Phương Pháp Trồng Dưa Hấu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Dưa Lưới Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió.

1. Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương,… Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây dưa được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp đất.

Dưa lưới được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bổ số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển tốt nhất.

Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2. Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh

Với diện tích 1.000m2 nhà lưới, Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát (thuộc Khu nông nghiệp Công nghệ cao chúng tôi đầu tư trồng dưa lưới trên giá thể xơ dừa, theo phương pháp thủy canh trong nhà lưới áp dụng quy trình VietGap.

Anh Phan Văn Bách – kỹ thuật viên của Nông Phát cho biết, là một giống cây trồng mới tại Việt Nam, dưa lưới yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc cao so với các cây trồng truyền thống khác. “Khó nhất là thời gian cây ra hoa, kết trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa nhưng người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại 1 nụ hoa duy nhất ở lá thứ 9, thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào 1 trái. Sau 60 – 70 ngày thì có thể thu hoạch” – anh Bách cho biết.

Ngoài ra, do trồng trong nhà lưới, cách biệt với các loại sâu bọ nên khi hoa nở, công nhân phải canh thời gian để thả ong vào, giúp cây thụ phấn.

Do sản xuất theo chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại. Ngoài ra, do trồng trên hệ thống tự động hóa nên chỉ cần 2 công nhân chăm sóc vườn dưa rộng hơn 1.000m2.

Công Ty Chuyên Đào Tạo Phương Pháp Trồng Dưa Lưới

Công ty chuyên đào tạo phương pháp trồng dưa lưới

Ngày nay, rất nhiều người mong muốn trồng dưa lưới cho năng suất cao. Nhưng không phải ai cũng biết kỹ thuật trồng dưa lưới hiệu quả. Vì thế, số người tìm đến các công ty chuyên đào tạo phương pháp trồng dưa lưới ngày càng nhiều. Vậy trồng dưa lưới có những phương pháp nào? Nên học trồng dưa lưới ở đâu? Những thông tin trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây dưa lưới và địa chỉ học trồng dưa lưới chất lượng. Dưa lưới và đào tạo phương pháp trồng dưa lưới Cây dưa lưới và quả dưa lưới

Cây dưa lưới là loại cây ăn quả thân leo. Cây này thuộc họ bầu bí, có thời gian sinh trường ngắn. Trong một năm, cây dưa lưới có thể cho được nhiều vụ.

Quả dưa lưới có màu xanh, gân trắng đan xen. Quả có hình oval nặng từ hơn 1 kg đến hơn 3 kg. Khi chín, quả dưa lưới ngả vàng, bên trong quả có màu vàng cam. Ăn cho vị ngọt, khá giòn.

Quả dưa lưới có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp vitamin A, C, kali, acid folic, chất chống oxy hóa và chất xơ cho người ăn. Rất thích hợp cho bà bầu, những người bị táo bón và những người muốn cải thiện làn da từ bên trong.

Đào tạo phương pháp trồng dưa lưới

Để nâng cao hiệu quả và năng suất trồng dưa lưới. Khi trồng cần phải chú ý các yếu tố về thời gian, địa điểm và phương pháp trồng dưa lưới. Cụ thể như sau:

Thời gian trồng dưa lưới

Mặc dù dưa lưới có thể cho nhiều vụ trong năm. Nhưng có 2 vụ gieo trồng và thu hoạch dưa lưới phổ biến là vụ xuân và vụ thu đông.

Vụ xuân sẽ trồng dưa lưới từ tháng 2 đến đầu tháng 3. Thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 4 và tháng 5.

Vụ thu đông sẽ trồng trong khoảng tháng 8 và tháng 9. Vụ này sẽ thu hoạch trong tháng 11 đến tháng 12.

