Npk 16.16.8 ( Dạng Hạt)

Chi tiết sản phẩm

I. ĐẶC ĐIỂM

1. Hình dạng, màu sắc:

– Tinh thể rắn.

– Dạng hạt, tỷ trọng …Kg/dm3.

–  Không mùi; Màu : ba màu đỏ, trắng, đen.

2. Hình dạng vỏ bao:

– Sản phảm được đóng gói trong bao dệt nhựa PP hoặc BOPP bên trong có một lớp bao PE: 25kg, 50kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.

3. Đặc tính kỹ thuật:

– Là phân hỗn hợp trộn vê viên gồm ba loại phân chính : Phân lân : P2O5; phân Kali : K2O; và phụ gia : gồm chủ yếu là si líc.

–  Công thức : 16.16.8.

–  Là phân mang tính kiềm : PH = 7 – 7,5.

–  Tan tương đối tốt trong nước .

– Thành phần chủ yếu của phân NPK 16.16.8 gồm: Nts: 16%; P2O5hh: 16%; K2Ohh: 8%; MgO: 5%;  CaO: 10%;  SiO2: 8%; Lưu huỳnh; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo ….

4. Mã số sản phẩm:

– MSPB 17826 theo QĐ số 1449/QĐ-BVTV-PB ngày 13/9/2023.

– TCCS 24:2010/KT-PLVĐ

II. Công Dụng . 

– Thích hợp cho nhiều loại cây trồng

– Cung cấp dinh dương cho cây trồng , tăng năng suất , chất lượng nông sản .

– Kháng được nhiều loại sâu bệnh

– Cải tạo được các loại đất hoang hóa , bạc màu

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

– Trộn đều trước khi sử dụng.

– Không hòa nước để tưới.

– Bón  sâu, vùi phân.

– Bón thúc cho cây lúa, ngô, màu: 300-750 kg/ha/lần/vụ.

– Bón thúc cây ăn quả, từ 0,5 – 1,5 kg/1 tuổi cây/lần( khối lượng mỗi lần không quá 15 kg/cây), tùy theo từng loại cây số lần bón từ 2-4 lần.

IV. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:

1. An toàn sản phẩm:

– Mối nguy hiểm đến sức khỏe: Phân bón đa yếu tố NPK 16.16.8 Văn Điển thân thiện với môi trường ( Trong quá trình tan trong nước không tự phân hủy sinh khí  độc ), sử dụng rất an toàn cho người và động, thực vật.

– Hít phải: Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.

– Tiếp xúc với da:

          + Không độc

+ Tiếp xúc nhiều với da có thể gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ )

– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Do có bụi đạm SA tiếp xúc mắt ) .

2. Nồng độ tối đa cho phép ( Bụi ): Theo quyết định của bộ y tế Việt Nam số: 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002 .Bụi toàn phần ≤ 8 mg /m3.

3. Trình tự sơ cứu :

– Nếu bị ngứa khi tiếp xúc sản phẩm NPK 16.16.8: Rửa sạch các khu vực bị ảnh hưởng bằng nước sạch hoặc nước vôi trong.

– Nếu bụi NPK 16.16.8  tiếp xúc với mắt:

+ Dùng nước rửa cho đến khi mắt dừng bị kích thích.

+ Có được chăm sóc y tế một cách nhanh chóng.

– Hít phải: Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.

– Tiếp xúc với da:

+ Không độc;

+ Có thể bị gai silic đâm vào da gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ ).

– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Giống bụi si líc tiếp xúc mắt ) .

4. Thiết bị bảo hộ :

– Khi làm việc với nồng độ cao của bụi NPK 16.16.8, sử dụng:

– Khẩu trang ngăn bụi.

– Mang găng tay thích hợp.

– Sử dụng kính chắn bụi.

5. Yêu cầu về bảo quản và cất trữ :      

– Bảo quản nơi khô ráo.

