Phân Npk Bón Cho Sen / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phân Bón Rễ Cho Lan Npk 16

Phân bón NPK Quế Lâm 16-16-8 là loại phân bón chuyên dùng cho hoa Lan được bào chế dạng hạt đóng chai rất thuận tiện cho quá trình sử dụng, có tác dụng giúp bộ rễ Lan phát triển mạnh và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

ƯU ĐÃI CHỈ CÓ TẠI VATTUTRONGLAN.VN

THÔNG SỐ SẢN PHẨM

Phân bón thúc cao cấp NPK 16-16-8 Quế Lâm là loại phân bón tổng hợp chuyên dùng cho hoa phong Lan và một số loại hoa cây cảnh, được bào chế dưới dạng hạt đóng chai có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cho Lan, giúp bộ rễ Lan phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

– Trung vi lượng: Ca, S, Mg, Mn, Cu, Fe, Zn…

– Chất điều hòa sinh trưởng.

– Quy cách dạng hạt đóng chai.

(Phân bón Quế Lâm dùng cho hoa phong Lan).

CÔNG DỤNG

– Phân bón thúc cao cấp Quế Lâm NPK 16-16-8 chai 450g có tác dụng giúp bộ rễ Lan phát triển cực mạnh, cây khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng được nâng cao. – Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng đồng bộ, giúp cây phát triển mạnh, mướt và dày lá, củ quả to, tăng năng suất thu hái. – Phân bón còn có tác dụng phát triển bộ tán cây, kích thích cây đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, tăng khả năng đậu quả và hạn chế rụng quả, thối quả, thối ngọn.

Cây trồng sẽ được tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi như sương muối, hạn hán… tăng năng suất và chất lượng nông sản.

– Phân bón thúc cao cấp Quế Lâm NPK 16-16-8 chai 450g có dạng hạt, phù hợp sử dụng cho tất cả các loại cây hoa, cây cảnh, các loại rau…

(Phân bón Quế Lâm chuyên dùng bón thúc cho Phong Lan).

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG – Rắc đều sản phẩm dưới gốc cây theo liều lượng phù hợp tùy theo từng loại cây – Cây cảnh từ 1/2 đến 1 nắp chai/gốc tùy theo cây lớn hay nhỏ – Sau 10 – 15 ngày kiểm tra và bón bổ sung – Kết hợp với phân hữu cơ vi sinh, xới đất và tưới nước đều đặn.

Vật tư trồng Lan chuyên phân phối các dòng sản phẩm chuyên dùng cho phong Lan như: các loại giá thể, các loại thuốc trị bệnh, các loại phân bón dinh dưỡng, các loại vật tư khác…

Cung cấp sỉ lẻ trên toàn quốc uy tín chất lượng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ qua số hotline: 0975.828.312.

Phân Bón Npk 15

Phân bón NPK 15 -15 -15 là gì?

Tên phân bón / tên thương mại: Phân bón NPK 15 -15 -15

Phân loại: Phân vô cơ

Địa chỉ:

Xuất xứ:

Tiêu chuẩn: Thông tư số 29/2014/TT -BCT

Cơ quan: Bộ Công thương Bà Rịa – Vũng Tàu

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần %: nh4 -N: 8,3%; NO3 -N: 6,5%; P2O5 Citrate Soluble: 15,0%; P2O5 Water Soluble: 10,5%; K2O: 15%

PPM? (mg / l; mg / kg):

CFU / g hoặc CFU / l:

pH, Khối lượng riêng:

Hướng dẫn sử dụng

Phân bón NPK 15 -15 -15 được sử dụng trong Nông nghiệp. Sử dụng Phân bón NPK 15 -15 -15 để bón cho cây trồng theo quy định của nhà sản xuất.

Nguyên tắc chung sử dụng Phân vô cơ đúng cách:

Bón phân đúng loại: Mỗi loạt phân bón có hàm lượng, thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân bón: theo giai đoạn phát triển của cây, theo mục đích muốn cây phát triển rễ/củ, thân, lá, hoa…hoặc theo mục tiêu cải tạo đất.

Bón phân đúng liều lượng: Sử dụng phân bón đúng liều lượng sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho cây trồng. Vì vậy, cần bón đúng liều lượng để đảm bảo không thừa (gây cháy, sốc phân) hay thiếu so với nhu cầu của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bón phân đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn cây trồng cần bổ sung những chất dinh dưỡng nhất định. Cần bón đúng thời điểm để giúp cây phát triển được tối đa, tránh lãng phí phân bón.