Ngoài ra, từ tháng 2 đến tháng 9, vẫn có thể cho thêm một vụ dưa lưới nữa nếu tiến hành trồng trong chậu. Để hiểu rõ hơn về các mùa vụ này, bạn cần phải được đào tạo phương pháp trồng dưa lưới cụ thể hơn.

Địa điểm trồng dưa lưới

Bên cạnh thời gian thì địa điểm cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất trồng dưa lưới.

Vì là cây ưa sáng nên các địa điểm thích hợp trồng dưa lưới là nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, diện tích rộng. Và đặc biệt là không che phủ bởi bóng râm, dưa lưới sẽ cho quả to, chất lượng tốt.

Phương pháp trồng dưa lưới

Các phương pháp trồng dưa lưới phổ biến hiện nay là

Phương pháp trồng trong nhà màng, nhà kính

Phương pháp trồng ngoài đồng ruộng

Phương pháp trồng dưa lưới thủy canh

Nơi nhận đào tạo phương pháp trồng dưa lưới

Có rất nhiều công ty nhận đào tạo kỹ thuật trồng dưa lưới. Nhưng những địa chỉ uy tín và chất lượng thì không nhiều. Nếu bạn vẫn chưa có địa điểm dạy học trồng dưa lưới phù hợp. Có thể trải nghiệm các khóa đào tạo tại kieufarm.

Không chỉ nhận đào tạo phương pháp trồng dưa lưới, kieufarm còn là địa chỉ tin cậy cung cấp nông sản sạch, an toàn cho sức khỏe. Hoặc nếu bạn muốn mua hạt giống chuẩn, chất lượng tốt, có thể tìm đến kieufarm để đặt hàng và tư vấn về cách gieo trồng nông sản.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN PHÚ LÂM TÂY – Địa chỉ: 310 An Phú Đông 27, Phường An Phú Đông, Quận 12. chúng tôi – SĐT: 1900633527 – Email: kieufarm@gmail.com – Website: https://kythuatdualuoi.vn/ – Website: https://kieufarm.vn/ – Website: http://trongmangtay.vn/

Cách Trồng Dưa Hấu Tại Nhà, Kỹ Thuật Chăm Sóc Dưa Hấu Quả Ngọt

Dưa hấu là loại trái cây ngọt mát, bổ sung nhiều dưỡng chất và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên việc mua dưa hấu tại bên ngoài chợ thì chất lượng khó kiểm soát được.

Có rất nhiều cơ sở bán dùng chất bảo quản để giữ dưa hấu tươi lâu. Nên việc lựa chọn trồng dưa hấu tại nhà là một ý tưởng hay.

Chuẩn bị trước khi trồng dưa hấu

Dưa hấu nhìn chung có 2 vụ chính trồng trong năm. Đó là vụ đông xuân và vụ xuân hè.

Vụ đông xuân : Có thể chia ra làm 2 đợt. Đợt 1 từ 5/10 dương lịch đến 15/10 dương lịch. Sẽ cho thu hoạch vào dịp Noel. Và đợt 2 là từ 10/11 dương đến 20/11 dương, đợt 2 sẽ cho quả thu hoạch và dịp tết.

Vụ xuân hè: Với vụ xuân hè này, bạn có thể gieo vào thời điểm đầu tháng 2 dương lịch và cho thu hoạch vào cuối tháng 4. Hoặc bạn có thể gieo sớm hơn vào đầu tháng 12 dương năm trước cũng được.

Tuy nhiên, do trồng tại nhà nên cách trồng và chăm sóc bạn có thể hoàn toàn chủ động được. Nên không cần quá quan trọng thời điểm trồng dưa hấu bắt đầu từ tháng mấy. Bạn có thể bắt đầu từ bất cứ lúc nào, miễn sao bạn chăm sóc đúng cách thì cây vẫn cho ra quả to và ngọt.

Lựa chọn giống

Hiện nay, với cách phương pháp lai tạo tiên tiến thì có rất nhiều loại dưa hấu khác nhau. Có thể biết đến như loại trái vỏ xanh đậm, vỏ xanh nhạt, sọc hoa văn, vàng. Hay loại thịt có màu đỏ tươi, màu vàng, màu đỏ đậm, … Bạn có thể tùy theo sở thích của mình mà lựa chọn giống cho phù hợp.

Hạt giống bạn nên chọn tại các cửa hàng giống uy tín, lựa chọn loại giống cao sản để đạt được năng suất cao.

Chuẩn bị chậu trồng dưa hấu

Dưa hấu là loại cây phát triển tán lớn, có bộ rễ khỏe. Để thu được trái to, cây phát triển khỏe mạnh bạn nên chọn những chậu lớn, chứa được nhiều đất. Có thể sử dụng những thùng sơn đã qua sử dụng, hay các thùng xốp lớn.

Cách trồng dưa hấu trong thùng xốp được nhiều bạn áp dụng và đạt năng suất cao. Bí quyết chính là đục thủng nhiều lỗ nhỏ dưới đáy và bên cạnh chậu trồng.

Mục đích giúp đất thông thoáng, khả năng thoát hơi nước cũng tốt hơn. Nếu nước bị ứ đọng, đất không thông thoáng thì cây sớm muộn cũng kém phát triển.

Dưa hấu phát triển tốt cần có một môi trường đất giàu dinh dưỡng. Cách đơn giản nhất là mua đất tại những cơ sở bán cây giống, đó chính là đất đã được xử lý và giàu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tạo ra đất phù hợp. Bằng cách: trộn đất thịt với phân gà, phân bò hoai mục. Cùng với đó là trộn cùng vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ. Bạn nên phơi đất ải khoảng 7-10 ngày để giảm tỉ lệ sâu bệnh, cùng với đó là bót lót một ít vôi trước khi cho đất vào chậu.

Chọn vị trí trồng

Dưa hấu là loại cây ưa nắng, ưa gió. Nên chọn những vị trí có ánh nắng chiếu vào khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày. Nơi thích hợp có thể kể đến là sân thượng, ban công hay trên các vách tường nhà.

Bạn cần lưu ý là nơi trồng cần có không gian chiều cao tối thiểu 1.5 mét. Để cây có đủ điều kiện phát triển, cho năng suất cao.

Cách trồng dưa hấu tại nhà cho trái lớn

Trước khi trồng bạn cần ủ hạt trước khi gieo, giúp hạt nhanh nảy mầm và tỉ lệ này mầm cao. Cách làm đơn giản: bạn phơi hạt giống ra nắng khoảng vài giờ. Tiếp đến ngâm hạt trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh. Thời gian ngâm khoảng 2-3 giờ.

Tiếp đến vớt hạt ra, lau sạch nhớt. Dùng mảnh vải ẩm gói hạt lại, ủ trong rơm rạ hoặc trong tro trấu. Đặt nơi có ánh nắng chiếu vào, và tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Nếu thuận lợi thì sau khoảng 2-3 ngày, hạt sẽ nhú mầm. Đem hạt nhú mầm trồng trực tiếp vào trong chậu. Tuy nhiên để hạt nảy mẩm tốt hơn, bạn đưa chúng vào những bầu ươm nhỏ.

Khoảng 7-10 ngày sau, hạt mầm sẽ phát triển thành những cây con 2-3 lá. Bạn tiến hành chuyển cây từ bầu đất ra các chậu lớn.

Khi chuyển cây con từ bầu đất ra chậu trồng, bạn cần nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ. Đào những lỗ sâu khoảng 5-7cm, rộng khoảng 10 cm2. Bón chút phân lót, trấu và đặt cây con.

Trong khoảng thời gian 7-10 ngày đầu tiên, bạn cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho đất xung quanh gốc cây. Và che nắng, thời gian này cây chưa đủ để đặt dưới ánh nắng trực tiếp.

