Phương Pháp Trồng Bưởi Da Xanh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Tăng Năng Suất Bưởi Da Xanh Bằng Phương Pháp Hữu Cơ Sinh Học

     Đối với thuốc trừ sâu sinh học Abamectin, dùng phòng trị sâu đục trái bưởi, qua thực tế sử dụng của các nông hộ thấy thuốc có hiệu lực cao đối với sâu tuổi nhỏ chưa đục sâu vào bên trong trái, ít gây chết kiến vàng trong vườn. Tuy nhiên, do sâu đục trái xuất hiện nhiều lứa liên tục nên việc phòng trừ bằng thuốc chỉ mang tính dập dịch ở một thời điểm nhất định, nếu lạm dụng sẽ gây đổ vỡ cân bằng sinh thái vốn được thiết lập từ lâu ở các vườn bưởi tham gia mô hình (gây chết và xua đuổi kiến vàng ra khỏi vườn).

     Hiện tại, các nhà vườn đang được khuyến cáo kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp như bao trái, sử dụng các chất xua đuổi như long não, bột tỏi, thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm sâu để ngăn chặn sự lây lan. Đây là hướng quản lý tổng hợp có hiệu quả đối với sâu đục trái hiện nay.

    Nhà vườn sau khi tham gia mô hình có ý thức hơn trong việc tổ chức hợp tác sản xuất bưởi an toàn bằng biện pháp hữu cơ sinh học. Bà con biết lựa chọn phân bón cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây; chú ý bón phân cân đối giữa phân hóa học với phân hữu cơ sinh học nhằm giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng tính bền vững cho vườn cây. Qua đó, tạo tiền đề liên kết với doanh nghiệp để sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP theo lộ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mở ra khả năng tăng sức tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. So sánh cho thấy, chi phí đầu tư thực hiện mô hình cao hơn so với sách sản xuất đại trà của nhà vườn 27,8%, nhưng lợi nhuận thu được cũng cao hơn 32,6%.

    Ông Nguyễn Văn Phú, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở ấp Hội Thành, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam cho biết: ”Tham gia mô hình tôi thu được nhiều điều lợi so với sản xuất thông thường trước đây. Với 2.000 m2bưởi da xanh, tôi thu được sản lượng 1.250kg, cao hơn 380kg so với sản xuất đại trà. Giá bán bình quân 19.000 đồng/kg, cao hơn sản xuất đại trà 2.000 đồng/kg. Thu nhập từ mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ sinh học của tôi đạt 23.200.000 đồng, cao hơn sản xuất đại trà 8.200.000 đồng.”

    Theo đánh giá chung, mô hình thâm canh tổng hợp bưởi da xanh bằng biện pháp hữu cơ sinh học giúp tăng năng suất hơn 20% so với sản xuất đại trà, 70% trái đạt loại I, lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng/hecta, cao hơn sản xuất đại trà 60 triệu đồng/hecta.

    Kỹ sư Hồ Văn Lập, cán bộ kỹ thuật Trung tâm KNKN Bến Tre cho biết: ”Sản xuất thâm canh bưởi da xanh bằng biện pháp hữu cơ sinh học đã đáp ứng được nguyện vọng của người trồng bưởi là vườn ít sâu bệnh, cho thu nhập cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm có sản lượng cao, chất lượng tốt tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Từ kết quả này, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre khuyến cáo nông dân mạnh dạn áp dụng để hướng đến sản xuất ổn định, bền vững, đạt được hiệu quả kinh tế cao”. 

Cách Trồng Bưởi Da Xanh

Việc trồng bưởi da xanh gần đây được nhiều bà con quan tâm và đã đưa vào thực hiện. Rất nhiều mô hình trồng bưởi như vậy đã thành công và thu về lợi nhuận rất lớn. Cùng với đó là cách trồng, cũng như cách chăm sóc không hề khó khăn.

Những lưu ý trước khi trồng bưởi da xanh

Bưởi da xanh có vỏ mỏng, màu xanh nhạt. Là giống bưởi có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng. Múi bưởi màu hồng, có lượng nước vừa phải, vi thanh ngọt. Trọng lượng khoảng hơn 2kg / trái, và sau khi thu hoạch bà con có thể để được 15 đến 20 ngày mà chất lượng không đổi. Để có một vườn bưởi da xanh tốt tươi, cho quả quanh năm, bà con cần có một khâu chuẩn bị tốt.

