Phương Pháp Trồng Cây Cảnh Trong Nhà / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Gợi Ý Phương Pháp Trồng Cây Trong Nhà Xanh Và Đẹp

GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY TRONG NHÀ XANH VÀ ĐẸP

Cây xanh không chỉ giúp làm xanh mát không gian ngoài vườn hay ban công, hãy thử áp dụng một số kinh nghiệm sau để đem màu xanh đó ngập tràn bên trong căn nhà của bạn.

Hình 1 – Không gian xanh tạo cảm giác mát mẻ cho không gian sống.

1.    

Thiết kế không gian có ánh sáng phù hợp

Ánh sáng phù hợp sẽ giúp cây phát triển ổn định, giữ độ xanh và tất nhiên, tạo nên một khung cảnh hoàn mỹ cho không gian sống. Trong trường hợp căn nhà của bạn được thiết kế sẵn khi chưa có phương án đặt cây xanh, chỉ cần chú ý quan sát, bạn có thể nắm được lượng ánh sáng ở mỗi địa điểm trong nhà, từ đó lựa chọn loại cây hợp lý.

Các cửa sổ hướng nam, cửa sổ lớn ở phía đông hoặc phía tây không bị cản trở sẽ cho ánh sáng “mạnh”. Các cửa sổ nhỏ ở phía đông hoặc phía tây không có gì cản trở cung cấp ánh sáng ‘trung bình’. Cửa sổ phía bắc và những cửa sổ có kính mờ chỉ cung cấp ánh sáng ‘thấp’.

Lưu ý, cây sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu được bố trí cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào.

Hình 2 – Ánh sáng hợp lý sẽ giúp cây phát triển tốt và tạo nên góc nhìn đẹp mắt.

2.    

Loại cây thích hợp

Về cơ bản, cây ra hoa thì cần ánh sáng mạnh, trong khi các cây chơi lá thì chỉ cần ánh sáng yếu. Cây được cung cấp đúng lượng ánh sáng phù hợp sẽ có màu sắc đẹp tự nhiên.

Một lời khuyên đó là hãy lựa chọn cây hoa nhiều nụ, hoa mới nở; đối với cây chơi lá, dáng cây nên cân bằng. Ngoài ra, cần kiểm tra từng kỹ cây không có sâu bệnh, nôm na, cần “vạch lá tìm sâu”. Nhẹ nhàng kéo lá lên để đảm bảo chúng không dễ dàng rụng – một dấu hiệu của một cây không khỏe mạnh.

Hình 3 – Yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế không gian xanh nằm ở việc lựa chọn loại cây.

3.    

Cung cấp dinh dưỡng cho cây hợp lý

Chất dinh dưỡng đối với cây cảnh chính là phân bón. Phân bón cân bằng cần có tỷ lệ bằng nhau của ba chất dinh dưỡng chính: bao gồm Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ phân bón sẽ tốt hơn cho cây ‘ăn’ chất dinh dưỡng ồ ạt trong một lúc.

Cần lưu ý, việc cho cây nhiều chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây bị yếu và dễ mắc bệnh. Loại cây cần nhiều ánh sáng sẽ cần phân bón nhiều hơn so với cây trong bóng rợp.

Cuối cùng, trừ khi một cây đang phát triển tích cực trong mùa đông, không nên bón phân nhiều vào mùa này.

4.    

Tưới nước hợp lý

Một điều bất ngờ nhiều người không biết, đó là chăm tưới cây quá cũng không hề tốt.

Cách kiểm tra độ ẩm của đất để biết có cần phải tưới nước cho cây như sau: dùng ngón tay ấn xuống đất khoảng 2,5 cm. Nếu cảm thấy đất ẩm, đẩy tay vào dễ dàng thì vài ngày sau hãy kiểm tra lại. Nếu thấy đất khô, hãy tưới nước cho cây.

Loại chậu sử dụng cũng ảnh hưởng đến khoảng thời gian tưới nước. Cây trồng trong chậu đất thường khô nhanh hơn so với cây trong chậu nhựa. Ngoài ra, cây trồng trong ánh sáng ‘cao’ cần nước nhiều hơn những người trong ánh sáng ‘thấp’.