Bón phân đúng cách: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tình hình thực tế phát triển của cây để chọn cách bón phân đúng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nên xem hướng dẫn sử dụng cụ thể được nhà sản xuất quy định trên bao bì sản phẩm.

Giá bán phân bón

Giá bán Phân bón NPK 15 -15 -15 Công ty TNHH YARA Việt Nam sẽ khác nhau tuỳ thuộc nhiều yếu tố như địa điểm, khối lượng mua và thời điểm đặt mua. Liên hệ đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để biết giá chính xác nhất. Hoặc thường xuyên truy cập website chúng tôi để cập nhật thông tin Nông Nghiệp gồm giá bán các loại phân bón cho cây trồng.

Mua phân bón bón

Mua Phân vô cơ – Phân bón NPK 15 -15 -15 ở đâu tốt?

Đặt mua Phân vô cơ – Phân bón NPK 15 -15 -15 Công ty TNHH YARA Việt Nam trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua phân bón online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Đánh giá phân bón

Phân vô cơ Phân bón NPK 15 -15 -15 có tốt không?

Phân bón NPK 15 -15 -15 do công ty Công ty TNHH YARA Việt Nam sản xuất. Phân được cấp phép và lưu hành ở Việt Nam để dùng trong sản xuất Nông nghiệp. Do vậy, phân đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng tốt cho cây trồng trong việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Sử dụng phân bón tốt nhất cần dựa vào nhu cầu và mức độ phù hợp của cây.

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về Phân vô cơ Phân bón NPK 15 -15 -15 , hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng phân bón phù hợp cho việc chăm sóc cây trồng.

Bón Phân Lâm Thao Npk

1. Đặc điểm sinh trưởng

Cây dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus L. thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae; là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Nhiệt độ trung bình ngày đêm thích hợp cho dưa chuột là 22 – 24 độ C, tuy nhiên đây là cây chịu được nóng tốt nên ở Việt Nam có thể trồng được vào vụ hè.

Nếu nhiệt độ đất bằng 15,6 độ C thì phải mất 9 – 16 ngày hạt dưa chuột mới nảy mầm được, nếu nhiệt độ đất là 21 độ C thì chỉ mất 5 – 6 ngày hạt nảy mầm. Trường hợp quá nóng vào giai đoạn ra hoa thì cũng giảm khả năng thụ phấn của hoa. Dưa chuột cũng là cây chịu độ ẩm đất và không khí cao hàng đầu so với các loại rau. Giai đoạn cây dưa chuột tăng trưởng mạnh, yêu cầu về dinh dưỡng và nước cao từ sau khi hình thành tua bám vào dàn cho đến ra hoa, hình thành quả…

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của quả dưa chuột chế biến

Nông dân huyện Yên Thế (tỉnh Yên Bái) có thu nhập khá nhờ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột. Ảnh: I.T

– Quả cho muối chua gồm có 2 loại quả: Quả nhỏ và quả bao tử.

* Quả nhỏ: Dưa chuột phải non, tươi, hình dạng bình thường. Thông thường kích thước quả: Chiều dài 6 – 11cm, đường kính quả 1,5 – 2 cm (giống TN 011, Phú Thịnh, Tam Dương).

* Quả bao tử: Dưa chuột bao tử phải non, tươi, phát triển bình thường, không già, vàng, cong queo. Kích thước quả: đường kính chỗ lớn nhất không quá 1,7cm; chiều dài không quá 7,0cm (gồm có 4 giống, trong đó có giống Marinda).

– Quả cho muối mặn: Dưa chuột muối mặn có màu gai trắng, vỏ xanh đậm, quả dài (30 – 45cm), đường kính quả khoảng 4 – 5cm, quả đặc để muối mặn, sản phẩm cho xuất khẩu (thị trường Nhật Bản) hoặc loại giống có kích thước quả 20 – 25cm x 2,8 – 3,0cm (thị trường Đài Loan, Singapore, Hong Kong).

– Quả cho chẻ nhỏ dầm dấm:

* Đóng hộp chẻ 3, 4: Quả đặc có đường kính 3,4 – 5,4 cm, quả dài 9 – 10cm.

* Dưa chuột chế biến thái lát: Các giống dùng cho sản phẩm này không yêu cầu khắt khe về chiều dài quả, nhưng yêu cầu đường kính quả trong khoảng 2,8 – 3,5 cm, thịt đặc, sau chế biến vẫn giữ được màu xanh đẹp.

3. Đánh giá các giống nghiên cứu

– Dạng sản phẩm cho chế biến muối chua bao gồm 2 dạng quả:

* Quả bao tử: Gồm 4 giống, trong đó có 1 dòng của Việt Nam, còn lại là 3 giống F1 của Đài Loan, Hà Lan và Mỹ.