– Không đặt trực tiếp trên sàn nhà ẩm ướt. Xếp trên giá hoặc trên nền nhà khô có lớp ni lôn cách ẩm.

– Xếp bao ở trong kho, dật cấp, cách tường 0,5 mét.

Phân Bón Hỗn Hợp Npk 16

Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao là gì?

Tên phân bón / tên thương mại: Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao

Phân loại: Phân vô cơ

Địa chỉ:

Xuất xứ:

Tiêu chuẩn: Thông tư số 29/2014/TT – BCT

Cơ quan: Bộ Công thương Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần %: Nts: 16%; P2O5hh: 16%; K2Ohh: 16%

PPM? (mg / l; mg / kg):

CFU / g hoặc CFU / l:

pH, Khối lượng riêng:

Hướng dẫn sử dụng

Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao được sử dụng trong Nông nghiệp. Sử dụng Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao để bón cho cây trồng theo quy định của nhà sản xuất.

Nguyên tắc chung sử dụng Phân vô cơ đúng cách:

Bón phân đúng loại: Mỗi loạt phân bón có hàm lượng, thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân bón: theo giai đoạn phát triển của cây, theo mục đích muốn cây phát triển rễ/củ, thân, lá, hoa…hoặc theo mục tiêu cải tạo đất.

Bón phân đúng liều lượng: Sử dụng phân bón đúng liều lượng sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho cây trồng. Vì vậy, cần bón đúng liều lượng để đảm bảo không thừa (gây cháy, sốc phân) hay thiếu so với nhu cầu của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bón phân đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn cây trồng cần bổ sung những chất dinh dưỡng nhất định. Cần bón đúng thời điểm để giúp cây phát triển được tối đa, tránh lãng phí phân bón.

Bón phân đúng cách: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tình hình thực tế phát triển của cây để chọn cách bón phân đúng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nên xem hướng dẫn sử dụng cụ thể được nhà sản xuất quy định trên bao bì sản phẩm.

Giá bán phân bón

Giá bán Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao Công ty TNHH Garsoni (Việt Nam) sẽ khác nhau tuỳ thuộc nhiều yếu tố như địa điểm, khối lượng mua và thời điểm đặt mua. Liên hệ đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để biết giá chính xác nhất. Hoặc thường xuyên truy cập website chúng tôi để cập nhật thông tin Nông Nghiệp gồm giá bán các loại phân bón cho cây trồng.

Mua phân bón bón

Mua Phân vô cơ – Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao ở đâu tốt?

Đặt mua Phân vô cơ – Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao Công ty TNHH Garsoni (Việt Nam) trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua phân bón online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Đánh giá phân bón

Phân vô cơ Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao có tốt không?

Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao do công ty Công ty TNHH Garsoni (Việt Nam) sản xuất. Phân được cấp phép và lưu hành ở Việt Nam để dùng trong sản xuất Nông nghiệp. Do vậy, phân đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng tốt cho cây trồng trong việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Sử dụng phân bón tốt nhất cần dựa vào nhu cầu và mức độ phù hợp của cây.

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về Phân vô cơ Phân bón hỗn hợp NPK 16 -16 -16+ TE dạng hạt, dạng bao , hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng phân bón phù hợp cho việc chăm sóc cây trồng.

Phân Bón Npk Con Cò 16

Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE là gì?

Tên phân bón / tên thương mại: Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE

Phân loại: Phân vô cơ

Doanh nghiệp sản xuất: Công ty TNHH BACONCO

Địa chỉ: Xuất xứ:

Tiêu chuẩn: Thông tư số 29/2014/TT -BCT

Cơ quan: Bộ Công thương Bà Rịa – Vũng Tàu

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần %: Nts: 16%; P2O5hh: 8%; K2Ohh:16%; MgO: 2,5%; S: 6%; B2O3: 5.000ppm; Độ ẩm: 2%

pH, Khối lượng riêng:

Hướng dẫn sử dụng

Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE được sử dụng trong Nông nghiệp. Sử dụng Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE để bón cho cây trồng theo quy định của nhà sản xuất.

