Phương Pháp Trồng Bí Xanh / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Gợi Ý Phương Pháp Trồng Cây Trong Nhà Xanh Và Đẹp

GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY TRONG NHÀ XANH VÀ ĐẸP

Cây xanh không chỉ giúp làm xanh mát không gian ngoài vườn hay ban công, hãy thử áp dụng một số kinh nghiệm sau để đem màu xanh đó ngập tràn bên trong căn nhà của bạn.

Hình 1 – Không gian xanh tạo cảm giác mát mẻ cho không gian sống.

1.    

Thiết kế không gian có ánh sáng phù hợp

Ánh sáng phù hợp sẽ giúp cây phát triển ổn định, giữ độ xanh và tất nhiên, tạo nên một khung cảnh hoàn mỹ cho không gian sống. Trong trường hợp căn nhà của bạn được thiết kế sẵn khi chưa có phương án đặt cây xanh, chỉ cần chú ý quan sát, bạn có thể nắm được lượng ánh sáng ở mỗi địa điểm trong nhà, từ đó lựa chọn loại cây hợp lý.

Các cửa sổ hướng nam, cửa sổ lớn ở phía đông hoặc phía tây không bị cản trở sẽ cho ánh sáng “mạnh”. Các cửa sổ nhỏ ở phía đông hoặc phía tây không có gì cản trở cung cấp ánh sáng ‘trung bình’. Cửa sổ phía bắc và những cửa sổ có kính mờ chỉ cung cấp ánh sáng ‘thấp’.

Lưu ý, cây sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu được bố trí cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào.

Hình 2 – Ánh sáng hợp lý sẽ giúp cây phát triển tốt và tạo nên góc nhìn đẹp mắt.

2.    

Loại cây thích hợp

Về cơ bản, cây ra hoa thì cần ánh sáng mạnh, trong khi các cây chơi lá thì chỉ cần ánh sáng yếu. Cây được cung cấp đúng lượng ánh sáng phù hợp sẽ có màu sắc đẹp tự nhiên.

Một lời khuyên đó là hãy lựa chọn cây hoa nhiều nụ, hoa mới nở; đối với cây chơi lá, dáng cây nên cân bằng. Ngoài ra, cần kiểm tra từng kỹ cây không có sâu bệnh, nôm na, cần “vạch lá tìm sâu”. Nhẹ nhàng kéo lá lên để đảm bảo chúng không dễ dàng rụng – một dấu hiệu của một cây không khỏe mạnh.

Hình 3 – Yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế không gian xanh nằm ở việc lựa chọn loại cây.

3.    

Cung cấp dinh dưỡng cho cây hợp lý

Chất dinh dưỡng đối với cây cảnh chính là phân bón. Phân bón cân bằng cần có tỷ lệ bằng nhau của ba chất dinh dưỡng chính: bao gồm Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ phân bón sẽ tốt hơn cho cây ‘ăn’ chất dinh dưỡng ồ ạt trong một lúc.

Cần lưu ý, việc cho cây nhiều chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây bị yếu và dễ mắc bệnh. Loại cây cần nhiều ánh sáng sẽ cần phân bón nhiều hơn so với cây trong bóng rợp.

Cuối cùng, trừ khi một cây đang phát triển tích cực trong mùa đông, không nên bón phân nhiều vào mùa này.

4.    

Tưới nước hợp lý

Một điều bất ngờ nhiều người không biết, đó là chăm tưới cây quá cũng không hề tốt.

Cách kiểm tra độ ẩm của đất để biết có cần phải tưới nước cho cây như sau: dùng ngón tay ấn xuống đất khoảng 2,5 cm. Nếu cảm thấy đất ẩm, đẩy tay vào dễ dàng thì vài ngày sau hãy kiểm tra lại. Nếu thấy đất khô, hãy tưới nước cho cây.

Loại chậu sử dụng cũng ảnh hưởng đến khoảng thời gian tưới nước. Cây trồng trong chậu đất thường khô nhanh hơn so với cây trong chậu nhựa. Ngoài ra, cây trồng trong ánh sáng ‘cao’ cần nước nhiều hơn những người trong ánh sáng ‘thấp’.