* Quả nhỏ, gồm 23 giống, trong đó chủ yếu là các giống địa phương và các dòng dưa chuột đang được chọn của Việt Nam. Ngoài ra có 6 giống từ Thái Lan và 3 giống từ Đài Loan.

– Dạng sản phẩm cho chế biến muối mặn. Ở nhóm giống này chủ yếu có nguồn gốc từ Việt Nam (10 giống), Đài Loan (4 giống) và Nhật Bản (5 giống).

4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột cho chế biến

Căn cứ vào chỉ tiêu độ chín sớm nông học (thời gian từ mọc đến thu quả đầu), đây là chỉ tiêu rất quan trọng để xây dựng các tổ hợp lại có thời gian sinh trưởng khác nhau, các giống được phân thành các nhóm sau:

– Nhóm giống chín sớm: Thời gian từ mọc đến thu quả đầu sớm, dao động 30 -35 ngày. Trong nhóm này có giống TN 011, Tam Dương, PC 4…

– Nhóm giống chín trung bình: Có thời gian từ mọc tới thu quả đầu 35 – 40 ngày, như giống Phú Thích, Marinda, PC1…

– Nhóm giống chín muộn: Có thời gian từ mọc tới thu quả đầu từ 40 – 45 ngày trở lên, là các giống Vista, Số 266…

5. Kỹ thuật gieo trồng

5.1. Thời vụ

– Vụ xuân gieo hạt từ tháng 1 đến tháng 2 (có thể kéo dài đến hết tháng 3); vụ đông từ tháng 9 đến tháng 12; vụ hè từ tháng 4 đến tháng 7. Năng suất cao nhất là vụ xuân, thấp nhất vụ hè.

– Đối với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng dưa chuột quanh năm, tuy nhiên vào các tháng quá lạnh như cuối tháng 12, tháng 1 thì năng suất dưa chuột thường giảm mạnh vì nhiệt độ thời gian này xuống thấp.

– Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7.

5.2. Gieo cây con

Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45cm với số lượng 60 hốc/khay.

Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng hoai mục.

Hạt ngâm trong nước ấm 35 – 40 độ C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27 – 30 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm.

Lượng hạt dưa gieo cho 1 ha là 0,7 – 1,0kg/ha (30 gr/sào Bắc Bộ 360m2).

5.3. Làm đất, trồng cây

Dưa chuột có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp trên đất có độ phì nhiêu cao, trung tính, pH từ 6 – 7,0.

Đất chưa trồng các cây họ bầu bí để tránh lây nhiễm sâu, bệnh. Dưa chuột kém chịu trong môi trường đất chua mạnh.

Khoảng cách gieo trồng thích hợp: Hàng cách hàng 50 – 60cm, cây cách 30 – 40 cm, tương ứng với mật độ 27.000 – 43.000 hốc/ha (tương ứng với 1.000 -1.500 hốc/sào Bắc Bộ).

Chú ý nếu gieo trồng ở vụ xuân hè hoặc vụ hè thì mật độ thưa, còn ở vụ đông thì mật độ dày hơn. Làm đất kỹ, nếu gieo trồng vào xuân hè hoặc vụ hè có mưa nhiều thì phải lên luống cao 30cm, vào vụ đông thì lên luống 20cm. Mặt luống rộng 90 – 100cm.

Đào hốc hoặc đánh rạch theo hàng dọc theo luống, hàng cách mép luống 20 cm. Cho phân bón lót vào hốc, trộn đều với đất. Vì gieo thẳng hạt nên sau khi bón phân lót phải rắc lớp đất bột mịn lên trên, sau đó rắc hạt, mỗi hốc 3 hạt…

Sau này khi cây đã mọc 2 – 3 lá thật phải tỉa bớt cây con chỉ để lại 1 – 2 cây/hốc.

Đối với giống lai F1 thì chỉ để lại 1 cây/hốc.

Sau gieo phủ rạ lên trên hốc, tưới đẫm nước. Sau đó hàng ngày tưới nước duy trì ẩm cho đến bén rễ hồi xanh.

6. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây dưa chuột (trong đó có dưa chuột bao tử)

– Bón lót: 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha (500 – 700kg/sào Bắc Bộ) + 600-750kg/ha NPK-S 6.8.4.9 (từ 22-2 kg/sào Bắc Bộ).

– Bón thúc: Chia làm 3 lần:

* Thúc lần 1 khi cây có 2 – 3 lá thật. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 như sau: 350 – 400 kg/ha (12 – 14kg/sào).

