Phân Bón Cho Rau Mầm / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phân Bón Cho Rau Sạch

Nguyên tắc bón phân cho rau sạch

Sử dụng phân bón cho rau sạch phải phối hợp cân đối

Cân đối: Là cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giữa các yếu tố, cung cấp kịp thời phù hợp với nhu cầu để thu được năng suất và phẩm chất nông sản mong muốn, không gây ô nhiễm môi trường.

Phối hợp: Sự cung cấp tự nhiên từ đất, nước tưới, nước mưa, các nguồn khác và sự cung cấp từ phân bón.

Bón phân hợp lý: Cân đối giữa các loại phân, bón đúng liều lượng, đúng đất, đúng lúc, đúng cây, phù hợp trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Bón phân đúng lúc, đúng thời điểm, đúng lượng cho rau sinh trưởng và phát triển

Đúng lượng: Xác định đúng liều lượng phân hóa học cung cấp đầy đủ nhu cầu của cây về phân bón, giảm lượng dư thừa của đất.

Đúng đất: Chọn phân hóa học phù hợp với tính chất cơ bản của đất

Đúng lúc: Bón phân vào lúc cây trồng cần nguyên tố dinh dưỡng nhiều nhất để sinh trưởng và phát triển.

Các cách bón phân cho rau sạch

Có 3 cách bón phân cho rau sạch chủ yếu: Bón bề mặt, bón cho đất trồng và phun lá. Áp dụng các phương pháp này tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón phân và từng loại cây trồng.

Bón bề mặt đất trồng rau: đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với loại phân đạm, dùng tay để rắc đều trên bề mặt đất trồng cây rau. Đối với phân bón hữu cơ thì nên bón phía dưới lòng đất sau đó lấp đất lên hoặc có thể trộn đều với đất bề mặt.

Bón cho đất: phương pháp này rất phù hợp cho các loại phân bón cho rau hòa tan như phốt pho và kali. Đưa phân vào các lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng, sau đó dùng nước tưới đẫm để phân ngấm nhanh vào trong đất giúp cây rau hấp thu nhanh phát triển tốt.

Phun lá: sử dụng phương pháp cho hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng chất sắt, kẽm hoặc các nguồn có chất đạm ít quan trọng đối với cây rau, tuy nhiên đây là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây rau hấp thu được nhất là phốt pho và kali.

Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự lích thích đó.

Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch

Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho giàn rau sạch tại nhà vì như vậy rau rất dễ bị nhiễm bệnh.

Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố để bón rau, vì trong rác thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.

Định kỳ theo đặc điểm của các loại rau trồng tại nhà ăn lá mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Lượng tưới theo hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch 15 – 20 ngày nên ngưng bón phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.

Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này để tăng năng suất rau, song các chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại.

Hạn chế phân phun lá cho các loại rau ăn.

Các loại phân bón cho rau sạch trên thị trường

Phân hóa học: hay còn gọi là phân bón vô cơ, chứa 1 hoặc vài loại dinh dưỡng cần thiết cho cây dưới dạng các muối khoáng. Các loại phân bón hóa học thường gặp như là Urea, NPK, Lân, Kali,… Những loại phân bón này có ưu điểm là cung cấp nhanh và nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây rau, tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón hóa học lâu dài sẽ gây bạc màu, thay đổi tính chất đất, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Phân hữu cơ: bao gồm nhiều loại được ủ theo nhiểu quy trình và nguyên liệu khác nhau như phân bò, phân gà, phân xanh, than bùn,…mà có tên gọi khác nhau. Các loại phân hữu cơ này ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rau còn giúp cải tạo đất thông qua bổ chất mùn hữu cơ làm đất tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ ẩm và kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Phân hữu cơ thường được trộn chung với tro trấu, xơ dừa với tỉ lệ thích hợp để bón lót cho rau. Sau mỗi đơt thu hoạch bạn nên bón phân hữu cơ để cải tạo đất cho vụ mới.

