Cây trồng đòi hỏi một lượng dưỡng chất cao từ đất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Tuy nhiên, đất lại không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đó, đặc biệt là đất sau khi bị thoái hóa, bạc màu thì sẽ bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, vậy nên việc bón phân sẽ giúp bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cây phát triển tốt cho một vụ mùa năng suất và chất lượng.Vậy phân bón là gì, có mấy loại phân bón?
1. Phân bón là gì?
Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng. Hay hiểu một cách đơn giản phân bón là những chất được sử dụng bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất.
2. Các loại phân bón
Có rất nhiều cách phân loại phân bón, tuy nhiên ta chỉ cần hiểu đơn giản và phân chia làm 3 loại như sau:
2.1. Phân vô cơ:
Là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) được sản xuất theo quy trình công nghiệp. …,dùng để bón cho cây trồng có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cần thiết nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
* Ưu nhược điểm của phân bón vô cơ.
Ưu điểm: Tỉ lệ dinh dưỡng cao, có hiệu quả nhanh do dễ hòa tan nên cây trồng dễ hấp thu.·
Nhược điểm:
– Thành phần chứa ít các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.
– Dễ bay hơi, nhanh tan, dễ bị rửa trôi làm thất thoát phân bón và gây lãng phí về tiền của.
– Bón lâu năm, bón nhiều đất sẽ bị thoái hóa, chai cứng, độ pH giảm làm chua đất, tích tụ kim một số loại nặng trong đất.
– Tiêu diệt làm giảm mật độ vi sinh vật có lợi trong đất. Làm ô nhiễm môi trường.
– Dư thừa các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi.
– Phân hóa học làm cây trồng bộc phát nhanh nhưng không bền vững, không lâu dài.
Phân bón vô cơ được chia làm 2 dạng khác nhau:
– Phân đơn: Chỉ chứa một chất dinh dưỡng khoáng như Đạm (N) , Lân (P) hay Kali (K).
– Phân hỗn hợp: Có chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên như phân NPK; DAP;
2.2. Phân bón hữu cơ
Là các loại phân có chưa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ, chẳng hạn xác động thực vật. Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cho đất có thêm chất hữu cơ, chất mùn và các thành phần dinh dưỡng khác. Đó là cách để đất có thể nuôi dưỡng cây tốt nhất.
Ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ
Thị trường hiện nay phân hữu cơ được chia thành 2 loại là : Truyền thống và công nghiệp.
Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống được làm từ phân chuồng, phân bắc, phân xanh hay các rác thải… Loại phân bón này được chế biến bằng phương pháp truyền thống. Đặc điểm của loại phân bón hữu cơ này là :
– Có chứa khoáng đa lượng và cung cấp dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển.
– Cung cấp chất mùn để tạo độ xốp cho đất.
– Bón phân hữu cơ giúp đất màu mỡ hơn và giúp rễ cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên so với phân bón hóa học thì phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Muốn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây thì phải bón phân với số lượng lớn. Vì thế mà chi phí nhân công và vận chuyển cũng khá tốn kém. Đặc biệt là phân bón hữu cơ làm từ các loại phân động vật nên rất dễ khiến cây trồng nhiễm các loại nấm hay vi khuẩn khác.
Phân hữu cơ công nghiệp
Đây là loại phân bón được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc là chất hữu cơ nhưng được áp dụng quy trình sản xuất công nghiệp nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với phân hữu cơ truyền thống. Loại phân bón hữu cơ này có các đặc điểm như:
– Có khả năng thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển.
– Phân bón hữu cơ giúp các chất khó hấp thụ trong đất được phân giải để cây trồng lấy chất dinh dưỡng được tốt hơn.
– Tổng hợp nhiều đạm để cây phát triển.
Mặc dù so với phân hữu cơ được ủ theo phương pháp truyền thống thì phân sản xuất theo phương pháp công nghiệp có nhiều dinh dưỡng hơn nhưng nó vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng. Mỗi loại chỉ phù hợp cho một số loại cây trồng khác nhau chứ không sử dụng được cho mọi cây trồng.
