Phương Pháp Trồng Đậu Phộng / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Các Phương Pháp Trồng Cỏ Đậu Phộng Phổ Biến

Trồng cỏ đậu là phương án mang lại rất nhiều lợi ích, vừa phủ xanh đất trống, vừa làm cảnh đồng thời đặc tính sinh học của cỏ đậu phộng giúp cải tạo đất rất tốt. Cỏ đậu phộng khá dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt và có khả năng nhân giống vô tính.

Đặc điểm chung

Cỏ đậu phộng sinh trưởng quanh năm nên duy trì độ che phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm vào mùa khô. Cỏ đậu phộng có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Chuẩn bị mặt bằng: Về cơ bản, trồng cỏ đậu phộng không đòi hỏi quá nhiều về khâu làm mặt bằng, chỉ cần xử lý triệt để cỏ dại và làm lớp bề mặt thật tươi xốp. Dùng cuốc xẻ rãnh sâu 10-15cm và hàng cách hàng 20-25cm, nếu trời khô quá thì nên tưới nước qua cho đất có độ ẩm và độ kết dính, đặc biệt là với những loại đất bạc màu, đất cát.

Sau khi ngâm 1/2 cành đã cắt vào thuốc kích thích ra rễ khoảng 30 phút. Sau đó ta tiến hành tạo rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm. Trồng chạy dài theo khu đất và hàng cách hàng 20 – 25 cm.

Đặt cành đã ngâm thuốc vào đất, nghiêng thân cây đồng bộ 1 góc 30° so với mặt đất. Mục đích định hướng thảm cỏ về sau. Trồng với quy cách 20 -22 khóm/m2, mỗi khóm từ 3 – 5 cành.

Lấp đất chừa phần thân trên mặt đất 10 – 15 cm. Nện chặt đất.

Tưới nước, nếu mùa khô phải rải một lớp xơ dừa lên trên để tạo độ ẩm.

Nhược điểm: Ở thời điểm sau khi trồng, cỏ đậu phộng vẫn chưa ra rễ vì vậy khi giâm cành xuống đất cỏ dễ bị chết. Đặc biệt khi gặp thời tiết bất lợi như nắng mạnh, thiếu nước hay ngập úng.

Ưu điểm: Tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với việc mua cây giống có sẳn tại vườn ươm.

Sau khi đã chuẩn bị mặt bằng tiến hàng đánh rãnh giống như cách trồng trên.

Dùng tay nhấc cây trong bầu ra bao gồm cả đất. Sau đó đặt xuống rãnh và nghiêng 1 góc 30° so với mặt đất.

Tiến hành lấp đất, làm sao đảm bảo phần rễ đã phát triển hoàn toàn nằm dưới mặt đất.

Tưới nước.

Ưu điểm: Tỉ lệ sống cao và nhanh đan thảm, dễ chăm sóc sau khi trồng.

Nhược điểm: Tốn kém chi phí mua cỏ giống.

Cỏ Đậu Phộng, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cỏ Đậu Phộng

Cỏ đậu phộng có tên gọi khác là cỏ lạc, cỏ hoàng lạc, đậu phụng kiểng.

Tên khoa học là Arachis pintoi.

Cỏ đậu phộng không chỉ được sử dụng rất nhiều trong các công trình cảnh quan mà nó còn được dùng trong trong các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp như Hồ tiêu, Cà Phê, Cam, … nhằm chống xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô và như các cây họ đậu khác chúng cố định đạm cải tạọ đất trồng, giúp cây phát triển và còn là thức ăn cho nhiều loài gia súc.

Quy trình trồng cỏ Đậu phộng

Tham khảo nguồn (Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ Nhung nhật).

Chuẩn bị giống cỏ đậu phộng

Trước khi trồng cần chọn cành giống tươi được cắt từ cây mẹ khỏe mạnh không bị sâu bệnh hoặc bầu cây giống đã có rễ và phát triển ổn định, không nên để cây giống ngoài trời nắng mà phải để trong râm và tưới nước giữ ẩm, để tránh sự mất nước trong thân cây và héo úa.