Bên cạnh đó, trong những ngày dài, nóng nực mùa hè – khi cây đang phát triển tích cực hơn, chúng sẽ cần nhiều nước hơn so với quãng ngày ngắn và mát mẻ của các mùa khác.

5.    

Đảm bảo đất thông thoáng

Không khí cũng quan trọng đối với cây không kém gì nước. Đất thoáng khí sẽ giúp cây của bạn “dễ thở” hơn, giúp cây phát triển ổn định. Lời khuyên khi tưới nước, hãy tưới sao cho có một ít nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước của chậu và chảy vào đĩa kê bên dưới. Dòng chảy của nước qua đất rất có lợi vì nó đẩy không khí đã sử dụng ra và cho phép không khí mới di chuyển vào không gian giữa các hạt đất.

Khi tưới, chú ý rằng nếu nước đi thẳng tới lỗ thoát nước quá nhanh, có thể đất bị khô quá và co lại, tạo ra rất nhiều khoảng trống mà nước có thể chảy qua. Đối với trường hợp này, cần đưa chậu cây ra ngoài trời, tưới chậm rãi ở viền ngoài của chậu cho đến lúc nước ngập tràn phía mặt trên của chậu cây. Cách làm này sẽ giúp đất từ từ hấp thụ nước.

Sau khi đất ướt, hãy để cây thoát hết nước rồi sau đó mới mang chậu cây đặt lại vào nhà.

6.    

Trồng lại cây hàng năm

Bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm. Nguyên nhân là do cây luôn phát triển, chúng sẽ trở nên quá to so với chậu đang sử dụng, hoặc bởi vì chúng cần một hỗn hợp đất tươi mới hơn. Nên trồng lại cây khi thời điểm thời tiết thuận lợi, thường là vào mùa xuân hay mùa hè.

Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu.

Mỗi loại cây lại phù hợp với chất đất khác nhau. Ví dụ với cây hoa đá cần dùng xỉ than để dễ thoát nước, cây phong lan chỉ cần một nền đất lỏng, chủ yếu là vỏ cây…

Hình 4 –  Cây cần trồng lại ít nhất mỗi năm một lần.

7.    

Kiểm soát côn trùng và vật nuôi

Không chỉ các loại sâu bệnh, thú cưng cũng là một mối nguy hại đối với cây cảnh nội thất mà các gia đình cần quan tâm.

Cây bị sâu, rệp: Có rất nhiều loại sâu bệnh, rệp, bọ sẽ xuất hiện trên cây cảnh của bạn nếu chăm sóc không tốt. Rệp đen, rệp trắng, rệp vàng là ba loại thường xuất hiện trên cây hoa, cây cảnh, đặc biệt chúng hay xuất hiện ở vị trí chồi non, nụ hoa. Đơn giản nhất, có thể dùng vòi, xịt mạnh nước để đuổi chúng đi. Bạn cũng có thể dùng bông thấm rượu để lau những lá cây bị bệnh. Nếu dùng “thuốc”, đối với rệp đen và rệp vàng, sử dụng thuốc Ditarex pha nồng độ vừa phải phun vài ba lần là sạch ngay. Riêng rệp phấn trắng, được mệnh danh là rệp sáp có khả năng kháng thuốc. do vậy các loại thuốc có độc tố cao đến mấy nó cũng kháng được; giống rệp này chỉ ngưng hoạt động trong thời gian dùng thuốc. Giống rệp này thường tập trung nhiều nhất ở các cây: Vạn tuế, thiên tuế, sơn tuế, cau các loại. nhất là vạn tuế và cau lợn cọ thường hay mắc. Cần chú ý, một khi rệp phấn trắng đã bò xuống tận gốc, cây chắc chắn sẽ “chết”, cần loại bỏ ngay để rệp không lây sang các cây còn lại.

Hình 5 – Đuổi côn trùng gây hại đi trước khi chúng kịp làm hỏng cây của bạn.

Cây bị ruồi trắng: Nếu bạn phát hiện những vết bẩn màu trắng bay lên khi bạn quẹt tay vào lá cây, chứng tỏ những con ruồi trắng đã làm tổ. Để tiêu diệt chúng, lấy xà phòng pha loãng và xịt lên lá, đặc biệt mặt dưới của lá.

Lời khuyên dành cho bạn, hãy xịt thử trên vài lá để đảm bảo rằng cây không bị dị ứng với xà phòng.

