Phương Pháp Trồng Cây Trong Nhà Kính / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Các Phương Pháp Điều Khiển Môi Trường Trong Nhà Kính

Điều khiển môi trường trong nhà kính khác gì so với môi trường bình thường? Để cây phát triển và khỏe mạnh, điều quan trọng là cây phải được nuôi dưỡng trong một môi trường sống phù hợp. Ngày nay, trồng cây trong nhà kính cũng rất khác so với trồng sân vườn. Trong bài viết này, HiFarm chia sẻ với bạn 2 vấn đề thường gặp trong canh tác nhà màng: độ ẩm và nhiệt độ.

Lý do nên chọn trồng cây trong nhà màng

Là kiểu nhà kính cách ly hoàn toàn khu vườn với môi trường tự nhiên. Ứng dụng nhà màng chủ yếu để sản xuất thực phẩm sạch, thủy canh, nghiên cứu và canh tác cây trồng có giá trị thương phẩm cao.

Ưu điểm

Cây trồng không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết. Thậm chí vào mùa hè, cây trồng không bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng bức. Hay không bị dập nát khi vào những trận mưa lớn.

Chủ nhà vườn có thể chủ động trong việc chăm sóc và nuôi trồng.

Nhà màng giúp che chắn một cách tốt nhất những loài sâu bọ, côn trùng gây hại, mối, mọt,… Gây phá hoại mùa màng.

Không cần sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, do đó đem lại chất lượng tốt nhất cho rau trồng. Cung cấp nguồn rau sạch sẽ, an toàn và chất lượng.

Nhà màng với thiết kế kiểu vòm giúp cung cấp đủ ánh sáng cho vườn rau.

Nhược điểm

Diện tích xây dựng khá nhỏ, khoảng từ 500 – 1000m2 nên phải trồng luân canh, khó có thể trồng nhiều loại rau cùng một lúc.

Chi phí tốn kém, kể cả với những chi tiết nhỏ như: khung sắt, tấm kính, hệ thống tưới tiêu,… Do đó, khi thi công lắp đặt cần tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn vật liệu để tiết kiệm chi phí.

Tình trạng chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài cao, có thể lên tới 4-5 °C sẽ gây héo, chết cây trồng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý.

Tại sao quản lý nhiệt độ – độ ẩm lại quan trọng

Độ ẩm cao hoặc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp khiến cây dễ bị stress. Cây bị stress, sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại tấn công. Môi trường được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tốt sẽ tăng năng suất cây trồng. Và tăng tốc độ thoát hơi nước để hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chất lượng sản phẩm ngon hơn. Tăng khả năng kiểm soát cây theo chu kỳ tăng trưởng. Do vậy, để phát triển khỏe mạnh, điều quan trọng cây được nuôi dưỡng trong môi trường sống phù hợp. Hay còn gọi là môi trường vi khí hậu (micro climate).

Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong nhà màng

Nhiệt độ

Lò sưởi, lưới thông gió, và quạt là những đồng minh của nhà nông trong việc kiểm soát nhiệt độ. Ngay cả trong một nhà kính được thiết kế hấp thu tốt ánh sáng. Cho dù điều kiện bên ngoài đôi khi rất lạnh và nhiều mây, nhưng bổ sung lò sưởi là cần thiết để giữ cho cây phát triển với một tốc độ tối ưu.

Vụ hè nhiệt độ khoảng từ 24° đến 29°C vào ban ngày và 16° đến 24°C vào ban đêm.

Vào những ngày nhiều mây, phạm vi nhiệt độ nên thấp hơn một chút. Vì cây trồng không sản xuất nhiều đường như thường lệ.

Mùa đông: nhiệt độ có thể thấp tới 7°C vào ban đêm mà không làm hỏng các loại cây ăn lá. Và không nên thấp hơn 18° đến 21°C vào ban ngày.

Cây mùa xuân khác nhau về sở thích nhiệt độ của họ. Các loại cây trồng trong nhiệt độ ấm áp như cà chua và bí đòi hỏi nhiệt độ ban đêm ở mức tối thiểu 13°C và ngày ít nhất là 18°C nhưng không cao hơn 27°C.