Bên cạnh đó, trong những ngày dài, nóng nực mùa hè – khi cây đang phát triển tích cực hơn, chúng sẽ cần nhiều nước hơn so với quãng ngày ngắn và mát mẻ của các mùa khác.

5.    

Đảm bảo đất thông thoáng

Không khí cũng quan trọng đối với cây không kém gì nước. Đất thoáng khí sẽ giúp cây của bạn “dễ thở” hơn, giúp cây phát triển ổn định. Lời khuyên khi tưới nước, hãy tưới sao cho có một ít nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước của chậu và chảy vào đĩa kê bên dưới. Dòng chảy của nước qua đất rất có lợi vì nó đẩy không khí đã sử dụng ra và cho phép không khí mới di chuyển vào không gian giữa các hạt đất.

Khi tưới, chú ý rằng nếu nước đi thẳng tới lỗ thoát nước quá nhanh, có thể đất bị khô quá và co lại, tạo ra rất nhiều khoảng trống mà nước có thể chảy qua. Đối với trường hợp này, cần đưa chậu cây ra ngoài trời, tưới chậm rãi ở viền ngoài của chậu cho đến lúc nước ngập tràn phía mặt trên của chậu cây. Cách làm này sẽ giúp đất từ từ hấp thụ nước.

Sau khi đất ướt, hãy để cây thoát hết nước rồi sau đó mới mang chậu cây đặt lại vào nhà.

6.    

Trồng lại cây hàng năm

Bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm. Nguyên nhân là do cây luôn phát triển, chúng sẽ trở nên quá to so với chậu đang sử dụng, hoặc bởi vì chúng cần một hỗn hợp đất tươi mới hơn. Nên trồng lại cây khi thời điểm thời tiết thuận lợi, thường là vào mùa xuân hay mùa hè.

Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu.

Mỗi loại cây lại phù hợp với chất đất khác nhau. Ví dụ với cây hoa đá cần dùng xỉ than để dễ thoát nước, cây phong lan chỉ cần một nền đất lỏng, chủ yếu là vỏ cây…

Hình 4 –  Cây cần trồng lại ít nhất mỗi năm một lần.

7.    

Kiểm soát côn trùng và vật nuôi

Không chỉ các loại sâu bệnh, thú cưng cũng là một mối nguy hại đối với cây cảnh nội thất mà các gia đình cần quan tâm.

Cây bị sâu, rệp: Có rất nhiều loại sâu bệnh, rệp, bọ sẽ xuất hiện trên cây cảnh của bạn nếu chăm sóc không tốt. Rệp đen, rệp trắng, rệp vàng là ba loại thường xuất hiện trên cây hoa, cây cảnh, đặc biệt chúng hay xuất hiện ở vị trí chồi non, nụ hoa. Đơn giản nhất, có thể dùng vòi, xịt mạnh nước để đuổi chúng đi. Bạn cũng có thể dùng bông thấm rượu để lau những lá cây bị bệnh. Nếu dùng “thuốc”, đối với rệp đen và rệp vàng, sử dụng thuốc Ditarex pha nồng độ vừa phải phun vài ba lần là sạch ngay. Riêng rệp phấn trắng, được mệnh danh là rệp sáp có khả năng kháng thuốc. do vậy các loại thuốc có độc tố cao đến mấy nó cũng kháng được; giống rệp này chỉ ngưng hoạt động trong thời gian dùng thuốc. Giống rệp này thường tập trung nhiều nhất ở các cây: Vạn tuế, thiên tuế, sơn tuế, cau các loại. nhất là vạn tuế và cau lợn cọ thường hay mắc. Cần chú ý, một khi rệp phấn trắng đã bò xuống tận gốc, cây chắc chắn sẽ “chết”, cần loại bỏ ngay để rệp không lây sang các cây còn lại.

Hình 5 – Đuổi côn trùng gây hại đi trước khi chúng kịp làm hỏng cây của bạn.

Cây bị ruồi trắng: Nếu bạn phát hiện những vết bẩn màu trắng bay lên khi bạn quẹt tay vào lá cây, chứng tỏ những con ruồi trắng đã làm tổ. Để tiêu diệt chúng, lấy xà phòng pha loãng và xịt lên lá, đặc biệt mặt dưới của lá.

Lời khuyên dành cho bạn, hãy xịt thử trên vài lá để đảm bảo rằng cây không bị dị ứng với xà phòng.

