Phương Pháp Trồng Cây Thủy Canh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh

Phương pháp trồng rau thủy canh là gì ?

Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng, …

Phương pháp trồng thủy canh sử dụng chính những chất dinh dưỡng pha theo một tỷ lệ nhất định.Với mỗi loại cây khác nhau sẽ có tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì sử dụng trực tiếp dung dịch dinh dưỡng nên cây phát triển tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, các mầm bệnh từ đất theo phương pháp trồng cây bằng đất truyền thống.

Nhiều ý kiến lo ngại về dư lượng dinh dưỡng trong rau nhưng nếu bạn pha đúng liều lượng và nồng độ như hướng dẫn thì rau thu được là hoàn toàn sạch. Đấy cũng chính là lý do mà tại sao Nhật Bản – một đất nước rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm lại phổ biến phương pháp trồng rau thủy canh như vậy.

VinaOrganic sẽ chỉ rõ ưu và nhược điểm trong việc trồng rau thủy canh để các bạn dễ dàng tham khảo :

Ưu điểm của phương pháp trồng thủy canh là gì?

Phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là đô thị nơi có diện tích đất trồng hạn chế. Có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, tầng thượng, bancon, hiên nhà,…

Nhờ kiểm soát được lượng dinh dưỡng và các điều kiện phát triển của cây nên có thể trồng được nhiều vụ, trồng trái vụ được.

Năng suất cao hơn từ 20 – 50% so với phương thức trồng truyền thống.

Hạn chế tối đa lượng sâu bệnh cho cây nên rau an toàn tuyệt đối. Nếu trồng theo công nghệ vô trùng thì hoàn toàn không có sâu bệnh phát triển.

Giải phóng được sức lao động, có thể hoàn toàn điều khiển tự động, không tốn công chăm sóc.

Cùng một diện tích nhưng có thể trồng được nhiều rau dựa vào cách bố trí thành từng tầng một tạo thành “vườn thẳng đứng”.

Do trồng thủy canh bằng dung dịch dinh dưỡng nên cần chú ý pha đúng liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, tránh sử dụng quá liều sẽ gây dư lượng dinh dưỡng trong rau.

Phải lựa chọn đúng loại dung dịch thủy canh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch rất mau héo vì lượng nước giảm mạnh.

Hồng Ánh VinaOrganic.

Nếu bạn đang cần máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp… đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU CƠ VIỆT NAMĐịa chỉ: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCMHotline: (028)6295.8098 – 0938.299.798 – 0975.299.798 – 0948.299.798 – 0936.224.798 Email: Lienhe@VinaOrganic.com

Trồng Dưa Lưới Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió.

1. Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương,… Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây dưa được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp đất.

Dưa lưới được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bổ số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển tốt nhất.

Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2. Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh

Với diện tích 1.000m2 nhà lưới, Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát (thuộc Khu nông nghiệp Công nghệ cao chúng tôi đầu tư trồng dưa lưới trên giá thể xơ dừa, theo phương pháp thủy canh trong nhà lưới áp dụng quy trình VietGap.

Anh Phan Văn Bách – kỹ thuật viên của Nông Phát cho biết, là một giống cây trồng mới tại Việt Nam, dưa lưới yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc cao so với các cây trồng truyền thống khác. “Khó nhất là thời gian cây ra hoa, kết trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa nhưng người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại 1 nụ hoa duy nhất ở lá thứ 9, thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào 1 trái. Sau 60 – 70 ngày thì có thể thu hoạch” – anh Bách cho biết.

Ngoài ra, do trồng trong nhà lưới, cách biệt với các loại sâu bọ nên khi hoa nở, công nhân phải canh thời gian để thả ong vào, giúp cây thụ phấn.

Do sản xuất theo chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại. Ngoài ra, do trồng trên hệ thống tự động hóa nên chỉ cần 2 công nhân chăm sóc vườn dưa rộng hơn 1.000m2.

Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Thủy Canh

– Theo truyền thống, lan hồ điệp thường trồng trên than, dớn, xơ dừa, mụn dừa… để lan ra nhiều hoa phải phun nhiều loại phân bón giúp thúc đẩy thúc đẩy sự tăng trưởng, kích thích ra hoa. Với cách trồng này, nếu bạn không có kinh nghiệm thì sẽ mất nhiều thời gian, thậm chí chất dinh dưỡng được phun quá nhiều sẽ khiến lan chết.

Chuẩn bị: hạt giống lan hồ điệp F1. Bột thủy canh TC-Mobi, giá thể (than, xốp hoặc vỏ đậu phộng, sỏi, đá vụn để ươm hạt). Rọ thủy canh hoặc chậu thủy tinh.