Đối với vật nuôi trong nhà, mèo là loài thường hay đào bới đất ở chậu cây, thậm chí dùng chậu cây làm nơi ‘giải tỏa nỗi buồn’. Để giải quyết thói xấu này của chúng, hãy xé nát một ít lá cây và rải xung quanh gốc – lá cây tươi có mùi hương khiến mèo tránh xa.

Hình 6 – Hãy dè chừng chính người bạn nhỏ này!

Phương Pháp Xử Lý Hoa Cho Nho Xanh Ra Nhiều Trái

Nho xanh Ninh Thuận là loại nho có trái bầu, nhỏ, không hạt.

Sở dĩ Ninh Thuận trồng được nho bởi lẽ vùng này khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông.

Có thể nói khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

Ninh Thuận có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Mùa khô từ tháng 11- 4, có độ ẩm cao (đây là mùa thích hợp trồng nho vụ chính) và mùa mưa từ tháng 5 – 10.

Ăn nho xanh có tốt không?

Từ lâu nho đã được chứng minh là một loại quả chứa nhiều chất bổ có lợi cho sức khỏe như: Tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, tốt cho tim mạch, có tác dụng thải độc tố…

Trái nho chứa khoảng 65 – 85% nước, 10 – 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.

Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn.

Qua phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân rất tốt.

Lưu ý khi trồng nho xanh Ninh Thuận:

Đất trồng: nho xanh không phải Cây nho thân gỗ vì thế nó thích hợp với đất cát, nắng nóng, nhất là đất pha cát có PH = 5.5 tới 7.5, vị trí đất cao, không bị ngập úng, thoat nước tốt.

Mật độ: Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 1,5 tới 2m.

Tưới nước: Những ngày trời nắng thì 4 – 5 ngày tưới nước/ lần, không được để đất khô.

Khi mưa kéo dài thì phải thoát nước nhanh không để nho bị ngập úng.

Tạo giàn cho nho xanh: Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc.

Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ.

Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1.

Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng.

Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng.

Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau.

Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối …

Bón phân chăm sóc nho xanh: Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200 -400 kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Trước cắt cành: 100-300 kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7 + TE)/ha.

Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần.

Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 15-350 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Ngưng phun thuốc trước thu hoạch 10 ngày.

Xử lý hoa: Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau).

Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

Sâu bệnh: Khi trồng nho xanh nên lưu ý một điều, sâu nho rất độc nên phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 1 năm/lần để tránh sâu bệnh gây hại cho cây cũng như cho sức khỏe của chính chúng ta.

Thường tiến hành trước khi thu hoạch 3-2 tháng, tránh lúc cây ra hoa vì sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn cũng rất quan trọng.

Thường xuyên dọn rác, lá khô, để vườn được sạch sẽ, đề phòng là nơi ẩn náu của các loại sâu bệnh, sinh vật có hại.

Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh (Bí Xanh Đao)

 30/11/2023

Dạng quả thuôn dài, quả nây đều, hai đầu quả hơi múp, vỏ quả màu xanh đen, rất ít lên phấn, đường kính quả 8 – 10 cm. Trọng lượng quả trung bình từ 3 – 5kg, cùi dày, ít ruột, là giống có chất lượng cao nhất.

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH (BÍ ĐAO, BÍ SẶT)

