Phong Lan Kiếm Xích Ngọc / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kiếm Xích Ngọc, Kiếm Đỏ, Hài Hương, Hài Mốc Hồng, Hài Trần Liên 13

– Kiếm Xích Ngọc đang nụ (đã hết)

1. Kiếm Xích Ngọc (Cymbidium dayanum): C ây đang nụ. Trồng trong chậu, lót than củi dưới đáy 1/3 chậu, rải 1 lớp vỏ thông + xơ dừa băm nhỏ lên, đặt cây ngay ngắn vào chậu, tiếp tục đổ hỗn hợp vỏ thông + xơ dừa đến miệng chậu, vỗ nhẹ thành chậu cho giá thể lọt xuống, tưới nhiều nhưng đảm bảo sao cho không úng.

Ảnh thực tế cây đang nụ:

2. Kiếm đỏ Cymbidium suavissimum: lá 5-7 chiếc. Dò hoa to, lên thẳng, hoa 30-60 chiếc, to 3-3,5 cm, nở vào mùa Hạ, thơm mùi trái cây. Loại này ít khi xuất hiện trên thị trường. Cây lan này rất giống với Cym floribundum nhưng sắc hoa tím đỏ hơn, củ to hơn, lá dài hơn, nhiều hoa hơn, có hương thơm và nở vào Hạ thay vì mùa Xuân như Cym. floribundum.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế tự chụp:

3. Hài Hương (Paphiopedilum emersonii):

– Lá từ 4 đến 6 chiếc dài 15-18 cm, ngang rộng 2 cm.

– Hoa: Cánh hoa trắng và mũi hài (pouch) mầu vàng cam, kích thước 10cm, thoang thoảng hương thơm ngọt và nở vào mùa Xuân.

– Đặc điểm: Trong tự nhiên, người ta tìm thấy loài này mọc trên vách đá cheo leo trong các cánh rừng rậm lá, khô ở độ cao 460-750 mét so với mực nước biển.

– Yêu cầu: Cây ưa trồng ở nơi có tán bóng trung bình và mát, nhiệt độ 7-32 độ C, độ ẩm 60-80%. Để giúp cây ra hoa, giảm nước tưới và giảm nhiệt độ trong 3-4 tuần vào mùa Đông.

Xem biểu đồ tưới nước;

* (Khô-K, Vừa-V, Ướt-Ư):

Tháng 123456789101112

Lượng KKKVƯƯƯƯVVKK

Chất trồng: Trên thực tế, loài này rất dễ trồng và thích nghi với nhiều loại vật liệu; có thể là hỗn hợp cỡ nhỏ; 1. đá dăm, dớn cọng vụn, sơ dừa, đất cục nhỏ, sỏi, xỉ than tổ ong 2. vỏ cây, vỏ lạc, đá trân châu, than gỗ.

Ảnh thực tế:

4. Hài Mốc hồng (Paphiopedilum micranthum): Một giống lan hài nhỏ, lá 3-5 chiếc dài 5-10cm. Dò hoa cao 10-25 cm, hoa 1 chiếc, to 10 cm nở vào khoảng tháng 12- tháng 02 dương lịch, hoa rất đẹp.

Ảnh hoa (sưu tầm do bây giờ đang nụ)

Ảnh thực tế:

5. Hài Trần Liên (paph tranlienianum): Loại lan hài đặc hữu của Việt nam, lá 3-6 chiếc dài 5-15cm, mép lá có viền trắng mờ. Ngồng hoa cao 10-18 cm, hoa đẹp, 1 chiếc nở vào tháng 9-11 dương lịch.

Ảnh thực tế:

18h 13/01/2014: KIẾM XÍCH NGỌC HẾT HÀNG

Kiếm Tuyết Ngọc, Bán Kiếm Trằng Tuyết Ngọc Tại Hà Nội

Lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọcthuộc dòng Kiếm Lô Hội hoa trắng rất đẹp.

Cây có thân lá nhỏ rất dễ nhận biết, cần hoa rất dày bông và dễ dàng nhận biết.

Bông hoa cánh tròn dạng cánh thủy tiên, cần hoa dày và rất siêng bông rất đẹp.

Cây bán sơn địa là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa và màu sắc rất bắt mắt. Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.

Hình dáng cây hoa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Thân cây kiếm: Là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 3-6 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng 2-3cm. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.

