Phân Đạm Amoni Không Nên Bón Cho Loại Đất Nào / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Khi Nào Nên Bón Phân Cho Lan?

Nguồn dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lan. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón cho lan. Bên cạnh đó, sử dụng phân bón đúng lúc – đúng thời điểm còn giúp lan tăng cường sức đề kháng, dễ dàng vượt qua bệnh hại thường gặp. Vậy, khi nào nên bón phân cho lan thì mới đúng lúc – đúng thời điểm?

Bón phân cho lan dựa trên những yếu tố nào?

Lan là loại cây cực kỳ đa dạng về chủng loại. Mỗi dòng lan khác nhau sẽ có điều kiện sinh trưởng và nhu cầu khác nhau. Nhưng nhìn chung, lan yêu cầu dinh dưỡng “đa dạng” nhưng phải “đều đặn”. Cụ thể:

Đa dạng: yêu cầu đầy đủ sự hiện diện của 13 nguyên tố đa – trung – vi lượng

Đều đặn: dinh dưỡng cần được cung cấp một cách liên tục ở nồng độ, liều lượng thích hợp. Hạn chế cung cấp một hoặc một vài thành phần nhất định với liều lượng quá đột ngột, dễ gây nên tình trạng sốc dinh dưỡng.

Vì vậy, khi bón phân cho lan ta phải căn cứ vào đặc tính dinh dưỡng này mà chọn loại và liều lượng thích hợp. Từ đó, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng khi cây có biểu hiện thiếu hoặc thừa một nguyên tố nào đó.

Ngoài ra, bón phân cho lan còn phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây. Ở mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng sẽ có đôi chút khác biệt. Cần hiểu rõ từng giai đoạn để chọn loại phân bón cho phù hợp.

1/ Căn cứ vào biểu hiện thiếu – thừa dinh dưỡng của lan

Những biểu hiện cơ bản của lan khi thiếu – thừa dinh dưỡng:

Thường xuyên quan sát biểu hiện của cây để đánh giá tình trạng thiếu thừa dinh dưỡng, từ đó chọn loại phân bón bổ sung cho phù hợp. Đồng thời, thay vì chỉ lựa chọn phân chuyên cho từng giai đoạn thì trong xuyên suốt quá trình trồng ta nên bổ sung phân hữu cơ vi sinh để đảm bảo đa dạng các chất cho cây.

2/ Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của lan

Bạn nên bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lan sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, bạn cần phải cân đối tỉ lệ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng để không gây ngộ độc làm chết lan.

Nhìn chung, lan được chia thành 5 giai đoạn phát triển, được tính từ lúc mọc mầm đến khi hoa tàn. Cụ thể:

Được tính từ khi các mầm non mọc (nhú) từ cây mẹ. Ở giai đoạn này, mầm non còn được cây mẹ nuôi dưỡng nên việc bón phân là không cần thiết. Bạn nên đặt cây nơi ấm áp, có chút nắng sớm, độ ẩm vừa phải khoảng 40 – 50%, không có gió mạnh và ốc sên.

Khi mầm non cao khoảng 10-15 phân và rễ đã dài trên 5 phân thì chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Đây cũng là giai đoạn cần nhiều đạm (N) cho quá trình phát triển thân, cành, các kie và rễ.

Khi lan không còn tăng trưởng, đây là giai đoạn ngủ nghỉ, lan chuẩn bị ra hoa. Nếu giai đoạn này bị xáo trộn thì lan sẽ khó hoặc không ra hoa. Bạn cần tăng cường bổ sung lân (P) cho giai đoạn này để tích trữ dinh dưỡng cho quá trình ra hoa tiếp theo của lan.

Được tính từ lúc lan nhú phát hoa đầu tiên đến khi hoa trên các phát hoa nở hoàn toàn. Đây là khoảng thời gian mà người chơi lan trông đợi nhất, để ngắm nhìn thành quả trồng và chăm sóc của mình. Giai đoạn này lan cần nhiều kali (K) nhất giúp hoa bền màu và chuẩn form hoa.

