Phương Pháp Trồng Cây Cà Phê / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Hướng Dẫn Phương Pháp Bón Phân Cho Cây Cà Phê

Trong đất trồng trọt bao giờ cũng có hàm lượng chất hữu cơ nhất định. Đất mới khai phá có tỷ lệ hữu cơ khá cao và giảm dần theo thời gian và thời vụ canh tác.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Nông nghiệp, lúc mới khai phá, hàm lượng chất hữu cơ trong đất Tây Nguyên ban đầu là 5.5%. Sau 4 năm canh tác thì chỉ còn 1.7%.

b.Tầm quan trọng của chất hữu cơ c.Biện pháp quản lý chất hữu cơ

Đặc tính của chất hữu cơ là làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm. Là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích trong đất phát triển. Khi chất hữu cơ không còn nữa thì hệ vi sinh vật có ích cũng mất đi. Đất trở nên bó chặt và chai cứng. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hóa học một cách tùy tiện và không cân đối khiến cho đất bị chua (độ PH thấp). Hoạt tính của đất mất đi. Sự trao đổi chất giữa cây và môi trường thông qua đất bị hạn chế. Làm cho sự phát triển của cây bị đình trệ. Thể trạng suy yếu nên dễ bị sâu bệnh gây hại. Năng suất kém, và không có tính bền vững.

Cỏ và rễ cây của chúng có vai trò nhất định trong việc chống rửa trôi hữu cơ và đốt cháy hữu cơ. Ngoài ra, chúng có vai trò bù đắp lại hữu cơ cho đất. Do vậy, không sử dụng thuốc trừ cỏ mà chỉ làm cỏ bằng tay, hoặc dùng máy để phát cỏ. Không gom cỏ và lá cây để đốt mà nên ép xanh hoặc dồn đống để ủ phân hữu cơ vi sinh. Như vây, dinh dưỡng mà cỏ lấy từ đất sẽ được trả lại cho đất. Đồng thời vẫn bảo toàn được nguồn hữu cơ trong đất.

Cách bón phân cho cây cà phê (bón phân hữu cơ)

Cà phê trồng mới được bón lót phân hữu cơ theo liều lượng ở phần trồng mới. Trong những năm kiến thiết cơ bản và kinh doanh thì cứ 2 – 3 năm bón phân cho cây cà phê lại một lần với liều lượng 20 – 30 m³/ha. Để tránh áp lực về nhu cầu phân bón hữu cơ, có thể bón phân hữu cơ hàng năm, mỗi năm bón 10 m³.

Đối với cà phê chưa giao tán, đào rãnh theo hình chiếu của tán cà phê sâu 20 – 25 cm, rộng 25 – 30 cm ( có thể đào khoảng ¼ – ½ theo chu vi tán).

Đối với cà phê kinh doanh đã giao tán thì có thể đào rãnh giữa 2 hàng cà phê. Nếu năm nay đào theo chiều ngang thì sang năm đào theo chiều dọc. Nếu lượng phân hữu cơ không nhiều thì đào 1 hàng bỏ 1 hàng, lần bón phân cho cây cà phê sau đào tiếp hàng còn lại. Kích cỡ rãnh đào cũng tương tự như đã trình bày trên.

Lưu ý :

Sau khi đã đào rãnh, bỏ phân xuống. Nếu ép thêm tàn dư thực vật (lá cành) trên lô. Hoặc thân lá các loại cây họ đậu xuống rãnh thì nên mỗi hố có thể bón thêm từ 200 – 500 g lân nung chảy. Và một ít đạm để tăng nhanh tốc độ phân giải. Sau đó lấp đất lại. Việc bón phân hữu cơ nên được tiến hành trong khoảng thời gian từ đầu cho tới giữa mùa mưa.

Không nên bón phân hữu cơ chưa hoại mục. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng, côn trùng, nhiều bào tử nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn, và tuyến trùng gây bệnh. Việc ủ phân nhằm sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ vừa để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, vừa để thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa. Như vậy, khi bón vào đất, phân hữu cơ mới có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Không nên bón phân hữu cơ trên mặt đất, vì nếu bón trên mặt đất sẽ bị nắng thiêu đốt. Gây nên hiện tượng đốt cháy hữu cơ (tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích) và bị rửa trôi. Nếu được chôn lấp và có độ ẩm nhất định thì sẽ tạo điều kiên thuận lợi để vi sinh vật có ích phát triển. Mặt khác, khi được chôn lấp thì chất hữu cơ dưới dạng những hạt mùn kết hợp với keo đất sẽ giúp giữ lại các khoáng chất dư thừa trong quá trình bón phân vô cơ để cung cấp dần cho cây. Hạn chế được hiện thượng rửa trôi và bốc hơi của phân vô cơ

Cách bón phân cho cây cà phê (bón phân hóa học)

NĂM THỨ 1

– 11 tấn phân chuồng + 220 kg vôi

– Bón 13 kg u-rê + 50 kg ka-li (KCl)

– Chia đều liều lượng trên ra bón làm 2 lần.