  I. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG BÍ SẶT: – Đặc tính: Dạng quả thuôn dài, quả nây đều, hai đầu quả hơi múp, vỏ quả màu xanh đen, rất ít lên phấn, đường kính quả 8 – 10 cm. Trọng lượng quả trung bình từ 3 – 5kg, cùi dày, ít ruột, là giống có chất lượng cao nhất. II. KỸ THUẬT CANH TÁC 1. Thời vụ:  - Bí xanh có thể gieo trồng vào 2 vụ chính:  Xuân hè và thu đông. + Vụ xuân hè trồng từ tháng 1 – 3 dương lịch tốt nhất gieo 25/1 – 25/2. + Vụ thu đông trồng tốt nhất từ 15/8 đến 15/9. Ngoài ra có thể trồng bí vụ hè thu (bí xanh trái vụ), trồng tốt nhất từ 15 – 25/6 2. Chọn đất và làm đất: – Chọn đất: Chọn đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, đất trung tính, tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, chủ động  nư­ớc. – Làm đất: Cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ, rắc đều 15 kg vôi bột lên mặt ruộng. Sau đó tiến hành lên luống, luống rộng 1 m; cao 25 – 30 cm và có rãnh thoát nước. Nếu hàng đơn luống rộng 50 – 60cm 3. Chuẩn bị cây con: – L­ượng giống: 35g -  40g/sào – Xử lý hạt giống: Phơi hạt dư­ới nắng nhẹ khoảng 2 giờ sau đó ngâm hạt từ 3 – 4 giờ, rửa sạch, để ráo, bọc hạt vào khăn bông ẩm, ủ hạt ở nhiệt độ 28 – 300C. Khi hạt nứt nanh thì gieo hạt vào bầu hoặc gieo thẳng ra luống ươm cây con. Luống ươm cây con cần bố trí ở nơi cao ráo, có thể ở góc ruộng hoặc bờ ruộng. Dùng đất bột nhỏ mịn và 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục, 1 kg lân trộn đều với đất, rải một lớp dày khoảng 3 – 5 cm, rộng 3 – 4 m2, tưới ẩm sau đó cắm hạt với khoảng cách từ 4 – 5 cm. Sau khi cắm hạt tiến hành phủ một lớp đất bột kín hạt và dùng rơm, dạ phủ lên trên để giữ  ẩm. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho luống ươm.  Khi cây con có 1- 2 lá thật thì trồng ra ngoài ruộng. Vụ hè thu có thể tra hạt trực tiếp trên ruộng. 5. Mật độ, khoảng cách trồng – Mật độ: 3 – 3,2 vạn cây/ha (khoảng 1.100 – 1.200 gốc/1 sào) – Khoảng cách: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 40 – 45cm                          hoặc khoảng cách 50 x 50cm, trồng theo kiểu nanh xấu. 6. Phân bón:

Lượng phân cho 1 sào

Phân hữu cơ hoai mục: 400 – 500 kg

Urê:                                   8 – 10 kg

Super lân:                        15 – 20 kg

Kali:                                  7 -   8 kg

Phân NPK: 5:10:3:               20 kg

            Phương pháp bón: – Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + phân lân + vôi + NPK. Bón rải đều trong rạch giữa luống hoặc theo hốc cách vị trí đặt cây 3 – 5 cm, độ sâu 10 -15 cm sau đó lấp đất lại. Lượng phân còn lại chia ra bón thúc vào các thời kỳ chính sau: + Thúc lần 1: Thời kỳ bén chân đến 6 – 7 lá thật: Bón 20% – 30% lượng phân đạm urê. (Lượng phân trên nên tưới loãng làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày) + Thúc lần 2: Từ 6 – 7 lá đến ra hoa rộ bón: 30 – 40% lượng phân đạm urê và 30 – 40 % lượng  kali kết hợp xới vun cao luống. + Thúc lần 3: Thời kỳ phát triển quả bón nốt lượng phân còn lại. 7. Chăm sóc: * Tưới nước: Bí xanh cần ẩm, nên sau khi gieo nếu đất thiếu ẩm phải tưới kịp thời, tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, lấy nước vào rãnh sao cho nước đủ ngấm vào luống sau đó tháo nước đi, tốt nhất nên giữ mặt luống khô để hạn chế bệnh hại có thể phát sinh, phát triển. Nếu gặp úng thì cây dễ bị bệnh gây hại và rụng hoa, rụng quả. * Xới vun: Ở thời kỳ cây con có 3 – 4 lá đến 7- 8 lá thật thì tiến hành xới phá váng. Khi cây có tua cuốn thì xới vun cao cần kết hợp xới vun sau mỗi lần bón phân để tăng hiệu quả của phân bón đồng thời hạn chế cỏ dại phát triển. * Bấm ngọn, tỉa nhánh: Một gốc bí có thể để từ 1- 2 nhánh, nếu để một nhánh thì không cần bấm ngọn còn để 2 nhánh thì bấm ngọn khi cây có 5 lá thật, sau khi bấm ngọn cây sẽ  ra nhánh bên, chỉ giữ lại 2 nhánh chính khoẻ nhất và thường xuyên kiểm tra ngắt bỏ các nhánh còn lại khi nhánh mới nhú. * Lấp dây, làm giàn, nương dây: Khi cây bí dài 50cm, lấy đất lấp ngang đốt, cách 1 – 2 đốt lại lấp để cho cây bí ra nhiều rễ ngang (rễ phụ), giúp cây tăng khả năng hút  nư­ớc và chất dinh dưỡng để nuôi quả. – Làm giàn: Khi cây xuất hiện tua cuốn thì cắm giàn chéo chữ X để tận dụng hợp lý ánh sáng, một sào cần khoảng 1.400 – 1.500 cây dèo, giàn cần buộc chắc chắn để tăng khả năng giữ  quả, tránh để mưa gió có thể làm đổ ảnh hưởng đến năng suất bí. – N­ương dây: Trước khi cho cây leo lên giàn nên để cây bò trên luống khoảng 40 – 50 cm (hướng ngọn bí bò từ gốc này sang gốc kia sau đó mới nương dây cho leo lên giàn). Chú ý: Không để dây lật úp hoặc bị vặn dây, dùng rơm dạ, dây chuối buộc ngọn bí lên giàn ở vị trí dưới nách lá. * Thụ phấn nhân tạo: Do lá bí to che lấp hoa gây khó khăn cho quá trình thụ phấn nên cần thụ phấn nhân tạo, khi thấy hoa cái nở thì dùng phấn hoa đực mới nở chấm lên nhuỵ hoa cái vào lúc sáng sớm từ  7 – 9 giờ. Mỗi cây để từ 1 – 2 quả, ngắt bỏ những quả còn lại, khi đường kính quả đạt khoảng 2 cm tiến hành ngắt ngọn cách cuống quả từ 2 – 3 đốt để hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Đặt cuống quả gác lên cây dèo. 8. Phòng trừ sâu bệnh. Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chú ý thực hiện chế độ vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ lá già, lá bệnh, xử lý kịp thời tạo điều kiện môi tr­ường thông thoáng. Thăm đồng th­ường xuyên, phát hiện kịp thời sâu bệnh hại, phun thuốc phòng trừ  sớm. 8.1. Sâu hại:  Bí xanh bị một số sâu hại chủ yếu như bọ trĩ, sâu đục lá, sâu khoang,… a, Bọ trĩ, bọ phấn, rệp (nhóm sâu trích hút) Sử dụng các loại thuốc hoá học như: Confidor 100SL, Actara, Dantotsu, Regent,. b, Sâu vẽ bùa (Ruồi đục lá) + Sử dụng các loại thuốc hoá học như: Crymax, Tập kỳ, Sherpa, Decis, Sadavi, Regent, Dantotsu, … Nên thường xuyên thay đổi loại thuốc để tránh làm cho sâu nhanh quen thuốc. Nếu ruộng bí đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi có phun thuốc nên bón bổ xung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. Để hạn chế độc hại cho người sử dụng bà con nhớ đảm bảo thời gian cách ly của thuốc. c, Sâu Khoang, sâu xanh: + Nếu bị hại nặng thì dùng thuốc: Tập kỳ, Phares, Callous, Sumicidin, Shepa, Karate,  Bulldock. 8.2. Bệnh hại:  Cây bí xanh thường bị các loại bệnh như: Lở cổ rễ, héo rũ, phấn trắng, bệnh giả sương mai… a, Lở cổ rễ (Rhizoctonia solani và Fusarium solani) + Dùng thuốc phun phòng:  Dùng hỗn hợp 20 ml Kasumin + 15 gr  Arygreen pha với10 – 12lít n­ước phun trên 1 sào. Cách phun: Phun lần 1 sau trồng 3 -5 ngày.                            Lần 2: Sau lần thứ nhất 7 ngày. + Dùng các loại thuốc hoá học như:: Validacin, Than – M, Manage, Daconil, Topsin,… b, Bệnh héo rũ (chết ẻo). Có thể dùng một trong các loại thuốc như: Kasumin, Rhidomil, Ridozeb, Copper – B,…. Phun kỹ dưới gốc cây và cả trên mặt luống. c, Bệnh phấn trắng: – Dùng các loại thuốc hoá học như: Tilt super, Anvil, Manage, Score, Benlate, Rhidomil,… 9. Thu hoạch, bảo quản, để giống. + Khi thấy vỏ quả bí xuất hiện lớp phấn màu trắng, vỏ quả đã cứng như vậy là bí đã già có thể thu hoạch. Khi thu hoạch chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm dập vỏ quả. + Bảo quản quả: Sau khi thu hoạch nếu cần bảo quản quả trong thời gian dài thì có thể xếp quả lên dàn từ 2-3 lớp quả hoặc dựng quả ở nơi thoáng mát. Trong quá trình bảo quản phải kiểm tra th­ường xuyên, loại bỏ những quả hỏng. + Sản xuất hạt giống: Chọn những quả bí to, phát triển cân đối, vỏ quả cứng có lớp phấn trắng phủ lên vỏ, lông trên quả đã rụng, cuống quả teo lại. Dùng dao bổ dọc quả, lấy hạt, sau đó đãi sạch và phơi khô. Bảo quản hạt trong điều kiện mát và thông thoáng.  

