Quy Trình Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Vật An Toàn, Khoa Học

Tầm quan trọng của vi sinh vật trong sản xuất phân bón vi sinh Khái niệm về phân bón?

Phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng, trong đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như: đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng khác như: Fe, Mg, Ca, S, Zn, Cu, Bo…

Phân bón có vai trò quan trọng trong việc thâm canh tăng trưởng, tăng năng suất nhằm bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Vi sinh vật (VSV) có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong nông nghiệp. là chế phẩm, có chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bằng cách bón vào đất nhằm cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây. Nhờ đó phân bón vi sinh giúp tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp các chất để điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng cường độ màu mỡ của đất.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân VSV khác nhau, nhưng theo mật độ VSV hữu ích có thể chia làm 2 loại như sau:

– Phân VSV có mật độ VSV hữu ích cao (trên 108 tế bào/gam) và do chất mang được thanh trùng nên VSV tạp thấp.

– Phân VSV có mật độ VSV hữu ích thấp (106-107 tế bào/gam) và VSV tạp cao do nền chất mang không được thanh trùng.

Quá trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu:

Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang. Chất mang được dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột apatit, bột xương, bột vỏ sò,..) hay các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp, rác thải,..). Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan.

Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuần khiết trong điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao. Mặc dù VSV nhỏ bé nhưng trong điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp, CO 2 và nhiệt độ môi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng (hệ số nhân đôi chỉ 2-3giờ); Ngược lại trong điều kiện bất lợi chúng sẽ không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bị giảm sút. Để cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng vi sinh có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong cùng một loại phân.

Cách sản xuất phân bón vi sinh rất đơn giản, chỉ cần phối trộn VSV có lợi vào bột hữu cơ như bột than bùn để bón vào đất hoặc trộn với hạt giống để gieo. Dây truyền sản xuất phân bón vi sinh bao gồm các bước như sau:

– Chuẩn bị chủng VSV: VSV được nhân giống nhiều lần và được nuôi cấy bằng cách lắc các bình nhỏ (tốc độ 200 rpm) trong 5-7 ngày hoặc nuôi trong bồn lớn khuấy liên tục. Khi đã đạt được số lượng VSV mong muốn, nên sử dụng ngay nếu không số lượng VSV sẽ giảm dần.

– Chuẩn bị chất mang: than bùn, cát, phân chuồng và đất cũng có thể được sử dụng như chất mang. Các chất mang nên có hàm lượng chất hữu cơ cao, không có hóa chất độc hại, có khả năng giữ nước hơn 50%, dễ dàng phân hủy trong đất.

– Phối trộn chất mang và vi sinh vật: VSV được trộn đều bằng tay (đeo găng tay vô trùng) hoặc bằng máy trộn. Sản phẩm được cho vào trong túi nilon, niêm phong kín. Các túi này cần làm ổn định trong 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng để theo dõi trước khi lưu trữ ở 40C.

Sự đa dạng của các chủng vi sinh vật và kỹ thuật làm phân vi sinh Phân đạm vi sinh

Phân đạm (Biological nitrogen fixing fertizer) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống (tự do, hội sinh, cộng sinh, kị khí hoặc hiếu khí) đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, với khả năng cố định nitơ sẽ cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng và có thể giúp tăng chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất.

Phân bón vi sinh cố định nitơ không gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như động-thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Phân lân vi sinh

Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan (thường gọi là phân lân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành dạng dễ tiêu nhằm cung cấp cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Phân hữu cơ sinh học

Là sản phẩm phân bón thu được từ quá trình lên men của vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (gồm các phế thải nông nghiệp, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…) để tạo thành chất mùn ổn định, không chứa các mầm bệnh, không thu hút côn trùng, có thể đảm bảo lưu giữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Phân hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh vật (thường được gọi là phân hữu cơ vi sinh) là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.

Phân hữu cơ vi sinh chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Thành phần của phân hữu cơ vi sinh gồm có các chủng giống vi sinh vật có ích được tuyển chọn (một hay nhiều chủng); chất mang (có thanh trùng hay không thanh trùng) và các vi sinh vật tạp.

– Giai đoạn phối trộn và cấy vi sinh vật hữu ích: Phối trộn theo công thức định sẵn tùy theo yêu cầu chất lượng phân và cấy VSV thuần khiết vào môi trường mùn hữu cơ.