NĂM THỨ 2

Tưới lần 2 : SA 100 kg/ ha

Đầu mùa mưa: U-rê: 70 kg + ka-li 60 kg + lân nung chảy 650 kg.

Giữa mùa mưa : U-rê 80 kg + ka-li 60kg.

Gần cuối mùa mưa: U-rê 70 kg + ka-li 60 kg.

Tổng cộng cả năm: SA 100kg + u-rê 220 kg + ka-li 180 kg + lân nung cháy 650 kg.

NĂM THỨ 3

Tưới lần 2: SA 150 kg

Đầu mùa mưa: U-rê: 80 kg + ka-li 70 kg + lân nung chảy 650 kg

Giữa mùa mưa: U-rê 100 kg + ka-li 80 kg

Gần cuối mùa mưa: U-rê 80 kg + ka-li 70kg

Tổng cộng cả năm: SA 150kg + u-rê 260 kg + ka-li 220 kg + lân nung cháy 650 kg.

THỜI KÌ KINH DOANH

Tưới lần 2: SA 200 kg

Đầu mùa mưa: U-rê: 150 kg + ka-li 130 kg + lân nung chảy 650 kg

Giữa mùa mưa: U-rê 180 kg + ka-li 150 kg.

Gần cuối mùa mưa: U-rê 120 kg + ka-li 120 kg

Tổng cộng cả năm: SA 200kg + u-rê 450 kg + ka-li 400 kg + lân nung cháy 650 kg.

Khi năng suất cao hơn 3 tấn, ngoài lượng phân bón đã nêu trên, ta cần phải bổ sung thêm lượng phân bón cho 1 tấn nhân bội thu/ha như sau: 150 kg u-rê + 130 ka-li + 100 kg lân nung chảy.

Nếu dùng phân NPK hỗn hợp thì trong năm trồng mới và các năm kiến thiết cơ bản nên dùng các loại phân NPK có thành phần N và P cao. Nhưng bắt đầu từ khi vườn cà phê cho nhiều quả nên dùng các loại phân NPK có thành phần N và K cao ngang nhau, lân thấp hơn. Ví dụ, ta có thể bón như sau:

Trồng mới : Loại phân NPK 16-16-8: 350 – 400 kg/ha/năm (bón thúc 2 – 3 lần)

Năm 2: Loại phân NPK 16-16-8: 700 – 750 kg/ha/năm

Năm 3: Loại phân NPK 16-16-8: 950 – 1000 kg/ha/năm

Năm 4 và các năm kinh doanh: Loại phân NPK 16-8-16: 1500 – 1600 kg/ha/năm

Từ năm thứ 2, 3 và ở những năm kinh doanh, ta chia lượng phân trên ra làm 3 phần để bón trong mùa mưa. Lần giữa mùa mưa bón nhiều hơn lần đầu và lần cuối. Vào mùa khô, bón bổ sung 200 kg u-rê khi tưới nước. Tương tự như khi bón phân đơn, khi năng suất vượt 3 tấn nhân/ha. Lượng phân bổ sung cho 1 tấn nhân bội thu/ ha là 400 – 500 kg NPK (16-8-16).

Cách bón phân vô cơ đa lượng

– Đối với cà phê năm thứ 1

Trộn 550 kg lân nung chảy với 11 tấn phân chuồng và 220 kg vôi bột để bón lót trước khi trồng 1 tháng.

Căn cứ vào lượng phân bón của năm thứ nhất, chia 130 kg u-rê + 50 kg ka-li ( KCl) ra để bón làm 2 lần trong năm. Phân u-rê vả ka-li có thể trộn chung và bòn ngay. Trước khi bón phải rạch rãnh rộng 10 – 20 cm sâu 5 – 7 cm quanh tán cây cà phê sau đó cho phân vào và lấp đất lại để tránh sự thất thoát phân do bị rửa trôi hoặc bay hơi trong trường hợp thời tiết bất lợi như nắng nóng hay mưa nhiều.

– Đối với cà phê năm thứ 2 trở đi

Phân lân: Bón riêng và bón tất cả 1 lần vào đầu mùa mưa. Nên bón vào lúc trời khô ráo.

Phân đạm và phân ka-li có thể trộn chung và bón ngay vào các thời điểm trong mùa mưa, khi đất đủ ẩm. Nếu trời không mua thì phải rạch rãnh rộng 20 – 30 cm sâu 5 – 10 cm quanh tán cây cà phê sau đó cho phân vào lấp lại.

Trong mùa khô phải bón phân với kết hợp tưới nước đầy đủ. Bón đến đâu thì tưới ngay đến đó

Vôi vừa có lợi vừa có hại nên cần sử dụng vôi sao cho có lợi nhiều nhất và có hại ít nhất.