Sắp xếp cây giống bằng nhau để thuận tiện cho việc cắt khúc, cắt thành đoạn ngắn 25 – 30 cm là kích thước tốt nhất

Ngâm ngập ½ cành mới cắt vào thuốc kích thích rễ trong thời gian 30 phút. Sau đó có thể sử dụng để trồng cho công trình hoặc ươm khóm trong vườn ươm.

Bầu cây cần được xếp ra đất và tưới nước trước khi đem trồng.

Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1 m² đất thì trồng mật độ trung bình thì khoảng 20 – 22 khóm, nếu trồng thưa hơn thì khoảng 16 – 18 khóm/m 2 và trồng dày hơn thì 23 – 25 khóm/m 2. Mỗi khóm khoảng 2 – 4 cành cỏ đậu.

Kỹ thuật trồng cỏ đậu phộng Cách 1: Trồng cỏ đậu phộng bằng giâm cành trực tiếp

Các bước tiến hành

Bước 1: Sau khi ngâm cành đã cắt vào thuốc kích thích ra rễ một thời gian nhất định ta tiến hành tạo rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm.

Bước 2: Đặt cành giống đã được chuẩn bị vào đất, đối với cỏ Đậu nên trồng nghiêng thân cây 1 góc 30° so với mặt đất (vì sau này thân cây sẽ bò trên mặt đất trồng như vậy sẽ giúp các thân cây sẽ phát triển theo hướng đồng nhất), trồng với quy cách 16 – 20 khóm/m 2, mỗi khóm từ 3 – 5 cành.

Bước 3: Lấp đất sau khi đã đặt cành giống, lưu ý phải lấp chừa phần thân trên mặt đất 10 – 15 cm.

Bước 4: Tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất (vào mùa khô sau khi trồng bằng cành có thể rải lên trên 1 lớp xơ dừa để giữ cho gốc cây đủ độ ẩm trong quá trình ra rễ).

Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng giâm hom

Nhược điểm: Ở thời điểm ban đầu sau khi trồng, cỏ đậu phộng vẫn chưa ra rễ vì vậy khi giâm hom xuống đất cỏ dễ bị chết hơn nếu gặp thời tiết bất lợi như nắng mạnh, thiếu nước tưới cỏ sẽ bị khô héo gây thất thoát rất lớn, nếu như bạn gặp điều kiện thuận lợi vaò mùa mưa hay quá trình chăm sóc tốt cỏ vẫn phát triển bình thường và tươi tốt, thời gian tạo thảm của phương pháp này là từ 2 – 3 tháng sau khi trồng.

Ưu điểm: Tuy nhiên cách trồng này vẫn có thể áp dụng cho những công trình có diện tích lớn do tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu nhưng trước khi trồng bạn cần phải xử lý mặt bằng thật tốt và đảm bảo được đội ngũ nhân công chăm sóc cỏ.

Bước 1: sau khi đã chuẩn bị mặt bằng tiến hàng đánh rãnh, rãng có chiều sâu từ 10 – 15 cm, thẳng hàng và khoảng cách giữa các rãnh từ 15 – 20 cm.

Bước 2: Dùng tay nhấc cây trong bầu ra bao gồm cả đất và đặt xuống đất, lưu ý đặt cây nghiêng 1 góc 30° so với mặt đất.

Bước 3: Tiến hành lấp đất sau khi đặt cây xuống, khi lấp phải đảm bảo phần rễ đã phát triển hoàn toàn nằm dưới mặt đất.

Bước 4: Tưới nước sau khi trồng xong, phải luôn đảm bảo độ ẩm cho đất.

Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng bằng bầu

Ưu điểm: Cỏ đậu phộng sau 1 thời gian giâm cành vào bầu đựng tro trấu, cỏ đã ra rễ và bắt đầu ra những cành nhánh mới, với phương pháp này cỏ có tỉ lệ sống cao hơn và thảm cỏ sẽ được hình thành trong thời gian ngắn so với phương pháp giâm hom khoảng từ 1,5 – 2,5 tháng.

