Chuối là mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trổng phổ biến ở mọi miền trên đất nước ta.
Nội dung trong bài viết
Nhân giống
Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
Chuẩn bị vật liệu
Khoảng cách và mật độ ươm
Chăm sóc cây vườn ươm
Ở Việt Nam có hơn 30 giống chuối khác nhau, phổ biến có giống chuối tiêu, chuối tây và những giống đặc sản ở môi vùng như chuối Ngự, chuối tiêu Hồng (Nam Định), chuối Cau (miền Trung), chuối Cơm (Đồng Nai), chuối Ba La (Đà Lạt) chuối Bôm ở các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam bộ.
Nhân giống
Có hai phương pháp: tách chồi, ươm mầm.
TÁCH CHỒI: Trên cây mẹ ,ngoài việc để lại một cây con để thay thế cây mẹ sau khi chặt buồng, tối đa chỉ có thể tách được hai mầm. Việc tách chồi nên tiến hành sau khi cây mẹ đã trổ buồng để khỏi ảnh hưởng đến cây mẹ. Cây con hình búp măng, chu vi gốc trên 80 cm, có độ cao 1,2 – 1,5 m với 4 – 5 lá thật là có thể tách đem trồng mới được. Sau khi đã cắt thân giả cách cổ thân 20 hoặc trồng cả thân giả.
NHÂN GIỐNG BẰNG CỦ: Chọn củ nặng trên 2 kg, có đường kính gốc 20 -25 cm, chẻ ra nhiều miếng (dọc hoặc ngang), mỗi miếng có một mầm tốt, chấm các mặt cắt vào tro bếp rồi đem ươm. Một củ có thể cho 10 – 15 cây con, chăm sóc tốt sau 9 tháng có thể đem đi trồng mới.
Nếu củ để nguyên hoặc bổ đôi thì hệ số nhân chỉ đạt từ 2 đến 3, nhưng thời gian ươm cây giống ngắn hơn. Vụ xuân chỉ mất 4 – 5 tháng, vụ thu – 7 tháng, chất lượng cây giống tốt hơn. Có thể rút ngắn thời gian trên bằng cách tăng cường tưới nước, tưới phân cho cây con.
Khi cây chuối được 6 tháng, chặt sát đất bỏ mầm sinh trưởng ở giữa để thúc các mầm bên. Khi các cây con ở mầm bên cao được 20 – 30 cm thì tách khỏi cây mẹ đem trồng vào vườn ươm. Tiếp tục chăm sóc cho gốc chuối mẹ bằng cách tưới nước kết hợp bón đạm hoặc nước giải pha loãng 1/10. Sau 6 tháng mỗi gốc cho 6 – 10 cây con.
Kỹ thuật vun cao gốc để tăng hệ số nhân:
Chọn đất nhẹ, bón lót nhiều phân hữu cơ và NPK nhất là phân N rồi đem trồng cây con với khoảng cách 2 x 1,5m
15 ngày sau khi trồng vun gốc thật cao (50 – 60 cm).
Như vậy cây chuối mới trồng ngoài thân cũ, có thêm một củ mới. Mỗi củ tiếp tục cho thêm mắt và thêm con mới. Như vậy hệ số nhân sẽ tăng gấp 2 so với cách trồng cũ. Bằng cách này sau 6 tháng mỗi gốc có thể cho 12 đến 18 con giống.
Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
Nhân giống chuối bằng phương pháp truyền thống hệ số nhân thấp, cây không đồng đều.
Ngày nay nhờ có tiến bộ khoa học mới trong công nghệ sinh học, nhiều nước trồng chuối trên thế giới đều áp dụng phương pháp nuôi cấy mô vì có các ưu điểm trội hẳn:
Hệ số nhân rất cao;
Sạch bệnh vi rút;
Cây rất đồng đều. Dễ điều khiển thời vụ thu hoạch trong năm.
Cây sớm ra quả và cho năng suất cao (trên cơ sở chọn giống cây mẹ đầu dòng).
Nhân giống chuối nuôi cấy mô bao gồm hai công đoạn chính:
Công đoạn 1: Tiến hành trong phòng thí nghiệm để tạo ra được nhiều cây con.
Công đoạn 2: Giai đoạn vườn ươm cho đến lúc cây đạt tiêu chuẩn đem trồng.
Khác với cây chuối giống tách từ cây mẹ, cây chuối in vitro cần phải qua giai đoạn vườn ươm để tạo cây hoàn chỉnh, đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn sản xuất. Các bước tiến hành vườn ươm cây chuối in vitro gồm hai giai đoạn:
Vườn mạ (còn gọi là vườn ươm 1).
Vườn ươm cây trong bầu đất (vườn ươm 2), là giai đoạn đưa cây mẹ vào bầu tạo cây giống đạt tiêu chuẩn để trồng trong sản xuất.
Chuẩn bị vật liệu
Nhà ươm đơn giản: Chiều cao từ 2 – 2,5m, cột chống bằng bương hay tre, mái lợp bằng phên nứa hoặc cót, xung quanh được che kín bằng cót ở độ cao 0,8 – 1m tính từ mặt đất, hoặc che kín các mặt trong mùa đông. Chiều dài và rộng của nhà ươm tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và số lượng cây con cần ươm. Cứ 1m 2 sàn thì ươm được 400 – 500 cây chuối vườn mạ hoặc 50 – 60 cây chuối trong bầu đất.