– Trồng thủy canh: khi lan có cây con khoảng 2-3 lá thì chuyển sang trồng thủy canh. Tác dụng của bột thủy canh: cung cấp chất dinh dưỡng thay thế cho phân bón và các phụ liệu khác để lan phát triển (Bạn có thể tìm mua bột ở các đại lý bán cây cảnh)

Chăm sóc:

– Ánh sáng: không để lan dưới ánh sáng trực tiếp, nên bạn cần làm lưới che nếu trồng ngoài trời, độ sáng 60-70% là tốt nhất. Nồng độ thủy canh: cách pha thủy canh tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của lan. Sâu bệnh: nếu gặp sâu bệnh ăn lá lan thì chỉ cần loại bỏ bằng cách rửa sạch lá sau đó dùng vải mềm để lau lá.

Cách chăm và kích thích lan hồ điệp thủy canh nở đúng dịp tết:

– Lan hồ điệp rất lâu tàn, chơi được hơn 2 tháng. Từ lúc nhú nhánh đến lúc hoa nở khoảng 2 tháng, vì thế để lan rực rỡ nhất trong những ngày đầu năm thì bạn nên để hoa nở trước mùng 1 khoảng 15 ngày là vừa. Để được như thế, cần chăm sóc từ tháng 9 âm lịch. Cắt bỏ cuống hoa (sẽ hiệu quả nhất nếu cuống già và đã có màu nâu), nếu cuống xanh bạn chỉ nên cắt 1 đốt. Khoảng 2-3 tuần sau cắt, lan sẽ ra cành mới.

– Nhân giống: Trong suốt cả năm, miễn là lan hồ điệp gần tàn hoa là có thể tiến hành nhân giống. Thời gian tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 6. Bạn cứ để ý thấy hoa tàn độ 2/3 ngồng hoa thì đây là thời điểm thích hợp để xử lý keiki. Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 3-4 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày. Nên bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây phục hồi sau đợt nuôi hoa. Bạn lấy bông hoặc vải mêm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng (thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5 tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày 2-4mm.

Cách Trồng Rau Muống Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Phương pháp mới cách trồng muống bằng phương pháp thủy canh hiện nay được nhiều người áp dụng . Bạn hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ h…

Phương pháp mới cách trồng muống bằng phương pháp thủy canh hiện nay được nhiều người áp dụng . Bạn hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về phương pháp này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn về cách trồng rau sạch.

Cách trồng rau muống bằng phương pháp thủy canh

Hệ thống giàn trồng rau thủy canh dùng dinh dưỡng vô cơ hoặc hữu cơ

Dung dịch dinh dưỡng vô cơ hoặc hữu cơ

Giá thể: mút xốp, xơ dừa…

Lắp đặt hệ thống giàn trồng rau thủy canh ở vị trí phù hợp có đủ ánh nắng mặt trời. Hạt giống rau muống ươm vào giá thể cho nảy mầm. Sau khi hạt nảy mầm bạn chuyển cây vào rọ thủy canh và đưa lên hệ thống giàn thủy canh. Tiến hành thêm nước và dinh dưỡng vào thùng thủy canh và mở máy bơm cho hệ thống hoạt động.

Chăm sóc rau: tùy thuộc vào hệ thống bạn lựa chọn sẽ đòi hỏi thời gian và công chăm sóc khác nhau. Bạn có thể tham khảo ở các bài viết trước về các hệ thống giàn trồng rau Greenbot.

Trồng thủy canh và trồng đất có gì khác nhau.

Điều khác biệt đầu tiên của cách trồng rau muống bằng phương pháp thủy canh là sử dụng nước và dung dịch dinh dưỡng nuôi rau (rễ tiếp xúc trực tiếp với nước và dinh dưỡng) cùng với giá thể giúp rau đứng vững. Vì thế, phương pháp này giúp rau hấp thu tối đa lượng dinh dưỡng và rất tiết kiệm dinh dưỡng (do không thất thoát như trong đất)

Trong suốt quá trình trồng rau, bạn cũng dễ dàng chăm sóc hơn. Dinh dưỡng chỉ cần đổ vào thùng thủy canh, nước tưới bằng hệ thống phun sương… Với hệ thống giàn thủy canh thông minh, nó sẽ tự động hóa rất nhiều thao tác chăm sóc và bạn không phải mất thời gian quá nhiều ngoài việc tốn vài ba phút để điều khiển trên điện thoại. Khi thu hoạch, rau muống trồng bằng hệ thống thủy canh cũng dễ thu hoạch hơn, dễ kiểm soát dinh dưỡng không gây dư lượng chất và dễ làm sạch vì không bị bám đất.

Nếu bạn còn những thắc mắc về cách trồng rau muống bằng phương pháp thủy canh bạn hãy liên hệ Greenbot để được hướng dẫn.