Cây cảnh thường cần nhiệt độ ban đêm không thấp hơn 13°C. Và các loại cây nhiệt đới cần nhiệt độ ban đêm từ 16°C hoặc cao hơn.

Điều tra các yêu cầu nhiệt độ của cây mà bạn có kế hoạch trồng trước khi lắp đặt hệ thống nhà kính và hệ thống sưởi ấm. Bạn có thể đáp ứng phù hợp với nhu cầu sưởi ấm của cây trồng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới cây trồng

Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các tiến trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng.

Tốc độ các tiến trình này tăng khi nhiệt độ tăng và mức độ phản ứng với nhiệt độ khác nhau đối với từng loại cây trồng. Ví dụ ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến sinh trưởng của cây bông vải và khoai tây (cây ưa nhiệt độ cao và cây ưa nhiệt độ thấp).

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong đất. Nhiệt độ thấp ức chế hoạt động của vi khuẩn nitrat hóa pH cũng có thể giảm khi nhiệt độ cao, do vi sinh vật hoạt động mạnh. Nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng đến hấp thu nước và dinh dưỡng đối với cây trồng.

Độ ẩm

Khả năng cung cấp nước – sinh trưởng cây trồng bị hạn chế khi ẩm độ đất quá cao hay quá thấp. Chúng ta có thể kiểm soát được thông qua phương pháp tưới tiêu. Ẩm độ đủ sẽ cải thiện được sự hấp thu dinh dưỡng. Nếu ẩm độ là yếu tố giới hạn, hiệu quả sử dụng phân bón sẽ không cao.

Độ ẩm tương đối nên được gần 70-85 phần trăm trong giai đoạn cây phát triển mạnh. Ở mức từ 90 đến 95 phần trăm, cây phát triển yếu, các bệnh nấm trở thành một vấn đề thực sự. Giảm độ ẩm bằng cách thông gió hoặc hút không khí ẩm bằng quạt hút và chỉ tưới nước khi cần thiết. Người trồng ở vùng khí hậu khô cằn có thể làm tăng độ ẩm trong nhà kính bằng cách phun nước trên sàn nhà.

Kiểm soát độ ẩm tương đối của không khí trong nhà kính là không dễ dàng.Nhưng ảnh hưởng của nó có thể được điều tiết bằng cách giữ không khí di chuyển trong tán cây. Hoặc thậm chí trong toàn bộ cấu trúc nhà kính. Kể từ khi cây không phát triển tốt trong khí bị tù đọng. Bạn sẽ cần phải giữ cho không khí trong nhà kính luôn luôn di chuyển vào ban ngày.

Ánh sáng

Chúng ta thường nghĩ ánh sáng chỉ giúp cho cây quang hợp. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nguồn sáng từ mặt trời còn tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây theo nhiều cách khác nhau

Cây có thể sống không cần đất, nhưng ánh sáng và nước luôn là hai yếu tố không thể thiếu. Ngày nay, con người đã có thể tạo ra ánh sáng nhân tạo từ đèn với quang phổ thích hợp để thay thế cho ánh sáng mặt tự nhiên.

Một số phương pháp kiểm soát trong môi trường nhà kính

Có nhiều phương pháp để kiểm soát môi trường trong nhà kính. Bao gồm hệ thống quạt, thông gió, tường ướt, lưới cắt nắng, nhiệt bức xạ và phun sương.

Quạt gió

Có 2 loại quạt được sử dụng để đảm bảo không khí trong nhà kính được chuyển động nhất quán. Thứ nhất là quạt gió ngang (HAF), được gắn trên mái và hai bên vách nhà kính. HAF là loại quạt giúp tăng tính sự đồng nhất nhiệt bên trong nhà với chi phí tiết kiệm. Giúp cây trồng phát triển tương đồng. Thứ hai là quạt hút. Quạt hút làm mát nhà kính bằng cách hút không khí từ bên ngoài và trao đổi với không khí bên trong. Sử dụng quạt hút giúp giữ cho nhà kính mát mẻ hơn và làm giảm độ ẩm.

