Phân Bón Lá Mkp 0-52-34 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phân Bón Lá, Rễ Cao Cấp Mkp 0

Siêu phân hóa mầm hoa – Kích thích ra hoa đồng loạt

MÔ TẢ: MKP là sản phẩm cung cấp Lân (P2O5) và Kali (K2O), tan hoàn toàn trong nước, không tạp chất, tinh thể trắng mịn khô.

THÀNH PHẦN: -B: 2000ppm – P2O5hh ……………………………………………….. 52% – K2Ohh …………………………………………………. 34% -Phụ gia: Axit amin, rong biển, vi lượng dạng chelate giúp cây phân hoá mầm hoa, ra hoa đồng loạt. CÔNG DỤNG: – Dùng trong giai đoạn sắp ra hoa, dưỡng trái non. Giúp cây ra hoa đồng loạt, giúp cứng cuống, chống rụng trái non, nuôi và dưỡng trái, làm trái to, hạt chắc. – Giúp ra rễ cực mạnh và tăng sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây chống chịu với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ngập úng, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, quá nóng, quá lạnh, mưa bấc, … – Kết hợp với KNO3 để kích thích ra hoa trái vụ, tăng sản lượng nông sản.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Dùng trên tất cả các loại cây trồng. – Lúa: 100g/ 16 lít nước. Sử dụng 2 lần/ 1 vụ. Lần 1 trước trổ 7 ngày, lần 2 sau trổ đều, dùng 2-3 bình /1000m2. – Cây công nghiệp: Tiêu, cà phê, thuốc lá, …: 120g/16 lít nước. Sử dụng trước khi trổ hoa để kích thích ra hoa, khi cây đậu trái, giúp dưỡng trái. Dùng định kỳ 10 ngày 1 lần. – Cây ăn trái: Cam, quýt, xoài, nhãn, mãng cầu, sầu riêng, sa bô chê, chôm chôm, măng cụt, mận, ổi, …: 120g/ 16 lít nước. Sử dụng trước khi trổ hoa, lặp lại sau khi ra hoa rộ. Dùng định kỳ 14 ngày 1 lần. Dùng 2-3 bình/ 1000m2. – Rau màu: Dưa hấu, dưa leo, cà chua,… : 80g/16 lít nước. Phun trước khi trổ hoa và giai đoạn nuôi trái. Phun định kỳ 14 ngày 1 lần. Phun 2-3 bình/ 1.000 m2. – Hoa kiểng: 100g/16 lít nước. Sử dụng khi cây phát triển được 1/3 thời gian sinh trưởng, lặp lại sau 10-15 ngày. Dùng 2-3 bình/ 1000m2.

QUY CÁCH: gói 1kg

Phân Bón Mkp Bio Japan

MKP là một trong sản phẩm phân bón đặc trưng của Bio Japan được bà con tin dùng trong hơn 7 năm qua, đăc biệt là bà con Miền Tây, Miền Đông, và Tây Nguyên là nơi biết đến như cái nôi cây ăn trái của nước ta. MKP Bio Japan là dòng sản phẩm có thể kết hợp với các loại phân bón khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thích cho từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng đặc biệt giai đoạn làm bông và làm bông trái vụ.

Hotline của Công ty luôn nhận được rất nhiều cuộc gọi tư mong nhận tư vấn của bà con thông tin tư vấn về những sản phẩm công ty trong đó có phân bón MKP của công ty Bio Japan.Trong bài viết này Công ty cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm này:THIOUREA + MKP, MKP Bio Japan.

Có thêm những thắc mắc cần tư vấn hay chia sẽ xin liên hệ hotline công ty Bio Japan – Thương hiệu phân bón Quả Cầu Lửa: 0888 174 999 – 0886 445 999 

MKP Bio Japan – MKP THIOURE có công dụng như thế nào đối với cây trồng

MKP + Thioure là sản phẩm dược điều chế tổng hợp tinh hoa của những hóa chất và các vi lượng dạng EDTA dưới công nghệ NANO phân tử, dinh dưỡng được tạo thành từ những hạt siêu nhỏ, dễ dàng hòa tan trong nước, thấm nhanh qua tế bào thực vật.