Thông thường hoa sẽ tàn trong 2 – 3 tuần tùy vào loại lan. Nhưng để tốt cho sức khỏe của lan, ta không nên giữ hoa quá lâu mà nên cắt hoa trước khi tàn. Giai đoạn này không cần bón phân cho đến khi ra mầm mới.

Tuy nhiên, trong xuyên suốt quá trình sinh trưởng – phát triển cần bổ sung đầy đủ 13 nguyên tố đa – trung – vi lượng. Vì vậy, ngoài 3 nguyên tố cơ bản cho các giai đoạn, ta cần chọn được loại phân cung cấp đầy đủ các nguyên tố còn lại cho lan.

Phân trùn quế Sfarm viên nén – phân bón đầy đủ 13 nguyên tố dinh dưỡng cho lan.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, an toàn và hiệu quả.

Các chất kích thích tự nhiên có trong phân như acid humic, acid fulvic, IAA,… giúp phát triển rễ, chồi, hoa.

Hệ vi sinh vật đối kháng nấm bệnh giúp hạn chế một số bệnh thường gặp ở lan.

Giúp sai hoa, bền màu và chuẩn form dáng.

Tính tan chậm, giúp lan tiếp nhận dinh dưỡng một cách từ từ, không xảy ra hiện tượng “sốc”.

Với những đặc tính vượt trội trên, Phân trùn quế Sfarm viên nén là lựa chọn lý tưởng cho vườn lan nhà bạn.

Khi Nào Nên Bón Phân Trùn Quế Cho Cây?

Trong các loại phân bón hữu cơ trên thị trường, phân trùn quế đang là loại nhận được rất nhiều sự quan tâm và tin tưởng từ người trồng. Với đặc điểm dễ dùng, nhiều dinh dưỡng và vô cùng an toàn cho cây lẫn người sử dụng, phân trùn quế được áp dụng trên rất nhiều loại cây trồng trong nhiều giai đoạn.

Tuy nhiên, thời điểm bón khi nào là hợp lý nhất thì vẫn là câu hỏi mà nhiều người sử dụng đặt ra.

1/ Nên bón đúng thời điểm, giai đoạn

Trong phân trùn quế, ngoài việc chứa nhiều chất dinh dưỡng thì còn chứa một lượng lớn vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Nếu bón vào thời điểm không thích hợp, có khả năng làm giảm hiệu quả của hệ vi sinh vật này.

Đồng thời, phân trùn quế là loại phân hữu cơ tự nhiên có dinh dưỡng được lưu trữ phát ra chậm, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cây trồng. Tuy nhiên, nếu người sử dụng không biết điều đó mà bón quá cận những giai đoạn quan trọng của cây, hiệu quả sẽ khó ghi nhận.

2/ Nên bón vào giai đoạn nào của cây?

Bón lót: Trước khi tiến hành trồng cây con hay gieo hạt, nên bón lót một lượng phân trùn quế để kích thích cây con phát triển. Trong giai đoạn này, hai loại acid trong phân trùn quế là acid humic và acid fulvic sẽ đặc biệt phát huy tốt tác dụng khi đóng vai trò là chất kích thích sinh trưởng.

Cây con: đây cũng là một giai đoạn quan trọng cần sự góp mặt của phân trùn quế. Trong phân sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ và giúp kích thích nảy mầm tốt nhất.

Kích thích ra hoa, đậu quả: đây là giai đoạn cây cần được chuẩn bị sức khỏe tốt để có khả năng ra hoa và mang quả tốt. Người trồng cần canh thời gian sao cho phù hợp vì đặc tính của phân là phân giải chất dinh dưỡng từ từ và không cho hiệu quả tức thời.

Các thời điểm sinh trưởng quan trọng của cây: trước mỗi kỳ sinh trưởng quan trọng của cây khoảng 1 tuần, chúng ta có thể bổ sung thêm phân trùn quế kết hợp với các loại phân khác….. để tăng cường dinh dưỡng cho cây.

Sau mỗi vụ thu hoạch (cây dài ngày): đây là lúc cây cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi. Bón phân trùn quế giúp cây tăng phát triển hệ rễ, phục hồi bộ lá và ra chồi.

3/ Bón vào thời điểm nào cho hiệu quả tốt nhất?

Để phân trùn quế phát huy hiệu quả một cách tốt nhất nên bón phân vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đây sẽ là thời điểm thuận lợi để bảo vệ hệ vi sinh vật có trong phân.

Phân trùn quế có đặc tính giữ nước khá tốt, nên hạn chế bón vào lúc mưa nhiều để phân có điều kiện phân giải tốt và hạn chế rửa trôi.

Nhìn chung, phân trùn quế là loại phân cực kỳ dễ sử dụng, tuy nhiên hiệu quả sẽ không thể tức thì như các loại phân bón hóa học. Người trồng cần lưu ý những giai đoạn sinh trưởng của cây và có kế hoạch bón đón đầu để đạt được hiệu quả tốt nhất!

Nên Hay Không Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Hoa Hồng?

Phân bón lá cho hoa hồng là gì?

Cây hấp thụ dinh dưỡng qua hai con đường đó chính là qua bộ rễ và bộ lá, trong đó bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây. Vậy thì có nên sử dụng phân bón lá cho hoa hồng hay không? Nếu dùng thì khi nào cần dùng và dùng phân bón lá cho hoa hồng như thế nào cho hiệu quả là câu hỏi của nhiều bạn, bài này mình chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phân bón lá cho hoa hồng tại vườn mình.

Chat ngay với chuyên gia

Trước đây những năm 2013 và năm 2014 khi vườn mình chủ yếu là hoa hồng cổ chứ chưa có nhiều hoa hồng ngoại và hoa hồng leo như bây giờ, mình chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng qua bộ rễ, hoa hồng vẫn cho năng suất cao và phẩm chất hoa rất tốt. Duy chỉ có một trường hợp đó là những cây hồng cổ đại thụ được đánh rễ và đai bầu đem về vườn trồng vào những thống và chậu rất to, sau tầm một tháng là cây bật mầm trở lại, tuy nhiên bộ rễ đã bị xăm đi nhiều, chưa phát ra nhiều rễ nhánh, lông hút chưa nhiều nên bộ rễ còn yếu, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây còn hạn chế nên mình mới sử dụng phân bón lá cho đợt chồi nụ đầu tiên đó.

Dùng phân bón lá cho hoa hồng mới trồng

Bắt đầu sang năm 2015 mình bắt đầu đẩy mạnh khai thác các loại hoa hồng cổ. Mỗi tháng mình đưa về hàng trăm gốc hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng, cộng với việc năm 2015 mình bắt đầu đưa hàng rễ trần Trung Quốc với số lượng lớn về, nhu cầu sử dụng phân bón lá cho hoa hồng là rất cần thiết, nên mình đã nghiên cứu cẩn thận về phân bón lá và sau đó cũng áp dụng một chế độ sử dụng định kỳ phân bón lá đối với vườn của mình luôn.

Chat ngay với chuyên gia

Dùng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần

Tác dụng của việc sử dụng phân bón lá cho hoa hồng

Trong quá trình sử dụng mình thấy việc sử dụng phân bón lá có những ưu điểm sau:

+ Hiệu suất sử dụng rất cao, theo nghiên cứu thì lên đến 95%. Trong khi sử dụng phân bón hấp thụ qua rễ thì hiệu suất chỉ đạt từ 40 – 50%. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.

+ Thời gian cây hấp thụ nhanh. Đáp ứng những yêu cầu cấp bách phải cung cấp dinh dưỡng cho cây ngay, nên rất linh hoạt.

Chat ngay với chuyên gia

+Thời gian cây hấp thu nhanh kết hợp với hiệu suất cây hoa hồng hấp thụ cao nên bạn sẽ thấy những chậu hồng của mình thay da đổi thịt ngay sau khi phun phân bón lá cho cây trong 1 2 ngày sau đó.

+Ngoài cung cấp các nguyên tố đa lượng thì thành phần dinh dưỡng của phân bón lá thường có các nguyên tố trung vi – lượng, các nguyên tố này tuy chỉ cần ít nhưng rất cần cho sự phát triển của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách cân đối.

Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rất tốt

Chat ngay với chuyên gia

Khi nào dùng phân bón lá cho hoa hồng là hiệu quả nhất?

+ Hoa hồng tại vườn mình đã có một chế độ bón phân rất cẩn thận, đảm bảo cho sự phát triển sinh trưởng mạnh và cân đối của cây, tuy nhiên với những ưu điểm nêu trên của phân bón lá, mình vẫn có một đợt phun phân bón lá cho vườn định kỳ một lần cho một chu kỳ lứa hoa ở vườn mình.

Chi tiết các bạn tham khảo tại bài viết này của mình: Quy trình bón phân cho hoa hồng

Thông thường chu kỳ lứa hoa hồng diễn ra khoảng 1 tháng rưỡi (tùy giống và tùy mùa thời tiết) từ lúc bắt đầu bấm tỉa lứa trước cho đến lúc hoa tàn, tuy nhiên việc bón phân, và việc bón phân bón lá phát huy tác dụng nhất trong việc bón thúc, nên trong giai đoạn cây đã châm chồi và đang tạo nụ (chú ý là nụ chưa mẩy) mình sẽ phun một đợt phân bón lá cho hoa hồng tại vườn của mình

+ Khi bộ rễ chưa khỏe để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây. Ví dụ như việc mình phun phân bón lá cho cây rễ trần trong lần phát chồi đầu tiên. Hoặc cây hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng được khai thác về và trồng vào thống, bộ rễ hồi phục và đâm rễ các rễ mới, nhưng cũng không đủ để đáp ứng cho cây.

Chat ngay với chuyên gia

+ Vì một lý do nào đó mà bộ rễ hoạt động không hiệu quả, không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, như đất bị chai, giá thể trồng trong chậu quá chặt, nên bộ rễ hút dinh dưỡng nên kém…, rễ bị sâu bọ ăn, vi khuẩn, nấm bệnh xâm hại…

+ Kết hợp với phun thuốc trị bệnh cho cây, các bạn có thể tham khảo bài viết về trị bệnh trĩ của mình, bài viết đó mình đã sử dụng phun kết hợp thuốc trị trĩ và phân bón lá cho hiệu quả rất tốt mà lại tiết kiệm công phun, vì đằng nào cũng phải phun thuốc trị bệnh.

Còn lại trong những điều kiện bình thường thì vai trò chủ yếu của phân bón lá là để bón thúc, vào thời kỳ cây đang đâm chồi dài và tạo nụ thì mình tiến hành phun một đợt phân bón lá thì mình thấy cho hiệu quả rất tốt.

Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần

Một số nguyên tắc và chú ý khi sử dụng phân bón lá cho hoa hồng

+ Không phun phân bón lá cho hoa hồng khi vừa bón rễ xong, hoặc vừa phun phân bón lá xong là tưới phân bón qua rễ luôn.

+ Phun sáng sớm hoặc chiều mát, lúc trời không nắng to, không mưa, không có gió tránh bay phân lãng phí.

+ Tưới nước đầy đủ cho vườn trước khi phun vì phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cây được cung cấp đầy đủ nước.

Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng là các bạn thường hỏi mình hay sử dụng phân bón lá gì để phun cho hoa hồng, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón, bản thân mình cũng đã thử qua khá nhiều loại phân bón lá như Senca – Micro, Feti combo5, Haichioda, rong biển, senca – fos, TNC Fish, … Bản thân mình thấy mỗi loại đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng thì mình thấy chế phẩm sinh học Rabbit và Trichoderma Bacillus là hiệu quả nhất và rất an toàn đối với người sử dụng.

– Phân bón hữu cơ vi sinh Rabbit là một loại dinh dưỡng hữu cơ tổng hợp được chiết xuất từ các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ trong tự nhiên như: rêu, tảo biển, cá, đỗ tương, humix và một số các loại vật liệu khác. Được chiết xuất và phân hủy nhờ vào các loài vi sinh vật (VSV).

Chat ngay với chuyên gia

Hotline: 0889098986

Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Rabbit

https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet

– Trichoderma Bacillus cung cấp đa dạng các loài nấm và vi sinh vật (VSV) có lợi cho đất và cây trồng, làm gia tăng mật độ tạo sự áp đảo, gây cô lập và ức chế các loại nấm và vi khuẩn có hại. Hiệu quả cao và bền vững khi dùng với phân hữu cơ, vốn là nguồn thức ăn cho các loài VSV.

Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus

Comments

Đạm, Phân Đạm Được Đồng Hóa Như Thế Nào

Bài 1: ĐẠM, PHÂN ĐẠM ĐƯỢC ĐỒNG HÓA NHƯ THẾ NÀO

Đạm là tên gọi chung cho các loại hợp chất có chứa yếu tố ni tơ. Ni tơ (ký hiệu N) là một trong những nguyên tố quan trọng được tìm thấy trong các cơ thể sống. Nguồn ni tơ luôn tồn tại trong khí quyển.

Ni tơ là một thành phần cốt yếu của các aminoacid và protein vì vậy không thể được cây trồng hấp thụ trực tiếp từ không khí, mặc dù nó chiếm tới 79%. Cây trồng chỉ có thể hấp thụ ni tơ dưới các dạng muối và được hình thành dưới các hình thức và phương pháp sau:

Sự cố định ni tơ theo phương thức sinh học:

Việc biến đổi ni tơ thành các hợp chất chủ yếu bằng sự kết hợp với carbon, hydro và ô xy trước khi nó có thể được hấp thụ bởi cây trồng. Điều này được coi như là sự cố định ni tơ. Những vi sinh vật có khả năng cố định ni tơ không khí có thể được phân thành 2 nhóm chính:

Những vi sinh vật cộng sinh.

Những vi sinh vật sống tự do.

Những vi sinh vật cộng sinh:

Một số thực vật có khả năng cố định ni tơ không khí thông qua một quá trình gọi là cố định ni tơ cộng sinh.

Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium được tìm thấy trong sự cộng sinh với các nốt sần ở rễ cây họ đậu như cây đậu, đậu Hà Lan, đậu xanh và đậu phộng. Sự cộng tác giữa vi khuẩn Rhizobium với các cây họ đậu có bản chất cộng sinh.

Các nốt sần của rễ đóng vai trò là nơi cố định đạm. Những nốt sần rễ ấy chứa đựng một sắc tố gọi là leghaemoglobin. Nó có màu hồng nhạt giống như thể nó quan hệ rất gần gũi với haemoglobin ở người và động vật. Giống haemoglobin nó cũng kết hợp với oxy. Bằng sự kết hợp với oxy, leghaemoglobin bảo vệ enzym Nitrogenase, loại enzym chỉ thể hiện chức năng ở những điều kiện kỵ khí. Chỉ có enzym Nitrogenase là có thể tách được phân tử ni tơ cho quá trình cố định đạm.

Sự hình thành nốt sần rễ:

Nốt sần rễ là nơi cố định đạm.

Khi lông hút ở rễ cây họ đậu tiếp xúc với vi khuẩn Rhizobium, nó cong lên hoặc biến dạng. vi khuẩn xâm nhập vào mô rễ. Một số vi khuẩn trong mô rễ lớn lên để trở thành những cấu trúc bao quanh dạng màng gọi là những bacteroid. Sự phân chia tế bào khi được thực hiện, ở những mô bị tấn công tạo thuận lợi cho sự hình thành nốt sần. Vì vậy nốt sần tạo lập hoàn thiện theo hướng kết nối mạch với cây chủ để chuyển đổi dưỡng chất.

Sự cố định ni tơ

Ni tơ không khí bị khử bởi sự kết hợp của các nguyên tử hydro. ni tơ bị phá vỡ dẫn đến việc tạo thành amoniac. sự cố định ni tơ đòi hỏi 3 cấu thành sau: – Một chất khử mạnh; ATP và các enzym

Amonia, được tạo thành như là kết quả của sự cố định ni tơ, được sử dụng để tổng hợp các aminoacid, đơn vị tạo dựng nên protein.

Sự tổng hợp các aminoacid:

Các aminoacid được tổng hợp bằng hai quá trình chính: – Sự khử amin hóa ( khử tạo ra nhóm amin ): Trong quá trình này amoniac phản ứng với acid α.ketoglutaric để tạo thành acid glutamic.

– Sự chuyển amin: Acid glutamic nguyên là một aminoacid mà từ nó 17 aminoacid khác được tạo thành thông qua quá trình chuyển amin.

Các vi sinh vật sống tự do:

Những vi sinh vật như Cyanobacteria ( vi khuẩn lam ) và vi khuẩn quang hợp cũng có thể cố định ni tơ. Một số vi khuẩn lam cũng hoạt động như những thể cộng sinh và tồn tại cộng hưởng cùng với địa y, những thể sống mang sắc tố anthoceros; trước loài dương xỉ nước- Azolla và các rễ của cây hạt trần.

Quá trình cố định ni tơ sinh học:

Qua quá trình cố định ni tơ, N không khí được cố định thành các hợp chất hữu cơ ( như aminoacid, protein, nucleic acid ) trong các cơ thể sống cũng như các dạng vô cơ như NH4+.

Trong cố định ni tơ, một lượng lớn năng lượng được sử dụng để tách 2 nguyên tử ni tơ của phân tử ni tơ. Năng lượng này được lấy từ các phân tử ATP của các cơ thể vi sinh. Nguồn ATP còn được lấy từ quá trình hô hấp và quang hợp.

Sự cố định ni tơ chỉ xảy ra trước sự có mặt của enzym Nitrogenase; chúng khử phân tử ni tơ ( dinitrogen ) thành amoniac.

Chuỗi các trường hợp xuất hiện trong quá trình cố định ni tơ được thể hiện như sau :

Thực vật thu nhận ni tơ từ đất dưới dạng những ion amonium (NH4+) hoặc ion nitrate (NO3–), Amoniac luôn là sản phẩm chính của cố định ni tơ sinh học. Chúng được biến đổi thành nitrate nhờ vào một số vi khuẩn đất (Nitrate luôn là nguồn ni tơ chính đối với thực vật ).

Sự amoni hóa:

Những phế tích chết của động, thực vật được phân hủy, thông qua hoạt động của vi sinh vật, tạo thành amoniac. Quá trình này được nhận biết như là sự amoni hóa.

Sự nitrate hóa:

Sự đồng hóa nitrate ở thực vật:

Sau khi nitrate được hấp thụ bởi thực vật, chúng bị khử thành amoniac, với sự giúp đỡ của enzym nitrate reductase và nitrite reductase.

Enzym nitrate reductase:

Khử nitrate thành nitrite. Phản ứng này có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào của cây. Nitrate reductase là một flavoprotein và có chứa molybdenum.

Enzym nitrite reductase:

Khử ion nitrite thành ion amonium. Nitrite reductase không yêu cầu molybdenum mà có thể chứa đựng đồng và sắt. Bởi vì ferredoxin là nguồn điện tử trực tiếp. Phản ứng này xảy ra ở lá cây và những ion nitrite, được hình thành ở bất cứ đâu, cũng được vận chuyển về lá để khử.

                                                              Sưu tầm & biên dịch: KS. Đinh Văn Vụ