Nguyên tắc chung sử dụng Phân vô cơ đúng cách:

Bón phân đúng loại: Mỗi loạt phân bón có hàm lượng, thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân bón: theo giai đoạn phát triển của cây, theo mục đích muốn cây phát triển rễ/củ, thân, lá, hoa…hoặc theo mục tiêu cải tạo đất.

Bón phân đúng liều lượng: Sử dụng phân bón đúng liều lượng sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho cây trồng. Vì vậy, cần bón đúng liều lượng để đảm bảo không thừa (gây cháy, sốc phân) hay thiếu so với nhu cầu của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bón phân đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn cây trồng cần bổ sung những chất dinh dưỡng nhất định. Cần bón đúng thời điểm để giúp cây phát triển được tối đa, tránh lãng phí phân bón.

Bón phân đúng cách: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tình hình thực tế phát triển của cây để chọn cách bón phân đúng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nên xem hướng dẫn sử dụng cụ thể được nhà sản xuất quy định trên bao bì sản phẩm.

Giá bán phân bón

Giá bán Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE Công ty TNHH BACONCO sẽ khác nhau tuỳ thuộc nhiều yếu tố như địa điểm, khối lượng mua và thời điểm đặt mua. Liên hệ đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để biết giá chính xác nhất. Hoặc thường xuyên truy cập website chúng tôi để cập nhật thông tin Nông Nghiệp gồm giá bán các loại phân bón cho cây trồng.

Mua phân bón bón

Mua Phân vô cơ – Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE ở đâu tốt?

Đặt mua Phân vô cơ – Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE Công ty TNHH BACONCO trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua phân bón online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Đánh giá phân bón

Phân vô cơ Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE có tốt không?

Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE do công ty Công ty TNHH BACONCO sản xuất. Phân được cấp phép và lưu hành ở Việt Nam để dùng trong sản xuất Nông nghiệp. Do vậy, phân đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng tốt cho cây trồng trong việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Sử dụng phân bón tốt nhất cần dựa vào nhu cầu và mức độ phù hợp của cây.

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về Phân vô cơ Phân bón NPK CON CÒ 16- 8 -16 +6S +TE , hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng phân bón phù hợp cho việc chăm sóc cây trồng.

Phân Bón Quế Lâm Npk 16

Phân NPK Quế Lâm 16-16-8 với đầy đủ các vi lượng cần thiết giúp cây phát triển đồng bộ có tác dụng giúp bộ rễ phát triển cực mạnh, cây khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng được nâng cao.

– Rắc đều sản phẩm dưới gốc cây theo liều lượng phù hợp tùy theo từng loại cây – Cây cảnh từ 1/2 đến 1 nắp chai/gốc tùy theo cây lớn hay nhỏ – Sau 10 – 15 ngày kiểm tra và bón bổ sung – Kết hợp với phân hữu cơ vi sinh, xới đất và tưới nước đều đặn.

Phân bón thúc cao cấp Quế Lâm NPK 16-16-8 chai 450g có tác dụng giúp bộ rễ phát triển cực mạnh, cây khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng được nâng cao. – Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng đồng bộ, giúp cây phát triển mạnh, mướt và dày lá, củ quả to, tăng năng suất thu hái. – Phân bón còn có tác dụng phát triển bộ tán cây, kích thích cây đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, tăng khả năng đậu quả và hạn chế rụng quả, thối quả, thối ngọn. Cây trồng sẽ được tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi như sương muối, hạn hán… tăng năng suất và chất lượng nông sản. – Phân bón thúc cao cấp Quế Lâm NPK 16-16-8 chai 450g có dạng hạt, phù hợp sử dụng cho tất cả các loại cây hoa, cây cảnh, các loại rau…

HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

BƯỚC 1: ĐẶT HÀNG NGAY

– Quý khách có thể tự đặt online trên website – (Hoặc) Liên hệ trực tiếp vào số hotline để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ đặt hàng Hotline hỗ trợ: 0982.179.226 (Tư vấn, hỗ trợ ZALO) – 0833.488.885 (Hỗ trợ các đại lý và khách mua số lượng lớn)

BƯỚC 2: XÁC NHẬN TỪ CÔNG TY

Sau khi bạn đặt hàng xong nhân viên sẽ gọi điện ngay cho bạn để tư vấn thêm về sản phẩm, thông báo chi phí vận chuyển và tổng tiền phải trả.