Nhược điểm: Do phải tốn chi phí cho việc ươm tạo nên giá cỏ cao hơn nhiều so với phương pháp trồng giâm hom. Sau khi trồng sẽ có lượng lớn bầu nhựa thải ra ngoài môi trường.

Chế độ chăm sóc cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng sau khi trồng trong vòng từ 1 đến 10 ngày phải tưới nước thường xuyên, duy trì tưới mỗi ngày ba lần vào sáng, trưa, chiều. Tạo hệ thống thoát nước tốt tránh cho cỏ bị ngập úng.

Thời gian sau đó tùy vào thời tiết khác nhau mà ta có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp đảm bảo đất luôn có độ ẩm.

Sau khi trồng xong thảm cỏ từ 7 – 10 ngày tiến hành bón phân Ure để kích thích cỏ đậu phộng ra chồi non, liều lượng thích hợp là 1 kg/50 m2.

Duy trì bón phân Ure mỗi tháng một lần.

Khi có nhu cầu trồng và chăm sóc cỏ Đậu phộng hãy liên hệ với Công ty TNHH Cảnh Quan Đô Thị Xanh để nhận được những sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời nhất!

Liên hệ: Mr. Nguyên (Tel: 0916 417 059)

“Đô Thị Xanh – kiến tạo không gian xanh”

Kỹ Thuật Trồng Cây Đậu Phộng

-Điều kiện khí hậu: Rất thích hợp với khí hậu của nước ta, cây đậu phộng được trồng hầu hết khắp nơi trong nước. Những tỉnh sau đây trồng nhiều đậu phộng:

+Nam bộ: Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa, Bình Tuy, Thủ Dầu Một, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Phước Long.

+Trung Bộ: Bình Định, Quảng Tín, quảng Ngãi, Quảng Nam.

+Cao Nguyên: Đăk Lăk, Pleiku, khu vực An Khê, Trên bờ sông Ba, Cheo Reo, Kon Tum.

-Điều kiện đất đai: Cây đậu phộng cần đất xốp màu mỡ, thoát nước tốt, nhất là đất cát pha. Đất cồn gần bờ sông, phù sa nhiều cát, đất đỏ gần nước ít kiến, mối cũng trồng được đậu phộng.

Kỹ thuật trồng cây đậu phộng

-Hạt giống: Phải chọn hạt giống tốt. Khi đậu thật chín mới nhổ và phơi nguyên cây đậu khoảng 3 ngày nắng. Đậu tồn trữ làm giống phải để cả vỏ, như vậy mới gữư được lâu khả năng nảy mầm của hạt đậu. Phơi hạt đậu ngoài nắng quá lâu (cả tháng) thì tỷ lệ hạt nảy mầm sẽ giảm đi. Chỉ nên để giống hạt trồng vào mùa nắng. Ngừa hạt đậu bị sâu mọt đục phá thì dùng thuốc sát trùng Lindan. Dùng 0,5-1g thuốc này cho 100kg trái. Hạt giống khử độc có thể để dành 1-2 tháng. Không khử độc, cần phải được gieo ngay (hay hôm sau) sau khi lột vỏ.

-Gieo hạt: Đậu phộng trồng bằng cách gieo hạt. Khi lột vỏ ngoài cẩn thận giữ nguyên lớp của hạt. Vỏ lụa giữ hạt lâu hhuw và tránh khuẩn và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong hạt.

+Ở đất cao, rỏ nước, không cần lên liếp.

+Ở đất thấp, làm liếp, bề cao tùy loại đất, lúc mùa mưa nhiều hay ít và nước đọng thế nào (thường liếp cao lối 10-15cm). Còn bề rộng liếp thì đủ trồng vài ba hàng đậu.

Nên rạch đường sâu độ 10cm theo hàng cách nhau 30cm. Hạt này cách hạt kia 10cm (sau tỉa bớt còn cách nhau giữa cây 20cm). Gieo lỗ thì cũng với khoảng cách như trên và gieo 1-2 hạt mỗi lỗ.