Để đảm bảo quy trình trồng rau sạch, nên sử dụng hợp lý các loại phân bón hóa học với liều lượng thích hợp và thời gian cách ly đủ để đảm bảo dư lượng tồn dư trong rau. Nên tăng cường sử dụng bón phân hữu cơ vi sinh để tăng cường hệ vi sinh vật hữu ích cho đất, tăng cường phân giải các chất dinh dưỡng giúp sử dụng phân bón hiệu quả hơn. Ngoài ra phân hữu cơ vi sinh còn giúp tăng cường sức chống chịu của cây đối với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh hại.

Thời điểm bón phân và lượng phân bón cho rau sạch

Bón lót: Thường dùng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ chậm tan như lân, kali và vôi (cung cấp cho cả quá trình sinh trưởng của cây) và một lượng phân đạm cung cấp cho rau ở giai đoạn cây con. Trung bình khoảng 15 tấn phân chuồng, 300kg lân hữu cơ vi sinh, 30% N 50% K cho 1 ha).

Bón thúc: Là cách bón bổ sung vào những giai đoạn cây cần dinh dưỡng nhất là để sinh trưởng, phát triển và tạo sản phẩm. Bón thúc thường dùng các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng ngâm ủ, 70% N 50% K còn lại dùng để bón thúc.

Các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (< 60 ngày), bón thúc 2 lần, kết thúc bón trước khi thu hoạc 12 ngày

Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 30 – 40 ngày.

Sử dụng các loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ngay khi mới bén rễ, có thể phun 3 – 4 lần tùy từng loại rau, Nồng độ theo hướng dẫn cho từng loại rau và từng loại chế phẩm, kết thúc trước khi thu hoạch 10 ngày.

Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

Bón Phân Hóa Học Cho Rau

Tác giả

Chào tất cả các bạn, Mình là TV mới. Mình có một vườn rau trên sân thượng, được trồng trong hộp xốp. Mình trồng bằng đất thập cẩm : Đất ruộng trộn với đất sạch (tribat), phân bò khô. Về phân hóa học thì mình bón như sau : – Khi trộn đất mình có trộn thêm một ít phân hữu cơ Sông Gianh (loại bao 10kg giá 25k/bao) – Trong quá trình rau phát triển có bón thêm phân đạm. Mình đang phân vân : Sau khi bón phân đạm bao nhiêu ngày thì thu hoạch rau được để khi ăn ko bị ảnh hưởng đến sức khỏe (do dư lượng phân đạm trong rau). Mình thường để sau một tuần ko biết có an toàn ko ). Cám ơn tất cả các bạn.

Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôiĐT: 0918201070http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt

Trồng rau trên sân thượng và trong hộp xốp có lẽ bạn cũng không cần bón phân hóa học làm gì nếu có đủ phân bò khô và phân vi sinh sông gianh (đối với rau ăn lá). Mỗi lứa rau bạn trộn đất với phân trước rồi trồng, khi thu hoạch xong lại trộn thêm phân rồi trồng lại. Mỗi lứa rau ăn lá chỉ từ 25-30 ngày là được thu. Nếu muốn dùng phân đạm thì bạn chỉ cần tưới 1-2 lần khi cây được 2-3 lá thật là đủ

to river_bui

bạn trồng rau tại nhà với nguồn phân bò, phân vi sinh rồi thì không nên cho thêm phân đạm làm gì. bạn trồng trong hộp xốp có diện thể tích là bao nhiêu? mỗi lần sử dụng đạm bạn chỉ nên cho không quá 10g/mét vuông tức là chỉ khoảng 2 thìa cafe thôi. mà tốt nhất không nên cho thêm phân đạm làm gì, tự nhiên lại phải lo không cách ly đủ thời gian. đã thế cách ly không đủ lại thành tự mình hại mình hì hì hì

Cám ơn các bạn đã quan tâm. Mình trồng trên sân thượng, vì công việc cũng bận nên phải trồng bằng đất, mình chủ yếu trồng rau ăn lá (cải bẹ, cải củ, rau muống, rau đay, dền, mồng tơi) còn củ quả thì mua thêm. Nói chung đáp ứng được 80% nhu cầu.

Nói chung rau ăn lá mà ko bón Đạm thì cũng nhanh tàn. Bây giờ mình thực hiện sau mỗi lứa rau mình phá bỏ, bón lót thêm phân hữu cơ và một chút đạm. Cứ mỗi lần trồng mới mình lại ghi chép cẩn thận vào sổ sách.

Hệ thống tưới tự động bạn có thể tự làm như sau : Một phi chứa nước tưới, ống + vòi phun, 1 máy bơm hồ cá của TQ, 1 tủ điều khiển gồm 2 rơ le thời gian 12 giờ và 30 phút (tủ này bạn nhờ ai học bách khoa là đấu được.

Với tủ điều khiển này bạn có thể đặt sau bao lâu tưới 1 lần (dùng rơ le 12 tiếng) và mỗi lần tưới bao lâu (rơ le 30 phút). Với cách này bạn vô tư không phải lo chuyện tưới tắm, chỉ làm sao phi chứa nước phải đủ nước thôi. Tổng thiệt hại khoảng 1.000.000- đến 1,500.000- tuỳ thiết bị bạn sử dụng.

Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôiĐT: 0918201070http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt

Cám ơn các Bác, các Bác nhiệt tình và đáng yêu quá. Mình đã vào rongbay xem bộ hẹn giờ. vì mình có bồn nước cao hơn vườn rau khoảng 2 m nên chắc dùng van điện từ, các Bác có biết mua nó ở đâu không? Mình đang phân vân không biết thiết kế ống tưới thế nào cho tiện, nhờ các bác tư vấn giùm (mình dự tính dùng ống tưới trực tiếp vào hộp rau chứ tưới phụn thì hao nưới và hiệu quả không cao)

Van điện từ dùng cho chất lỏng, chất khí… thì bạn có thể tìm mua ở khu vực Lý Thường Kiệt-Lạc Long Quân. Tuỳ vào đường kính ống dẫn, giá từ vài chục ngàn đến một hai trăm ngàn. Ống tưới thì cứ dùng ống mềm đường kính vài mm, dùng để dẫn khí ở hồ cá cảnh. Bạn mua ống, nối, nối T, van… ở khu vực Kỳ Đồng-Lý Chính Thắng, chuyên bán thiết bị hồ cá cảnh. Mỗi thùng xốp bạn cắt 80-100cm ống, khoanh một vòng trên lớp đất, hoặc âm xuống cũng được, trên ống good luckc nhiều lỗ nhỏ để tưới đều khắp thùng.

Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôiĐT: 0918201070http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt

Các anh/ chị cho em hỏi là liều lượng bón phân bò là bao nhiêu thế, còn phân hữu cơ nữa. hì. em cám ơn.

Phương Pháp Bón Phân Cho Rau Sạch, Rau An Toàn

1. Đặc điểm chung của các loại phân bón

Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ, bón vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

Tác dụng của phân hữu cơ:

– Cải tạo lý tính đất: Độ xốp, khả năng giữ nước.

– Cải tạo hóa tính đất: Tăng khả năng cố định dinh dưỡng.

– Cải tạo sinh tinh đất: Kính thích vi sinh vật có ích và các hoạt động của chúng trong đất.

Dễ tan, tác dụng nhanh đối với cây trồng, hiệu lực cao nên góp phần tăng nhanh năng suất và sản lượng rau.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây là phải bón với nhiều lượng, tỷ lệ thích hợp và cân đối. vì nếu bón quá nhiều phân kháng đơn độc, bón không hợp lý sẽ làm cho đất trai cứng, hóa chua, giảm độ mầu mỡ; ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản.

Phân hữu cơ và phân vô cơ

– Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thu, làm giảm quá trình bay hơi và rửa trôi.

– Cung cấp các hoạt chất có tác dụng kích thích sinh trưởng.

– Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do các kháng sinh mà vi sinh vật tiết ra.

– Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của đạm, lân, kali.

– Làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

– Làm tăng độ phì cho đất.

Các chất điều hòa sinh trưởng là các chất hữu cơ, với lượng rất nhỏ, làm hạn chế hoặc thay đổi bất kỳ một sinh lý nào trong cây, được chỉ định như là hormon thực vật gồm có: Auxin, Gibberilin, Cytokini, các chất ức chế hoặc chất làm chậm trễ.

2. Nguyên tắc bón phân cho rau sạch

– Cân đối: Là cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giữa các yếu tố, cung cấp kịp thời phù hợp với nhu cầu để thu được năng suất và phẩm chất nông sản mong muốn, có lãi, không gây ô nhiễm môi trường.

– Phối hợp: Sự cung cấp tự nhiên từ đất, nước tưới, nước mưa và các nguồn khác và sự cung cấp từ phân bón.

– Bón phân hợp lý: Cân đối giữa các loại phân, bón đúng liều lượng, đúng đất, đúng lúc, đúng cây, phù hợp trạng thái sinh trưởng cà phát triển của cây trồng.

Bón phân đúng lúc, đúng thời điểm, đúng lượng cho rau sinh trưởng và phát triển

– Đúng lượng: Xác định đúng liều lượng phân hóa học cung cấp đầy đủ nhu cầu của cây về phân bón, giảm lượng dư thừa của đất.

– Đúng đất: Chọn phân hóa học phù hợp với tính chất cơ bản của đất

– Đúng lúc: Bón phân vào lúc cây trồng cần nguyên tố dinh dưỡng nhiều nhất để sinh trưởng và phát triển.

– Bón lót: Phân chuồng đã ủ hoại mục và lân hữu cơ vi sinh (trung bình khoảng 15 tấn phân chuồng, 300kg lân hữu cơ vi sinh, 30% N + 50% K cho 1 ha).

– Bón thúc: 70% N = 50% K còn lại dùng để bón thúc.

+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (< 60 ngày), bón thúc 2 lần, kết thúc bón trước khi thu hoạc 12 ngày

+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 30 – 40 ngày.

Sử dụng các loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ngay khi mới bén rễ, có thể phun 3 – 4 lần tùy từng loại rau, Nồng độ theo hướng dẫn cho từng loại rau và từng loại chế phẩm, kết thúc trước khi thu hoạch 10 ngà.

Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hóa học 30 – 50%, tuyệt đối không dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau.

– Bón đủ lượng phân cần thiết.

– Bón đúng lúc và đúng cách.

Đạm, lân và kali là những dinh dưỡng cơ bản nhất ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất rau nhưng bón không cân đối sẽ dẫn đến hậu quả ngược: năng suất thấp, chất lượng rau kém, dễ hư hỏng khi vận chuyển hoặc bảo quản.

– Bón lót: Thường dùng phân chuồng, phân vô cơ chậm tan như lân, kali và vôi (cung cấp cho cả quá trình sinh trưởng của cây) và một lượng phân đạm cung cấp cho rau ở giai đoạn cây con (Khoảng ¼ – 1/3 lượng phân đạm cần thiết).

Phân lót có thể bón theo hốc hoặc giải đều trước khi gieo (hoặc trồng), hoặc bón theo hàng, lấp phân rồi trồng dọc hàng đã bón phân.

– Bón thúc: Là cách bón bổ sung vào những giai đoạn cây cần dinh dưỡng nhất là để sinh trưởng, phát triển và tạo sản phẩm. Bón thúc thường dùng các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng ngâm ủ, phân đạm và phân kali.

– Biện pháp bón phân ngoài rễ là biện pháp đang được sử dụng trong những năm gần đây. Đó là phương pháp bón phân lên lá, sử dụng các loại phân đã được tổng hợp, ưu điểm là tiết kiệm phân và hiệu quả cao, tuy nhiên chỉ áp dụng tốt trong những trường hợp đã được bón đầy đủ phân chuồng và những loại phân đa lượng khác.

Để đạt 20 tấn cà chua quả/ha thì phải bón lượng phân như sau:

– Đạm: 4,5kg/tấn x 20 tấn/ha = 90kg N nguyên chất hay 196kg urea/ha

– Kali 5kg/tấn x 20 tấn/ha = 100kg P2O hay 200kg phân kali/ha

3. Phương pháp bón phân cho rau sạch

Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách. Vì vậy cần chú ý đến những điểm sau:

– Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau

– Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong rác thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.

– Phân bón hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali bón lót cho ruộng ra, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân hữu cơ, 500kg phân lân supe hoặc lân nung chảy, 250 – 300kg phân kali. bón một lần hoặc chia làm 2 lần trong năm vào lúc thuận tiện nhất, như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magie và các chất dinh dưỡng khác.

– Định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Lượng tưới theo hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch 15 – 20 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.

– Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này để tăng năng suất rau, song các chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỷ sẽ rất có hại.

– Hạn chế phân phun lá cho các loại rau ăn.

4. Bón phân hợp lý cho rau an toàn

Hiện nay nhiều loại thực phẩm trong đó có rau quả không sạch do bón phân đạm, phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chưa đủ thời gian cách li, bón phân chuồng tươi, tưới nước bẩn… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, công tác an toàn thực phẩm đang báo động và được nhiều người quan tâm. Việc sản xuất rau an toàn được nhà nước và các địa phương khuyến khích.

– Các loại phân chuồng nếu bón phân tươi rất bẩn, nhiều trứng giun sán, vi sinh vật gây bệnh sẽ bám vào rau, quả gây bênh cho rau và người sử dụng. Loại phân này cần ủ hoại mục bằng cách trộn lẫn với 2 – 5% lân supe chất đống, chát kín bùn trong khoảng 2 tháng, nhiều loại trứng giun sán và vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Các chất dinh dưỡng khó tiêu sẽ được vi sinh vật phân giải thành dạng dễ tiêu, phân tơi xốp không còn mùi hôi, đem bón cho rau rất tốt.

Không bón nước giải, phân chuồng tươi cho rau an toàn

– Các loại nước giải, nước phân chuồng tươi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng không được tưới cho rau an toàn. Loại nước giầu chất hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau an toàn. Loại nước giải giầu chất hữu cơ và đạm này cần được ngâm với 1 – 2% lân supe trong 40 – 50 ngày cho hoại mới sử dụng được. Nước và mùn bã các bể khí sinh học biogas thải ra là loại phân hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau an toàn rất tốt.

Có thể dùng các loại phân hữu cơ vi sinh chất lượng tốt như phân lân vi sinh Sông Ranh, phân hữu cơ vi sinh PTS 9, sản phẩm vi sinh Vườn Sinh Thái… bón cho rau thay thế phân chuồng.

Bón đạm cho rau khi cây còn nhỏ, bón đạm urea cho rau đã lớn phải đảm bảo đủ thời gian cách li 15 ngày mới được sử dụng. Nếu bón đạm chưa đủ thời gian cách li, chất đạm ở trong lá dưới dạng nitrat, nitrat amôn, khi ăn vào, chúng tích lũy trong mô mỡ của cơ thể gây ngộ độc mãn tính, đến lượng đủ lớn sẽ là nguyên nhân gây ung thư cho con người.

Các loại phân bón giầu mùn (acid amin), nhiều vi sinh vật có ích như: K-Hunmate; K-H701/702; A-H502/503; N-H601/602; Vườn Sinh Thái; Yogen; atonic chúng tôi cho rau an toàn rất tốt nhưng phải tuân thủ thời gian cách li có ghi trên bao bì từng loại sản phẩm.

Từ những hiểu biết về bón phân cho rau an toàn, bà con có thể tự sản xuất rau cung cấp cho gia đình và cho thị trường được mang thương hiệu rau an toàn, chất lượng đảm bảo.

5. Giới thiệu các loại phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch

Phân chiết suất sinh học

– Vật liệu từ cây trồng:

+ Đường hoặc rỉ mật 1kg.

+ Cây trồng: Rau, quả vẫn còn tươi 3kg.

Dụng cụ: Thùng nhựa hoặc chai, bình,…

Phương pháp chế biến:

+ Cắt nhỏ các phần của cây, đem trộn với đường.

+ Cho vào thùng và ấn chặt, rồi đậy nắp kín.

+ Để lên men 3 – 4 tuần.

+ Đường hoặc rỉ mật: 1kg.

+ Động vật: 1kg.

Cách sử dụng:

+ Pha tỉ lệ phân và nước là 1/500 – 1000.

+ Phun cho cây hoặc tưới ngay cho thân cây hoặc gốc cây

Để thùng chứa ở nơi bóng tối.

+ Có thể sử dụng như phân bón.

+ Lên men càng lâu càng tốt.

+ Không phải bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trên mặt luống trồng nên tủ rơm rạ hoặc các tồn dư cây trồng khác để tăng hàm lượng chất hữu cơ.

Phân ủ phụ phẩm cây trồng hoặc rác sinh hoạt

Phân ủ là một loại phân hữu cơ trong đó có phế phụ phẩm cây trồng và phân gia súc

+ Phế phụ phẩm cây trồng : 2 phần

+ Phân gia súc : 1 phần.

+ Chế phẩm vi sinh vật chế biến phân ủ: 1 gói

– Phương pháp ủ: Giống như ủ phân chuồng, thời gian ủ từ 2,5 đến 3 tháng.

– Cách sử dụng: Bón cho rau 3 – 5 lần, chỉ bón khi rau đã phân giải hoàn toàn, nên trộn lẫn với đất trước khi gieo hạt hoặc trồng cây con. Nên bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây rau.

Phân hữu cơ sinh học

Là một loại phân hữu cơ được chế biến từ quá trình lên men phế phụ phẩm cây trồng và động vật nhờ vi sinh vật ở trong nước. Có thể sử dụng loại phân này để bón cho cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nhằm bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, đồng thời còn tăng lượng vi sinh vật trong đất.

+ Phân gà: 20kg.

+ Cám gạo 30kg.

+ Chế phẩm vi sinh vật 1 gói.

– Phương pháp làm khô phân hữu cơ:

+ Trộn đều phân gà với cám, sau đó cho chế phẩm VSV vào và trộn đều.

+ Đậy kín đống phân.

+ Trong 1 tuần đầu, đảo đều đống phân hàng ngày, nhớ đậy kín sau khi đảo xong.

+ Bảo quản cho đến khi khô.

+ Giữ phân khô trong bao giấy.

– Phương pháp chế biến phân hữu cơ lõng

+ Trộn đều phân khô với nước trong thùng chứa với tỉ lệ: 1kg phân khô: 20l nước. trộn thêm 1kg đường.

+ Pha loãng nước 20 – 40 lần và có thể bón cho nhiều loại cây.

– Phương pháp bón:

+ Bón xung quanh gốc cây.

+ Tưới vào đất.

Phân ủ sinh hoạt

Là một loại phân hữu cơ đã qua quá trình lên men với enzyme, giúp nâng cao độ phì đất, phân hủy các chất hữu cơ trong đất thành chất dễ tiêu, cung cấp cho cây.

– Vật liệu: Enzym 1 + đường 1 + nước 100, đổ vào trong đống phân ủ gồm các nguyên liệu:

+ Phân động vật, xơ dừa 1kg.

+ Vật liệu hữu cơ: Lá cỏ, rơm rạ 1kg.

– Chế biến men nước: Rác thải 3kg + đường đỏ 1kg + nước 10l trộn lẫn với nhau và ủ lên men trong 3 tháng. Có thể đựng trong thùng nhựa và đậy kín trong 3 tháng. Sau 3 tháng, nước sẽ có mầu nâu vàng và mùi chua cay. Nếu có mầu đen và mui hôi là bị hỏng.

– Chế biến phân ủ sinh học:

+ Trộn enzym, đường và nước đổ vào đống phân ủ.

+ Trải đều đống phân ủ lên mặt đất, rồi rải lên vỏ trấu hoặc rơm rạ. Tránh ánh nắng mặt trời ít nhất 5 ngày. Ngày thứ 2 và 3 kiểm tra nhiệt độ. Không đảo đống phân. Sau khoảng 20 ngày thì hoàn thành việc ủ phân.

+ Cho phân ủ sinh học vào bao và có thể bảo quản trong thời gian dài.