– Khác với phân hữu cơ truyền thống thì phân công nghiệp có khả năng khống chế việc cây trồng nhiễm bệnh hay nấm, vi khuẩn được tốt hơn.
2.3. Phân bón vi sinh:
Là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng.
Ưu và nhược điểm của phân bón vi sinh
1 Ưu điểm của phân bón vi sinh:
Đối với cây trồng
+ Cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường
+ Thúc đẩy hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn nhằm phân giải những hợp chất khó hấp thụ thành dễ hấp thụ
+ Cung cấp một số kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh và làm giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
Đối với đất:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, duy trì và làm tăng độ phì nhiêu của đất
+ Cung cấp một lượng mùn cho đất, giúp cải tạo đất
+ Làm thức ăn cho hệ vi sinh vật trong đất
+ Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất
+ Không lo đất bị chua hóa hay phèn hóa như sử dụng phân bón hóa học
Cách sử dụng:
+ Đơn giản, không sợ cây chết
+ Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ và giai đoàn của cây trồng
Thân thiện với hệ sinh thái, môi trường và an toàn cho người, động vật nuôi
#2 Nhược điểm của phân bón vi sinh
Hiệu quả chậm nên phải dùng số lượng lớn và thường được sử dụng để bón lót với liều lượng thích hợp
Việc ủ phân bón vi sinh ở dạng thủ công có thể gây ra mất cảnh quan và phát tán mùi hôi
Điều kiện bảo quản phải nghiêm ngặt để tránh mất hàm lượng dinh dưỡng
Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Có hạn sử dụng và mỗi loại chỉ thích hợp cho 1 hoặc 1 nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu,….
Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hưu cơ khi bón phân vi sinh, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.
Chất lượng và số lượng của thành phần phân ủ phân vi sinh thường không đồng đều.
Cần có diện tích lớn để ủ và tốn công ủ nếu không có nhiều người làm.
3. Nguyên tắc khi sử dụng phân bón
Để phân bón ( dù là phân vô cơ hay hữu cơ…) phát huy hiệu quả nhất công dụng nhà nông trước hết cần đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản: đúng loại phân, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.
Đúng loại phân bón, nhà nông cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng, từng loại thổ nhưỡng đề lựa chọn loại phân bón phù hợp. Chẳng hạn ở thời kỳ đầu phát triển cây trồng cần nhiều đạm, ở thời kỳ sinh trưởng có loài cần nhiều đạm, có loài cần nhiều kali. Phân bón có nhiều loại: phân vô cơ, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân đơn, phân kép… tuy nhiên 3 nguyên tố chính đóng vai trò quan trọng đối vơi sự phát triển của cây trồng: N,P,K.
Đúng lúc, quá trình phát triển của cây trồng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn cần các chất dinh dưỡng khác nhau, cần chia ra nhiều lần bón để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, tránh bón một lần lượng phân quá lớn khiến cây bị sốc, không hấp thụ được dinh dưỡng, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường…
Đúng liều lượng: để tránh lãng phí, tiết kiệm chi phí đầu tư, nhà nông không bón thiếu cũng không bón thừa, thông thường mỗi loại phân bón đều có hướng dẫn lượng bón cho từng loại câu trồng khác nhau, khi bón phân nhà nông cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt cần phải thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của cây trồng, đât, thời tiết để có thể điều chỉnh lượng phân bón phù hợp với từng loại cây, từng giai đoạn phát triển của cây.
Đúng cách: Chẳng hạn đối với phân bón lót thì bà con cần tưới đủ nước, vùi phân sâu xuống đât, đối với phân hữu cơ phải đảm bảo ủ hoai mục, đối với các loại phân bón lá thì cần pha đúng liều lượng…
Lời kết: Sau khi đọc bài này các bạn sẽ hiểu được các khái niệm cơ bản về phân bón, các loại phân bón cho cây trồng, mỗi loại phân tôi đều phân tích ưu và nhược điểm đề từ đó các bạn lựa chọn phân bón phù hợp cho các giai đoạn của cây trồng.
Nguồn: Tổng hợp trên internet.