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu mụn dừa rất phong phú ở Bến Tre là phế thải của các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ mụn dừa được mô tả như sau:

– Giai đoạn sản xuất giá thể (đất sạch): Nguyên liệu mụn dừa được xử lý để giảm hàm lượng muối (giảm EC) và giảm hàm lượng Tanin. Sấy hoặc phơi khô, sau đó được phối trộn với chất dinh dưỡng chậm tan và chất phụ gia. Ép đóng thành bánh hoặc đóng bao để dễ dàng vận chuyển.

– Sản xuất phân bón: Chế phẩm vi sinh gốc được nhân sinh khối, sau đó được tưới đều vào nguyên liệu mụn dừa. Ủ hảo khí để có nguyên liệu bán thành phẩm.

– Từ mụn dừa bán thành phẩm sẽ phối trộn các vi sinh vật hữu ích để có được sản phẩm phân hữu cơ vi sinh.

Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng phân vi sinh thì bà con cần lưu ý trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hóa học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát. Khi bón luôn giữ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.

Vi Sinh Vật Và Các Loại Phân Bón Vi Sinh Vật

2. Các dạng (nhóm) phân vi sinh vật

– Nhóm sản xuất với chất mang không thanh trùng. Có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp hơn (106-107 tế bào/gam) và vi sinh vật tạp khá cao. Lượng bón thường từ 100-1000kg/ha. Hiệu quả của phân dựa trên các chất dinh dưỡng có trong chất mang thường là các chất hữu cơ (than bùn, bã mắm, phế thải nông nghiệp, rơm rạ …) và các chất vô cơ như phân lân khó tiêu (apatit, phootphorit, bột đá vôi, vỏ sò hến, bột xương …). Các chất mang thường được ủ yếm khí hay hảo khí (tùy nguyên liệu hữu cơ) để tiêu diệt các mầm vi sinh vật có thể gây bệnh cho người và gia súc, sau đó bổ sung các vi sinh vật có ích.

3. Các loại phân bón vi sinh vật 3.1. Phân vi sinh vật cố định đạm (N)

Hiện nay có nhiều loại phân bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho các loại cây khác nhau. Dành cho cây họ đậu, thường dùng vi sinh vật cố định nitơ cộng sinh bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia; cây lúa, sử dụng VSV cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Các loại cây trồng khác, sử dụng VSV cố định nitơ tự do như Azotobacter, Clostridium..

3.2. Phân giải lân

Chứa vi sinh vật có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phosphor vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.

3.3. Phân vi sinh phân giải silicat

Có chứa vi sinh vật tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá … để giải phóng ion kali, ion silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.

3.4. Tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật

Có chứa vi sinh vật (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn….) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

3.5. Phân vi sinh vật ức chế VSV gây bệnh

Chứa vi sinh vật tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.

3.6. Sinh chất giữ ẩm polysacarit

Có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

3.7. Phân vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo)

Có chứa vi sinh vật tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin…. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

3.8. Sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật

Có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin … vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh có nhiều đặc điểm tốt, cạnh tranh cao với các loài VSV trong đất. Các chủng biến đổi gen có thể kể đến như Pseudomonas putida strain CBI, Pseudomonas putida strain TVA8, Alcaligenes xylosoxidans subspecies denitrificans strain AL6.1…

Th.S Lê thị Hồng Nhung

Nghiên Cứu Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Cố Định Đạm

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nông nghiệp chiếm một vò trí quan trọng. Một biện pháp hàng đầu để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là sử dụng phân bón. Với tốc độ tăng dân số hiện nay bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người là quá thấp. Nhưng con số đó lại ngày càng thấp hơn ở các nước đang phát triển do tốc độ tăng dân số và diện tích đất trồng trọt bò thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa và đô thò hóa. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng thâm canh sản xuất nông nghiệp là tất yếu.

Theo thống kê, nhân dân các vùng thâm canh phải đầu tư phân bón 30-50% tổng chi phí trồng trọt vào phân bón khiến nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao. Tuy nhiên, sử dụng phân bón hóa học quá mức và không hợp lý đã dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tính chất đất, phẩm chất nông nghiệp cũng như môi trường, do đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng các loài vi khuẩn có khả năng cố đònh đạm cung cấp nguồn đạm dinh dưỡng cho cây trồng là rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do để thực hiện đề tài: “Sản xuất phân vi sinh cố đònh đạm”.

NỘI DUNG:

Phần mở đầu Trang CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ PHÂN BÓN TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1 Tình hình tiêu thụ phân bón trên thế giới 02 1.2 Tình hình tiêu thụ phân bón ở Việt Nam 06 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 2.1 Sự tích lũy NO3-và NH4+trong cơ thể người và động vật 10 2.2 Sự tích lũy NO3-, NH4+trong nước mặt và nước ngầm 12 2.3 Sự tích lũy NH3-và NH4+trong môi trường đất 13 2.4 nh hưởng của phân bón đối với môi trường sinh thái 14 CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG VI SINH VẬT CỐ ĐỊNH ĐẠM ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH. 3.1 Giới thiệu 16 3.2 Lòch sử phát hiện 17 3.3 Thành phần các vi sinh vật cố đònh đạm 18 3.3.1 Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium 18 3.3.2 Vi khuẩn tự do: Azotobacter, Azospirillum 20 3.3.2.1 Vi khuẩn tự do azotobacter 20 3.3.2.2 Vi khuẩn tự do azospirillum 21 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, GIỮ GIỐNG VÀ NHÂN SINH KHỐI 4.1 Phân lập 24 4.1.1 Phân lập sơ bộ 24 4.1.1.1 Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium 24 4.1.1.2 Vi khuẩn Azotobacter 25 4.1.1.3 Vi khuẩn azospirillum 26 4.1.2 Phân lập thuần khiết 27 4.1.2.1 Vi khuẩn Rhizobium 27 4.1.2.2 Vi khuẩn Azotobacter 28 4.1.2.3 Vi khuẩn Azospirillum 28 4.2 Phương pháp giữ giống 28 4.2.1 Vi khuẩn Rhizobium 28 4.2.2 Vi khuẩn Azotobacter 29 4.2.3 Vi khuẩn Azospirillum 30 4.3 Cơ chế cố đònh Nitơ 31 4.3.1 Cơ chế cố đònh Nitơ phân tử 31 4.3.2 Quá trình khử 32 4.4 Phân loại phân vi sinh cố đònh đạm 33 4.5 Nhân sinh khối 35 4.6 Quy trình sản xuất 37 4.7 Các loại phân bón vi sinh cố đònh đạm 38 4.7.1 Sản xuất nitragin từ vi khuẩn nốt sần rhizobium38 4.7.2 Phân vi sinh của Azotobacter 39 4.7.3 Phân vi sinh azospirillum 40 CHƯƠNG 5 :HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA PHÂN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM 5.1 Tình hình nước ngoài 42 5.2 Tình hình trong nước 43 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 46 6.2 Kiến nghò 46

Vi Sinh Vật Và Các Loại Phân Bón Vi Sinh

1. Định nghĩa về phân bón vi sinh vật: Là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, có sức hoạt động cao, dùng bón vào đất hoặc xử lý cho cây.

– Nhóm sản xuất với chất mang không thanh trùng có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp hơn (106-107 tế bào/gam) và vi sinh vật tạp khá cao. Lượng bón thường từ 100-1000kg/ha. Hiệu quả của phân dựa trên các chất dinh dưỡng có trong chất mang thường là các chất hữu cơ (than bùn, bã mắm, phế thải nông nghiệp, rơm rạ …) và các chất vô cơ như phân lân khó tiêu (apatit, phootphorit, bột đá vôi, vỏ sò hến, bột xương …). Các chất mang thường được ủ yếm khí hay hảo khí (tùy nguyên liệu hữu cơ) để tiêu diệt các mầm vi sinh vật có thể gây bệnh cho người và gia súc, sau đó bổ sung các vi sinh vật có ích.

3. Các loại phân vi sinh:

3.1. Phân bón Vi sinh vật cố định đạm (N): Hiện nay có nhiều loại phân bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho các loại cây khác nhau. Dành cho cây họ đậu, thường dùng VSV cố định nitơ cộng sinh bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia; cây lúa, sử dụng VSV cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Các loại cây trồng khác, sử dụng VSV cố định nitơ tự do như Azotobacter, Clostridium..

3.2. Phân bón vi sinh phân giải lân: chứa VSV có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phostpho vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.

3.3. Phân bón Vi sinh phân giải silicat: có chứa VSV tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá … để giải phóng ion kali, ion silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.