Giá thể để ươm cây:
+ Đối với cây vườn mạ có thể sử dụng một trong các loại giá thể sau: Xơ dừa xay nhỏ, tro trấu, mùn cưa và cát. Giá thể được chứa trong bổn ươm có khung bằng gỗ cao 20cm, hoặc đánh theo luống có bề mặt rộng 1,0 – 1,2 m. Mặt luống trái một lớp dày từ 3 – 5cm hỗn hợp đất bột + phân chuổng theo tỉ lệ 1: 1 hoặc cát + phân chuồng mục theo tỉ lệ trên. Trên cùng trái một lớp cát sạch dày 2 – 2,5cm.
+ Đối với cây trong bầu: Giá thể sử dụng cho vào bầu tốt nhất là đất phù sa hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ trộn lẫn với phân hữu cơ đã được ủ hoai mục theo tỉ lệ 2: 1.
Chú ý: Nền giá thể phái được tưới nhiều lần để ổn định, chống tụt cây sau trổng, tránh cây sẽ bị nghẹn không phát triển được.
Phân loại cây: Cây lấy từ ống nghiệm ra được xếp loại theo từng hạng cùng kích cỡ và trổng riêng từng hạng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Loại bỏ các cây dị hình, yếu kém.
Khoảng cách và mật độ ươm
Vườn mạ:
Khoảng cách 3 x 5cm hay 5 x 5cm.
Mật độ 400 – 500 cây/1m 2.
Vườn ươm bầu chuối:
Kích thước túi bầu polietylen là 12 x 16 cm, có đục lỗ ở đáy và xung quanh.
Mật độ bầu giai đoạn đầu xếp 70 – 80 bầu/m 2. Sau một tháng giãn bầu ở mật độ 50 – 60 bầu/m 2.
Chú ý: Khi giâm cây cần chú ý trồng nông, rạch hàng sâu 15cm (ở vườn mạ) hoặc khoét một lỗ nhỏ trên lớp đất mặt túi bầu, đặt cây chuối con vào và phủ giá thể hoặc đất kín hết rễ.
Chăm sóc cây vườn ươm
Cây vườn mạ kéo dài 20 – 25 ngày tuỳ theo thời tiết. Cây chuối bầu kéo dài 50 – 60 ngày.
Tưới nước:
+ Cây vườn mạ: Trong tuần đầu tưới phun ngày ba lần.
Tuần thứ hai có thể dùng ô doa tưới ngày 1 – 2 lần.
+ Cây trong bầu: Thời gian đầu một ngày tưới 1 -2 lần bằng ô doa. Sau có thể dùng vòi phun 1 – 2 lần/ngày.
Chú ý: Giữ độ ẩm giá thể và đất bầu thường xuyên ở 80%.
Phun dinh dưỡng cây vườn ươm:
Sau khi cây vườn mạ đã bén rễ hoàn toàn, xen kẽ với các lần phun hoặc tưới nước phun dinh dưỡng để bổ sung cho cây gổm đạm urê + lân + kaliclorua theo tỉ lệ 2: 1: 1. Nồng độ dung dịch sử dụng là 1/1000 (1 gam hôn hợp trên pha trong một lít nước). Dùng bình phun ướt toàn bộ lá, định kỳ một tuần phun hai lần.
Đối với cây trong túi bầu (vườn ươm 2) sau khi cây đã hổi xanh phun hôn hợp dinh dưỡng như đối với cây ở vườn mạ với nổng độ 0,2 – 0,4% tức là 2 -4g hỗn hợp dinh dưỡng cho một lít nước.
Chế độ ánh sáng:
+ Cây vườn mạ: Duy trì ánh sáng tán xạ, che bớt bằng phên tre 50% ánh sáng trực xạ mặt trời.
+ Cây trong bầu: Che bớt 30% ánh sáng trực xạ mặt trời Khoảng hai tuần trước khi đưa cây con ra trong ở ruộng sản xuất cần bỏ hết phên che để cây cứng cáp, quen dần với điều kiện đổng ruộng (giảm độ ẩm, cường độ chiếu sáng tăng).
Bảo vệ thực vật cho cây vườn ươm:
Phun các loại thuốc trừ nấm cho cây. Có thể phun phòng 7 – 10 ngày/lần. Các loại thuốc thường dừng Benlate, Rovral, Tilt…
Phun thuốc trừ sâu khoang, rệp. Dùng Dipterex, Padan…
Đánh bả ốc sên, cóc nhái, chuột… cắn và ăn lá chuối.
Chú ý:
Cần phân loại cây trước khi xuất vườn, loại bỏ cây dị hình và cây kém phát triển.
Ngừng bón phân và giảm tưới nước.
Bỏ bớt giàn che cây: Sau trồng 20 ngày đến 1 tháng tuỳ theo tình trạng cây bỏ bớt 1/3 giàn che, 1,5 tháng sau trồng bỏ 50% giàn che, trước khi đem ra ruộng trồng 10 ngày bỏ hết giàn che nhưng chú ý giữ ẩm cho cây. Nếu chăm sóc tốt làm đúng qui trình kỹ thuật hướng dẫn cây tiêu chuẩn xuất vườn đạt tỉ lệ 90 – 95%.