Lá cây kiếm: Tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.

Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Cây nuôi mát thì lá xanh đậm, nhiều nắng thì xanh ánh vàng.

Thường cây ngoài miền Bắc đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển hoặc chậm phát triển hơn và đợi đến mùa mầm sau. Cây trong miền Nam thường sẽ phát triển quanh năm và phát triển nhanh hơn ngoài miền Bắc.

Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm.

Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.

Cây có thể có rễ mọc ngược lên phần trên để trao đổi khí, đôi khi cũng không phụ thuộc vào giá thể hoặc chậu trồng

Đặc điểm sinh học cây Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Mùa nở hoa dải rác và thường vào từ tháng 2 đến tháng 6.

Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại. Cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây và ở sát gốc có chiều dài khoảng 20-50 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm.

Cần hoa rất quan trọng vì cây to thì hoa sẽ dài và rất nhiều bông . Độ dày hoa phụ thuộc vào cách trồng cây khác nhau và mùa nở bông. Thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm.

Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 20-35 bông hoa( có thể nhiều bông hơn do cách trồng và chăm sóc). Mỗi bông hoa có đường kính từ 4-6cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).

Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc thường mới nở có màu trắng (cánh hoa mới nở màu trắng, lưỡi có màu vàng trắng(hoa đột biến var alba). Cây nuôi trong điều kiện ít ánh sáng thì màu chủ yếu 70% là màu xanh trắng.

Điều kiện cây lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc phát triển tốt

Hoa Lan Kiếm là loại hoa lan rất dễ trồng nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió. Ánh sáng từ 20-50% và độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt.

Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn.

Nếu vườn ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp trao đổi khí vừa làm mát cho cả vườn.

Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.

Cách trồng cây lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Khi mua cây Hoa Lan Kiếm về cần làm những bước sau:

1.Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ, xơ dừa…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.

2.Cách tách cây ra khỏi chậu: Khi nhổ cây ra khỏi chậu cần rửa sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh sau đó bôi keo liền sẹo vào những vết dập và có thể phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó trồng vào chậu. Cũng có thể phun sát khuẩn hoặc phòng bệnh sau khi trồng cây 1-2 ngày.

3.Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt. Giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ.

Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất.

Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.

Chăm sóc cây lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Lượng sáng:

Vì lượng ánh sáng cần cho cây Hoa Lan Kiếm là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta dùng lưới che nắng.

Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…

Khi mới trồng cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c.

Khi cây thuần tức là chúng đã bám rễ và khỏe mạnh, bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Tưới nước:

Quan trọng nhất là tưới nước để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c.

Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra nấm bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt.

Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây. Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc máy đo nhiệt độ, độ ẩm cho vườn.

Điều kiện để cây hoa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc ra hoa:

Cây rất dễ ra hoa nên đôi khi chỉ cần tách nhỏ cây là có thể ra hoa được. Có thể tách 1 thân 1 thì sẽ rất dễ có hoa.

Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển để cây ra hoa bình thường.

Chú ý cây tầm 5 thân trở lên sẽ nở hoa bình thường, cây rất dễ ra hoa.

Bón phân và phun thuốc cho lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Khí hậu miền Bắc nên bón phân qua lá vào thời điểm mát trời để cây hấp thụ tốt hơn. Bón cho cây vào buổi sang với những mùa Thu, Đông và Xuân. Thời tiết nhiệt độ cao như mùa hè nên bón vào buổi chiều mát sau khi tưới cây.

Thời điểm bón cho cây khi đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá.

Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển.

Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm

Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần.

Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm:

Hoa Lan Kiếm muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.

Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.

Vì tính đặc thù của cây lan kiếm là nở rất nhanh và rất nhanh tàn nên mọi người chú ý khi cây bắt đầu nở cần tưới nhiều nước, che bớt ánh sáng để cây giữ hoa được đẹp nhất.

Phong Lan Kiếm Xanh Huế

Là một trong những loại phong lan được nhiều người chơi đánh giá là dễ nuôi trồng, không yêu cần khắt khe trong quá trình chăm sóc lại cho mùa hoa rải rác từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm, hoa có hương thơm rất đặc trưng, màu sắc hoa bắt mắt tạo sự tươi mát cho người thưởng hoa; Trong khi đó, giá thành của loại lan này cũng khá hợp lý. Do vậy, phong lan kiếm xanh Huế này đang được nhiều người tìm kiếm và sẵn sàng chi tiền để bổ sung chúng vào bộ sưu tập vườn lan của mình.

Xuất xứ và phân bố

Phong lan kiếm xanh Huế có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum alba được xếp vào loại địa lan. Loài lan này có nguồn gốc từ Huế, Việt Nam. Hiện nay, với những kinh nghiệm vốn có trong việc nuôi trồng lan, người trồng đã nhân giống chúng tại các tỉnh, thành khác trong nước một cách hiệu quả.

Đặc điểm nhận biết của phong lan kiếm xanh Huế

Về thân:

Thân của Cymbidium finlaysonianum alba thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và một số loại cây có cả những sọc trắng mờ chạy dọc thân cây. Thân cây sinh trưởng và bắt đầu phình to từ 2 – 5 cm, thân có chiều cao trung bình từ 5 – 10 cm tùy thuộc vào sự chăm sóc của người trồng và do khí hậu từng vùng miền.

Về lá:

Lan kiếm xanh có bộ lá to, dài từ 40 – 60 cm, dạng hình chữ V, lá có màu xanh đậm hoặc xanh vàng tùy thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ nơi trồng lan; bẹ lá lan kiếm xanh Huế thường ôm trọn cả thân cây, cuối 2 nửa lá không bằng nhau và bị khuyết vào ở giữa.

Về rễ:

Kiếm là loại lan có rễ chùm giúp chúng bám chắc vào các giá thể và hút chất dinh dưỡng tốt nhất nuôi các bộ phận khác của lan; đầu rễ thường có màu trắng hoặc màu trắng tím và màu trắng ngà ở thân rễ.

Về hoa:

Hoa của lan kiếm xanh Huế, không giống như những loài lan khác chỉ ra hoa 1 lần/năm, loài lan này mùa hoa kéo dài rải rác trong năm từ tháng 2 – 11 hàng năm. Hoa mọc theo từng chùm, phát triển dài theo cần hoa và rũ xuống mềm mại; hoa mọc trải đều trên cần, số lượng hoa khá nhiều từ 20 – 35 bông hoa, có đường kính từ 3 – 5 cm/bông. Hoa nhanh tàn, khi bung nụ chúng chỉ giữ được từ 5 – 7 ngày nhưng nếu trong điều kiện khí hậu mát mẻ hoa có thể kéo dài ngày hơn. Bên cạnh đó, chúng có hương thơm rất dễ chịu vì thế nhiều người trồng lan kiếm xanh Huế thường đặt chúng trước ban công nhà để thưởng hoa.

Kỹ thuật chăm sóc lan kiếm xanh Huế

Ánh sáng:

Để lan kiếm xanh Huế có thể phát triển tốt nhất chúng ta cần đặt lan tại nơi có 20 – 50% lượng ánh sáng và nhiệt độ dao động từ 20 – 30oC; tại các vườn lan cần tiến hành dùng các lưới che chắn cho cây không để nắng, mưa, lượng ánh sáng hắt trực tiếp vào cây. Khi cây chuẩn bị bước vào mùa hoa cần đặt cây ra nơi có ánh sáng và ánh nắng mạt trời dịu nhẹ giúp cây quang hợp và ngâm nụ.

Chế độ nước:

Với loài lan này, sau khi trồng một thời gian cây sinh trưởng các bộ phận đặc biệt là rễ đã mọc dài từ 3 – 5 cm, chúng ta cần tưới cho lan 1 ngày/lần đối với những ngày thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng chú ý không cần quá đậm, và tưới 2 -3 ngày/lần đối với những ngày thời tiết mát mẻ. Đặc biệt, cẩn trọng trong quá trình tưới nước cho cây, không tưới quá mạnh khiến các bộ phận của cây bị dập nát làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển.

Giá thể cho cây:

Điều này cần được tính toán và lựa chọn kỹ càng, từ khi bắt đầu đầu trồng cần kiếm những giá thể có khả năng thoát nước tốt, để khi tưới nước lan không bị ngập úng gây ra bệnh hoặc bị thối rữa rễ và thân.