Hệ thống phun sương nhà kính

Trồng cây trong nhà kính giúp người trồng có thể kiểm soát môi trường sống của cây. Mở rộng các vụ mùa trong năm và bảo vệ cây khỏi giá rét hay khô hạn. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát tốt môi trường sống cho cây. Những người nuôi trồng cần phải có nhiều hiểu biết. Và vận dụng linh hoạt các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Hệ thống phun sương có hai lợi ích cần nhắc tới đó là làm mát và kiểm soát độ ẩm. Từ đó, cây trồng sẽ được sinh trưởng và phát triển theo đúng các giai đoạn đặt ra. Với bầu không khí trong lành tươi mát.

Không chỉ phun sương, hệ thống này còn có thể phun cả phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật khác. Giúp cây trồng tránh được nguy cơ nhiễm sâu bệnh, sâu hại lá.

Nhờ ưu điểm dập bụi, hệ thống phun sương làm mát sẽ tạo ra các hạt sương nhỏ ngăn cản bụi bay trong không khí, kéo chúng rơi xuống mặt đất. Ngoài ra, các hạt sương này khi bám vào thân cây, lá cây cũng rửa trôi mọi bụi bẩn bám. Để cây luôn được “rửa” sạch sẽ, tươi tốt hơn.

– Hệ thống phun sương làm mát nhà kính được đánh giá là giải pháp hữu hiệu cho người trồng cây. Vì vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm sức lao động trong quá trình chăm sóc cây trồng.

Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trong Nhà Kính

Cà chua là loại rau ăn quả, ưa sáng, có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cà chua được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha, nhiều mùn,.. độ pH từ 6- 6,5, nhiệt độ từ 21- 24oc. Hiện nay cà chua chủ yếu được trồng ngoài trời, nên khó chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, năng suất, chất lượng không ổn định đặc biệt trong mùa mưa. Để cà chua sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại, đảm bảo năng suất, chất lượng cao. Các hộ nông dân nên áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính như sau:

1. Thời vụ trồng: Vụ Hè Thu: Gieo hạt tháng 7- 8, trồng tháng 8- 9; vụ Thu Đông: Gieo hạt giữa tháng 9- 10, trồng tháng 11; vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 11, trồng tháng 12 và sau trồng 2 tháng có thể bắt đầu cho thu hoạch (Nên trồng những giống chuyên dùng trong nhà kính; sau mỗi vụ trồng cần luân canh các loại rau ngắn ngày để hạn chế sâu bệnh gây hại, rồi mới trồng lại vụ sau).

2. Vệ sinh nhà kính: Để cây trồng sinh trưởng tốt, hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại thì việc vệ sinh nhà kính trước, trong và sau chu kỳ sản xuất là rất quan trọng. Vì vậy, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:

– Vệ sinh trước khi sản xuất: Làm sạch toàn bộ bên trong, bên ngoài, sàn nhà, tường bao, màng, lưới, nhà cách ly, cỏ dại, rắc vôi bột xung quanh nhà. Sau đó có thể dùng 1 trong các loại thuốc khử trùng như: Ridolmin, Daconil, dung dịch CuSO4 loãng… phun toàn bộ trong nhà,..; ở bên ngoài nhà cần phun Aldrin để trừ kiến, côn trùng (phun thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian cách ly) và thiết lập các trạm rửa tay, chân tại lối vào của nhà kính.

– Vệ sinh trong chu kỳ sản xuất: Thường xuyên rửa lưới bao quanh; loại bỏ cỏ dại, tạp chất trong nhà màng và nhà cách ly.

– Vệ sinh sau chu kỳ sản xuất: Sau mỗi chu kỳ sản xuất phải thu dọn, loại bỏ tàn dư cây trồng, mầm sâu bệnh hại từ vụ trước.