Có thể chia giống bưởi da xanh ra làm hai loại: bưởi chiết và bưởi ghép. Các bạn nên chọn bưởi chiết vì bưởi chiết cho ra trái khá nhanh. Đặc tính dễ trồng và trái cho ra ở tầng thấp, chất lượng quả ngon. Cùng với đó thì bưởi da xanh chiết có tuổi thọ khá lâu. Đó là những ưu điểm của bưởi chiết mang lại.

Khi lựa cây giống cần chọn cây khỏe mạnh, có lá xanh tốt tự nhiên. Bộ rễ phát triển, và không có biểu hiện của sâu bệnh.

Và cũng lưu ý thêm là bạn chỉ nên trồng riêng bưởi da xanh ra một khu, không nên trồng xen với các loại cây có múi khác. Tránh tình trạng thụ phấn chéo, làm giảm năng suất của bưởi.

Nên trồng bưởi da xanh vào tháng mấy?

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu trồng bưởi là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Đó là vào khoảng tháng 3 – 5 dương lịch. Sau khi cây trồng một thời gian, ra rễ mới được đón những cơn mưa mát lành. Bà con đỡ phải tưới nước hơn và cây cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Mật độ trồng thích hợp của bưởi da xanh là 5m x 5m. Để cây đủ không gian phát triển, đón đủ ánh nắng và chất dinh dưỡng.

Kỹ thuật làm đất trồng bưởi

Nên chọn những nơi có địa hình bằng phẳng, có khả năng thoát nước tốt để trồng bưởi da xanh. Bề mặt đất nơi trồng nên cao hơn so với mực nước xung quanh khoảng 20 – 30cm. Nếu không bà con nên khơi những rãnh tại vườn để tăng khả năng thoát nước khi gặp mưa lớn.

Sau khi chọn xong vị trí khu đất để trồng, bạn tiến hành đào hố trồng bưởi. Hố hình tròn hoặc vuông, có kích thước 1,2m x 1,2m và có độ sâu khoảng 30cm. Bạn chỉ nên đào sâu đến mức đó, vì nếu đào quá sâu sẽ gặp phải tầng đất phèn chua. Loại đất không thích hợp cho sự phát triển ban đầu của cây.

Bước tiếp theo là rải 2-3 kg vôi bột, cùng với đó là lượng vừa phải phân chuồng đã hoai mục. Cùng với đó là 30-40kg phân hữu cơ, bà con trộn đều với đất và lấp lại hố. Để như vậy khoảng 1 tháng sau là bà con có thể tiến hành đặt cây vào.

Sau khi bạn mua được giống bưởi da xanh ưng ý, hãy tháo bỏ ni lông bọc bầu ươm. Làm nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến rễ cây.

Đào một lỗ to hơn bầu ươm một chút, ở chính giữa hố đã chuẩn bị tháng trước. Đặt cây bưởi vào trong hố, lấp đất xung quanh và dùng chân nén quanh phần gốc cho cây được đứng vững. Cắm một cọc cố định xung quanh, buộc cây vào để tránh làm gió hay môi trường lay động rễ làm cây bị chết.

Sau khi trồng xong, bà con tưới nước cho phần đất xung quanh gốc. Sau đó dùng rơm, rạ hay rễ bèo đậy lại giúp giữ độ ẩm cho đất. Cứ cách vài ngày bà con kiểm tra độ ẩm của đất một lần, nếu như đất khô thì bà con nên bổ sung nước. Trong vòng một tháng sau khi trồng, đất xung quanh gốc cây cần có độ ẩm để cây phát triển tốt.

Cách chăm sóc bưởi da xanh

Để có những quả bưởi căng mọng, lên màu xanh đẹp thì khâu chăm sóc rất quan trọng. Bà con nên lắm được các kỹ thuật tưới nước, bón phân hay tỉa cành…

Bưởi cần nhiều nước hơn vào giai đoạn cây con, và thời điểm ra hoa đậu trái. Vào mùa khô, trời nắng hanh dài ngày bà con cần phải thường xuyên tưới nước. Thời điểm tưới tốt nhất là buổi sáng (khi mặt trời chưa nắng gắt) và buổi chiểu mát. Có thể sử dụng rơm rạ, hay rễ bèo để vào gốc cây hạn chế tình trạng bay hơi nước khi trời quá nóng.