Các Phương Pháp Trồng Răng Giả

Các phương pháp trồng răng giả nào được sử dụng hiện nay?

Hiện nay tại các trung tâm nha khoa Đăng Lưu có áp dụng thành công 3 phương pháp trồng răng giả để phục hình nha khoa cho các bệnh nhân gặp phải vấn đề mất răng. Ba phương pháp đó bao gồm: Làm hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ cố định và kỹ thuật cấy ghép implant. Để lựa chọn được một phương pháp trồng răng giả phù hợp, bạn cần tìm hiểu những ưu cũng như khuyết điểm của các phương pháp trồng răng giả này.

Hãy bắt đầu với một phương pháp được đánh giá là phù hợp trong phục hình mất răng. Kỹ thuật cấy ghép răng implant. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp từ mất một răng cho đến nhiều răng. Về phương pháp thì kỹ thuật sử dụng một trụ implant được làm từ chất liệu titan để cấy trực tiếp vào xương hàm để đóng vai trò là một chân răng thay thế cho chân răng bị mất. Sau khoảng thời gian chờ đợi trụ implant tích hợp khi cho vào xương (khoảng 3 đến 6 tháng), một mão răng sứ sẽ được chụp lên trên đầu trụ implant.

Ưu điểm của kỹ thuật này là răng giả thay thế tốt cho răng thật, cả về độ tự nhiên cũng như thực hiện các chức năng bình thường của răng nhờ cấu tạo ba phần tương tự như răng thật của răng implant. Răng tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào các răng khỏe mạnh bên cạnh. Độ bền của răng rất cao, có thể tồn tại suốt đời con người ở đúng vị trí vững chắc không bị lỏng lẻo. Răng implant còn có một ưu điểm nữa là nó ngăn ngừa tiêu xương rất tốt thậm chí sau khi cấy ghép phần xương bị tiêu sau khi mất răng còn được bổ khuyết. Răng implant chỉ có một khuyết điểm duy nhất là giá thành cao và đòi hỏi phải có bác sĩ tay nghề cao mới thực hiện được và phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành được một răng hoàn chỉnh.

– Cầu răng sứ cố định: là một trong những phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mất răng. Cách thực hiện lắp cầu răng sứ như sau: trước tiên bác sĩ sẽ mài nhỏ một hay nhiều răng ở hai bên vị trí bị mất răng để làm trụ cầu và sau đó một cầu răng sứ nhân tạo sẽ được lắp lên các trụ này. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai bình thường và giá thành tương đối hợp lý. Tuy nhiên phương pháp này lại không khắc phục được tình trạng tiêu xương tại vị trí mất răng khiến xương tiêu nhiều ảnh hưởng đến đường nét khuôn mặt. Các răng thật bên cạnh cũng không thể thực hiện chức năng bình thường do đã bị mài nhỏ và hoạt động phụ thuộc vào cầu răng. Nguy cơ sâu răng và viêm nha chu, cầu răng bị lỏng cũng không hề nhỏ.

– Hàm giả tháo lắp: được áp dụng trong các trường hợp mất nhiều răng hay mất toàn hàm. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn lại không phải xâm lấn răng, phù hợp với những người cao tuổi, người bị tiêu xương hàm nhiều, sức khỏe yếu. Hàm giả tháo lắp nâng đỡ các cơ môi, má, từ đó giúp hạn chế nếp nhăn, hóp má tại các vị trí mất răng.