K – humate hữu cơ cao cấp (phân bón qua lá và qua rễ)

+ Tăng cường khả năng đậu quả, kháng sâu bệnh.

+ Tăng chịu hạn úng.

+ Tăng năng suất và phẩm chất cây trồng.

+ Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

– Cách sử dụng:

Hòa 1,4 nắp cho bình phun 8 – 10l nước. Phun cho các loại rau như mướp đắng, dưa chuột và ớt.

– Các chất điều hòa sinh trưởng mang tính chất đặc hiệu nên cần lưu ý sử dụng đúng loại cây và mục đích cần sử dụng.

– Dùng đúng nồng độ và lượng sử dụng đúng thời kỳ sinh trưởng của cây mới có tác dụng tốt

+ Xử lý hạt: Tăng tỉ lệ nẩy mầm, sinh trưởng nhanh, Tăng năng suất cà chua, ớt, củ cải, ngâm hạt trong 24 giờ. Sử dụng GA3: 5 – 2ppm.

+ Điều khiển giới tính: Dùng , GA 3, Etylen,… để cân bằng giới tính ở cây họ bầu bí, ở dưa chuột. Sử dụng GA 3 1.000ppm tại thời điểm bắt đầu 1 lá thật, duy trì giống 100% hoa cái.

+ Cà chua: TIBA nồng độ 50 – 100ppm, Anpha NAA: 50ppm.

+ Họ bầu bí: TIBA – 10ppm

+ Cà: Anpha NAA – 50ppm

Nguồn: Tài liệu kỹ thuật trồng rau an toàn

Sử dụng những chiếc bỉm của bé để trồng rau, ý tưởng nghe có vẻ “điên rồ” nhưng khi chứng kiến sự lớn nhanh “thần thánh” của các loại rau, bạn sẽ vô cùng bất ngờ…

Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cải xanh, cải chíp; Lựa dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; Thực hiện các bước trong quy trình trồng và chăm sóc…

Khái niệm về rau sạch, tình trạng sản xuất rau ở nước ta, hướng dẫn trồng rau xanh tại nhà, kỹ thuật trồng rau ăn lá bằng các phương pháp trồng trong thùng xốp, thủy canh…

Kinetin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật để kích thích sự hình thành callus (mô sẹo) (kết hợp với auxin) và tái tạo các mô chồi, ứng dụng trong việc đánh thức chồi ngủ…

6-Benzylaminopurine là thuốc kích thích, điều hòa tăng trưởng thực vật phổ rộng (Hormone Cytokinin 6-BAP). Nó có thể đẩy nhanh sự phát triển của tế bào. Khi được sử dụng với gibberellin làm tăng kích thước của…

Bón Phân Trùn Quế Cho Rau Muống

Phân trùn quế là một loại phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp, được hình thành từ chất thải hữu cơ phân bò qua hệ thống tiêu hóa của con trùn và hệ vi sinh vật cộng sinh cho ra phân trùn quế. Hiện nay, đa số các loại cây trồng đều sử dụng phân trùn quế, đạt được năng suất cao và ổn định.

Phân trùn quế được sử dụng phổ biến cho nhiều loại rau

Hiện nay, xu hướng trồng rau xanh hữu cơ tại nhà được rất nhiều người trồng ưa chuộng. Để trồng được rau hữu cơ thì người trồng cũng cần sử dụng các vật liệu hữu có để làm nền trồng cây. Ngoài đất hữu cơ thì phân hữu cơ là một điều kiện cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây, trong đó phân trùn quế là một loại phân bón thiên nhiên có nguồn gốc hữu cơ 100%.

Đặc điểm của phân trùn quế

– Phân hữu cơ 100% thiên nhiên

– Giàu dinh dưỡng cho cây trồng

– Kích thích tăng trưởng mạnh mẽ cho các loại cây trồng

– Tạo độ tơi xốp cho đất trồng cây, giữ ẩm cho cây

– Không độc hại với môi trường, an toàn với cả người trồng và môi trường sống.