Vào mùa mưa, để tránh ngập úng bà con có thể khơi các rãnh thoát nước. Tạo sự thông thoáng, tránh tình trạng để cho gốc cây ngập úng nhiều ngày. Gây lên hiện tượng thối rễ, rụng lá.

Hãm ngọn cho cây ở chiều cao 50cm – 80cm, từ đó cây sẽ phát triển ra 3-5 ngọn từ thân chính. Bà con chỉ giữ lại 3 cành khỏe mạnh, tạo thành 3 hướng khác nhau. 3 cành đó gọi là cành cấp 1. Sử dụng cọc tre cắm xuống đất, dùng dây buộc 3 cành cấp 1 đó tạo với cành chính góc 35 – 40 độ.

Sau một thời gian, những cành cấp 1 đó sẽ mọc ra cành cấp 2 tiếp theo. Chỉ giữ lại 2 – 3 cành cấp 2 để quá trình chăm sóc được dễ dàng, và các cành khỏe hơn. Các cành cấp 2 đủ tiêu chuẩn là cành cách thân chính 20-30cm, cành này cách cành kia 20cm – 25cm.

Từ cành cấp 2 sẽ phát triển tiếp thành các cành cấp 3. Số lượng cành cấp 3 là không hạn chế. Bà con chỉ cần loại bỏ một vài cành nếu chúng mọc quá giày. Cứ như vậy sau khoảng hơn 2 năm, cây sẽ hình thành một bộ tán cân đối hoàn chỉnh.

Mỗi năm, sau vụ thu hoạch bà con cần phải loại bỏ những cành đã mang trái vụ trước. Cùng với đó là loại bỏ các cành sâu bệnh, cành yếu và các cành chéo nhau gây cản trở quá trình mang trái. Mục đích để hạn chế sâu bệnh và giúp cây tập trung phát triển chất dinh dưỡng vào những cành khỏe mạnh cho quả mùa sau.

Nếu bà con trồng bưởi da xanh tại những khu rộng, có gió thổi mạnh thì nên trồng những hàng cây chắn gió. Có thể sử dụng các loại cây như keo tai tượng, cây muồng đen, hay cây keo dậu, … trồng cách vườn bưởi ít nhất 5m để tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng.

Mục đích để hạn chế gió trong mùa cây bưởi ra hoa, để cây đạt tỉ lệ đậu quả cao.

Bà con nên quét vôi quanh gốc cây định kỳ khoảng 2-3 tháng/lần, từ gốc lên đến chiều cao 50-70cm. Lớp vôi này có tác dụng ngăn các con sâu đục thân trưởng thành bám vào vỏ cây và đẻ trứng.

Cây bưởi da xanh là một cây phát triển khỏe mạnh và rất ít khi bị sâu bệnh. Một số loại sâu bệnh thường gặp có thể kể đến như:

Sâu vẽ bùa: Là loại sâu gây hại khi cây mới trồng, còn nhỏ. Chúng tạo vết thương trên các lá non, các chồi non tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập. Biện pháp phòng trừ : dùng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2%

Sâu đục thân cành: Bà con có thể sử dụng thuốc : O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% để bơm trực tiếp vào phần thân cây bị sâu đục.

Bệnh thán thư: Bà con thường xuyên thăm vườn, khi phát hiện bệnh thán thư có thể sử dụng thuốc: Mancozeb 80WP, Daconil 75WP, Antracol 70WP

Để hạn chế sâu bệnh, tốt nhất bà con nên định kỳ vệ sinh vườn bưởi. Khoảng mỗi tháng 1 lần. Cùng với đó là quét vôi gốc và loại bỏ cành hư hại, sâu bệnh.

Bưởi da xanh là loại cây có thể cho ra quả quanh năm. Do đó bà con có thể lựa thời điểm quả bán chạy, nhu cầu tiêu thụ cao để thu hoạch. Thời gian phun thuốc kích thích sai hoa, đậu quả khoảng 7-8 tháng trước thời điểm thu.