BƯỚC 3: GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN

– Công ty sẽ giao hàng tận nhà cho bạn qua các đơn vị vận chuyển như: Bưu điện VN, Viettel post… – Bạn sẽ nhận hàng và Thanh toán tiền cho nhân viên giao hàng.

Bạn có nhu cầu mua SỐ LƯỢNG LỚN (hoặc) KINH DOANH ĐẠI LÝ, PHÂN PHỐI vui lòng liên hệ 0833.488.885 để tư vấn và báo giá!

Trả Lời Bạn Đọc: Các Tính Lượng Cân Trong Công Thức Phân Bón Npk 16.16.8

Bạn Nguyen Quoc Xuyen ở 303/18/12, Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú có hỏi:

Xin chỉ cho mình biết cách tính cân đối các nguyên liệu trong 100 kg NPK sản phẩm, Ví dụ NPK 16.16.8 – Tính toán như thế nào để ra 18kg đam ure, đạm SA 15kg và 16kg MAP… xin cảm ơn!

www.camnangcaytrong.com trả lời:

Xem File Excel công thức tính hàm lượng phân hỗn hợp NPK 16.16.8

Đây là phương pháp tính toán công thức phân bón bằng phần mềm Excel (Microsoft Office), cách tính này có ưu điểm là: Dễ thay thế, điều chỉnh và cân đối lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất, tính toàn lượng kg theo mẻ hoặc định mức máy trộn (VD: 1.000kg có 150kg đạm SA/tương đương 3 bao)…

Ngoài ra có rất nhiều cách tính công thức khác nhau như: tính bằng phần mềm tính công thức phân bón, tính bằng cách tính nhẩm hoặc dùng máy tính tay… Nhưng tất cả các phương pháp tính công thức phân bón đều dựa trên nguyên lý và công thức sau:

∑DD = ∑ (mA x %DDhh)

DD: Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm (đơn vị: %, g/l, ppm, mg/kg).

mA: Lượng nguyên liệu sử dụng (đơn vị: %, kg, gam, lit, ml)

% DDhh: Hàm lượng dinh dưỡng hữu hiệu có trong nguyên liệu.

Câu hỏi của bạn là tìm mA (Lượng nguyên liệu sử dụng/VD: lượng cân Đạm Urea, lượng cân đạm SA, lượng cân MAP…).

Từ công thức trên ta suy ra: mA (nguyên liệu cần tìm) = [∑DD (tổng trong sản phẩm) – ∑DD (các nguyên liệu khác)]/%DDhh (nguyên liệu cần tìm)

– Như vậy chúng ta chỉ tính được lượng cân 1 loại nguyên liệu nếu biết được tất cả lượng cân của các loại nguyên liệu khác tham gia vào thành phần dinh dưỡng đó. VD: Chỉ tính được lượng cân Urea nếu đã biết được lượng cân DAP, lượng cân MAP.

– Còn nếu chúng ta sử dụng duy nhất 1 loại nguyên liệu để cung cấp thành phần đạm trong sản phẩm (VD: đạm Urea), thì cách tính sẽ cực kỳ đơn giản. Lượng cân Urea = 16/46% = 34,782kg.

– Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm phân bón trên thị trường đều sử dụng rất nhiều các loại nguyên liệu để cung cấp thành phần đạm, lân hoặc kali. Vì vậy để tìm được lượng cân chính xác của 1 loại nguyên liệu trong rất nhiều các loại nguyên liệu tham gia trong thành phần thành phẩm phân bón là tương đối phức tạp đối với phương pháp tính nhẩm.

Giới thiệu một số mẹo tính công thức phân bón trong công nghệ sản xuất phân bón NPK.

Để tính toán được định mức vật tư sản xuất phân bón NPK đòi hỏi người tính phải nắm được các thông tin và kiến thức sau:

– Hiểu rõ về các loại nguyên liệu: Hàm lượng dinh dưỡng hữu hiệu trong nguyên liệu, tính chất hóa lý của nguyên liệu (độ pH, độ ẩm, nhiệt độ phân hủy…), kích cỡ, màu sắc của nguyên liệu…

– Hiểu rõ về công nghệ sản xuất phân bón: Công nghệ phân trộn đơn thuần, công nghệ tạo hạt thủ công, công nghệ tạo hạt hơi nước, công nghệ hóa lỏng Urea, công nghệ tháp cao, công nghệ ép nén…

– Hiểu rõ về phản ứng hóa lý trong quá trình bảo quản phân bón, thời gian bảo quản thành phẩm phân bón.

– Hiểu rõ về tác dụng của các yếu tố dinh dưỡng đối với sự phát triển của cây trồng.

Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ hướng dẫn cách tính công thức (hoặc tính lượng nguyên liệu sản phẩm) để sản xuất ra các loại phân bón dạng bột thông thường có trên thị trường.

Hướng dẫn cách tính công thức NPK 20.5.6

(Theo phương pháp tính nhẩm và kinh nghiệm trộn phân bón dạng bột).

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu: Lựa chọn các loại nguyên liệu khô, tơi, các nguyên liệu không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, trong trường hợp này tôi lựa chọn: Đạm Urea, đạm SA, MAP, Kali Suphat, Cao lanh, bột tan.

Tác dụng và ưu nhược điểm của các loại nguyên liệu:

+ Đạm Urea tan cực nhanh, hàm lượng đạm cao (46%), nhược điểm, dễ bị chảy nước, phản ứng phân hủy khi độ ẩm cao và môi trường kiềm lớn.

+ Đạm SA tan nhanh, cung cấp đồng thời các hàm lượng đạm và lưu huỳnh cho cây trồng (21%N, 22%S), nhược điểm dễ phân hủy (bốc mùi sốc) trong môi trường kiềm, quy ra hàm lượng đạm thì thông thường đạm SA đắt hơn đạm Urea (VD: Đạm Urea giá 8000/46 = 173,9đ/1% N; đạm SA giá 4000/21 = 190đ/1%N).

+ MAP tan trung bình, hàm lượng cao, cung cấp đồng thời đạm và lân cho cây trồng (10%N, 50% P 2O 5hh), nhược điểm giá thành tương đối cao.

+ Kali Sunphat tan nhanh, cung cấp đồng thời Kali và lưu huỳnh cho cây trồng (50%K 2 O, 18%S), nhược điểm giá thành cao hơn Kali Clorua (Lưu ý: Dùng Kali Clorua với lượng nhiều một số cây trồng (đặc biệt là cây cà phê) sẽ xảy ra hiện tượng rụng quả non).

+ Phụ gia Cao lanh, bột tan (chống vón cục)…

+ Chúng ta có thể bổ sung thêm 1 số trung vi lượng cho sản phẩm: Tham khảo bài viết Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK: Phần 4 – Phân NPK+TE.

Bước 2: Tính công thức sản phẩm NPK 20.5.6

– Tính lượng cân của nguyên liệu Kali Sunphat để có 6% K 2O: mK2SO4 = 6/50% = 12kg Kali Sunphat (như vậy chúng ta còn 88kg để phối trộn các loại nguyên liệu khác).

– Tính lượng cân của nguyên liệu MAP để có 5% P 2O 5: mMAP = 5/50% = 10kg MAP (như vậy chúng ta còn 78kg để phối trộn các loại nguyên liệu khác, hàm lượng đạm góp mặt trong MAP là 10kg x 10% = 1).