Cách sử dụng phân trùn quế:

Sử dụng 20% phân trùn kết hợp với đất trồng sẽ tạo ra một hỗn hợp giá thể gieo ươm cây con lý tưởng mà không cần thêm bất cứ loại phân bón nào khác. Giá thể này giúp làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh chóng hơn.

Phân trùn quế chứa hàng ngàn kén trùn nên khi bón vào đất, gặp môi trường thuận lợi kén sẽ nở và sinh sống trên mảnh đất đó. Nó sẽ giúp cho mảnh đất canh tác này luôn tươi xốp và màu mỡ. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân trùn quế và tưới nước đều đặn cho một vùng đất cằn cỗi sẽ giúp đất được “hồi sinh” nhanh chóng.

Sử dụng phân trùn quế bón quanh gốc cây, bón lót cho cây rau, sẽ giúp cho năng suất tăng cao, chất lượng thực phẩm cũng ngon hơn. Ngoài ra, dù có bón nhiều cũng không gây hư hại gì.

Có nhiều loại cây trồng có thể sử dụng phân trùn quế để bón, trong đó sử dụng bón cho rau xanh là giải pháp giúp bạn có được những vườn rau tươi xanh. Người trồng có thể bón cho rau mầm, rau ăn lá và cây ăn trái… Mỗi loại rau sẽ có một hàm lượng bón khác nhau nhưng nhìn chung phân trùn đều có tác dụng kích thích cây phát triển nhanh chóng.

Bón phân trùn quế cho rau muống

Trong đó, rau muống là một trong những loại rau xanh rất thích hợp với loại phân trùn quế này. Khi trồng rau muống, bạn chỉ cần 10cm hỗn hợp đất trồng với phân trùn quế đã có được một giá thể trồng cây hoàn hảo. Sau mỗi đợt cắt thu hoạch rau ăn lá, người trồng lại tiếp tục bón bổ sung trên mặt chậu lớp đất trộn dầy 2-3 cm là đủ dinh dưỡng cho đợt rau mới.

Cách sử dụng phân trùn quế cho rau muống:

Trồng rau muống tại nhà: Trộn phân trùn và phần đất theo tỷ lệ 1/1 để tạo thành một hỗn hợp trồng cây, với giá thể này người trồng không cần bón thêm bất cứ loại phân nào khác, hơn nữa lại có thể sử dụng giá thể trồng này nhiều lần.

– Lứa đầu tiên cần để cho rau muống dài khoảng 30cm. Cắt lấy phần ngọn, chừa lại phần gốc của cây rau khoảng 10cm để cây tiếp tục nảy mầm cho lứa tiếp theo.

– Cần thu hoạch đúng thời vụ vì rau muống vì nếu để già rau sẽ bị cứng và chát. Tốt nhất là sau khi thu hoạch rau muống sau khi bón phân bò, phân trùn quế khoảng 1 tuần.

Chăm sóc rau sau khi thu hoạch:

Ngay sau khi thu hoạch rau muống để sử dụng, thì người trồng cần bón thêm phân đạm, phân bò hoặc trùn quế để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Việc bón phân này giúp cho cây nảy mầm mới nhanh hơn và nhiều hơn. Cách bón phân như sau:

– Hòa phân đạm với nước theo tỷ lệ 1,5-2% và tưới cho rau vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vì phân đạm rất dễ bay hơi nên tưới phân vào lúc mát để cây hấp thụ được hết lượng đạm đã tưới.

– Đối với phân trùn quế, người trồng có thể rắc trực tiếp vào gốc cây và tưới đẫm nước. Những ngày sau đó chỉ cần duy trì độ ẩm cho đất. Cứ khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày sau khi bón, rau muống sẽ ra lá mới là có thể thu hoạch được.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho rau muống tại nhà:

Thân và lá rau muống thường có nhựa nên sẽ không bị nhiều sâu bệnh. Chỉ có vào khoảng tháng 3, rau muống hay bị rầy trắng hoặc bị rệp, lúc này người trồng cần quan sát và có những biện pháp phòng trừ sớm vì rệp sinh sản mạnh mẽ vô cùng cũng như lây lan nhanh. Vì vậy cần phòng trừ sớm để đem lại hiệu quả trồng cao.