3. Chọn giống: Tùy theo mùa vụ gieo trồng để lựa chọn những giống phù hợp và có nguồn gốc rõ dàng.

4. Gieo hạt: Trước khi gieo cần ngâm hạt khoảng 2- 3 giờ trong nước ấm 40- 50oC. Sau khi ngâm cho hạt vào túi vải, bọc giấy để vào chỗ kín, khoảng 2- 3 ngày hạt sẽ nảy mầm; khi hạt nảy mầm cần gieo đều trên khay hoặc gieo trực tiếp xuống đất (mật độ gieo từ 1,5- 2g/m2), sau khi gieo xong rải một lớp tro mỏng bên trên và phủ thêm một lớp rơm mỏng trên cùng để bảo vệ và giữ ẩm cho hạt; sau gieo 30- 40 ngày cây đạt 5- 6 lá là trồng được.

5.1. Làm đất: Cần bón vôi trước khi cày lật, sau đó phơi ải 5-7 ngày để đất tơi xốp; trước khi trồng phải được xới xáo lại và bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục đều trên mặt luống khi cầy lại lần cuối; sau đó lên luống cao 18- 20cm, rãnh luống 30- 35cm, mặt luống rộng 1,2m để trồng hàng đôi. Sau khi lên luống xong cần rạch hàng để kết hợp bón lót các loại phân khác và trong trường hợp cần thiết có thể dùng các loại thuốc để phòng trừ bệnh tuyến trùng.

5.2. Mật độ trồng: Nên trồng hàng đôi, mật độ trồng khoảng 900 cây/sào; hàng x hàng = 60cm, cây x cây 40cm theo kiểu nanh sấu; sau trồng 7- 10 ngày cần trồng dặm những cây bị chết; nên trồng vào buổi chiều mát, khi trồng cần đặt cây nhẹ nhàng, tránh vỡ bầu, nén đất vừa phải (nếu trồng cây ghép, không lấp đất cao quá vết ghép). Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây không bị héo và dự phòng khoảng 10% cây cùng tuổi để trồng dặm.

5.3. Lượng phân bón cho 1 sào (360m2): Phân chuồng hoai mục 300kg (hoặc phân hữu cơ VS 550- 700kg) + 30kg vôi bột (hoặc 50- 70kg Donavi) + 0,2- 0,3kg Borat + 13- 15kg đạm urê + 6- 6,5kg supe lân + 15- 17kg ka ly Clorua.

– Bón lót toàn bộ phân chuồng, Borat, vôi và 10% đạm, lân, ka ly trước khi trồng 5- 7 ngày;

– Bón thúc lần 1: 20% lượng phân còn lại, sau trồng 10- 15 ngày khi cây bén rễ, hồi xanh;

– Thúc lần 2: 30% lượng phân còn lại, sau trồng 20- 25 ngày (khi cây ra hoa);

– Thúc lần 3: 20% lượng phân còn lại, sau thu hoạch lần thứ nhất;

– Sau đó, cứ 7- 10 ngày lấy khoảng 2kg urê + 2kg Sun phát kaly ngâm vào nước, sau đó hòa loãng tưới vào xung quanh gốc để giúp quả lớn và đẹp.

5.5. Chăm sóc: Khi cây còn nhỏ cần tưới nước 2 lần/ngày, sau đó có thể tưới ngày 1 lần và giảm dần (không tưới ẩm quá hoặc để khô quá), đảm bảo độ ẩm 60- 70%. Khi cây ra hoa cần tưới nước nhiều hơn, đảm bảo độ ẩm 70- 80%.

5.6. Làm giàn: Sau trồng 20 ngày, cây cao khoảng 50cm, dùng cọc dài 1,2- 1,3m cắm thành giàn cho cây leo.

5.7. Tiả chồi, lá, nụ hoa:

– Tỉa bỏ kịp thời những nhánh mới nhú ra, mầm nách, vô hiệu, lá già,.. chỉ để 2 thân chính cho ruộng thông thoáng để dinh dưỡng tập trung nuôi quả; tỉa hết các nhánh phía dưới chùm hoa thứ nhất, mà để 1 nhánh trên chùm hoa thứ nhất (Phải tỉa nhánh đều đặn, không để nhánh quá lớn mới tỉa làm mất dinh dưỡng của cây).

– Mỗi chùm hoa nên để 4- 6 quả, sau đó ngắt bỏ đoạn cuối chùm hoa để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều, giá trị thương phẩm cao; đối với giống dài ngày, cây cao, giai đoạn gần cuối thu hoạch cần bấm ngọn để quả lớn đều, tập trung và kết thúc vụ nhanh.