Chỉ dùng vôi khi đất bị chua chứ không dùng cho mục đích cung cấp can xi.

Chỉ bón riêng lẻ chứ không nên trộn lẫn với các loại phân hóa học. Tốt nhất nên bón vôi sau khi thu hoạch.

Giai đoạn thích hợp để bón vôi như sau: bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước 1 tháng. Hoặc bón trước đợt bón phân của vụ tới 1 tháng để vôi không gây tác động tiêu cực đối với các loại phân bón.

Nếu đất có tính kiềm quá cao, sẽ khiến cây không hấp thụ được một số dưỡng chất như sắt, man-gan, kẽm, phôt-pho. Ngoài ra sẽ làm hạn chế quá trình phân giải của một số loại phân vốn chỉ tan trong môi trường a-xít yếu (hơi chua). Ngoài ra việc bón quá nhiều vôi có thể góp phần gây nên hiện tượng chai đất.

Tác dụng của vôi

– Trung hòa a-xit và cân bằng độ pH, theo đó giúp đạt được năng suất cao nhất.

– Làm cho lân dễ hấp thu hơn đối với cây trồng.

– Ngăn chặn hiện tượng thiếu mô-líp-den.

– Làm cho giun đất và những vi khuẩn cố định đạm hoạt động mạnh hơn. Ngoài ra cũng giúp cho các vi khuẩn có trong phân hữu cơ nhả đạm, phốt-pho, sun-phua và các nguyên tố vi lượng để cây hấp thu.

– Cải thiện hoạt tính của phân bón.

– Ngăn chặn sự gia tăng độ độc của nhôm và man-gan.

– Điều chỉnh sự thiếu hụt can-xi và ma-giê.

– Cải thiện cấu trúc của đất sét nặng.

Đối với đất đỏ ba-zan tại các vườn cà phê hiện nay, độ pH khoảng 4,5 (thuộc loại hơi chua). Do vậy, việc bón vôi cho cà phê là rất cần thiết. Lượng vôi cần bón khoảng 0.5kg/cây và định kì 2 năm bón 1 lần là hợp lý.

Lưu ý

– Vôi, lân bón riêng, (không trộn chung với u-rê và ka-li) và bón vào lúc trời nắng và khô ráo.

– Bón phân kết hợp tưới nước nếu đất không đủ độ ẩm.

– Mùa khô nên bón phân kết hợp với tưới nước

Đặc tính của phân vi lượng rất nhạy. Nếu dùng liều lượng cao hơn hướng dẫn của nhà sản xuất có thể làm cây phát triển chậm lại, xoăn lá, rụng hoa hoặc chết.

– Phân vi lượng đơn: như sun-phát ma-giê, sun-phát kẽm, sun-phát đồng, Bo (axit boric), sắt. Thời điểm bón phân thích hợp là sau khi cà phê ra hoa đậu trái khoảng 2 tháng.

– Phân vi lượng tổng hợp ( còn gọi là phân bón lá): một số loại vi lượng phù hợp cho cây cà phê trên thị trường hiện nay được dùng để bón lá như: Komix, HCR, Nucafe.

Đối với cây cà phê, nên phun phân bón lá vào giai đoạn từ tháng 5 – 8 và giai đoạn sau thu hoạch là phù hợp nhất. Thông thường, nên phun vào thời gian từ 8 – 10 giờ và từ 16 – 17 giờ. Phun đều trên và dưới mặt lá. Tránh phun phân bón lá vào lúc trời mưa và nắng gắt. Ngoài ra cần tuân thủ nghiêm túc liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Để nâng cao hiệu quả, cần bón theo nhu cầu của từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng. Đảm bảo năng suất và tránh lãng phí. Dù là phân bón đơn hay phân bón hữu cơ cần dựa theo nguyên tắc 5 đúng. đó là: đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ và đúng cách.

Trồng Cà Chua Theo Phương Pháp Thủy Canh

Đó là cách trồng cà chua cực đẹp của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi, ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2 theo phương pháp thủy canh.

Khi bước chân vào vườn cà chua rộng 2.000 m2 của ông Nguyễn Văn Đẹp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì vườn cà chua quá lạ mắt! Những thân cây cà chua thẳng, ít cành ngang, được định hướng chạy xiên nghiêng một góc khoảng 40 độ so với mặt đất.

Khác hẳn cà chua thông thường, những chùm cà trồng theo phương pháp thủy canh ấy có độ bóng sáng và tùy theo mỗi giống cà chua khác nhau mà trái cà chua có những kích cỡ lớn nhỏ, hình dáng tròn dẹp hoặc phân khía thành các múi khác nhau… Trong đó, kích cỡ lớn nhất là trái cà chua có nguồn gốc của Nhật, Israel, nhỏ nhất nhưng lại dính chùm đẹp mắt là cà chua giống của VN.