Khuyết điểm của nó là vướng víu, không đảm bảo chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm. Nếu vệ sinh không tốt, việc sử dụng hàm giả tháo lắp có thể sẽ gây sâu răng và viêm nha chu tại nơi tiếp giáp giữa hàm giả với răng thật. Sau một thời gian sử dụng hàm giả thường trở nên lỏng lẻo, phải chỉnh sửa hoặc làm lại do xương dưới hàm giả tiêu dần.

Lưu ý : Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Phương Pháp Trồng Rau Khí Canh

Phương pháp khí canh là gì?

Môi trường phát triển của cây trong phương pháp thổ canh là đất, thủy canh là nước thì môi trường phát triển cây với phương pháp khí canh là không khí.

Cây trồng, rau xanh được đặt trong môi trường không khí ẩm, rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, chất dinh dưỡng và nước được cung cấp thông qua một hệ thống dẫn bằng cách phun trực tiếp vào rễ cây.

Phổ biến nhất khi trồng rau bằng phương pháp khí canh là sử dụng sản phẩm trụ đứng khí canh, giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc, dễ dàng và thuận tiện hơn trong trồng cũng như thu hoặc rau xanh.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Rễ cây đặt trong không khí, được tiếp nhận trực tiếp nước và chất dinh dưỡng thông qua quá trình phun sương, mỗi lần phun sương khoảng vài phút.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Vì rễ cây được đặt trong không khí nên hoạt động thở cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả gấp mười lần so với phương pháp thổ canh, giúp rút ngắn thời gian phát triển của cây trồng nhưng cây trồng vẫn sinh trưởng mạnh mẽ, cho năng suất cao.

Để cây trồng phát triển hiệu quả hơn trong phương pháp khí canh cần lưu ý cung cấp đủ và kịp thời nước và chất dinh dưỡng.

Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trồng rau khí canh với trụ khí canh

Trồng rau trụ khí canh cho phép rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, giúp cây có sức đề kháng cao, hạn chế các loại vi khuẩn và nấm bệnh tấn công so với phương pháp trồng thổ canh.

Trụ khí canh được thiết kế dáng trụ đứng phù hợp với nhiều không gian khác nhau mà không tốn quá nhiều diện tích, rất phù hợp với các gia đình nhà phố, trồng rau trên ban công, sân thượng đạt hiệu quả.

Với thiết kế các đốt trụ rời giúp dễ dàng lắp đặt, tháo rời, cũng như di chuyển trong quá trình thi công

Các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh từng ống trụ khí canh

Trụ khí canh bao gồm các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh ống trụ, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch cây trồng, cây trồng phát triển mà không gây ảnh hưởng đến những cây khác hoặc toàn bộ trụ đứng.

Dễ dàng kiểm tra và vệ sinh sau mỗi lần thu hoạch, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho những vụ mùa sau.

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao: một trụ khí canh có giá dao động từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng

Phương pháp khí canh còn khá mới lạ, nên cần sử dụng một số thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, để đảm bảo hiệu quả phát triển của cây trồng.

Gia đình cần nắm chắc kiến thức thủy canh, khí canh để giúp quá trình chăm sóc cây trồng đơn giản và dễ dàng hơn.

Hiệu quả của phương pháp trồng rau khí canh

Phương pháp khí canh giúp tăng năng suất cây trồng

– Phương pháp khí canh giúp tiết kiệm khoảng 95% lượng phân bón và 98% lượng nước trong quá trình chăm sóc rau xanh.

– Năng suất cây trồng tăng hơn 30% so với các phương pháp trồng rau khác như thổ canh và thủy canh.

– Với phương pháp khí canh, quá trình phát triển của cây trồng sẽ được rút ngắn lại, khả năng sinh trưởng tăng khoảng 1,5 lần, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc cây trồng.

– Phương pháp khí canh cũng cho phép trồng đa dạng các loại cây trồng, nhiều loại rau xanh, các loại rau thân thảo, trái cây,…

Sản xuất, phân phối tấm thoát nước, vỉ nhựa, vật tư thi công vườn trên mái, ban công, cảnh quan, sân vườn, trồng hoa, trồng rau

www.greensolutions.vn