5.8. Rung hoa, thụ phấn: Vì trong điều kiện nhà kính không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, nên việc rung hoa, thụ phấn là rất quan trọng. Vì vậy khi cây ra hoa, vào mỗi buổi sáng (từ 8h30′- 10h30′) thường xuyên phải rung hoa, thụ phấn cho cà chua.

5.9. Phòng trừ sâu bệnh: Do trồng trong nhà kính, nên đã hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh gây hại (đặc biệt là bệnh Sương mai).

– Sâu Khoang: Thường ăn lá vào thời gian mới trồng, có thể diệt sâu bằng biện pháp thủ công hoặc dùng nhóm thuốc sinh học để diệt trừ như: Catex 1,8EC và 3,6EC.

– Bệnh Xoăn lá, Sương mai: Chỉ phòng trị bệnh từ khi mới trồng đến lúc ra hoa bằng chế phẩm Exin. Khi cây bắt đầu ra hoa, nhờ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nên sức đề kháng cao, các bệnh này không làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng cà chua.

Chú ý: Phun thuốc theo đúng nồng độ, liều lượng của nhà sản xuất; nếu quá nồng độ, liều lượng có thể làm cho hoa rụng, lá bị biến dạng,..

6. Thu hoạch và bảo quản:

Khi vỏ quả căng, bóng láng, chuyển từ xanh sang trắng xanh là có thể bắt đầu thu hoạch được, sau khi thu hoạch tiến hành sơ chế, đem đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong kho mát./.

Đỗ Anh Dũng- Trung tâm KN tỉnh Thái Nguyên

Số lượt đọc: 44 – Cập nhật lần cuối: 13/03/2020 10:45:44 AM

Trồng Rau Sạch Trong Nhà Kính

Sản xuất rau trong nhà kính nên tính toán đặt gần khu dân cư, chủ yếu giao thông thuận tiện và rau quả đưa tới thị trường được tươi sạch, giàu dinh dưỡng hơn. Lựa chọn khu vực có đủ ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất rau nhà kính.

Vị trí của nhà kính

Địa điểm lý tưởng cho một nhà kính là nơi có đủ ánh sáng vào mùa mưa và mua đông nhiều mây, độ ẩm thấp, và dễ dàng tiếp cận thị trường. Dễ dàng tiếp cận với nhiều dịch vụ tiện ích để giảm chi phí vận hành và sẽ ảnh hưởng đến chi phí nhiên liệu trong thời gian dài. Tránh xây dựng nhà kính dưới bóng tàn cây hoặc các tòa nhà, mặc dù có lợi trong việc chắn gió nhưng phải đặt đúng cách. Hãy chắc chắn để lại đủ chỗ để mở rộng và bãi đậu xe trong tương lai.

Phương án vận chuyển rau trong nhà kính phải dễ dàng hơn. Ví dụ, vị cà chua trồng gần khu dân cư rất quan trọng. Cà chua chất lượng cao nên chín đều, nhưng lại khó vận chuyển. Do vậy, trồng rau gần thị trường là tốt nhất.

Nhà kính trồng rau trên đất phải được xây dựng cùng cao độ, đất thoát nước tốt. Đất sét pha mùn cát là tốt nhất. Chất lượng nguồn nước cũng rất quan trọng. Nồng độ muối cao trong hoặc đất hoặc nước có thể làm giảm đáng kể năng suất. Trường hợp đất không phù hợp, người trồng có thể xem xét đắp đất tốt hơn để dùng hoặc sử dụng hệ thống trồng cây không cần đất.

Xây dựng nhà kính

Khi xem xét thiết kế nhà kính, ba yếu tố chính cần được xem xét: hạn chế tải trọng, xâm nhập ánh sáng, và chi phí. Đối với tải trọng: bao gồm mưa và gió. Mái dốc ít nhất là 28° để nước mưa đổ về máng xối dễ dàng, nếu độ dốc mái quá thấp, có thể làm lủng màng. Giằng dọc theo hai bên của nhà kính và mái nhà phải đủ để chịu được gió, đặc biệt là vào mùa mưa. Giằng dọc theo mái nhà cũng phải đủ để chịu được tải trọng nếu cây trồng cà chua hoặc dưa leo đang được hỗ trợ bởi sợi dây gắn liền với hệ giằng. Chân cột nhà màng được đổ bê tông để đảm bảo nhà kính vững vàng lâu dài. Một cánh cửa rộng ở đầu hồi nhà kính sẽ đảm bảo dễ dàng ra vào, và vận chuyển thiết bị sản xuất.

Thiết kế nhà màng chắc chắn, nhưng hệ giằng hỗ trợ nên được giữ ở mức tối thiểu để tối đa hóa ánh sáng thâm nhập. Kính là vật liệu phải được đánh giá cao vì nó trong suốt. Tuy nhiên, người trồng có thể sử dụng màng nhà kính để giảm chi phí đầu tư. Khung nhà nên được sơn với vật liệu có màu sáng phản chiếu cho phản xạ ánh sáng tối đa.

Hầu hết các loại cây trồng trong nhà kính phát triển tốt nhất trong ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng 400-700 nanomet. Phạm vi này của các bước sóng được gọi là bức xạ quang hợp (PAR). Hầu hết các tấm lợp nhà kính sẽ chứa những bước sóng ngắn của ánh sáng nhìn thấy được. Màng Polyethylene và sợi thủy tinh có xu hướng tán xạ ánh sáng, trong khi tấm lợp acrylic và polycarbonate xu hướng cho phép bức xạ đi qua trực tiếp. Ánh sáng tán xạ hoặc khuếch tán có xu hướng có lợi cho cây trồng bằng cách giảm ánh sáng quá mức đến những lá nằm trên và tăng phản xạ ánh sáng đến các lá thấp hơn.

Nhà kính lợp bằng màng nhựa có nhiều lợi thế hơn các nhà kính thủy tinh, lợi thế chính là chi phí. Màng nhựa cũng đáp ứng được nhiều kiểu thiết kế nhà kính khác nhau, nói chung là không vỡ như kính, nhẹ, và dễ dàng để sử dụng.

Kiểm soát nhiệt độ

Điều hoà nhiệt độ không khí trong nhà kính là quan trọng đối với tăng trưởng thực vật và đậu quả. Để xác định nhu cầu sưởi ấm, cần thiết phải biết các yêu cầu nhiệt độ tối thiểu cho cây trồng, nhiệt độ ngoài trời thấp nhất có thể, và diện tích bề mặt của kính. Nhiệt độ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi gió và hướng của nhà kính.

Làm mát nhà kính cũng rất quan trọng. Sử dụng phương pháp làm mát bằng hơi nước qua màng giấy là cách hiệu quả và kinh tế nhất để giảm nhiệt độ của nhà kính. Thông gió thích hợp cũng rất quan trọng không chỉ để kiểm soát nhiệt độ, nhưng cũng để bổ sung carbon dioxide và kiểm soát độ ẩm tương đối. Độ ẩm tương đối trên 90 phần trăm sẽ khuyến khích nhiều vấn đề bệnh tật. Thông gió đỉnh mái nhà ít khi được sử dụng trên những ngôi nhà bằng nhựa, mà thay vào đó sử dụng thông gió vách để cung cấp cả thông gió và làm mát. Thông gió vách trên tường càng cao càng tốt.

Màng che nắng cũng làm giảm nhiệt độ, và được dùng để che lúc nhiệt độ ban ngày trở nên quá cao. Tuy nhiên, khi trời mát và nhiều mây, thì không nên dùng màng che nắng.

Trồng Trên Đất

Cách dễ nhất để bắt đầu trong sản xuất rau trong nhà kính là sử dụng đất hiện có tại mặt bằng, nhưng đất phải được thoát nước tốt. Đất có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các loại phân hữu cơ từ phân bò hoai. Sử dụng phân bón trước khi khử trùng. Đất phải được khử trùng hoặc diệt khuẩn bằng hơi nước ít nhất hai tuần trước khi trồng. Nếu đất được hấp, duy trì nhiệt độ 82°C cho ít nhất bốn giờ. Tránh cày đất sâu sau khi khử trùng để ngăn chặn việc hạt giống cỏ dại và bệnh từ dưới vùng khử trùng phát triển.

Kiểm tra đất trước khi trồng để xác định lượng phân bón để áp dụng cho từng loại cây trồng. Tất cả phốt pho và kali nên được bón trước khi trồng và bón trực tiếp vào đất. Phân bón nitơ cần được sử dụng theo nhiều đợt, một phần trước khi trồng và phần còn lại khi cần thiết trong suốt mùa trồng trọt. Phân bón nitơ có thể được dùng quanh gốc hoặc thông qua một hệ thống tưới nhỏ giọt. Các loại phân trung và vi lượng sử dụng khi cần thiết.

Tăng Cường Carbon Dioxide

Bổ sung carbon dioxide vào nhà kính để làm tăng đáng kể năng suất của cà chua và các loại rau khác trong nhà kính. Khi bổ sung carbon dioxide, nên đóng kín các cửa sổ thông gió mái và vách để đạt hiệu quả nhất. Để đạt kết quả tối đa, chúng ta có thể cung cấp lượng CO2 với nồng độ 1000-1500 ppm vào nhà kính bằng cách sử dụng lò đốt propane hoặc máy tạo CO2.

Quản lý dịch hại tổng hợp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một cách tiếp cận toàn diện để quản lý dịch hại. IPM không loại trừ việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nhà kính. Thay vào đó, thuốc trừ sâu được sử dụng kết hợp với kiểm soát môi trường trồng, tự nhiên, cơ khí, và sinh học cũng như giám sát côn trùng để tối đa hóa hiệu quả của các phương pháp kiểm soát. Giảm sử dụng thuốc trừ sâu theo lịch trình thời gian hiệu quả hơn không chỉ làm giảm tác hại của các hóa chất này đối với môi trường và con người, mà còn làm giảm nguy cơ sâu bệnh phát triển sức đề kháng.

Trồng Cà Chua Trong Nhà Kính

Cà chua được biết đến là một trong những loại cây trồng ở nhà kính. Chỉ cần kiểm soát nhiệt độ tốt, cung cấp nhiều ánh sáng cho cây trồng thì bạn có thể thu hoạch 2 mùa trong năm.

Nhưng cụ thể quy trình trồng cà chua trong nhà kínhđược thực hiện như thế nào?

Phần 1: Chuẩn bị quy trình trồng cà chua trong nhà kính

Đây là bước vô cùng quan trọng, bạn tiến hành thực hiện cụ thể như sau:

Cà chua phát triển và sinh trưởng tốt nhất khi ở nhiệt độ ban ngày từ 70 đến 80 độ F (21 – 27 độ C) và nhiệt độ ban đêm từ 60 đến 65 độ C (16-18 độ C). Vì thế bạn nên đảm bảo duy trì ổn định mức nhiệt độ này trong nhà kính của mình trước đó vài tháng.

Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì độ ẩm dưới 90% để tránh cho đất bị thừa lượng đất mùn. Bạn cũng thường xuyên thông khí để có thể mang không khí trong lành, khô ráo vào bên trong nhà kính. Đặc biệt là vào những hôm buổi sáng thời tiết mát mẻ, có nhiều mây.

Hiện nay, trên thị trường có đến hàng ngàn loại cà chua khác nhau, nếu mới tập trồng thì bạn nên chọn loại có khả năng sinh trưởng tốt. Một số lưu ý khi chọn dành cho bạn:

Giống được trồng để bán thì nên chọn loại có khả năng thích nghi với điều kiện nhà kính nhanh chóng.

Những giống có ghi VFNT và A sau tên tức là giống đó có khả năng kháng sâu bệnh cực kỳ tốt.

Cà chua “vô hạn” sẽ phát triển rất mạnh mẽ, nên nếu không gian nuôi trồng hẹp bạn nên chọn loại “sinh trưởng hữu hạn”.

Cà chua có thể phát triển rất tốt trong bất cứ loại chất nền nào. Bạn có thể lựa chọn một số chất nền sau:

Những túi đá trân châu hay các tấm len đá sẽ khiến bạn không cần bỏ ra nhiều chi phí.