I. Sạch tuyệt đối

– Yếu tố quyết định sự thành bại của phương pháp trồng cà chua mới này chính là sự cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài. Vật dụng cách ly phía trên mái là tấm bạt nhựa màu trong suốt, hoàn toàn kín. Bốn bên được vây quanh bởi lớp lưới dày, bảo đảm không một loại côn trùng nào có thể lọt vào…

“Tạo môi trường trồng rau sạch ở mức tuyệt đối này chính là nguyên tắc hoàn toàn khác biệt để cho ra đời sản phẩm cà chua sạch và an toàn tuyệt đối” – ông Đẹp cho biết.

Một điều đặc biệt nữa là ngay tại cửa ra vào vườn cũng được thiết kế có một phòng trống hình chữ nhật có diện tích hẹp, để lỡ khi có côn trùng theo người lọt vào thì vẫn chưa “lạc” thẳng vào vườn rau gây hại mà sẽ dừng lại để bị “xử lý” ngay tại phòng này.

Ngoài ra, hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống dẫn “tiêm” trực tiếp xuống gốc cây. Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là lượng phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp.

Đây là phương pháp giúp vườn rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi thơm dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh mởn…

Ông Đẹp cho biết thêm hiện vườn cà chua của ông đang cho thu hoạch mỗi ngày hơn 200 kg. Giá bán tại chợ khoảng 8.000 đồng/kg, cao gấp đôi cà chua Đà Lạt nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng chọn mua vì sự nổi trội về hình thức và chất lượng.

II. Hành trình của ông Đẹp

Đang làm nghề sửa chữa điện xe gắn máy tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương nhưng chỉ một lần nghe lời rủ rê của người em trai bên Úc, ông đã trở thành một nông dân thực thụ khi quyết tâm bỏ công bỏ của ra làm thí nghiệm mô hình sản xuất cà chua theo công nghệ Úc (phương pháp thủy canh).

“Lúc đó tôi nghĩ mình cần là người tiên phong. Nếu thành công thì mình sẽ là người phổ cập thứ công nghệ trồng cà chua này cho bà con nông dân”- ông Đẹp cho biết.

Quá trình thí nghiệm của ông với cây cà chua không thể kể hết những gian nan! Những sai sót nhỏ nhặt nhất, như lần ông sơ ý để một con bướm bay vào vườn đã gây hậu quả là phải phá bỏ toàn bộ vườn cà chua đang cho thu hoạch.

Bởi trong môi trường cách ly, những con sâu được sản sinh từ con bướm này phát tán nhanh đến độ chỉ sau một – hai ngày, lượng sâu đã đan kín mặt đất… khiến ông buộc phải cho tiêu hủy toàn bộ khu vườn.

Sau sự cố đó, vườn ông Đẹp còn thêm hai lần nữa phải tiêu hủy hoàn toàn do sự phát sinh bệnh nấm và đốm lá… nguyên nhân là do mấy cơn bão lốc đã hất tung mái che làm mưa gió đổ xuống khu vườn.

Tính đến thời điểm này, việc bán trái cà chua của ông vẫn chỉ mang tính chất chào hàng và thăm dò thị trường chứ không nhằm mục đích thu hồi vốn. Bởi lẽ, so với số vốn bỏ ra hơn 500 triệu đồng ban đầu, cộng số vốn phát sinh do bị hư hại liên miên… thì việc mỗi ngày bán ra vài trăm ký cà chua là không thấm vào đâu. Và “so với mục tiêu phấn đấu đạt năng suất chuẩn của vườn hơn 400 tấn/ha, thì với mức thu 200 kg mỗi ngày trên diện tích 2.000 m2 hiện tại mới chỉ là “bước khởi đầu”, cần có thêm thời gian để tôi tiếp tục thử nghiệm, tiếp tục nghiên cứu… chưa tính đến chuyện lỗ lãi ở đây!” – ông Đẹp cho biết.

III. Nông dân cũng cần năng động

– Bản tánh hiền hòa, bỗ bã khi nói cười, chân thành trong câu chuyện… nhưng cũng chính ông lại rất rành rọt về các ứng dụng của khoa học công nghệ thông tin vào việc trồng cà chua và “độc chiêu” là ông cũng rành rẽ cả việc thông thương mua bán, trao đổi thông tin về giống qua mạng Internet. Hai ngày một lần, ông chụp hình cây cà chua gửi qua Úc, nhìn những hình ảnh của ông những người làm kỹ thuật ở Úc sẽ hiểu là cây đang cần chất gì, bao nhiêu phần trăm… để có những điều chỉnh giúp ông tìm ra công thức chăm bón hiệu quả nhất.

“Mình không thể rập khuôn mô hình bên Úc được. Mà tôi cũng sợ nhất là sự áp dụng rập khuôn vì như thế sẽ làm triệt tiêu sự sáng tạo của bản thân mình.

Nông dân cũng cần năng động và sáng tạo chứ!” – ông chân tình. Những sáng tạo của ông là việc thử nghiệm với nhiều loại giá thể như mùn cưa, tro trấu, xơ dừa… và những thử nghiệm này cũng đã cho ông được những đúc kết có giá trị.

Về giống cà chua, ông cũng đang trong quá trình thử nghiệm với hơn 20 loại giống của 20 quốc gia trên thế giới đã được ông mua thông qua Internet… và đương nhiên mỗi loại giống cũng đã cho ông có được những kết luận cho riêng mình…

Đặc biệt, trong quá trình thí nghiệm hiện tại ông vẫn quan tâm đến việc “sáng chế” những công cụ vật dụng có thể thay thế việc nhập thiết bị nhằm giảm thiểu những chi phí đầu tư ban đầu.

Chẳng hạn, ông đã chế tác thành công những bình tưới nước nhỏ giọt thay cho hệ thống ống dẫn nước tiêm xuống gốc cà chua vốn là một yếu tố đầu vào chiếm nhiều vốn nhất. Rồi ông cũng khuyến khích việc sử dụng hệ thống khung vườn bằng cây tre, gỗ… thay vì khung sắt…

Được biết, sắp tới đây Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bình Dương kết hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Bến Cát sẽ chọn vườn cà chua của ông để thực hiện đề án trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Dương.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cà Phê, Chăm Sóc, Canh Tác Cây Cà Phê

1, Nguồn gốc cây cà phê

2, Yêu cầu về khí hậu và đất trồng cà phê

Cây cà phê vối, cà phê mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24 – 26 độ C, lượng mưa 2000mm/năm trở lên

Cây cà phê chè thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao, cận nhiệt đới. Nhiệt độ từ 20 – 22 độ C, lượng mưa từ 1700 – 2000mm/năm

Cả 3 loài cà phê đều cần một khoảng thời gian khô hạn ngắn sau thu hoạch để phân hóa mầm hoa.

Về đất trồng: Cà phê không yêu cầu khắt khe về đất, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha… nhưng để đạt năng suất cao và ổn định thì trồng ở đất đỏ bazan là phù hợp nhất. Đất trồng cà phê yêu cầu thoát nước tốt, tơi xốp, độ pH của đất từ 5.0 – 6.5. Có tầng canh tác từ 0.8 – 1m, đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ trung bình đến cao

Đối với đất trồng cà phê lâu năm, muốn nhổ gốc trồng mới, cần cày đất thật kỹ, phơi đất và trồng 2-3 vụ màu trước khi trồng lại cà phê

Gió và ánh sáng: Gió nóng hay gió lạnh đều ảnh hưởng đến cây cà phê, có thể giảm năng suất nếu gặp gió mạnh và giai đoạn trổ bông. Do đó nhất thiết phải trồng cây chắn gió ở xung quanh vườn hoặc giữa các hàng giai đoạn kiến thiết. Cà phê là cây thích ánh sáng tán xạ, nên trồng xen cà phê với bơ, hoặc cà phê xen tiêu trên trụ sống. Sẽ giúp giảm ánh sáng trực tiếp.

3, Mật độ trồng cà phê

Cà phê vối: Khoảng cách trồng là 3m x 3m đối với đất tốt và bằng phẳng (1.118 cây/ha), trồng 3m x 2,5m đối với đất trung bình và dốc (1.330 cây/ha)

Cà phê mít: trồng 5m x 5m hoặc 7m x 7m (khoảng 700 cây/ha)

Cà phê chè: trồng 2m x 1m (khoảng 4.000 – 5.000 cây/ha)

4, Lựa chọn giống cà phê

Cà phê vối: Nên chọn những giống cà phê cao sản như: Giống TR4 (Giống cà phê 138), Giống TR9 (Giống cà phê 414 – Các giống có mã TR là các giống được Viện Eakmat nghiên cứu và tuyển chọn, khuyến khích nhân rộng). Hoặc chọn các giống xuất xứ Lâm Đồng như: Giống Hữu Thiên, Giống Thiện Trường, Giống Trường Sơn TS5 (cà phê xanh lùn). Đây là những giống có năng suất cao, kháng bệnh rỉ sắt tốt, cây sinh trưởng mạnh….

Cà phê chè: Chọn các giống TN1, TN2, … TN10 trong đó 2 giống TN1 và TN2 là giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận

5, Kỹ thuật trồng cà phê

Thời vụ trồng cà phê: Có thể trồng vào vụ Thu (Tháng 8-9DL) hoặc vụ xuân (tháng 2-3DL)

Chuẩn bị hố trồng: Đào hố và bón lót phân trước khi trồng 1 tháng, hố có kích thước 60 x 60 x 60cm. Khoảng cách tùy theo mật độ trồng

Bón lót: Mỗi hố trộn 10-20kg phân chuồng hoai mục + 1kg phân hữu cơ sinh học HVB + 0,2kg phân khoáng vi lượng HVB + 0,3 – 0,5kg supe lân + 0,5 kg vôi bột. Trộn đều với lớp đất mặt, lớp đất sâu loại riêng để tạo bồn. Sau khi trộn phân lấp đầy hố, vun cao 5-10cm, sau đó dùng châm dẫm nhẹ

Tiến hành trồng cà phê: sau 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào hố. Tùy theo kích thước bầu ươm, đào 1 lỗ chính giữa hố, đường kính lớn hơn bầu 10cm, sâu khoảng 30cm.

Khi trồng cần xé nhẹ lớp nilon của bầu ươm, không làm vỡ bầu. Đặt cây vào chính giữa lỗ (căn cho thẳng hàng, thằng cây) mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm.

Lấp đất từ từ đồng thời dùng tay nén chặt đất xung quanh

Sau khi trồng tiến hành vét bồn xung quanh gốc, đường kính khoảng 1m – 1m2, nén chặt thành bờ, tránh trời mưa đất trôi xuống lấp mất cây con

6, Kỹ thuật chăm sóc cà phê

Trồng cây chắn gió cho cà phê

Cây trong giai đoạn kiến thiết, giai đoạn thu hoạch đều cần được chắn gió cẩn thận. Nên sử dụng cây muồng vàng làm cây chắn gió. Trồng vào giữa hàng cà phê, khoảng cách 2-3 hàng cà phê 1 hàng muồng vàng. Xác cây muồng vàng có thể tận dụng để ép xanh khi thay thế cây mới

Trồng cây che bóng cho cà phê

Có thể tận dụng các ngã tư giữa các bồn để trồng cây che bóng, khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Trồng cùng thời điểm với cây cà phê con. Các cây che bóng có thể là bơ sáp, sầu riêng thái, cây trụ sống trồng tiêu, vừa có tác dụng che bóng vừa là cây xen canh có giá trị kinh tế, cải thiện thu nhập.

Cây che bóng cần rong tỉa cành hợp lý, không để quá rậm rạp. sao cho cây cà phê bên dưới có thể tiếp nhận được ánh sáng. Tán cây phải cách ngọn cà phê từ 2 – 4m.

Làm cỏ cho cà phê

Cà phê là cây có nhiều rễ con hấp thu dinh dưỡng tầng mặt, do đó cần làm cỏ thường xuyên, 1 năm 4-5 lần. Làm sạch cả trong bồn và trên thành bồn. Khi làm cỏ có thể kết hợp đánh bồn. Trước khi bón phân cũng cần làm cỏ sạch sẽ

Kỹ thuật làm bồn cà phê

Việc làm bồn giúp cho công tác tưới tiêu, bón phân dễ dàng và hiệu quả hơn. Thành bồn cần được nén chặt thành bờ, cao hơn mặt bồn bên trong 15 – 20cm. Mỗi năm đánh bồn 1 lần vào đầu mùa mưa, mở rộng bồn theo tán cây, đến khi giao nhau với các bồn của hàng bên cạnh thì ngưng.

Cắt tỉa cành tạo tán cây cà phê

Thường xuyên bẻ chồi vượt mọc từ thân chính và nách lá, đặc biệt là đầu mùa mưa, trước đợt bỏ phân. 1 năm có thể tiến hành làm chồi từ 5-6 lần

Sau khi thu hoạch, dùng kéo cắt bỏ cành tăm, cành nhỏ giáp thân, cành khô, cành bị sâu bệnh

Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ để lại khoảng 3 cành dự trữ

Tỉa bớt các cành thứ cấp trên cao để ánh sáng có thể tiếp cận các cành bên dưới

Hãm ngọn ở độ cao 1,6 – 1,7m

Đối với cà phê cưa đốn phục hồi: Tiến hành cưa vào khoảng tháng 2 DL, vị trí cưa cách mặt đất 20 – 25cm. Cưa vát 1 góc 45 độ. Nuôi 4-5 chồi khỏe mạnh nhất. Khi chồi cao 25cm, để lại 2 chồi để tạo thân và tiến hành chăm sóc, tạo hình như đối với cà trồng mới

Kỹ thuật tưới nước cà phê

Mùa khô cần tiến hành tưới nước cho cây cà phê, cà phê con 10-15 ngày 1 lần. Cà phê giai đoạn kinh doanh 20-25 ngày 1 lần. Khi tưới cần tưới tập trung để cây ra hoa đồng loạt tăng tỷ lệ đậu trái.

Nếu có những đợt mưa trái mùa, cần tiến hành “tưới đuổi” cung cấp đủ nước để cây ra hoa đều.