Bón phân:

Ta có thể bón phân cho lan kiếm xanh Huế quanh năm nhưng chỉ trong giai đoạn lan đã và đang phát triển các bộ phận giúp chúng nhanh lớn và tích trữ đủ chất dinh dưỡng bắt đầu cho một mùa hoa mới.

Phun thuốc phòng trừ bệnh:

Cũng giống như các loài lan khác chúng ta cần tưới nước vào buổi chiều khi thời tiết đã mát mẻ. Định kỳ 1 tháng/lần tiến hành phun thuốc cho chúng. Tuy nhiên, đối với cây đã và đang mắc bệnh thì cần tiến hành phun thuốc 15 ngày/lần đến khi cây khỏi hẳn mới trở về định kỳ phun thuốc cũ. Liều lượng phun thuốc 1 thìa cà phê thuốc/4 lít nước.

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan./.

Phong Lan Kiếm Trần Mộng Sapa

Người Á Đông có truyền thống văn hoá hàng ngàn năm, nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa Lan Kiếm (Terrestrial Cymdibium).

Hiện nay, ngành nuôi trồng mang tính công nghiệp các loài lan lai, có cần hoa cao, bông hoa to, mầu sắc rực rỡ, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong ngành nông nghiệp ở nhiều nước như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore v.v…

Nhưng nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa lan Kiếm vẫn giữ vị trí độc tôn ở Trung Quốc. Các văn nhân, mặc khách phương Bắc đã coi Địa lan Kiếm như có “Tiên lực” thu hút tâm hồn con người. Rất dân dã, nhưng cũng rất cao sang… “Ai đã xem hoa lan nở, trên trái đất này sẽ không có cái gì đẹp nữa”…

Nhiều sách vở viết về lan ở Trung Quốc, chủ yếu giới thiệu về các loài Địa lan Kiếm. Có sách không có một dòng chữ nói về các loại lan khác, kể cả các Phong Lan Kiếm (Epyphytic cymdibium).

Người Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình v.v… cũng đã gìn giữ được nhiều loài Địa lan Kiếm quý giá như Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Bạch Ngọc, Tứ Thời v.v…

Cách thưởng ngoạn Địa lan Kiếm của các Sĩ phu Bắc Hà xưa và nay cũng khá giống nhau: Thư Thái! Ung dung! Để thấm dần dần: Hương dịu! Dáng thanh! Sắc nhã!

Nhà thơ trẻ Trần Anh thuận đã thốt lên:

“Yêu mình một, quý lan mười Chỉ một lần ngắm, trọn đời ngẩn ngơ”.

Người ta sẽ cười những ai kê sát mũi vào bông lan và hít thật sâu! Thật mạnh! Thưởng thức hương lan thế vậy sao!

Cứ bình tĩnh, hương lan thường toả hương từng đợt. Nhà thơ Đinh Hạnh đã viết:

” Hương lan, người Ngọc hay lờ lững! Chợt có rồi không! đến ngỡ ngàng”

Địa Lan Kiếm Trần Mộng được nhiều người ưa chuộng. Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màu hồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau, thật là duyên dáng! Hương thơm rất kỳ diệu. Ai có dịp thưởng thức hương thơm của loài lan này sẽ nhớ mãi mãi, khó quên lắm! Ngoài hai đặc tính đáng quý: hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, Địa lan Kiếm Trần Mộng còn có các ưu thế sau: bông hoa khá to, chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80cm, 90cm, vươn khỏi đám lá lục biếc. Mỗi năm lan có thể ra hoa được 2 vụ: Thu và cuối Đông.

Nhiều người trồng lan, thường muốn vụ lan nở đón xuân được tốt, nên đã huỷ những mầm hoa lan tháng 9.

Địa lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhưng có nhược điểm lá to, dài và giòn nên dễ gãy. Người ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ở đầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh.

Tên loài Địa lan này cũng là một kỳ tích ly kỳ. Vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII) trong một đêm ngủ, mộng thấy được xem một loài Địa lan rất lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi Người tỉnh giấc, thấy tiếc quá, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng của nhà vua… thế là loài lan quý đó đã được mang tên giấc mộng của vua Trần.

Tuy vậy có nhiều người chơi lan lại gọi đây là lan Tần Mộng, cây lan trong giấc mộng của Tần Thuỷ Hoàng. Trung Quốc là nước đã phát hiện ra các loài Địa lan sớm nhất thế giới, từ thế kỷ V trước Công nguye6n, Tần Thuỷ Hoàng nổi danh trong thế kỷ III trước Công nguyên – Vậy tên đó có thể là hợp lý?