Tuy nhiên nếu đến thời điểm thu hoạch mà bà con vẫn giữ quả trên cây quá lâu, sẽ dẫn đến tình trạng suy cây.

Để cây có thể cho ra sản lượng quả cao, đồng thời quả ngọt thì việc bón phân cần phải thực hiện đúng thời điểm và trọng lượng. Sử dụng đồng thời cả phân hữu cơ và phân vô cơ và cả phương pháp bón gốc và bón lá mới cho hiệu quả cao nhất.

Phân hữu cơ

Với xu hướng hiện nay là hướng tới sản phẩm sạch thì phân hữu cơ ngày càng được ưu tiên sử dụng. Liều lượng phù hợp cho mỗi cây trưởng thành một năm là 20-25kg. Sử dụng phân hữu cơ rất tốt cho cây, giúp cây tăng tuổi thọ và cho nhiều trái hơn. Tuy nhiên, không nên bón xác bã phân hữu cơ tươi vào đất. Nên ủ một thời gian cho phân hoai mục trước khi bón.

Bà con có thể trộn vôi với các nguyên liệu hữu cơ trước khi ủ, mục đích để xử lý mầm bệnh có trong tạp chất hữu cơ tươi. Ngoài ra có thể sử dụng thêm thuốc kích thích quá trình phân hủy có bán tại các trạm BVTV.

Phân vô cơ

Phân DAP thường được sử dụng để rải xa gốc, còn phân NPK có thể sử dụng để phun trực tiếp lên lá.

Đạm : Là chất xúc tác để cây bưởi phát triển nhanh, sinh ra nhiều cành và lá mới. Trong giai đoạn phát triển cây, rất cần bổ sung chất này. Nếu bị thiếu đạm, cây sẽ trở lên còi cọc, kém phát triển.

Lân: Kích thích quá trình ra nhiều hoa và đậu trái. Ngoài ra lân còn có tác dụng giúp cây miễn dịch với một sốt loại bệnh.

Kali: Có tác dụng giúp cây bưởi da xanh thêm cứng cáp, hoa và trái non không bị rụng.

Năm thứ nhất

Do lượng phân trong hố ban đầu còn nhiều, nên bà con chỉ cần bón thúc bằng phân ure. Với tỉ lệ 1kg phân / 100 lít nước. Bón liên tục trong năm đầu tiên, định kỳ mới tháng một lần.

Năm 2 và năm 3

Trong 2 năm này bà con bón khoảng 40kg phân chuồng + 250kg supe lân +300kg ure + 300kg kali / 1hecta. Bà con chia ra làm 4 đợt cách đều nhau

Sau mùa mưa bón 100% phân hữu cơ và phân lân

30% lượng phân ure và phần kali

Tiếp tục 30% lượng phân ure và phần kali

Đợt cuối bón phần còn lại

Từ sau năm thứ 3

Giai đoạn này cây cho ra trái đều đặn nên lượng phân cần bổ sung nhiều hơn. Công thức vẫn như đợt bón trong năm 2 và năm 3.

Bảo vệ quả và thu hoạch bưởi da xanh

Giai đoạn cây cho ra hoa và đơm trái cũng cần có nhiều điều phải lưu ý. Bà con cần phải bảo vệ quả tốt trong thời gian này.

Quả bưởi khi phát triển cần phải bao sớm để giữ sự ổn định. Khi quả bưởi bằng quả trứng vịt thì bà con cần tiến hành thực hiện bao trái. Sử dụng túi ni lông, có đường kính 20cm – 40cm, và chiều dài 30cm – 60cm thủng hai đầu.

Bao trái từ phần phần cuống xuống theo phương thẳng đứng, dùng dây buộc chặt phần trên chỗ cuống quả và để hở phần bên dưới. Mục đích của việc này là để bảo vệ quả khỏi sâu bọ tấn công.

Sử dụng túi ni lông trắng, nên quá trình quang hợp của quả không bị ảnh hưởng. Quả sẽ phát triển bình thường, không bị sâu bọ tấn công dẫn đến năng suất và chất lượng quả tăng cao rõ hơn khi không được bao trái.