* Thúc lần 2 khi cây cao 20cm, đã có tua cuốn. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 như sau: 300 – 350kg/ha (11 – 13 kg/sào). Bón thúc phân xong thì cắm giàn.

* Thúc lần 3 khi cây ra hoa và có quá rộ. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 khoảng 250 – 300 kg/ha (9 – 11 kg/sào). Bón thúc lần này kết hợp với tháo nước vào rãnh để tưới cho cây.

7. Thu hoạch và để giống

Để ăn tươi phải thu hoạch sớm khi các u vấu ở quả còn nổi rõ, tức là sau khi hoa cái tàn 7 – 10 ngày. Muốn để giống chọn quả ở gốc, đều, thẳng.

Thu khi quả thật già, vỏ vàng nhiều rạn chân chim. Để thêm 7 – 10 ngày nữa cho hạt chín sinh lý, sau đó bổ ra lấy hạt, đãi, hong khô.

Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo khuyến cáo để đạt năng suất và chất lượng dưa chuột cao, phục vụ cho tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.

http://danviet.vn

Vai Trò Phân Bón Npk

– Đa dạng hóa các chủng loại phân bón. Trên thế giới hiện nay có hàng trăm loại phân bón khác nhau chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi tượng, ở thể rắn hoặc lỏng, ở dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp với tỷ tệ các chất dinh dưỡng khác nhau, trên nền lân tan trong nước ở các mức độ khác nhau.

– Tăng cường sản xuất phân bón có hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng cao để giảm chi phí đóng góp, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng.

– Tăng cường sản xuất phân bón hỗn hợp và đa dạng hóa các chủng loại phân bón này. Các số liệu thống kê tình hình sản xuất và sử dụng phân bón cho thấy ở các nước công nghiệp phát triển phân hỗn hợp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số phân bón được sản xuất và sử dụng trong nông nghiệp. Ví dụ, trong những năm trước sử dụng phân hổn hợp ở Pháp chiếm 75,7%, ở Cộng hòa Liên bang Đức 41,2%, ở Nhật 73%, ở Anh 71%.

2. Ưu điểm chủ yếu của phân khoáng hỗn hợp so với phân khoáng đơn:

Như đã biết, phân khoáng đơn là những loại phân khoáng chỉ chứa một trong các nguyên tố dinh dưỡng như: đạm, lân hoặc kali. Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, để cải thiện dinh dưỡng cho cây trồng, người ta thường phải bón đồng thời không chỉ một mà là vài loại phân bón. Trong trường hợp như vậy hoàn toàn không hợp lý khi phải rải trên ruộng từng loại phân bón riêng biệt. Điều này sẽ làm tăng chi phí lao động và chi phí vật chất để bón phân. Phân hổn hợp khắc phục được những hạn chế trên nhờ các đặc tính sau:

– Giảm được chi phí đóng góp, vận chuyển, tàng trữ và bón phân do chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên và thường có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn các loại phân đơn.

– Có tính chất vật lý tốt như: độ hút ẩm thấp, độ rời và độ mịn cao… nên giảm được hao hụt và dễ sử dụng.

– Tăng khả năng thâm nhập đồng thời các chất dinh dưỡng vào cây vì chúng được phân bố hợp lý ở vùng rễ cây. Trong nhiều trường hợp với cùng một lượng các chất dinh dưỡng bón vào đất, phân hỗn hợp cho bội thu năng suất cao hơn so với bón phân đơn.

– Hiệu lực phân hỗn họp phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng các hợp chất lân tan trong nước chứa trong thành phần phân bón. Hàm lượng lân tan trong nước càng cao thì hiệu lực phân hỗn hợp càng lớn. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực phân bón thường người ta phải sản xuất phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân tan trong nước không thấp hơn 50-60% lân tổng số.

– Phân hỗn hợp NPK có tỷ lệ lân hoặc lân – kali cao hơn đạm khi bón lót sâu thường có hiệu lực cao hơn so với bón thúc và bón rải mặt.

– Cần thiết phải bón thêm một lượng phân đơn để đảm bảo đủ lượng các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cây trồng vì nhiều trường hợp, do tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong phân hỗn hợp khác nhau, nên chỉ phân hỗn hợp sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

– Để nâng cao chất lượng và hiệu lực phân hỗn hợp ngoài các nguyên tố đa lượng NPK cần thiết phải đưa vào thành phần phân bón các nguyên tố thứ cấp (Mg, Ca, S…) và nguyên tố vi lượng khác (Mo, Cu, Mn, B, Zn…) trên cơ sở tính đến đặc thù của cây trồng và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau.