Phân Bón Rau Ở Nhật / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Ở Nhật Bản

Trồng rau sạch ở Nhật Bản

Hỏi: Tôi đã tham gia chương trình tạo nguồn ở một công ty xklđ đi Nhật Bản và đang dự định ứng tuyển vào đơn hàng đi làm nông nghiệp, cụ thể là trồng rau. Vậy xin hỏi chuyên gia có thể nói rõ hơn về công việc này ở Nhật Bản.

Trả lời: Đối với quy trình công việc và thời gian làm việc hay công việc hằng ngày bạn sẽ được đơn vị sử dụng lao động (công ty bạn đến làm) mô tả cụ thể, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về việc trồng rau sạch và trồng rau thủy cảnh ở Nhật. Tất nhiên nó khác nhiều so với việc trồng, chăm sóc và thu hoạch rau ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu bạn đã từng biết đến những vùng trồng rau an toàn ở Việt Nam thì bạn có thể hình dung ra những công việc hằng ngày.

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất . Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,… Ở bài này chúng tôi tạm đưa ra một phương pháp trồng rau ở Nhật, các nhà máy khác nhau họ có những công nghệ, phương pháp trồng rau khác nhau.

Công nghệ trồng rau thủy canh

*Ưu điểm của trồng thủy canh :

– Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp đựng trái cây). Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí khác nhau.

– Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,…; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả.

– Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường, thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo ngay từ khi đang trồng vụ hiện tại), nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.

– Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra phương pháp thủy canh đựơc trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh đựơc các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Một khuynh hướng khác đang được các nhà vườn chuyên trồng thủy canh rau ưu ái lựa chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vi sinh,… Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm.

* Hạn chế của kỹ thuật thủy canh:

+ Hiện nay thủy canh chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.

+ Do công nghệ thủy canh cây trồng chưa được nghiên cứu, chuyển đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam, nên hiện nay giá thành sản xuất còn

khá cao. Tuy nhiên có một thực tế là rau trồng theo phương pháp truyền thống đang ngày càng đội giá lên, và tiến gần đến giá của rau được

sản xuất theo công nghệ thủy canh!

Hiện nay các chuyên gia Việt Nam tạm chia Thủy canh ra làm 2 dạng chính sau:

– Thủy canh không hồi lưu (dòng nước tỉnh)

– Thủy canh hồi lưu (dòng nước chuyển động) Nguồn : sưu tập từ Internet

Kinh Nghiệm Trồng Rau Muống Ở Nhật

Người Nhật không ăn rau muống nhiều như người Việt mình, dù thỉnh thoảng cũng thấy siêu thị có bán rau muống, nhưng đắt vô cùng, một bó rau muống khoảng 10 cọng được bán với giá 150 yên (khoảng 40.000 đồng), hôm nào gặp may thì có thể mua được giá rẻ 100 yên (khoảng 27.000). Để ăn thoải mái như ở nhà thì chắc chỉ đủ tiền ăn rau chứ chẳng có tiền mua thức ăn khác. Nghĩ thế nên hai vợ chồng tôi lên kế hoạch tận dụng ban công nhà chung cư để trồng rau muống.

Hồi đầu không biết, cứ gieo hạt (mang từ Việt Nam sang) mà chờ đợi mòn mỏi chẳng thấy nảy mầm, tới khi quên béng là đã gieo hạt thì nó mới bắt đầu nảy, nhưng lớn rất chậm và còi cọc, lại hay bị sâu ăn hết cả ngọn. Nản quá mà không biết làm cách nào, tình cờ ra siêu thị lại thấy họ bán rất nhiều rau mầm, và là mầm rau muống, dùng để chế biến các món salad ăn sống, đặc biệt là còn nguyên rễ. Tôi mua thử về với hy vọng cắm xuống đất trồng là lên thành cây rau muống.

Quả nhiên là thành cây rau muống thật, cắm xuống đất, chịu khó tưới nước thường xuyên, chỉ 3 tuần sau là có rau muống ăn, chắc vì đây là mầm rau muống nảy mầm trên đất Nhật nên chịu được khí hậu Nhật, chứ không như hạt cây Việt Nam mang sang trồng không lớn lên nổi.

Mỗi lần thu hoạch là cả nhà tha hồ ăn rau muống, mà là ăn thoải mái không phải đắn đo suy nghĩ, vì một gói rau mầm chỉ có 100 yên nhưng ăn được 3 bữa rau muống đầy đặn. Vặt hết một lượt thì rau lại lên một lượt mới cũng trên phần thân cây còn lại, nhưng lần này thì chỉ thu hoạch được bằng một phần ba lần đầu nên thu hoạch xong lần hai thì phải nhổ hết đi rồi gieo đợt mầm khác thì mới có rau ăn.

Tuy thế, rau muống cũng chỉ trồng được vào mùa ấm, mà lên tốt nhất là mùa hè, tầm từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa đông thì rau cũng chết hết, hoặc siêu thị lại không bán mầm rau muống nữa nên chẳng có nguồn cây giống, chúng tôi đành lại “nhịn” chờ đến “vụ” sau vậy.

Trong lúc chờ đợi rau muống không lên nổi, thì nhà tôi trồng rau bí. Người Nhật chỉ ăn quả bí đỏ mà lại không ăn rau bí, nên nếu thèm rau bí, có cách là mua quả bí về ăn, còn hạt mang ra gieo cây, đảm bảo lên um tùm, và lên rất nhanh, với điều kiện mỗi ngày phải tưới ít nhất một xô nước to (cho khoảng 0,5m2 đất), nếu là mùa hè thì tưới gấp đôi. Quên tưới nước, cây sẽ còi, chậm lớn, hoặc dài lêu nghêu nhưng không ra hoa ra lá, tưới nước vo gạo cũng tốt vô cùng, nhưng nhà tôi hay quên lắm, nên thỉnh thoảng mới được một bữa nước gạo, còn đâu chỉ toàn nước lã thôi.

Rau bí có ưu điểm là gieo hạt rất mau nảy mầm, một khi đã nảy mầm thì rất nhanh được thu hoạch, nhưng có nhược điểm là phần thân già rất nhanh, ăn nhiều xơ, nên nếu tiếc rẻ cứ muốn cho cây vươn thêm nhiều cành con thì hầu như phần thân sẽ không ăn được, chỉ có lá và cành nhỏ thôi.

Nhưng với tôi thì như thế lại thật chuẩn, vì nhặt rau bí, khó nhất là phần thân, đằng này chỉ toàn phần cành nhỏ với lá, nên lại quá dễ dàng cho tôi. Có lần tôi còn làm được một bữa hoa bí nhồi thịt hấp, và còn ra cả quả bí con con nữa, nói vậy để biết là rau bí dễ trồng như thế nào. Mùa đông cũng có rau ăn, nhưng lên không được nhanh như mùa hè, và rau cũng hơi còi, do phải chống chọi cái rét, khô, hanh của mùa đông nước Nhật. Nhưng dù sao có cũng còn hơn không.

Câu chuyện ốc nấu chuối đậu

Đi xa, tôi chỉ toàn thèm những món Việt Nam dân dã, nhất là những món không có đủ nguyên liệu để nấu trên đất khách quê người, như món ốc nấu chuối đậu mà cả nhà tôi vẫn thích ăn.

Ở Nhật, thuỷ hải sản vô cùng phong phú về chủng loại nên ốc không phải là vấn đề, chỉ có chuối xanh là khó kiếm. Tất nhiên là nếu đặt hàng tại những cửa hàng thực phẩm Việt Nam thì cũng có thể có, nhưng đắt và hiếm vô cùng; còn siêu thị Nhật, thì mua được chuối xanh là điều không tưởng, mặc dù chuối bán ở Nhật đa số là chuối chưa chín vàng, mà còn hơi ương ương, và hầu hết là chuối nhập khẩu từ các nước nhiệt đới, nên tôi đoán chắc họ nhập chuối xanh rồi về ươm cho chín, thì mới tránh dập nát trên đường vận chuyển. Nhưng khi tôi hỏi người ta xem có chuối xanh bán không, thì chỉ toàn gặp những cái lắc đầu của người bán.

Ấy thế mà không ngờ lại có lúc mua được chuối xanh trên đất Nhật, nhưng một năm chỉ có duy nhất một đợt mà thôi, nghe hơi kỳ cục, nhưng là sự thật. Người Nhật mua chuối xanh về chỉ là để … thắp hương cho người quá cố vào dịp Obon tháng 8 hàng năm, như lễ thanh minh tảo mộ của người Việt, nên những siêu thị lớn đều có bán chuối xanh, mà bán cả một nải rất đều, rất đẹp, và quan trọng là rất rẻ chỉ khoảng 300 yên (80.000 tiền Việt) một nải 15 quả gì đó. Nhưng nếu bạn biết bình thường ở đây 198 yên một bịch chuối chín 5 quả thì sẽ thấy 300 yên một nải chuối xanh vẫn là quá rẻ.

Kinh nghiệm là phải tranh thủ mua luôn vài nải, nhà tôi thường mua hai nải, vì chỉ có hai vợ chồng nên mỗi lần ăn giỏi lắm cũng chỉ hết 5 quả, bọc từng quả vào giấy báo, cất vào ngăn đá tủ lạnh, để dành ăn dần những lúc cơn thèm nổi lên. Chất lượng của chuối xanh đông đá không khác là bao so với chuối xanh tươi đâu.

Còn hương vị “mẻ” đặc trưng của món này, tôi thay bằng sữa chua không đường, cho chút ít vào thôi là chuẩn như mẻ xịn luôn, ăn xong là đỡ hẳn nỗi nhớ quê nhà.

Khánh NgọcBạn yêu thích các món ăn, nhà hàng Việt ở nước ngoài? Xin mời chia sẻ về chúng hoặc hộp thư nguoivietvnexpress@gmail.com

Người Nhật Trồng Rau Ở Đà Lạt

6 năm trước ông sang Việt Nam để tìm hiểu các điều kiện thích hợp cho việc trồng trọt. 3 năm nay, ông thuê 5.000m2 đất với giá 60 triệu đồng/ha/năm ở ngay cửa ngõ Đà Lạt tiếp giáp với xã Đạ Sar để trồng rau xuất sang Nhật và bán cho những người Nhật ở chúng tôi Ông cũng vừa thuê thêm 15.000m2 để mở rộng sản xuất. Chúng tôi đã gặp ông Masazumi ngay bên những luống dâu tây giống Nhật đang độ thu hoạch.

Ông Masazumi

Ông Masazumi – 60 tuổi, trước khi về hưu, ông đã làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyên về hoa ở Nhật Bản. Ban đầu sang Việt Nam, ông định tìm đất trồng hoa cúc, nhưng thấy hoa cúc Việt Nam không được ưa chuộng ở Nhật vì hoa cúc trồng ở Nhật sau khi cắt cành có thời gian tươi lâu hơn, thân cây khỏe, hoa có độ nở hết cỡ… nên chuyển hướng sang nghiên cứu trồng rau và đã rất thành công… Ông cho biết, cứ 2 ngày một lần ông thu hái dâu tây, sau đó đóng gói và chuyển đi chúng tôi Mỗi kg dâu của ông có giá từ 150 – 370 ngàn đồng/kg, nhưng tại Nhật mỗi trái dâu tây tính ra tiền Việt Nam là 5 ngàn đồng và chúng chỉ được dùng để trang trí cho các món ăn tráng miệng… Ngoài dâu tây, ông còn trồng các loại rau trái khác như: cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, cà tím… nhưng đều là giống của Nhật, với giá 50.000đ/kg dưa chuột, cà chua thấp nhất là 60.000đ/kg… Rau quả ông trồng có giá cao gấp nhiều lần so với giá ở xứ rau Đà Lạt, nhưng theo ông là không đủ cung cấp cho khách hàng. Ông cũng cho biết thêm khi hiệp ước xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, các khách hàng của ông sẽ rất nhiều từ Nhật, Singapre, Indonesia, Thái Lan…, ngay cả người Nhật ở Hà Nội cũng đặt hàng, nhưng hiện ông phải từ chối vì không đủ nguồn hàng cung cấp.

Vì sao lại như vậy? Phải được nếm thử những trái dâu trong vườn của ông mới nhận thấy rõ sự khác biệt. Những trái dâu hơi ửng đỏ sẽ cho cảm giác rất chua, nhưng dâu giống Nhật trông mọng nước, lại rất ngọt, có mùi thơm và không cứng. Cà chua hay ớt ngọt cũng có độ ngọt cao hơn hẳn. Ở Đà Lạt có rất nhiều người trồng rau củ giống Nhật, nhưng chỉ có mình ông Masazumi đang trồng dâu tây giống Nhật. Đà Lạt cũng có dâu tây giống Pháp và New Zealand do người Việt trồng, nhưng dâu Pháp đã thất bại… Ngoài giống ra, theo ông Masazumi, nền tảng của việc làm nông nghiệp là đất, nếu xử lý được đất thì đã thành công 50% rồi. Riêng ông đã đầu tư khoảng 50-60USD để xử lý 1 luống đất (khoảng 1$/m2) bằng cách mua bã mía về ủ lên men và để mục (khoảng 2-3 năm), cho thêm phân dê trộn với đất… sau đó, phủ nilon lên luống, cho ánh nắng mặt trời chiếu vào để diệt các loại vi khuẩn, trứng sâu, nấm có hại cho cây trồng (khoảng 2-3 tuần)… rồi mới tiến hành trồng cây trên đất ấy.

Xử lý đất là làm thế nào cho đất tơi, xốp. Với ông Masazumi, bã mía rất tốt cho đất, khi khô nó không bị thối rữa, bản thân nó có chất dinh dưỡng, đem trộn với đất, nó cho độ xốp tốt. Lúc mới sang Việt Nam, ông thử trồng cây trên đất chưa xử lý thì bộ rễ dài khoảng 15cm, nhưng cây được trồng trên đất đã xử lý có bộ rễ dài gấp đôi. Đất đã được xử lý có thể duy trì để trồng cây trong 5 năm… Sau đó, ông chỉ cho thêm phân và tưới bằng nước sạch, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học. Ngoài sự khác biệt trong khâu xử lý đất, cách canh tác của ông cũng như những người nông dân khác. Chính vì đầu tư từ đất, nên năng suất cây trồng của ông tăng từ gấp đôi trở lên, với vòng đời của cây dài hơn, củ – quả to hơn và tất nhiên, là sản phẩm sạch – an toàn… Ông Masazumi cho rằng, Đà Lạt là nơi rất thích hợp cho các loại cây trồng vì khí hậu rất tốt, nhiệt độ vừa phải, đặc biệt là rất phù hợp với dâu tây – loại cây ưa mát và không chịu được nóng. Ở Việt Nam, ngoài Đà Lạt chỉ có Sapa là có thể trồng được dâu tây, nhưng chỗ ông thuê rất thuận lợi do có suối nước sạch ngay bên cạnh. Ông cũng tìm thấy ở Mianma có chỗ có khí hậu giống Đà Lạt, nhưng hệ thống điện nước lại không bằng…

Nhận xét về nông dân Đà Lạt, ông Masazumi thẳng thắn cho biết: Người Việt sử dụng quá nhiều thuốc và rất bảo thủ. Khi ông bắt đầu trồng rau ở Việt Nam đã có người Trung Quốc và Hàn Quốc đến học hỏi, nhưng không có người Việt Nam nào. Người Hàn Quốc học được kỹ thuật là bắt chước ngay, nhưng Việt Nam thường tự mày mò. Thậm chí, ông đã từng chỉ cho người Việt Nam về cách xử lý đất và kỹ thuật trồng dâu. Nhưng người nông dân này đã nói: “Tôi đã trồng dâu được 10 năm rồi, và đến nay, công việc vẫn rất tốt”… Theo ông Masazumi, làm nông dân, dù có kinh nghiệm tích lũy qua năm tháng, nhưng vẫn nên học hỏi các kỹ thuật khác trong ngành nông nghiệp. Ông thuê nhà ở Đà Lạt, hằng ngày lái xe khoảng hai chục cây số vào vườn hướng dẫn nhân công chăm sóc cây rau. Ngày chủ nhật được nghỉ, ngoài thăm thú phong cảnh, uống cà phê, ông gặp gỡ những người nông dân khác để tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm. Ông cho rằng, nông dân Đà Lạt nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung, nên đầu tư vào khâu xử lý đất. Ngoài các loại phân bón như phân bò và phân dê… thì họ có thể dùng những thứ để tạo nên độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất, như bã mía, thân – cùi bắp, xơ dừa, vỏ cà phê… hay đơn giản và ít tốn kém hơn là lá thông…

LÊ HOA, Báo Lâm Đồng, 17/12/2013

Phân Bón Npk Việt Nhật

Trong số các cây trồng chủ lực của Việt Nam hiện nay, bơ và sầu riêng đã nổi lên như một “làn gió mới” đem lại thu nhập đáng kể cho bà con nông dân vùng Tây Nguyên. Thích hợp với vùng đất đỏ bazan trù phú của Tây Nguyên, bơ và sầu riêng có điều kiện phát triển ổn định và mạnh mẽ. Vốn dĩ chúng được trồng xen với tiêu và cà phê như một loại cây tạo bóng mát, nhưng giờ đây chúng bắt đầu được chú trọng và xem như loại cây trồng chính làm tăng giá trị nông nghiệp trên 1 héc-ta đất cũng như tăng thêm thu nhập khá cao cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, việc chăm sóc hai giống cây trồng này cũng đòi hỏi nhiều công phu của người trồng. Nếu cây không được chăm sóc và bón phân đúng cách sẽ phát triển kém, phân hoá mầm hoa không đạt, tỷ lệ đậu trái không cao, dễ rụng trái non hay trái chín kém chất lượng.

Để đem lại hiệu quả canh tác cho bà con nông dân, Công ty Phân bón Việt Nhật (JVF) trân trọng giới thiệu bộ ba sản phẩm chuyên dùng cho cây bơ và sầu riêng cho từng giai đoạn của cây:

Giai đoạn dưỡng cành lá sau thu hoạch: NPK Việt Nhật 18-8-6+13S+TE

Giai đoạn phân hoá mầm hoa: NPK Việt Nhật 10-18-13+3S+1,8Ca+1,2Mg+TE

Giai đoạn nuôi trái: NPK Việt Nhật 11-11-17+13S+1,5Ca+1Mg+TE

Đặc biệt chú trọng tới hàm lượng Kali cao trong giai đoạn nuôi trái để giúp cây đạt chất lượng quả tốt nhất, JVF đã sử dụng 100% Kali Sulphate (hay còn gọi là Kali trắng) trong sản phẩm NPK Việt Nhật 11-11-17+13S+1,5Ca+1Mg+TE để giúp trái có chất lượng cao hơn, đem lại giá trị kinh tế tốt hơn cho người trồng.

http://jvf.com.vn/vn/Phan-bon-Viet-Nhat-cho-cay-Sau-Rieng-va-Bo-Phan-1/3.html

http://jvf.com.vn/vn/phan-bon-viet-nhat-cho-cay-sau-rieng-va-bo-phan-2/3.html

http://jvf.com.vn/vn/phan-bon-viet-nhat-cho-cay-sau-rieng-va-bo-phan-3/3-.html

Quý bà con hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc các đại lý phân phối chính thức sản phẩm NPK Việt Nhật tại địa phương để tìm hiểu thêm thông tin và các hướng dẫn về lượng dùng và cách bón phù hợp, cũng như để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả nhằm bảo đảm hiệu quả và chất lượng cây trồng của bà con.

Phân bón NPK Việt Nhật – Chất lượng từ Nhật Bản cho thành công Việt Nam.

Công Nghệ Trồng Rau Sạch Ở Nhật

Phương pháp trồng rau theo chiều dọc ở Nhật Bản kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, được đảm bảo tuyệt đối sạch khi công nhân phải đeo mặt nạ, mặc đồ liền thân khi vào “vườn”.

