chau nhau ở giữa được buộc lại bằng dây chắc chắn cho khỏi bị ngã vì dông mưa. Chà quá nhiều nhánh nhỏ sẽ làm trở ngại sự tăng trưởng của dây dưa. Sau khi cắm chà chừng 3 hôm, dưa sẽ có nụ đầu tiên nhưng không đậu. Dưa sẽ cho trái ở những kỳ nụ sau.Kỹ thuật trồng dưa leo

-Xén ngọn: Khi cây được 8-10cm, vbaof lúc trời quang đãng, dùng dao hay kéo bén xén ngọn dưa để cho dưa đâm nhiều tượt. Nhờ đó, năng suất sẽ gia tăng đáng kể.

e) Phân bón: Cần dùng phân đầy đủ để cây cho nhiều trái. Dùng cho mẫu đất:

-20 tấn phân chuồng hoai (hoặc với phân bánh dầu): Bón trước khi gieo hạt 3 ngày

-400kg Ammophosko 20-20-15 làm 3 lần:

+Lần thứ nhất: 100kg sau khi gieo hạt 10 ngày.

+Lần thứ hai: 150kg sau lần thứ nhất 10 ngày.

+Lần thứ ba: 150kg sau lần thứ hai 10 ngày.

-0,5kg Dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi.

Sau mỗi lần bón phân, nhớ vun gốc và tưới nước. Lần thứ ba nên dùng phân pha nước tưới. Nếu thiếu bồ tạt thì có thể dùng tro rơm, củi. Tro này vừa có bần to, giúp cây tăng trưởng. Vôi cũng cần thiết cho dưa leo. Tùy đất chua nhiều hay ít, bón 1.500-1.800kg vôi mỗi mẫu.

f) Sâu bệnh:

-Rầy mềm:, bọ rùa, rầy đục trái: Dùng Malathion 57% nhủ dầu (tỷ lệ 1/350) hoặc Dieldrin 50% nhủ dầu (tỷ lệ 1/250).

-Sâu ăn lá: Sevin (tỷ lệ 1/600) 5-7 ngày xịt 1 lần.

-Bệnh rủ lá: Lá dưa có đốm màu vàng, sau trở thành nâu. Để ngừa bệnh dùng Maneb hoặc Zineb (tỷ lệ 1/500) vài tuần xịt 1 lần.

g) Giống dưa leo: Dưa địa phương có 3 giống:

-Dưa leo xanh: Trái tròn dài 10-15cm, vỏ màu xanh ruột vừa, vị ngọt. Trồng chừng 40 ngày có trái. Biên Hòa, Gia Định trồng nhiều nhất.

-Dưa Bà cai: Trái tròn dài 15-30cm, ruột nhỏ, vị hơi ngọt. Trồng 50 ngày có trái. Cần Thơ, Rạch Giá trồng nhiều nhất.

-Dưa chuột: Trái tròn, ngắn độ 10cm, ruột to, cơm mỏng, trái sai da láng xanh nhợt (chín vàng) vị ít ngọt. Trồng độ 35 ngày có trái. Sóc Trăng, Châu Đốc trồng nhiều nhất.

-Ở Cao nguyên có giống dưa chuột lớn trái, da láng ăn giòn và ngọt hơn dưa dưới xuôi. Ngoài ra còn có giống ngoại quốc (Đài Loan Big) trái to, dài 20-30cm, vỏ xanh đậm, ruột nhỏ, cơm dày, vị lạt, thịt hơi dai. Giống dưa này thích hợp cho việc chiên xào hơn là dùng ăn tươi. Vì vị lạt và dai nên nông dân không ưa giống dưa này cho lắm.

Thu hoạch dưa leo:

Từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 35-40 ngày, sau khi gieo được 25 ngày, dưa bắt đầu tượng trái. Cách 1 ngày hái 1 lần. Hái như vậy 5-8 lần mới hết trái.

Dưa Đài Loan Big cho trái chậm hơn, khoảng 50-60 ngày sau khi gieo hạt. Năng suất trung bình độ 20-30 tấn trái mỗi mẫu (giống địa phương). Giống du nhập có năng suất cao hơn: 30-50 tấn. Mùa mưa thu hoạch kém hơn mùa nắng. Giống địa phương có xén ngọn cho lợi nhuận nhiều hơn.