MKP + Thiore Bio Japan là sản phẩm phức hợp các nguyên tố thích hợp xúc tiến quá trình hình thành cơ quan sinh sản cho cây trồng, nhanh chóng hấp thụ ngăn chặn sự phát triển của hệ đọt non, lá đọt chuyển sang già nhanh, thịt lá tập trung đủ chất đế xúc tiến sự hình thành mầm hoa đó là sự khác biệt của MKP Bio Japan.

Sản phẩm thích hợp cho việc xử lý ra hoa và ra hoa trái vụ, ra hoa tập trung ở tất cả các loài cây, đặc biệt trên cây ăn trái cam, chanh, quýt, bưởi, sầu riêng và cây công nghiệp. Cây chuyển sang thời kỳ sinh sản ( TẠO MẦM HOA )

Dưới tác dụng phụ gia hình thành AIA Oxidase Enzyme gây ức chế sự hình thành Auxin, giúp cây tạo mầm hoa nhanh, đồng điệu và hiệu quả kinh tế cao

MKP Bio Japan được sử dụng như thế nào với từng giai đoạn cây trồng 

CÂY TRỒNG

GIAI ĐOẠN

LIỀU DÙNG

Cây ăn trái các loại ( cam , quýt, bưởi, nhãn, sầu riêng, mận … )

Tạo mầm

Khi thấy các lá đọt chuyển qua lá lụa khoảng 80%

Dùng 1kg pha cho 2 phuy ( 440 lít ), sử dụng 2-3 lần cách nhau 7 ngày

Ức chế quá trình đi đọt

Dùng 1 kg pha cho 1.5 phuy ( 350 lít ), sử dụng 1-2 lần cách nhau 7 ngày

Rau màu

Tạo mầm ( trước khi trổ hoa 20-30 ngày )

Dùng 10g pha cho 25 lít nước, sử dụng 5-7 ngày 1 lần

Lúa

Ra hoa

Dùng 10g pha cho 25 lít nước, sử dụng 5-7 ngày 1 lần

Cứng cây

Dùng 20g pha cho 25 lít nước, sử dụng 5-7 ngày 1 lần

Rước đòng

Dùng 20g pha cho 25 lít, sử dụng 5-7 ngày 1 lần

Khoai lang, khoai mì

Chặn đọt, phát triển củ

Dùng 1 kg pha cho 2 phuy ( 440 lít )/1000 m2, sử dụng 7-10 ngày / lần

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm MKP Bio Japan để đạt hiệu quả cao nhất

Lắc đều trước khi sử dụng, sử dụng lúc sang sớm hoặc chiều mát. Tránh xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát. Có thể pha MKP Bio Japan với các loại phân khác, trừ các loại phân có chứ Can-xi (Ca) và Ma-nhê (Mg)

Hiện nay sản phẩm MKP Bio Japan đã có khắp tất cả các tỉnh – để biết thêm đại lý cung cấp sản phẩm xin bà con liên hệ Đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho bà con công ty Bio Japan – hotline chỉ điểm bán đại lý toàn quốc 0886 545 999 

CÔNG TY BIO JAPAN – THƯƠNG HIỆU PHÂN BÓN QUẢ CẦU LỬA. Chi tiết liên hệ 028 6255 2366 – 0888 174 999

Trân trọng!

Vinachem Than Vì Thuế Vat Mặt Hàng Phân Bón Chỉ… 0%

TCDN – Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) việc đưa mặt hàng phân bón vào diện đối tượng không chịu thuế VAT đã nảy sinh nhiều bất cập. Do phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế VAT nên không được khấu trừ thuế VAT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất khiến chi phí sản xuất trong nước tăng.

Vinachem vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị sửa Luật số 71/2014/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Theo Vinachem, chủ trương của Đảng, Nhà nước giảm giá bán phân bón cho nông dân thông qua việc giảm thuế đối với phân bón là đúng. Tuy nhiên, việc Luật thuế 71/2014/QH13 đưa mặt hàng phân bón vào diện đối tượng không chịu thuế VAT đã làm nảy sinh nhiều bất cập.

Cụ thể, do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế VAT nên không được khấu trừ thuế VAT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất phân bón. Kéo theo đó, chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng lên. Doanh nghiệp phải tính phần thuế VAT không được khấu trừ này vào chi phí giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán nên không giảm được giá bán cho người nông dân.

Phân bón tiếp tục áp thuế VAT 0% có nảy sinh bất cập (Bài a Minh gửi Link e ạ)

Chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng gây bất lợi trong cạnh tranh thị trường với phân bón nhập khẩu, đặc biệt phân bón nhập từ Trung Quốc. Theo quy định, phân bón nhập khẩu khi không phải chịu thuế VAT giá bán giảm 5%.

Trong khi đó, theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước, thuế suất xuất khẩu phân bón là 0%, sản phẩm phân bón được khấu trừ toàn bộ thuế VAT cho nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất.

Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón được hưởng lợi rất lớn từ chính sách này. Chính vì vậy, tháng 1/2015, lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam tăng vọt, ure nhập khẩu tăng 77%, DAP nhập khẩu tăng 8,5 lần so với cùng kỳ năm 2014. Tồn kho của doanh nghiệp sản xuất trong nước lên cao nhất đến 23 lần.

Theo Vinachem, quy định tại Luật số 71/2014/QH13 không chỉ tác động đến người nông dân mà còn làm gia tăng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp. Trước khi có Luật số 71/2014/QH13, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất phân bón được khấu trừ hoặc hoàn lại trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nhưng theo quy định hiện hành, số thuế này phải tính vào tổng mức đầu tư, làm tăng giá trị tài sản cố định, bởi lẽ hầu hết máy móc thiết bị cho sản xuất phân bón đều phải chịu thuế VAT 10%.

Ước tính 4 năm qua, thuế VAT tính vào giá trị tài sản cố định của Vinachem tăng nguyên giá tài sản là 110 tỷ đồng, đối với hai đơn vị sản xuất đạm thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thuế VAT tính vào giá trị tài sản cố định, tăng nguyên giá tài sản là 200 tỷ đồng.

Tương tự, đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, so với trước khi áp dụng Luật số 71 cũng có nhiều bất lợi do sản phẩm phân bón không được khấu trừ thuế VAT của nguyên vật liệu, chi phí đầu vào.

Theo tính toán của Vinachem, toàn bộ số thuế VAT đầu vào cho sản xuất sản phẩm phân bón trong nước phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, làm giá thành sản phẩm tăng thêm 6-8% (tùy từng loại phân bón). Ước tính 4 năm qua, khoản thuế VAT đầu vào làm tăng chi phí sản xuất phân bón của các đơn vị sản sản xuất phân bón tăng. Năm 2018, riêng các đơn vị tại Vinachem tăng chi phí 767,7 tỷ đồng.

Trong trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất 0%, các sản phẩm phân bón được bán với giá trước thuế cộng với thuế VAT bằng không (0), nghĩa là số tiền thuế VAT đầu ra doanh nghiệp nộp cho nhà nước bằng không (0) đồng. Doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế VAT đầu vào, sẽ làm giảm giá thành sản xuất phân bón và có cơ hội giảm giá phân bón trên thị trường.

Trong trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%, là tiền thuế VAT đầu ra doanh nghiệp nộp cho Nhà nước và doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế VAT đầu vào.

“Cả hai trường hợp trên thì cả phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu chịu mức thuế suất thuế VAT như nhau, tạo bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu”- đại diện Vinachem nêu quan điểm.

Trong công văn gửi Hiệp hội phân bón Việt Nam về vấn đề nêu trên, Vinachem cũng nhấn mạnh, với cả 2 trường hợp trên, Nhà nước không phải bỏ tiền hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, mà chỉ là điều chỉnh chính sách để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bình đẳng với phân bón nhập khẩu.

Bón Phân Qua Lá

Người trồng cây nói chung và trồng lan nói riêng ai cũng mong muốn cây mình trồng được phát triển tốt nhất, khỏe mạnh. Sự hỗ trợ từ phân bón đối với cây trồng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu hết về phân bón, dẫn đến lạm dụng phân bón gây chết cây.