Đối với vật nuôi trong nhà, mèo là loài thường hay đào bới đất ở chậu cây, thậm chí dùng chậu cây làm nơi ‘giải tỏa nỗi buồn’. Để giải quyết thói xấu này của chúng, hãy xé nát một ít lá cây và rải xung quanh gốc – lá cây tươi có mùi hương khiến mèo tránh xa.

Hình 6 – Hãy dè chừng chính người bạn nhỏ này!

Phương Pháp Tạo Thế Cho Cây Cảnh Bonsai

Chơi cây cảnh bonsai bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây, gốc có to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ xum xuê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ giữa chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây

Ngoài ra chậu cây cũng là một trong những yếu tố quyết định vẻ đẹp của cây, những châu cây có hình dáng và kích thước phù hợp với cây sẽ làm vẻ đẹp của cây tăng lên rất nhiều.

Với kỹ thuật này có thể tạo bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.

Lưu ý: Nguyên tắc tạo hình cho cây cảnh bonsai – Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu Có ba nhân tố chính cần lưu tâm: Rễ cây ăn lan, Thân cây, Cành cây.

Qua bài này xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản cho việc tạo hình và chăm sóc cho – một phong trào chơi cây cảnh nghệ thuật đang phát triển càng ngày càng mạnh hiện nay nhằm giúp một phần nào cho người mới chơi có một số kiến thức cơ bản để có thể tạo ra một tác phẩm đẹp với thời gian ít nhất với chi phí thấp nhất.

Phương Pháp Trồng Cây Sung Bonsai Mini Trong Chậu

Sung mỹ hiện nay được trồng hàng loạt để bán quả tại một số tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, ngoài việc trồng cây sung mỹ bán quả không phải là lợi ích duy nhất mà nó mang lại. Theo nhiều người chơi cây cảnh cho biết, sung mỹ cũng có thể trồng trong chậu bởi vì nó rất dễ phát triển dù cho trồng trong môi trường nào. Phương pháp trồng cây sung bonsai mini trong chậu có rất ít người biết, nhưng trồng theo mô hình này cũng khá hiệu quả.

Loài có thân gỗ, lá to và hơi giống lá của cây sa kê, nhưng nhỏ hơn, quả sung mỹ có màu tím, bóng bẩy và ít lông non. Mặc cho trồng trong chậu hay trồng trên đất canh tác thì những cây sung mỹ đều có vẻ thích nghi cực kì tốt và phát triển mạnh mẽ. Với loài cây này, càng nhiều càng, càng nhiều nách lá thì sẽ đem lại nhiều quả hơn, đặc điểm này rất phù hợp để trở thành một cây bonsai đẹp.

Tiếp theo là đất trồng cây, có thể sống trên rất nhiều loại đất khác nhau, có thể là đất đỏ, đất sỏi,…Nhưng để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt thì nên dùng hỗn hợp đất với mùn dừa, đất trộn phân hữu, hoặc tro trấu để trồng. Những loại đất này tương đối tơi xốp, giữ ẩm cực kì tốt và giàu chất dinh dưỡng hơn so với đất bình thường.

Và công đoạn cuối đó chính là mua cây giống, cây giống tốt là những cây có đủ các cành, lá và không bị sâu bệnh phá hoại. Cây đang phát triển mạnh và đặc biệt chúng phải được chiết tách từ những cây mẹ đạt chất lượng tốt nhất. Sau khi trồng vào chậu, các bạn nên tưới nước đầy đủ, thường xuyên làm cỏ trong chậu. Ở giai đoạn mới trồng, không nên uốn và cắt tỉa cây liền dễ khiến cây bị tổn thương và chậm lớn. Sau vài tháng trồng, cây đã bén rể và phát triển nhanh hãy bắt đầu thực hiện các thao tác dành cho cây bonsai.

Nói về phương pháp trồng cây sung bonsai mini trong chậu thì nó là công việc lạ lẩm với nhiều người. Nhưng các bạn có thể tự tin rằng mình sẽ trồng được, vì nó vô cùng đơn giản và dễ dàng với tất cả mọi người.