Sau khi ra hoa và đậu quả một thời gian, quả sẽ dần dần trưởng thành và chín. Khi quả bưởi có hiện tượng căng lên, da sáng hơn là lúc quả bưởi bắt đầu chín. Bà con sử dụng kéo cắt cây hoặc dao để cắt cả cuống lẫn trái.

Nên thu hoạch vào lúc trái vừa chín tới, tránh thu hoạch quá sớm khi chưa chín hoặc đã chín quá. Lúc đó quả sẽ không đạt mức độ tươi ngon nhất.

Kết bài

Như vậy wikiohana đã cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng bưởi da xanh đạt hiệu quả năng suất cao. Cùng với đó là cách chăm sóc cho bưởi phát triển tốt, cho ra nhiều quả.

Nhìn chung, bưởi da xanh là loại cây dễ trồng – cho thu nhập kinh tế cao, và được thị trường đón nhận. Đây là hướng đi mới đúng đắn cho bà con lựa chọn.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 21/06/2020

Kĩ Thuật Trồng Bưởi Da Xanh

– Giống: chỉ nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.

Nên trồng cây bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng sinh phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.

– Đất: cải tạo địa hình tương đối bằng phẳng, hơi cao ở giữa để thoát nước nhanh. Cần phân tích chất đất để có chế độ bón phân phù hợp, cân đối. Nơi nào đất trũng, thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa thì đắp mô cao lên 20 – 30 cm so với mực nước mưa và triều cường. Nơi nào đất cao thì đào hố. Hố trồng đào tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30 cm. Đào sâu quá gặp tầng sinh phèn, cây bưởi khó sống. Mỗi hố trồng rải 5 – 6 kg vôi bột, 2 bao phân chuồng đã hoai trộn thêm tro trấu, xơ dừa, rơm rạ mục và phủ lên một lớp đất mỏng trước khi trồng.

– Số lượng: Mỗi ha trồng khoảng 500 – 600 cây. Cây cách cây 4m; hàng cách hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, lấp đất phủ kín gốc, hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc các loại phân xanh, rơm rạ cho mát gốc.

– Thời điểm trồng: tốt nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Qua mùa mưa cây bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây 1 trái, năm thứ ba giữ trái vừa phải; số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau.

– Tưới nước: Thời gian đầu tưới nước mỗi ngày 1 lần để cây bưởi không mất sức; qua mùa mưa cây bưởi đã lên xanh; mùa khô tiếp theo 3 ngày tưới một lần. Chú ý sử dụng nguồn nước tốt không bị ô nhiễm.

– Bón phân: Trên cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi. Phân hữu cơ thông dụng là phân bò, phân heo, các loại phân xanh; ngoài ra có thể bổ sung phân cá, phân trùn, phân dơi với liều lượng ít hơn. Mỗi năm bón ít nhất 2 lần vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch. Phân vô cơ thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá. Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng. Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh. Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.

– Phòng trừ sâu bệnh: Để phòng trừ các loại sâu, côn trùng chích hút, bệnh,….nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý sâu vẽ bùa làm suy cây, hư ngọn, nên phòng trừ bằng cách xịt confidor và chất bám dính (có thể kết hợp NPK 16.16.8).

– Kích thích ra hoa, đậu trái: Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm; do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.

– Thu hoạch: Nên thu hoạch khi bưởi da xanh vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt. Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh.

Bưởi Da Xanh Bến Tre

Bưởi da xanh Bến Tre – Loại đặc sản miền Nam ngon mà lại rẻ

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày một cao. Chúng ta không chỉ cần ” ăn no mặc ấm” mà còn hơn thế nữa là ” ăn ngon, mặc đẹp”. Tuy nhiên thế nào là ” ăn ngon” trong khi trên thị trường hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan. Điều này khó có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Mọi người thường thích dùng hàng ngoại mà đôi khi quên đi những loại thực phẩm sạch. Ở vùng Bến Tre nổi tiếng với giống bưởi da xanh một loại trái cây ngon, sạch và giàu dinh dưỡng. Những ai đã từng đến đây chưa được thưởng thức loại trái cây này thì thực sự đáng tiếc.