1.GIỚI THIỆU:

Bón phân qua lá (BPQL) có một vai trò ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây trồng và đã được nông dân áp dụng từ nhiều năm nay khắp nơi trên thế giới, mặc dù thông tin về lãnh vực này trên các tài liệu khoa học còn hạn chế. Chỉ tới thời gian gần đây, các nhà khoa học mới chú tâm tới và điều này đã được chứng kiến bởi hàng trăm chuyên gia tham dự một hội nghị quốc tế chuyên đề về BPQL. Tài liệu này nhằm minh chứng sự quan trọng về vai trò của BPQL đối với các chất dinh dưỡng đa lượng trong quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. BPQL đã bị nhìn bằng cặp mắt hoài nghi và xem như một món đồ trang điểm hơn là lợi ích thiết thực trong sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng để từ đó nâng cao lợi tức cho nhà nông. Đặc biệt đối với các chất dinh dưỡng đa lượng vì cây trồng cần một lượng lớn trong khi lá cây chỉ có thể đón nhận một lượng tương đối nhỏ so với nhu cầu. Do đó việc áp dụng BPQL để cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng trên thực tế không thông dụng lắm. Các vấn đề thực tiễn đang tồn tại như  tại sao, khi nào và áp dụng cách BPQL ra sao sẽ được trình bày trong tài liệu này. Bón Phân Qua Lá là một phương pháp rẻ, dễ áp dụng và hiệu quả để gia tăng năng suất và chất lượng nông sản dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho nhà nông nếu được áp dụng đúng cách. Sự hiểu biết đầy đủ về BPQL sẽ tránh được các lầm lẫn và sẽ làm cho nông dân thỏa mãn hơn.

Những vấn đề sau đây sẽ được giải thích theo từng phần:

. Bón phân qua lá là gì? . Cơ chế của sự hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng. . Tại sao xử dụng phương pháp BPQL . Khi nào thì xử dụng phương pháp BPQL. . Những đặc điểm của một sản phẩm PBQL tốt. . Phương pháp BPQL và mức độ áp dụng. . Những phát triển trong công nghệ PBQL. . Kết luận.

2. BÓN PHÂN QUA LÁ LÀ GÌ?

Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng.

3. CƠ CHẾ CỦA SỰ HẤP THU VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT DINH DƯỠNG QUA BỘ LÁ:

Để hiểu được chức năng của phương pháp BPQL, cần giải thích rõ ràng các quy trình sinh học khác nhau của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối dinh dưỡng bên trong cây trồng. Để làm các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của cây trồng, một quy trình hấp thu thông qua màng tế bào (plasma membrane), từ  các không bào bên trong lá (apoplast) vào bên trong tế bào (symplast) sẽ xảy ra. Theo Romheld và El-Fouly, (1999) sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước như sau:

3.1 Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón:

Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia (vào PBQL) để làm giảm sức căng bề mặt.

3.2 Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào:

Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba cách sau đây:

a. Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào. b. Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào. c. Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ.

Theo Eichert et al, (1998), sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số các điều kiện. Một trong những điều kiện này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi. Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với phần chất rắn còn lại. Những tác giả này cho rằng (lý thuyết về) những giới hạn vật lý chống lại sự xâm nhập qua khí khổng thì đúng đối với các hạt giọt lớn nhưng có thể không đúng đối với các phần rắn còn lại vì chúng liên kết thành một lớp mỏng trong quá trình bốc hơi nước. Những màng mỏng này thâm nhập vào khí khổng và khích lệ sự trao đổi giữa bên trong và bên ngoài lá cây (Eichert and Kurkhardt, 1999).

3.3 Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây:

Các không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ  qua các mao mạch trong thân cây.

3.3 Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào:

Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá cũng giống như  sự hấp thu từ rễ. Theo đó, tốc độ hấp thu như sau:

a. Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn (urea > Fe-Chelates). b. Những phân tử không mang điện (nối cộng) nhanh hơn các ion tĩnh điện. c. Những ion hoá trị một  nhanh hơn các ions đa hoá trị (H2PO4- > HPO42-) d. Độ pH của không bào (apoplast) thấp sẽ hấp thu các anions nhanh hơn. e. Độ pH của không bào (apoplast) cao sẽ hấp thu các cations nhanh hơn.

Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng. Cơ chế tùy thuộc năng lượng để hấp thu dinh dưỡng xuyên qua màng vào bên trong tế bào  được môi giới bởi các protein vận chuyển khác nhau như  những chất chuyên chức năng chuyển tải hoặc các luồng tĩnh điện với ion H+  ATPasses. Những sự kiện này làm gia tăng lực hấp thu bằng cách tạo nên độ chênh hóa tĩnh điện  ở bề mặt màng tế bào. Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của cây, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này đã được khám phá đối với sự hấp thu lân. Việc hấp thu lân qua lá và vận chuyển xuống rễ xảy ra nhanh hơn đối với cây đang thiếu lân.

Bảng 1: Sự hấp thu qua lá và vận hành của lân được theo dõi bằng lân phóng xạ(32P).

 Sự hấp thu và vận hành của lân  Đối chứng

(không thiếu lân)  Theo dõi

(thiếu lân)  Hấp thu bởi lá đã xử lý  5.3  9.9  Vận hành ra khỏi lá (đã xử lý)  2.0  6.0  Vận chuyển xuống rễ  0.6  4.4

Theo Clarkson và Scattergood, 1982

Khi áp dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients) cho các lá non, lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Đối với các lá già, lá đã ngưng phát triển thì sự chuyển dịch này xảy ra nhanh hơn và có thể ngăn chận tình trạng thiếu dinh dưỡng gây ra do sự hấp thu không đủ của bộ rễ. Các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) áp dụng trên cả lá già và lá non sẽ chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ  rễ.

3.4 Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài:

Sự phân bổ từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển dịch chúng ra ngoài lá sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của hệ mao dẫn. Các chất dinh dưỡng lưu động libe (phloem mobile nutrients) như  N, P, K, Mg được phân bố vào mỗi mô mao dẫn cũng như mỗi mô libe bên trong lá cây, và một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng đã hấp thu sẽ được vận chuyển ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây nơi có nhu cầu cao. Ngược lại các chất dinh dưỡng có khả năng cơ động libe giới hạn (nutrients with a restricted phloem mobility) như  Ca, Cu, Fe, Mn, Zn sẽ được phân bố chính cho mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây và không có sự chuyển dịch đáng kể nào ra ngoài. Riêng đối với Boron, sự lưu chuyển bên trong cây tùy thuộc rất nhiều vào các di truyền gen và là yếu tố quyết định đến hiệu quả của phân bón Boron qua lá.

3.5  Hiệu qủa của phương pháp BPQL:

Theo Brown, 1999, sự hiệu qủa của phương pháp BPQL ảnh hưởng bởi: a. Lý và hoá tính của phân bón sử dụng. Sự hấp thu chất dinh dưỡng tùy thuộc vào các anion nối kết. Thí dụ sự hấp thu Zn(NO3)2 cao hơn so với ZnSO4 có thể được giải thích bởi sự kết nối cation-anion (cation-anion symport). Năm 1999, Burkhardt et al đã thực nghiệm bằng cách nhúng các lá Vicia faba vào dung dịch 1% Zn-nitrate và dung dịch 1% Zn-sulphate thì thấy rằng khi Zn được liên kết với gốc nitrat thì khả năng hấp thu lớn gấp 3.5 lần so với gốc sulphate. Bảng 2 dưới đây có thể được tham khảo như  bảng mẫu tổng quát về tốc độ hấp thu bởi lá cây đối với các chất dinh dưỡng.

Chất dinh dưỡng

 Chất dinh dưỡng Thời gian để lá cây hấp thu 50%  N  1 – 6 giờ  P  1 – 5 ngày  K  10 – 24 giờ  Ca  1 – 2 ngày  Mg  2 – 5 giờ  Fe  1 ngày (8%)  Mn  1 – 2 ngày  Zn  1 – 2 ngày

b. Khả năng xâm nhập của chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào chất ảnh hưởng bởi chủng giống, loại và tuổi của lá cây, hoá tính của phân bón, vào các điều kiện môi trường như  ẩm độ, nhiệt độ, ngày hay đêm, và phương pháp áp dụng.