Không nên gieo sâu quá, nhất là ở đất nhiều sét vì vậy hạt khó nảy mầm, sẽ lên yếu. Gieo xong thì lấp đất lại cho khất hạt bằng một lớp đất mịn. Tưới đầy đủ, thì hạt sẽ nảy mầm khoảng 1 tuần sau. Lúc nó lên dậm ngay các nơi không mọc, cho số đậu được đều sau này. Trung bình mỗi mẫu cần dùng khoảng 80-120kg hạt giống còn vỏ.

Trồng dày hơn khoảng cách nói trên cùng miếng đất sẽ tốn hạt giống hơn, nhưng kinh nghiệm cho thấy lợi ích không khác là bao. Nếu trồng luân canh đậu phộng với các hoa màu khác, thì không nên trồng đậu phộng đầu tiên ở hệ thống luân canh ở đất mới khai hoang hay phá rừng. Lý do là đậu phộng chỉ hấp thu tốt các phân hóa phì nhiêu mà thôi. Sau mùa bắp (thí dụ) đã được bón nhiều phân còn sót lại, trồng đậu phộng rất tốt. Ảnh hưởng của phân phốt phát và Kalium (bồ tạt) cũng thấy rõ ở đậu phộng trồng mùa sau.

c) Mùa trồng: Đậu phộng trồng được quanh năm nếu có dẫn thủy hay phương tiện tưới. Thường đậu được trồng vào đầu và cuối mùa mưa ở đất khô.

d) Chăm sóc: Trước hết phải tưới đầy đủ nhất là sau khi gieo hạt và lúc cây còn nhỏ, nếu không mưa. Bông đậu phộng nở trên cây kết quả rồi trái chui xuống đắt và ở đó cho tới khi già chín. Vì vậy, phải giữ cho sạch cỏ và đất xung quanh gốc cho thật tơi xốp, đặc biệt là sau khi đậu trổ bông, kết trái. Phải vun gốc đậu ít nhất là 2 lần: lần 1: Khi cây đậu cao 10-15cm. Lần 2: Trước khi cây đậu trổ bông.

e) Phân bón: Ngoài phân chuồng hoai (15 tấn/ha) dùng thêm phân hóa học sau đây:

-100kg phốt phát tricalcid.

-60kg clorua bồ tạt.

Rải tất cả các phân trên với phân chuồng khắp mặt đất rồi bừa trông cho đều trước khi rạch đường gieo hạt.

-70kg phốt phát tricalcid.

-70kg clorua bồ tạt.

-0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.

Cách bón như trên, ở đất chua bón thêm vôi. Có thể dùng tro hay bồ tạt.

-Sâu: Dùng Malathion 50% W.P (tỷ lệ 1/500) hay Sevin 50% W.P (tỷ lệ 1/500) hay DDT 50% W.P (tỷ lệ 1/500). Xịt 2 tuần 1 lần khi sâu xuất hiện.

-Bệnh: Dùng Maneb 0,2% và thuốc dính như Du Pont 0,1% cách khoảng 10-15 ngày để ngừa bệnh Cercospora. Nên khử độc hạt giống trước khi gieo bằng cách trộn hạt giống với thuốc Arasan 0,2%.

Có 3 giống đậu cải thiện có năng suất cao sau đây:

Riêng Đài Loan có 3 giống: Taiwan số 6, số 7 và số 9.

Sau khi trồng 100 ngày có thể thu hoạch.

Đậu được nhổ 1 lần khi trái chín đều. Dù sao cũng có một số trái còn non mới đậu trước cỡ độ 1 tuần ở kỳ nở bông chót. Khoa học đang tìm cách loại bỏ kỳ trổ bông sau cùng này để dồn chất dinh dưỡng cho các trái đậu trước đó.

Trung bình mỗi mẫu trồng đậu phộng thu hoạch được 20.000kg trái khô hay 1.500kg hạt khô.

Kỹ Thuật Trồng Cây Lạc (Đậu Phộng)

Thời vụ gieo trồng: Đậu phộng (lạc) thu đông có thể gieo trồng từ 15/8 – 30/9, tốt nhất từ 15/8 – 10/9.