Đôi điều về Bưởi da xanh Bến Tre

Nhiều người không biết thường thắc mắc bưởi còn xanh sao mà ăn được, rồi ăn vào có bị đắng không, sao bưởi ruột màu hồng lại còn không có hạt nữa chứ. Trên thực tế thì loại trái cây này còn có nhiều điều đặc biệt hơn nhiều. Ở vùng Bến Tre nó được coi là loại trái cây sạch. Sạch ở đây là không chứa chất bảo quản, không phun thuốc trừ sâu, để 15 ngày không bị sao. Khi ăn không chua, không đắng, lành tính,…

Bạn đã từng mua những loại hoa quả nhập khẩu giá đến vài trăm nghìn 1 kg. Nhưng liệu đó có phải là hàng cao cấp, ăn mà không lo đồ Trung Quốc không? Trong khi đó, bán bưởi da xanh với giá chỉ vài chục ngàn 1 Kg ở trong nước. Sao cứ phải sánh hàng ngoại mà không thưởng thức những loại trái cây dinh dưỡng, an toàn ngay tại trong nước. Bưởi da xanh không những được đánh giá cao trong nước mà nó còn là mặt hàng xuất khẩu giá trị sang các nước khác.

Đặc điểm của giống bưởi da xanh

Đi trên đường nhiều khi bạn thấy một xa ba gác chở đầy bưởi chạy ngang qua, biển ghi ” Bưởi giá 20 – 25K/Trái”. Khi mua về ăn quả thì chua, quả thì bị khô. Cùng thời điểm đó, đã gấp 2 – 3 lần nhưng ” tiền nào của đấy” chất lượng thì miễn chê.

Giúp các bạn tránh nhầm lẫn giống bưởi da xanh với các loại trái cây khác mình sẽ nêu một số đặc điểm cơ bản như:

Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu

Nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/trái

Khi chín vỏ quả có màu xanh, hoặc xanh hơi vàng, dễ lột vỏ và vỏ khá mỏng.

Tép bưởi có màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi múi

Đặc biệt, bưởi da xanh có mùi thơm rất đặc trưng.

Dựa vào những đặc điểm trên, bạn có thể biết để tránh vị nhầm lẫn khi mua hàng.

Giống bưởi da xanh có nguồn gốc từ rất lâu đời, nhiều người nói nó có nguồn gốc từ xã Mỹ Thạch An, thành phố Bến Tre. Nhưng nhiều người lại cho rằng nó có nguồn gốc đầu tiên tại xã Thanh Tân, Mỏ Cày, Bến Tre. Ngày nay, Bưởi da xanh phổ biến ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Bạn đang thắc mắc ngay từ đầu tôi đã ca ngợi bưởi da xanh là loại trái cây giàu dinh dưỡng. Vậy nó có giá trị dinh dưỡng gì? Tác dụng ra sao?

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng trong bưởi da xanh

Bưởi da xanh – Loại đặc sản Bến Tre ngon mà lại rẻ

Theo nghiên cứu, trong bưởi da xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất vi lượng và đa lượng, và một số hoạt chất khác có lợi cho sức khỏe.

Trong 100g bưởi ăn được chứa đến 59 Kalo năng lượng và có nhiều khoáng như Ca (30 mg), P (21 mg), Fe (0,7 mg). Ngoài ra, trong bưởi da xanh còn chứa nhiều loại vitamin như C, A, B1, B2. Bưởi da xanh là trái cây dễ ăn, vị ngọt mát, lượng đường tự nhiên nên không lo tăng cân.

Tác dụng của bưởi da xanh

Bưởi da xanh thường xuất hiện nhiều vè mùa thu đông. Vị ngọt mát, bên trong chứa nhiều dinh dưỡng và nước, đây là loại trái cây thích hợp ăn những ngày hanh khô. Trong đông y bưởi da xanh còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như:

Tác dụng chữa bệnh của bưởi da xanh

Bưởi da xanh có công dụng chữa các bệnh như dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa, trị hen suyễn và giải rượu.

Lượng Kali trong trái bưởi rất phong phú nên giúp trị liệu lý tưởng cho những người mắc bệnh thận, bệnh về mạch máu não

Tép bưởi chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da. Giúp mau lành những vết thương ở ngoài da.

Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể. Đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Vỏ bưởi còn có tác dụng thúc đẩy sự lưu thông máu, cải thiện quá trình trao đổi chất. Ngoài ra sự khuếch tán hương vị còn có thể loại bỏ mệt mỏi và giảm bớt căng thẳng.

Người thường xuyên ăn bưởi sẽ có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch và có công dụng giảm béo.

Trong bưởi có chứa chất ” quinne” nó hữu ích cho việc trị sốt rét và chứng cảm lạnh. Ngoài ra, nó còn giúp căng thẳng, mệt mỏi.

Tác dụng làm đẹp từ bưởi da xanh

Bưởi rất tốt cho sức khỏe nhưng hàm lượng Calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da.

Mùa hanh khô, các chị em nên thường xuyên sử dụng bưởi để làn da luôn căng tràn, tươi trẻ.

Lượng Vitamin C trong bưởi và chất keo phong phú trong tép bưởi giúp tác dụng dưỡng ẩm cho da. Nó giữ nước cho cơ thể, ngăn ngừa các nếp nhăn và chân chim.

Chị em nào muốn giảm béo, có thân hình ” thắt đáy lưng ong” thì không thể bỏ qua loại trái cây kỳ diệu này.

Một điều đặc biệt nữa từ trái bưởi đó là vỏ và lá bưởi gội đầu rất thơm, tóc mềm và óng, là loại mỹ phẩm rẻ tiền mà chất lượng vô cùng tốt.

Thật bất ngờ từ loại trái cây miền tây này đúng không? Nếu ai quan tâm có thể tìm hiểu thêm cách trồn và chăm sóc để có những trái bưởi da xanh giá trị như vậy.

Kỹ thuật trồng và bảo quản bưởi da xanh

Trồng bưởi da xanh cần lưu ý những điều gì?

Chọn giống: Bạn muốn nhanh và có giống chuẩn thì nên chọn cây bưởi chiết, vì rễ ăn ngang, tránh gặp tầng sinh phèn, mau ra trái, đảm bảo chất lượng.

Đất : Cải tạo địa hình bằng phẳng, hơi cao để nước thoát nhanh, đào hố tròn, vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30cm.

Trồng và chăm sóc: Mật độ mỗi cây khoảng 500 – 600 cây, mỗi cây cách nhau 4m, hàng cách hàng 4m. Trồng thời điểm tốt nhất là cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây 1 trái, năm thứ ba giữ trái vừa phải; số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau.

Chăm sóc cây sau trồng: Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Tưới phân bón lá Lay-O,Combi-5,komix…và bón định kỳ thường xuyên 1-2 lần/tháng. Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành , tán rộng tốt cho quang hợp. Theo dõi sự sinh trưởng phát triển của cây để kịp thời phòng và trị sâu bệnh.

Giống bưởi da xanh ra hoa và trái quanh năm nên có thể cung cấp cho thị trường lúc khách cần. Thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt. Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp ở nhiều nơi.

Bán bưởi da xanh loại 1 xuất khẩu đặc sản Bến Tre giá rẻ tại Hà Nội

Tại Hà Nội ngoài chợ hay trên các siêu thị, cửa hàng bày bán rất nhiều loại bưởi khác nhau, giá cả cũng rất đa dạng. Chính vì điều này làm các bà nội trợ khó khăn không biết nên mua bưởi da xanh ở đâu là chất lượng và giá hợp lý nhất. Một lời khuyên cho các bạn là nên đến nhưng cơ sở uy tín trên thị trường, tuy giá có cao hơn đôi chút nhưng khi ăn bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Tại Hà Nội, bạn có thể đến ngay Công ty TNHH Nông Sản Dũng Hà địa chỉ bán nông sản sạch, trên thị trường. Tại đây chúng tôi bán bưởi da xanh chính hãng được nhập từ Bến Tre.

Nông Sản Dũng Hà hỗ trợ giao hàng tận nhà tại Hà Nội, nhận hàng mới phải thanh toán. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Hotline: 1900986865 Mua bưởi da xanh tại đ/c 1 : 683 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội Mua bưởi da xanh tại đ/c 2 : A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, HN