Edition cho hay tại Kameoka, Kyoto, Nhật Bản, vào mùa đông, nhiệt độ thấp khiến nông dân phải ngừng canh tác trong 4-5 tháng. Tuy nhiên, bên trong nông trại công nghệ cao Spread, công nhân vẫn đang làm việc như bình thường.

Mỗi ngày, họ xuất ra 21.000 cây rau diếp để chuyển đi khắp Nhật Bản trong vòng 24 giờ, chủ yếu là các nhà hàng và siêu thị. Mỗi năm, họ cung cấp ra thị trường khoảng 7,7 triệu cây rau. Điều đặc biệt của khu nông trại này là phương thức canh tác theo chiều dọc.

Trang trại thẳng đứng Spread tại Kyoto, Nhật Bản Trang trại thẳng đứng Spread tại Kyoto, Nhật Bản

Spread là trang trại canh tác theo chiều dọc lớn nhất tại Nhật Bản. Đây là kiểu canh tác độc đáo kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp. Rau được trồng trên các giá chồng lên nhau và quy trình tưới tiêu được tự động hóa. Hiện tại, họ mới trồng rau diếp nhưng việc cung cấp nhiều loại rau ăn lá khác quanh năm rất khả quan.

Công ty này dự kiến tăng gấp đôi sản lượng hiện tại bằng việc mở thêm nhiều cơ sở khác tại phía Tây Nhật Bản trong năm 2023.

“Thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng dân số và các vấn đề môi trường trong canh tác nông nghiệp”, Shinji Inada, chủ tịch của Spread, chia sẻ với CNN. “Chúng tôi thấy rằng chúng ta cần có một hệ thống canh tác nông nghiệp mới để đảm bảo cho tương lai của thế hệ sau”.

Sprout được thành lập vào năm 1992, hiện trở thành một trong những công ty nông nghiệp tiên tiến và canh tác hiệu quả nhất tại Nhật Bản và cả trên thế giới. Inada cho rằng Spread là nhà sản xuất nông nghiệp “thẳng đứng” đầu tiên và lớn nhất thế giới.

Sứ mệnh của công ty là “luôn hành động hướng tới một xã hội bền vững và bảo vệ môi trường bằng công nghệ thực phẩm nhằm mang tới sự an toàn và thoải mái cho thế hệ tương lai”.

Để thực hiện sứ mệnh này không phải điều đơn giản. Theo Inada, mọi người thường tỏ ra nghi ngờ về sản phẩm, cho rằng chúng không bằng các sản phẩm được trồng theo phương pháp truyền thống.

“Ban đầu khách hàng cho rằng sản phẩm của chúng tôi không tự nhiên, được sản xuất công nghiệp. Nhưng sau khi chúng tôi liên tục bán rau tại siêu thị, khách hàng bắt đầu nhận ra rằng rau tươi ngon và có lợi cho sức khỏe. Nhờ đó, chúng tôi bắt đầu thu hút được khách hàng”, Inada chia sẻ.

Vòng canh tác ở đây nhanh hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Rau riếp có thể thu hoạch sau 40 ngày kể từ khi gieo hạt, trong khi đó, theo phương pháp truyền thống thời gian trung bình là 2 tháng. Hơn nữa, do phụ thuộc vào thời tiết, nên rau diếp trồng theo phương pháp truyền thống thường không ổn định về giá.

Cơ sở nông nghiệp mới của Spread được mở cửa tại Keihanna trong năm 2023 sở hữu công nghệ tự động hóa thậm chí còn hơn tại Kameoka. Tại đây, 98% nước được tái sử dụng. Theo Inada, công nghệ tự động hóa giúp giảm 50% chi phí lao động của cơ sở hiện tại.

Dù hướng tới công nghệ tự động hóa tuyệt đối, Inada cho rằng trong tương lai, con người sẽ hoàn toàn ăn rau trồng bởi robot.

“Tôi không nghĩ canh tác theo chiều dọc sẽ chiếm lĩnh toàn bộ ngành nông nghiệp”, Inada nói. “Tôi vẫn cho rằng rau theo mùa và tại từng địa phương là rất quan trọng và cần phải duy trì”.