– Giả sử chúng ta sử dụng toàn bộ 78kg là đạm SA để phối trộn thì hàm lượng đạm = 78 x 21% + 1 (trong MAP) = 17,38 (Như vậy không đủ hàm lượng đạm), vì vậy chúng ta bắt buộc phải bớt hàm lượng đạm SA và sử dụng kết hợp đạm Urea và bổ sung 1 số phụ gia khác chống vón cục và trung vi lượng (nếu cần).

– Cố định lượng Urea cần dùng là 20kg thì hàm lượng đạm trong sản phẩm là N = 20 x 46% + 1 (trong MAP) = 10,2 (như vậy còn thiếu 9,8% lượng đạm theo công thức và còn 58kg để phối trộn các loại nguyên liệu khác).

– Từ lượng dinh dưỡng đạm còn thiếu chúng ta dễ dàng tính được lượng cân đạm SA còn lại: = 9,8/21% = 46,67kg Đạm SA.

– Như vậy chúng ta còn 11,33kg để trộn phụ gia, chất chống vón cục và trung, vi lượng nếu cần.

Vậy để trộn được loại phân bón NPK 20.5.6 chúng ta trộn sử dụng 46,67kg đạm SA, 20kg đạm Urea, 10kg MAP, 12kg Kali Sunphat, 11,33kg chất phụ gia và trung vi lượng.

Lưu ý: Để thuận tiện trong việc cân nguyên liệu và căn chỉnh giá thánh chúng ta có thể thay thế, thêm bớt các loại nguyên trong khoảng cho phép mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Một số mẹo và lưu ý khi tính công thức phân trộn

+ Tính lượng cân của các loại nguyên liệu mà chỉ nguyên liệu đó đóng góp hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm (VD: trong công thức này chỉ có Kali Sunphat là cung cấp hàm lượng Kali).

+ Tính lượng cân của các loại loại nguyên liệu cung cấp nhiều yếu tố dinh dưỡng tiếp theo (VD: MAP cung cấp 2 yếu tố dinh dưỡng là đạm và lân).

+ Tạm thời cố định 1 số loại nguyên liệu trong giới hạn cho phép (VD: cố định lượng đạm Urea và không quá 20%).

+ Nắm bắt giá thành nguyên liệu để tính công thức: Ưu tiên sử dụng nguyên liệu có giá rẻ.

+ Lựa chọn các loại nguyên liệu khô, ít đóng cục, ít chảy nước, sử dụng các chất chống đóng cục vào thành phần thành phẩm (nếu trộn để bón trực tiếp thì không cần chất chống đóng cục mà nên thay bằng đất mùn hữu cơ hoặc bã cà phê, bã mùn mía hoặc phân chuồng đã hoai mục).

+ Nếu là sản phẩm thương mại nên lựa chọn các loại nguyên liệu sáng màu, có thể bổ sung bột màu để tạo màu sắc đẹp mắt cho sản phẩm.

+ Lời khuyên: Nếu các bạn thành thạo phần mềm Excel, các bạn nên sử dụng phần mềm này để tính công thức phân bón.

Một số lưu ý khi tính công thức NPK 16.16.8 khi sử dụng các loại nguyên liệu là: Đạm Urea, đạm SA, DAP, MAP, Kali Sunphat: Tính lượng cân của Kali Sunphat trước, DAP và MAP có tính chất gần như nhau nên có thể dùng 1 trong 2 loại nguyên liệu (DAP chưa nghiền có dạng hạt, MAP có dạng bột, tùy thuộc vào mục đích phối trộn để lựa chọn nguyên liệu), cố định lượng Urea (15kg, 18kg hoặc 20kg), tính hàm lượng đạm SA và phụ gia sau cùng.

Bài viết không thể tránh khỏi những sai xót hoặc khó hiểu trong cách trình bày, rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!