Chọn đất: Chọn đất cát pha thịt nhẹ chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước. Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, tỷ lệ hạt đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm trên 70%, lên luống rộng 90cm, cao 15cm, rãnh rộng 25cm.

Nếu đất ướt có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu.

Phân hữu cơ sinh học: 500 – 1000 kg Phân lân super: 15 – 20kg Đạm urê: 2,5 – 3kg. Kali clorua: 4 – 5kg Vôi bột: 20kg

Nếu không dùng công nghệ che phủ nilon có thể bón như sau:

Bón lót: 100% HG 01 + 100% lân + 50% đạm vào các hàng đã rạch.

Bón thúc lần 1: Lúc cây lạc được 2 -3 lá thật bón 50% lượng đạm kết hợp với xới phá váng tạo điều kiện cho vi sinh vật nốt sần hoạt động.

Bón thúc lần 2: Khi cây lạc được 6 – 7 lá thật, bón toàn bộ lượng kali.

Bón thúc lần 3: Khi cây tắt hoa, bón 50% lượng vôi còn lại, kết hợp với vun cao luống chống đổ và tạo đất tơi xốp, thuận lợi cho cây lạc đâm tia, làm củ.

Mật độ, khoảng cách và phương pháp gieo hạt

Mật độ trung bình từ 34 – 36 cây/m 2. Khoảng cách thích hợp từ 18 – 20cm x 30cm. Tiến hành rạch 3 hàng dọc theo luống ở độ sâu 3 – 4cm rồi gieo hạt, gieo 2 hạt/hốc theo khoảng cách như trên. Nếu áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu phải sử dụng đất mượn bằng cách trộn phân chuồng (đã được ủ với lân) với trấu và đất bột hoặc đất hun để phủ lên trên hạt sau khi gieo (gieo hốc với khoảng cách như trên). Nếu dùng công nghệ che phủ nilon thì gieo hạt là công việc cuối cùng.

Phủ nilon cho lạc vụ thu đông vừa giữ được ẩm độ, nhiệt độ, hạn chế cỏ dại, hạn chế chuột hại và làm tăng năng suất lạc từ 15 – 30%.

Sau khi bón lót xong dùng thuốc trừ cỏ Ronsta phun ướt đều trên ruộng, dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 mép luống về phía rãnh, phủ nilon phẳng và kín đều trên mặt luống, vét đất ở rãnh áp nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Dùng dụng cụ đục lỗ (ống bơ sữa bò được cắt hình răng cưa) đục các lỗ theo khoảng cách ở trên. Hạt được gieo trực tiếp vào các lỗ ở độ sâu 3 – 4cm.

Một số biện pháp kỹ thuật khác

Lạc cần được phơi lại trên nong, nia, dưới nắng nhẹ 2 ngày trước khi gieo (phơi cả củ).

Chọn những hạt tốt để gieo, hạt cần được ngâm nảy mầm trước khi gieo…

Phun Boocdo 1%, Zinep 0,3%, Danconil 0,2% khi thấy có biểu hiện của bệnh gỉ sắt, đốm lá.

Phun Padan 95SP, Opatox, Beettox khi thấy lạc bị sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ phấn hay rệp muội gây hại.

Thu hoạch lạc khi có từ 80 – 90% số củ già. Sau khi thu hoạch cần gom nilon lại một chỗ và đốt, tránh ô nhiễm môi trường.

Vôi bột chia làm 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% trước khi bừa phẳng, lần 2 bón 50% lúc cây tắt hoa. Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống sâu 10cm, bón lót toàn bộ các loại phân trên vào các hàng đã rạch và san phẳng mặt luống (nếu dùng công nghệ che phủ nilon).

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cỏ Đậu Phộng

Cỏ đậu phộng hay còn gọi là lạc dại, cỏ đậu, lạc tiên, cỏ đậu phọng, đậu phộng kiểng với tên khoa học là Arachis pintoi thuộc cây họ Đậu Fabaceae, cỏ đậu phộng có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam qua một số dự án hệ thống canh tác. Lạc dại tồn tại ngoài thiên nhiên như hàng trăm loài cỏ dại khác.