Cây giống khỏe mạnh, phát triển tốt và thuần chủng là những yếu tố quan trọng để giúp cây phát triển tốt hơn khi trồng trong chậu. Hiểu được điều đó, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra những cây giống mang tất cả những đặc điểm này để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trồng cây. Hãy liên hệ với chúng tôi để sở hữu những cây giống sung mỹ chất lượng.

Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh Tại Nhà

Phương Pháp trồng rau thủy canh tại nhà

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề được rất nhiều nội trợ quan tâm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe các thành viên trong gia đình mình.

Rau là một thực phẩm khá phổ biến và hầu như xuất hiện trong các bữa ăn, khi mà vấn đề rau bị phun thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng đang dần trở nên phổ biến khiến các gia đình không còn yên tâm mua rau ngoài chợ về ăn.

Trồng rau thủy canh

Để khắc phục tình trạng không có rau sạch cho bựa cơm gai đình nhiều người lựa chọn cách trồng rau tại nhà tuy nhiên hầu hết những gia đình ở thành phố đều không có đất trồng rau. Người ta thường trồng rau băng thùng xốp trên sân thương nhưng vấn đề vận chuyển đất và thay đất rất khó khăn, trồng rau thủy canh là một phương pháp rất thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.

Phương pháp trồng rau thủy canh vừa tiết kiệm đất lại hiệu quả rất phù hợp với những nhà ở thành phố lại cách ly được sâu bệnh hại và độc tố có trong nước, đất.

Bài viết dưới đât Vât Tư Nông Sản xin giới thiệu về phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà bằng dung dịch thủy canh tại nhà

1. Phương pháp trồng rau thủy canh

Phương pháp trồng rau thủy canh mới được phát triển vài năm gần đây dù rất mới mẻ nhưng đang ngày càng phát triển và áp dụng rộng rãi tại các thành phố lớn nơi mà quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Trồng rau thủy canh giúp tiết kiệm được rất nhiều không gian với việc bố trí các kệ, giá, khay… trồng rau theo từng dàng từ thấp tới cao. Có hai loại thủy canh chính

Trồng rau thủy canh tại nhà

+ Thủy canh hồi lưu: Phương pháp trồng rau thủy canh hay còn gọi là thủy canh động được thiết kế với hệ thống thùng chứ và các dàn ống thủy canh được gắn với thùng. Dung dịch thủy canh sẽ được bơm từ thùng chứa đi qua các ông dẫn dung dịch khi đã đầy ống dẫn phần dung dịch thủy canh còn lại sẽ quay trở về thùng chứ. Quá trình bơm dung dịch thủy canh được diễn ra liên tục nên người ta gọi là thủy canh hồi lưu hay thủy canh động

– Ưu điểm của phương pháp thủy canh động là tất cả quá trình đều diễn ra một cách tự động giúp tiết kiệm thời gian, với thời gian đầu khi đầu tư hệ thống sẽ tốn chi phí cao nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm được chi phí mua thuốc, phân bón, đất, công chăm sóc… mà lại hiệu qủa cao

+ Thủy canh tĩnh: Khác với thủy canh động thì phương pháp thủy canh tĩnh thường dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng với nước và cho vào chậu thùng xốp để trồng rau. Trong quá trình phát triển của cây bộ rẽ sẽ hút dinh dưỡng từ dung dịch và ta không cần phải tưới nước bay bón phân…

2. Quy trình trồng rau thủy canh

– Lắp đặt hệ thống thủy canh

+ Kệ thủy canh hình chữ A:

Dây là mô hình kệ được sử dụng rất nhiều vì khả năng linh động cao, có thể dễ dàng di chuyển và thay thế. Người ta thường dùng kệ với 8 ống, kệ 8 ống là vừa đủ chiều cao để dàng chăm sóc và thu hoạch cũng như giảm được sức nặng cho giàn đỡ. Bạn cần dùng khung sắt với kích thước 1.55 X 1.45M 8 ống thủy canh, máy bơm và thùng chứ dung dịnh 30 – 40 lit( áp dung cho thủy cạnh hồi lưu). Số ông trên giàn co thể thay đổi tùy vào nhu cầu cũng như thiết kế.