Kỹ thuật chăm sóc dưa hấu

Dưa hấu là một loại cây ưa nước. Bạn nên tưới đều đặn 2 lần một ngày, vào sáng sớm và chiều mát. Lưu ý là không nên tưới quá nhiều, lượng nước đọng lại sẽ khiến cây kém phát triển. Ngoài ra bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới, tăng giá trị dinh dưỡng cho đất trồng.

Khi trái bắt đầu hình thành, bạn có thể giảm lượng nước tưới. Nên tưới trực tiếp vào phần đất xung quanh gốc, không nên tưới nên thân, hoa hay quả.

Vào thời kỳ đầu cây phát triển, bạn có thể bổ sung phân trùn quế. Phân hữu cơ nên được bổ sung trong giai đoạn cây ra hoa, kết trái. Mục đích giúp quả to và ngọt hơn.

Các bạn có thể làm theo công thức sau:

– Sử dụng phân lân để bón gốc 3 lần: ngay sau khi trồng, 25 ngày sau trồng và 25 ngày sau khi bón lần 2.

– Bón thúc: Cây dưa hấu đặc biệt ưa thích các loại phân sinh học. Bạn có thể sử dụng các loại phân như: Super hume, phân N-P-K, …

Khi cây trồng được một thời gian khoảng 1 tháng, bạn nên cân nhắc việc làm giàn cho cây. Mục đích của việc làm giàn là giúp nâng đỡ thân cây trong quá trình phát triển, cũng như chịu lực trực tiếp từ quả. Giúp cho quả được thoải mái phát triển, mọng nước và ngọt hơn.

Cách làm sử dụng các thanh tre, gỗ hoặc thanh nhựa sẵn có. Tạo thành các khung cố định, đan chéo nhau. Tiếp đến dùng dây để buộc thân cây vào giàn.

Khi quả phát triển lớn, bạn có thể sử dụng cách móc hoặc túi lưới để treo quả trực tiếp lên trên giàn.

Việc trồng dưa hấu tại nhà giúp cây dễ dàng chăm sóc và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, bạn cẩn thận khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng còn có biện pháp ứng phó. Nếu thời tiết quá lạnh, bạn nên tưới chút nước ấm cho cây đồng thời che chắn hướng gió. Nếu như trời quá nóng, bạn nên che bớt nắng cùng với đó là tăng thêm lượng nước tưới cho cây.

Các loại sâu bệnh như rầy mềm, bọ cánh cứng hay lũ chuột có thể phá hại vườn dưa hấu. Khi gặp sâu bệnh bạn nên chủ động ra tiệm thuốc bảo vệ thực vật để được tư vấn và khắc phục.

Theo đúng kế hoạch thì sau khi trồng khoảng 80 – 90 ngày là bạn có thể thu hoạch. Hay sau khi ra hoa 30 – 40 ngày là quả sẽ chín và thu hoạch được. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng vài tuần, nếu như thời tiết thuận lợi thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Cách nhận biết quả chín khá đơn giản. Bạn chỉ cần gõ ngón tay nên quả, nếu như nghe thấy tiếng “bộp bộp” thì có nghĩa là quả đã thu hoạch được.

– Nếu như bạn trồng dưa hấu vào mùa hè, thì nên che chắn cho cây bằng một lớp kính mỏng.

– Hạn chế việc thay đổi môi trường, chế độ nước, chăm bón trong thời kỳ cây ra ra hoa kết trái.

– Không nên trồng quá nhiều cây trong một chậu. Mỗi chậu nên trồng 2-3 cây, và mỗi gốc chỉ nên để khoảng 2-3 quả lớn, 3-4 quả nhỏ. Để như vậy quả sẽ phát triển to hơn, ngọt hơn.