Cỏ đậu phộng có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.Việc dùng cỏ trong vườn để che phủ mặt đất là một giải pháp quan trọng trong canh tác cây ăn trái bền vững, vừa chống xói mòn do tưới nước vừa cải tạo các thành phần dinh dưỡng trong đất tự nhiên. Cayxanhhoalac sẽ giới thiệu một chút thông tin về loài cỏ mỏng manh nhưng sức sống mãnh liệt này.

1. Nguồn gốc

Cây Cỏ đậu phọng (Arachis pintoi) là cây họ Đậu nhập nội, hiện đang được trồng tại vườn lưu giữ tập đoàn cây che phủ đất và cây phân xanh của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội và trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc (Phú Thọ, Mộc Châu- Sơn La..)

2. Đặc điểm sinh học

Thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Thân lá cây cỏ đậu phộng mọc bò có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ. Củ lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch.

Cỏ đậu phọng dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, sinh khối lớn, dạng hình bò, có khả năng nhân giống vô tính. Khi trồng xen Cỏ đậu phộng dưới tán cây ăn quả có khả năng sinh trưởng tốt, không cạnh tranh ánh sáng với cây trồng chính, cây sinh trưởng quanh năm nên duy trì độ che phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm đồng ruộng vào mùa khô. Cỏ đậu phọng có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Cỏ đậu phọng có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa xuân và mùa thu với các tỉnh miền Bắc, mùa mưa với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.

Cỏ đậu phọng là cây đa tác dụng: vừa giúp cải tạo đất, vừa làm phân xanh và thức ăn cho gia súc. Cỏ đậu phọng có thể trồng thuần dạng đồng cỏ hoặc xen với các loại cỏ khác để vừa nhằm bảo vệ, cải tạo đất trống đồi núi trọc rất tốt (có khả năng cố định đạm từ 200-300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha), vừa cắt chất xanh làm phân xanh hay làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cá… với khối lượng bình quân 150 tấn chất xanh/ha/năm (vì trong thân, lá có hàm lượng đạm rất cao, từ 2,5-3%N) hoặc trồng xen che phủ ở các vườn cây ăn quả, trồng che phủ thành các băng chống xói mòn trên vùng đất dốc cho các loại cây ngắn ngày (ngô, đậu).

Cỏ đậu phọng luôn luôn xanh tốt, ra hoa màu vàng quanh năm nên có thể trồng làm thảm trang trí ở các công viên, đường phố, công sở… vừa có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt.

3. Kỹ thuật trồng

– Trồng tháng 2 (đầu xuân):

+ Chuẩn bị hom giống: Cắt sát gốc khi cây đang ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng, cao 30-40cm.

+ Chuẩn bị đất trồng: Làm sạch cỏ dại đem tủ vào gốc cây ăn quả, dùng cuốc xẻ rãnh sâu 20-25cm, hàng cách hàng 25-30cm. Với những nơi đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc theo từng băng rộng, hẹp tùy địa hình để có tác dụng chống xói mòn cho đất.Trồng cách gốc cây ăn quả khoảng 50-100cm.

Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2-3 hom cành cách nhau 10-15cm. Lấp đất kỹ, dện chặt cho nhanh bén rễ. Nếu có điều kiện thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm.

– Chăm sóc: Sau trồng 25-30 ngày cây lạc bắt đầu bén rễ, nẩy chồi, lúc này nên nhổ cỏ cho Cỏ đậu phọng bằng tay để tránh bật gốc, chết cây. Với những nơi trồng thuần thành đồng cỏ thì sau khoảng 3-4 tháng có thể cắt cây để làm giống nhân rộng ra hoặc làm phân xanh, làm thức ăn cho gia súc. Cắt xong, làm cỏ, xới đất cho tơi xốp và tưới đủ ẩm cho cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển cho các lứa cắt tiếp theo.