Kệ hình chữ A

Đối với phương pháp thủy canh tĩnh bạn sử dụng các loại ống lớn hơn để chứa được nhiều dung dịch nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho rau trong quá trình sinh trưởng

+ Kệ giàn treo

cũng giống như kệ chữ A thay vì bạn tạo khung sắt thì bạn có thể làm một khung treo để treo các ông chứ dung dịch, với kệ treo thì diện tích được tiết kiệm đáng kể so với kệ chữ A.

Kệ giàn treo

Các ống sẽ được buộc lại với nhau và treo lên sao cho lỗ và vị trí đặt cây hướng lên phí trên và đều nhau. Kệ treo nên có chiều cao khoeng 2M và các khoan các lổ đủ đặt rọ nhựa (rọ nhựa là chổ để cây rau).

+ Hệ thống giàn thủy canh ngang

Kệ ngang áp dụng tốt cho cả hai phương pháp thủy canh.

Đối với phương pháp thủy canh động thì bạn hàn các khung sắt hình chữ nhật và đặt ống lên phía trên có thể đặt nhiều từng khác nhau

Với thủy canh tĩnh thì các khung sắt phải hàng theo từng ô đủ đặt các thùng xốp và chậu…

Kệ trồng thủy canh ngang

Sau khi đã có đầy đủ các thành phần trên bạn tiến hàng trồng rau vào trongc các rọ nhựa cho rễ cây chạm đến dung dịch dinh dưỡng, bạn nên tính toán số lượng cây trong một rõ sau cho khi lớn lên cây rau không quá ít hay quá nhiều

3. Điều kiện trồng rau thủy canh

Có thể tận dụng sân nhà hay sân thượng để làm một vườn rau thủy canh, rau là cây cần rất nhiều ánh sáng để quang hợp nên khu vực trồng rau phải có nhiều ánh sáng ( ít nhất 5-6h mỗi ngày để cây có thê thực hiện quá trình quang hợp).

Nên làm mái che cho hệ thống vì dung dịch thủy canh khi pha với nước đã được tính toán đáp úng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây nếu không làm mái che khi trời mưa nước mưa sẽ pha loãng dung dịch dịnh dưỡng. Có thể dùng bạt ni lông trắng làm mái che vừa che mưa lại không cản ánh sáng.

Nếu vào những ngày nắng gay gắt nên phun nước vào lá rau (ngày 2-3 lần đối với rau ăn lá)

Khi bộ rê cây đã phiển dài bạn nên rút bớt dung dịch vì nếu rễ ngập quá sâu vào dung dịch có thể dẫn tới hiện tượng thúi rễ, cây nghẹt thở.

4. Các bước trồng rau thủy canh

Khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết bạn tiến hành các bước trồng sau

+ Pha dung dịch dinh dưỡng

Có rất nhiều công thức pha dung dịch thủy canh, bạn nên tìm hiểu trước để pha cho hợp lý vì mỗi loại rau cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. thông thường một túi dinh dưỡng pha đủ cho 12 thùng xốp, pha loãng bột với 6 lít nước sau đó cho mỗi thùng 0.5l dung dịch mẹ và bắt đầu lên nước mỗi thùng đủ 12 lít / thùng (áp dụng cho thủy canh tĩnh). Với thủy canh động thì bạn dựa vào số lượng nước pha cho mỗi gói ấp dụng vào vì mỗi hệ thống cần một lượng nước khác nhau.

+ Ươm cây con

Ươm cây con trồng thủy canh

Để đảm bảm hiệu quả cap bạn cần ngâm hạt giống, ngâm hạt trong nước 1-2 giờ, cho hạt vào rọ và tưới nước ẩm đến khi hạt nảy mầm và có 1-2 lá thì đưa lên hệ thống thủy canh

+ Chăm sóc

Khi quá trình trồng đã hoàn tất bạn cần thường xuyên kiểm tra xem dung dịch thủy canh có bị rò rỉ hay không, và mực nước trong mỗi thùng. Đối với hệ thống thủy canh động thì kiểm tra mực nước trong bể chứa. Nếu mức nước thấp rễ cây không với tới cần tiến hành bơm thêm dung dịch.

Chăm sóc cây thủy canh

Như có đề cập ở trên bạn bạt khi trời mưa còn khi trời nắng bạn nên cho lưới đen vào những ngày ánh nắng gay gắt

Hy vọng qua bài chia sẻ bạn đã biết được cách làm hệ thống trồng rau thủy canh.

Chúc Thành công!