Video cách trồng dưa hẫu trên sân thượng

Như vậy là wikiohana đã cùng các bạn tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc dưa hấu theo chuẩn. Hi vọng các bạn đã nắm được những kỹ thuật hữu ích cho việc trồng dưa hấu. Chỉ cần bạn bỏ ra một chút công sức mỗi ngày, là sau khoảng 2-3 tháng gia đình đã có những trái dưa hấu thơm ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Còn chờ gì nữa, hãy nên kế hoạch và bắt tay vào thực hiện việc trồng dưa hấu thôi nào.

Cập nhật 23/06/2020

Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Đen

Vào mùa hè, người Nhật rất chuộng ăn dưa hấu. Chất lượng dưa hấu của người Nhật rất tốn, ăn vô cùng ngon vì vậy nó có giá khá đắt. Tiêu biểu là loại dưa hấu đen DENSUKE. Người Nhật coi Densuke là vua của các loài dưa hấu.

Ở Nhật Bản loại dưa hấu đen Densuke chỉ được trồng tại các hòn đảo thuộc Hokkaido. vào những năm 1980 để bù đắp thiệt hại do giảm các vụ lúa. Mỗi năm chỉ có khoảng 10.000 quả được thu hoạch. Đây được xem là món quà đặc biệt của những người dân đảo Hokkaido.

Trung bình mỗi quả dưa hấu đen Densuke nặng khoảng 5 tới 7 kg, cũng có một số quản nặng tới 11kg. Loại dưa hấu này có hình tròn và hình thuôn dạng “ngư lôi”, Đặc điểm để nhận dạng loại dưa này có lẽ là vỏ của nó có màu đen và ruột đỏ tươi và có vị vô cùng ngọt. Dưa hấu đen Densuke được bán trong hộp đen đặc biệt, làm nổi bật màu sắc tự nhiên của chúng hoặc trong các túi lưới gai trang trí.

– Vụ chính: Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.

– Vụ hè: Gieo trồng vào tháng 02 – 05 dương lịch.

Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1 ha dưa hấu là 0,5 – 1,0kg.

Ủ hạt: Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1-2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 4-6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24-36 giờ ở nhiệt độ 28-30 o C cho nứt mầm.

Gieo thẳng: Chuẩn bị lổ trồng ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục lỗ, sâu 10cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Gieo hạt đã nứt mầm, sâu 2-3cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.

Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60-80cm, cao 15-20cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.

– Chuẩn bị đất: Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1-2 lượt rồi đào mương lên luống.

– Phân lô, lên luống: Khoảng cách luống thường 2,5-3m cho luống đơn và 4,5-6m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30-40cm, sâu 40cm, bố trí theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80-90cm, cao 15-20cm.

– Khoảng cách, mật độ: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ ha.

– Cách trồng: Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn.

– Mục đích: Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại; Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước; Tiết kiệm phân bón; Tăng khả năng quang hợp cho cây; Hạn chế cỏ dại; Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ; Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ.

– Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1m, phủ mặt có màu tráng bạc lên phía trên, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này.

– Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8-10cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20-30cm.

Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.

Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha

Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha

Phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13+TE: 1.000-1.200 kg/ha

Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây.

Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây. Khi cây nhỏ, rễ chưa ăn sâu rộng, nên tưới nhiều lần/ngày và tưới gần gốc.

Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.

Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng.

Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25-30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở.

Muốn cho trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái ở vị trí lá 15 – 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8 -12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, 3), trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn.

Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc).

Thuốc hữu hiệu là: Phun thuốc Đầu Trâu FEAT 25 EC liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước. Hoặc Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor.

Phun các loại thuốc: Supracide, Ambush, Karate, Atabron, Shersol, Lorsban ở giai đoạn sâu non.

– Các loại sâu khác (sâu ăn lá, rầy mềm) và các bệnh quan trọng (bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm) nên sử dụng OLICIDE 0 DD liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl nước hoặc THUMB liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl.

Dưa thương phẩm được thu hoạch khi có độ chín 70-80% (khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng). Năng suất từ 18-45 tấn/ ha.