3.4. Phân bón vi sinh tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: có chứa VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn….) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

3.5. Phân bón vi sinh ức chế VSV gây bệnh: chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.

3.6. Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit: có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

3.7. Phân bón vi sinh phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo): có chứa VSV tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin…. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

3.8. Phân bón vi sinh sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật: có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin … vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh có nhiều đặc điểm tốt, cạnh tranh cao với các loài VSV trong đất. Các chủng biến đổi gen có thể kể đến như Pseudomonas putida strain CBI, Pseudomonas putida strain TVA8, Alcaligenes xylosoxidans subspecies denitrificans strain AL6.1…

Bắc Kạn Đẩy Mạnh Sản Xuất Và Sử Dụng Phân Bón Vi Sinh:bắc Kạn Đẩy Mạnh Sản Xuất Và Sử Dụng Phân Bón Vi Sinh

Các loại phân bón vi sinh mới được người dân Bắc Kạn sản xuất và sử dụng trong nông nghiệp từ khoảng 5 năm trở lại đây. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, phân bón vi sinh sẽ là nguồn vật tư giá trị, trợ giúp đắc lực cho nền nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.

Nông dân xã Dương Phong (Bạch Thông) sản xuất phân bón vi sinh.

Ông Nông Quang Bính- Giám đốc Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ việc làm tỉnh cho biết: Đầu năm 2005, sau chuyến tập huấn học nghề từ Trung ương Hội, cán bộ Trung tâm Dạy nghề tỉnh bắt đầu chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón vi sinh cho người dân một số xã của huyện Bạch Thông. Đến nay đã có khoảng 40 xã, phường trong toàn tỉnh sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh với khối lượng ước tính vài trăm tấn/năm, và xu hướng này sẽ ngày một tăng trong những năm tiếp theo.

Lợi ích của việc sử dụng phân bón vi sinh trong sản xuất nông nghiệp là rất to lớn. Với nguồn nguyên liệu dồi dào và sẵn có như: Rơm, bèo tây, cây xanh, mùn cưa nên giá sản xuất phân bón vi sinh rất rẻ, tốn khoảng 300.000 đồng/tấn, chủ yếu là chi phí tiền công. Tận dụng được lượng phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp như trên sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo độ tươi xốp cho đất đai và tạo điều kiện cho vi sinh vật hữu ích phát triển.

Sử dụng phân bón hữu cơ lần đầu sẽ giảm được khoảng 30 – 40% lượng phân bón hoá học trong lần đầu sử dụng, và sẽ giảm đến 60 – 70% lượng phân bón hoá học vào những lần sau, nhưng năng suất cây trồng vẫn tăng được từ 6 – 12% so với chỉ sử dụng phân bón hoá học. Như vậy, xét về mặt kinh tế và môi trường đây là sự lựa chọn hợp lý cho nông dân nhất là trong điều kiện đất đai ngày một thái hoá, còn giá phân bón hoá học ngày tăng cao.

Quy trình kỹ thuật sản xuất loại phân bón này cũng đơn giản, có thể sản xuất ngay tại gia đình, sau khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách làm. Người dân chuẩn bị một chiếc hố có che phủ ni lông, sau đó trộn đều phân gia súc, xác thực vật, một lượng nhỏ lân, đạm và men vi sinh ủ kỹ từ 45 – 60 ngày, trong điều kiện độ ẩm 50 – 55 độ c là có thể bón phân. Để nâng cao hiệu quả của phân bón vi sinh nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học, đồng thời phát triển những loại thiên địch như: Cóc, ếch, kiến mắt vàng, ong…

Tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, địa phương đi đầu trong ứng dụng phân bón vi sinh vào sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân rất rõ nét. Từ năm 2005 cho đến nay, số hộ và lượng phân bón vi sinh sản xuất đều tăng qua mỗi năm. Trước đó, mỗi năm Đôn Phong phải mua khoảng 100 tấn phân bón hoá học, nhưng từ khi sản xuất được phân bón vi sinh, lượng phân hoá học mua giảm từ 30 – 40%, năng suất cây trồng cũng tăng hơn.

Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng đến nay số địa phương sử dụng phân bón vi sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là tâm lý lạm dụng phân bón hoá học của người dân vẫn phổ biến, trong khi đó công tác tuyên truyền, vận động của ngành chức năng còn hạn chế.

Ông Bính cho biết thêm: Muốn nền nông nghiệp Bắc Kạn phát triển theo hướng hiện đại và bền vững thì một trong những ưu tiên đó phải là sử dụng hài hoà phân bón hoá học, kết hợp với phân bón vi sinh. Vì thế, thời gian tới Trung tâm Dạy nghề tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón vi sinh cho người dân thông qua những lớp dạy nghề nông dân. Phấn đấu đến năm 2023, sẽ có khoảng 70% số địa phương trong tỉnh sử dụng phân bón vi sinh trong sản xuất nông nghiệp./.