Hỗn hợp tỷ lệ 1-1 giữa rêu than bùn và đá Vermiculite cũng mang lại những lợi ích đặc biệt.

Phần 2: Trồng cây cà chua trong nhà kính

Đổ đầy khay trồng với hỗn hợp đất trộn

Bạn rửa kỹ khay bằng xà phòng và nước nhằm mục đích khử trùng. Đổ vào khay một trong số những loại hỗn hợp sau:

Nếu sử dụng đất thì bạn cần đảm bảo rằng chúng đã được xử lý sạch sẽ

Nếu sử dụng hỗn hợp ít đất, bạn sẽ cần dùng đến dung dịch dinh dưỡng

Trồng mỗi hạt giống trong một ngăn riêng

Chọc 1 lỗ với kích thước ¼ inch (6mm) trong mỗi ngăn của khay trồng. Sau đó bạn thả một hạt vào mỗi lỗ rồi nhẹ nhàng lấp lại. Nên trồng nhiều hạt giống hơn lượng cây trồng để loại bỏ những cây con phát triển yếu.

Sử dụng nước sạch tự nhiên cho đất hay dung dịch dinh dưỡng. Dù làm bằng cách nào thì bạn cũng phải đảm bảo thực hiện đến khi hỗn hợp vừa đủ ẩm để có thể nén thành một khối. Dung dịch dinh dưỡng lý tưởng là hỗn hợp 5:2:5 gồm canxi và magie pha loãng với nước.

Trước khi chuyển cây trồng sang chậu thì bạn nên kiểm tra độ pH của đất sao cho ở mức lý tưởng nhất là 5.8 đến 6.8.

Trường hợp đất có tính axit quá mạnh thì bạn hãy thêm vào khoảng 1 thìa cà phê vôi hydrat vào mỗi galong đất trộn.

Sau khi độ pH đã ổn thì bạn hãy trộn thạch cao hoặc canxi sunfat vào hỗn hợp để bổ sung canxi.

Trong hệ thống thủy canh thì bạn nên cung cấp canxi bằng cách thêm canxi vào dưỡng chất.

Phần 3: Chăm sóc cây cà chua

Bắt đầu bón phân bạn chuyển cà chua sang chậu trồng để cố định. Bạn hãy sử dụng một loại phân bón giàu Nitơ và Kali nhằm giúp cây phát triển một cách ổn định và tốt nhất. Khi cà chua đã chín thì bạn cần giảm lượng phân bón cho cây. Và tránh bón vào thời điểm cuối mùa thu hoặc mùa đông.

Loại bỏ chồi rễ cây hàng tuần

Mỗi tuần 1 lần bạn cần tiến hành ngắt những chồi của rễ cây hay những chồi bên tại vị trí tiếp xúc với thân cây. Tốt nhất chỉ để lại những chồi cao nhất và chồi chính để hướng cây phát triển lên thay vì phát triển chiều ngang. Trường hợp phần đầu của cây hỏng thì chồi ở ngọn sẽ được thay thế làm thân chính.

Ngoài việc loại bỏ chồi hàng tuần thì bạn cũng chú ý đến việc cắt tỉa bớt lá và quả. Mỗi khi quả phát triển bạn hãy cắt bớt để mỗi chìm chỉ còn từ 4 đến 5 quả. Những quả nhỏ hay bị biến dạng bạn cũng không nên giữ lại. Vào mùa đông quả quá to thì bạn nên giảm xuống chỉ để 3 quả 1 chùm. Những giống cà chua cho quả nhỏ thì bạn có thể cắt bớt quả.

Thu hoạch muộn nhất có thể

Cà chua càng chín cây lâu thì càng trở nên rất đầy đặn và sở hữu màu đỏ đậm hơn. Những người trồng cà chua theo quy mô lớn thì bạn nên chọn thời điểm thu hoạch sớm một chút, khi quả đỏ 60 – 90%. Trường hợp vận chuyển lâu thì cà chua vẫn giữ được chất lượng.

Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại: Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Email: luoitrangia@gmail.com