Có thể tưới bằng “béc” hoặc tưới “dí” vào bồn tùy theo địa hình và nguồn nước ít hay nhiều. Tưới nhỏ giọt cũng là 1 biện pháp rất hay, giúp tiết kiệm nước tưới đồng thời bảo đảm cây luôn được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết

7, Kỹ thuật bón phân cho cà phê

Xem bài chi tiết: Quản lý dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho cà phê

8, Phòng trừ sâu bệnh cho cà phê

Xem bài chi tiết: Sâu bệnh hại trên cà phê và cách phòng trừ

9, Thu hoạch và chế biến cà phê

Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng độ chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải có quả chín đỏ hay vừa chín, không hái quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Nếu có lẫn những loại này thì cần bỏ ra phơi riêng.

Trong sản phẩm thu hoạch số quả chín hoặc vừa chín nhất là 95%, trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn.

Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cành, không bứt cả chùm đối với cà phê chè. Phải bảo vệ cành, lá, nụ tránh ảnh hưởng tới vụ sau. Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh.

Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải trải quả cà phê trên nền gạch cho thoáng mát, không quá dày 30-40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho quả cà phê nóng và lên men. Không giữ cà phê hái về quá 24 giờ.

Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch, không có mùi phân bón, mùi hoá chất…

Bài viết có sử dụng hình ảnh và tư liệu sưu tầm trên internet + kinh nghiệm riêng của người viết. Nếu có gì sai sót xin được góp ý thêm. Xin cảm ơn

Liên hệ mua cây giống cà phê các loại

Chị Thu 0944 333 855 VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Địa chỉ vườn ươm: 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Vui lòng liên hệ trước khi đến

Tìm kiếm : cách chăm sóc cà phê mới trồng, Ky thuat canh tac ca phe, khoảng cách trồng cà phê tr4, kỹ thuật trồng cà phê tr4, cách chăm bón cà phê xanh lùn, cach trong cafe, cach trong va cham soc ca fe, ki thuat cham soc caphe co ban va cay tieu, Ky thuat cham soc ca phe

Chăm Sóc Cây Cà Phê Con

Tại sao bà con nên thực hiện chăm sóc cây cà phê con?

Cà phê còn vào giai đoạn kiến thiết nên khá yếu ớt, dễ bị chết hoặc bị sâu bệnh xâm nhập. Do đó chăm sóc cà phê con là điều quan trọng và cần thiết. Nhờ có quá trình chăm sóc mà cà phê có thể tránh khỏi sự non yếu, sinh trưởng tốt và nhanh chóng cho năng suất.

Mặt khác, chăm sóc cây cà phê nhằm tạo điều kiện cho cà phê con có thể thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, giúp cây sinh trưởng tốt. Tạo môi trường chăm sóc tốt cây có thể đảm bảo thích ứng với hoàn cảnh sống mới, cây phát triển bình thường và mang lại hiệu quả về sau.

Ngoài tra, theo các chuyên gia chăm sóc cà phê là giai đoạn tạo bước đệm nền tảng quan trọng cho sự phát triển và cho ra năng suất cây trồng sau này. Nếu bạn chỉ trồng và bỏ mặc chúng tự lớn thì bạn không thể thu hoạch được cà phê như mong muốn ban đầu. Thậm chí nhiều người bị thu lỗ vì không quan tâm đến sự phát triển của chúng. Do đó chú trọng giai đoạn sinh trưởng của cà phê con bằng cách áp dụng các kĩ thuật chăm sóc là điều cần thiết.

MÁY RANG CÀ PHÊ 20 KG

Máy rang cà phê 20kg đang nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ các khách hàng yêu thích hương vị cà phê rang nguyên chất. Dòng sản phẩm này không chỉ đẹp về hình thức còn chất lượng về bên trong. Sản phẩm được thiết kế theo phong cách hiện đại với nguyên liệu cao cấp, không gỉ sét, không bị oxy hóa. Thời gian thực hiện mỗi mẻ rang nhanh chóng cho ra các hạt cà phê đúng chuẩn, không cháy khét, hạn chế sự mất hương vị sau khi rang, tiết kiệm điện năng. Với ưu điểm tuyệt vời, máy rang cà phê 20kg chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn.

Chăm sóc cây cà phê con như thế nào để đạt hiệu quả?

Làm cỏ tủ gốc cho cà phê con

Làm cỏ là thao tác cơ bản để chăm sóc cây cà phê con trong giai đoạn còn nhỏ. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản này cây chưa phát triển tán, đất trống nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ phát triển sinh sôi lấn át và hút chất dinh dưỡng của cà phê con. Do đó bà con cần làm cỏ thường xuyên đảm bảo cà phê phát triển khõe mạnh không còi cọc. ngợp trong cỏ.

Khi có cỏ tránh, có gấu xuất hiện nhiều thì thay vì nhổ cỏ thủ công bằng tay bạn nên sử dụng các loại thuốc cỏ để phun. Kết hợp với dãy cỏ là việc tủ gốc cho cây nhằm giữ ẩm điều hòa nhiệt độ của đất, đất tơi xốp và giảm công làm cỏ của bà con.

Thực hiện các biện pháp canh tác đơn giản

Các biện pháp canh tác nên được áp dụng tốt vào thời kì đầu của cây cà phê sau khi trồng. Rong tỉa cây che bóng là phương pháp được áp dụng vào đầu mùa mưa, tỉa cây chặt thấp cây che xuống còn 50-70cm, chỉ để lại 1 – 2 cành giúp cây không bị cạnh tranh ánh sáng. Ngoài ra, bạn có thể đánh chồi vượt cho cây cà phê, 1 tháng đánh 1 lần, vặt bỏ các cành tăm. Đào rãnh ép xanh hoặc cày rạch hàng ép xanh cũng nên thực hiện khi cây cà phê còn nhỏ.

Trồng dặm, trồng cây che bóng và đai rừng chắn gió

Trồng dặm cho cà phê thường áp dụng sau thời điểm trồng cây từ 15- 20 khi có cây chết thì áp dụng việc trồng dặm kịp thời. Những cây còi cọc kém phát triển cũng cần trồng dặm kết thúc trước 2 tháng khi mùa mưa chấm dứt.

Trồng cây che bóng tạm thời bằng cách trồng cây muồng hoa vàng, đậu săng giữa 2 hàng cà phê không chiếm diện tích để làm bóng che mát cho cây cà phê con. Đôi khi bạn cũng có thể trồng cây che bóng lâu dài như cây keo dậu với một khoảng cách thích hợp sẽ bảo vệ sức nắng gió gay gắt cho cây cà phê con.

Trồng đai rừng chắn gió bên ngoài xung quanh lô cà phê theo hướng thắng với hướng gió hoặc lệch 60 độ cũng là cách chăm sóc cà phê con nên được bà con áp dụng ngày nay.

Bón phân cho cây cà phê nên được diễn ra vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4, tháng 5, lúc này các trận mưa chưa đủ lớn, độ ẩm chưa cao, cây bắt đầu sinh trưởng vì vậy việc bón phân phải phù hợp để cây không bị sốc.

Ở vườn cà phê mới trồng thì sau khi trồng 1-2 tháng nên bón thúc phân ure và kali mỗi loại có liều lượng là 25-30g/ 1 hố. Bạn có thể bón phân hữu cơ 1 lần với lượng bón là 5-10 kg bón chung với phân kali và vô cơ vào thời điểm tháng 11-12. Khi bón đào rãnh 20×20 cm rãi phân đều quanh mép sau đó lấp hố lại để tránh bốc hơi khi trời nắng hay rửa trôi khi trời mưa. Bà con cũng nên dọn dẹp sạch cỏ, rác trước khi bón phân. Bón lần cuối vào thời điểm cuối năm cần kết hợp phân chuồng và phân lân bón để tiết kiệm nhân công.

Phòng trừ bệnh cây cà phê con

Cây cà phê con yếu ớt dễ mắc các bệnh rỉ sắt, nấm hồng, rệp sáp hại trái… Khi đó bạn nên tiến hành làm sạch cỏ, cắt bỏ các cành sát đất để ngăn cản sự lây lan mầm bệnh cho các cây con khác. Ngoài ra, bà con cũng nên sử dụng các loại thuốc như Tilt, Bumper, Validacin, Subatox, Pyrinex để diệt trừ bệnh hại.

Áp dụng biện pháp chống hạn hán, chống rét cho cây cà phê

Ngay sau khi trồng cà phê con bạn nên làm túp che cho cây để tránh nắng và sương muối. cho cây cà phê. Làm túp che thì làm kín hướng đông bắc và hở hướng tây năm ¼ túp cao cách đỉnh 10-15 cm vững chắc.

Chăm sóc cây cà phê con đúng cách mang lại hiệu quả gì?

Các biện pháp chăm sóc cây cà phê con ngày càng được các hộ nông dân áp dụng phổ biến và rộng rãi. Sử dụng tốt các phương pháp này bà con có thể an tâm về sự sinh trưởng và phát triển của cây con.

Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc cây cà phê con, bà con hoàn toàn có thể hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả non và giúp cây cà phê phát triển, tăng khả năng chống chịu được các loại bệnh gây hại vào đầu mùa mưa một cách tốt nhất.

Bà con có thể thấy được kết quả kĩ thuật chăm sóc đúng cách khi nhìn vào thành quả cây cà phê khi thu hoạch. Những hạt cà phê chín mọng và chắc hạt là kết quả của sự chăm sóc, dày công hàng ngày của người nông dân.

Chăm sóc cà phê con không quá khó nhưng đòi hỏi sự kì công và tỉ mỉ. Hộ nông dân hãy tham khảo qua để áp dụng trồng đúng cách đúng chuẩn trên diện tích đất canh tác, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho mình.