Nhưng nếu xét kỹ, tuy Trung Quốc đã ca ngợi lan từ thế kỷ V trước Công nguyên: dù trong núi thẳm rừng sâu mà vẫn cứ toả hương khoe sắc. Thời gian đó chưa thể nuôi trồng, thuần dưỡng lan được, vì lan có những tập tính riêng khác với muôn loài thực vật. Cho nên mãi các thế kỷ sau Công nguyên, nhất là đến thời kỳ nhà Đường, thế kỷ VII, VIII, ở Trung Quốc mới phát triển các vườn lan. Nổi tiếng nhất là Vương Hy Chi (tác giả của Thiếp Lan Đình) hay Đỗ Phủ (nhà thơ lừng danh của Trung Quốc) được coi là các bậc lan Vương.

Do vậy vua Tần chưa thể có giấc mộng về lan được. Chúng ta cũng nên nhìn nhận về tính cách của hai vị vua này. Tần Thuỷ Hoàng có tài năng phi thường, đã đánh tan được hết các nước chư hầu, thống nhất Trung Nguyên, góp phần quyết định xây dựng một công trình rất to lớn của nhân loại – Vạn lý Trường Thanh. Nhưng vị vua này cũng nổi tiếng về số cung nữ (3.000 người), đã chôn sống, giết nhiều danh nho, đốt cháy nhiều pho sách quý.

Vua Trần Anh Tông, thế kỷ XIII, là một trong các vị vua đầu tiên của nhà Trần – Các vị minh quân đầu đời của nhà Trần đã tổ chức hai hội nghị lịch sử: Hội nghị Bình Than của các tướng lĩnh; Hội nghị Diên Hồng của các đại diện trăm họ, nên đã đánh tan được ba cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Chính các vị minh quân này đã hội tụ được nhiều nhân tài kiệt xuất như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Lê Văn Hưu, Lê Phụ Trần,… và đã mở lại các khoa thi tuyển dụng nhân tài. Vua Trần Anh Tông kế tục các vị tiền bối chăm sóc vườn thượng uyển, hình thành “Ngũ Bách Lan Viên” (vườn 500 chậu lan) trên đồi Long Đỗ, Công viên Bách Thảo – Hà Nội.

Có điều kỳ lạ – Các giống Địa lan của rừng Việt Nam rất ít loài hoa Địa lan có mầu đỏ, mầu hồng.

Trong khi đó, trong các khu rừng ở Trung Quốc lại rất phong phú. Trong cuốn “Sắc Hoa Giám Thưởng” của Lưu Thanh Dũng, Lưu Dật Bình (NXB Kỹ thuật Phúc Kiến, in vào tháng 7/2003) có giới thiệu 74 loài Địa lan Kiếm có hoa mầu đỏ, màu hồng, nhưng lại không có hoa nào mang tên Tần Mộng.

Như vậy ta tin rằng, vua Trần Anh Tông, con người anh minh, giàu lòng nhân nghĩa, coi trọng văn hoá – luôn thấy vườn lan 500 chậu Địa lan Kiếm chỉ có mầu tím (Mặc lan), mầu lục (Thanh lan), mầu vàng (Hoàng lan), mầu trắng (Bạch lan) nên đã có mơ ước đêm ngày được có hoa lan màu hồng. Vậy loài hoa lan đó có tên là Trần Mộng có thể là đúng.

Nhà thơ Đinh Hạnh làm nhiều bài thơ về hoa lan, có bài về lan Tần Mộng, sau thấy việc thay đổi tên này này đúng hơn, nên đã nói lời: Tạ từ Tần Mộng

Vua Tần mê mải chiến tranh Giấc mơ trận mạc, đâu giành cho lan Nhà Trần xây Bách Lan Viên Tôn vinh Trần Mộng, sang tên cho nàng

Hà Nội vào thu! Cây bàng lá đỏ

Chúng ta khó thấy con nai vàng ngơ ngác! Nhưng tại các vườn lan, những chùm hoa đỏ hồng của Địa lan Kiếm Trần Mộng đang vươn lên cao, đón nhận những tia nắng vàng hổ phách và toả hương từng đợt, từng đợt, man mác.