Mau Hoa Lan Dep Nhat / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Chăm Sóc Hoa Lan Rừng Mau Ra Hoa

Giữa hoa lan rừng và lan lai công nghiệp, mỗi thứ đều có 1 vẽ đẹp riêng. Các giống lan được lai tạo thường được chọn từ những cây lan có màu sắc hoa đẹp, đã được thuần dưỡng nên thường là dễ trồng. Còn đối với những được khai thác trực tiếp từ rừng… khi đem về nhà, bạn sẽ là người “thuần dưỡng” nó lại. Chăm sóc thế nào để lan rừng tốt, rồi làm thế nào để lan rừng ra hoa… ôi thôi đủ thứ chuyện. Nhưng có lẽ cái gì càng khó khăn, càng nhiều thử thách thì bạn càng muốn làm..

Chăm Sóc Hoa Lan Rừng mau ra hoa

Giá thể trồng lan rừng: Gỗ và dớn là 2 loại giá thể thích hợp hơn để trồng các loại lan rừng. Vì đây là loại giá thể gần gũi với môi trường thiên nhiên nơi các loại lan hoàng thảo sinh sống. Tham khảo thêm các bài viết:

Môi trường giá thể trồng lan Ưu và nhược điểm của 1 số giá thể trồng lan Chiết tách lan rừng mới mua về? Đối với những người mới biết trồng như tôi, khi mua những dòng lan hoàng thảo về, được nguyên bụi lớn thì nên để như vậy mà trồng. Đừng ham chiết tách.. cây dễ bị mất sức. Chăm sóc không khéo thì cả đám “ra đi”. Đồng thời tưới ít nước chủ yếu giữ ẩm cho cây (Vì khi để nguyên bụi, cây sẽ giữ được ẩm rất lâu) Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm. Từ tháng 7-11 không nên chiết tách lan rừng vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân. Môi trường sống cho lan rừng Có loại lan hoàng thảo thích khô như: hoàng thảo đơn cam , hoàng thảo đùi gà , thì 1 tuần hay một tháng không tưới nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của lan. Phân bón cho lan rừng Dù là lan rừng nhưng chúng cũng rất cần phân bón thường xuyên, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao… Sử dụng phân vô cơ 20-20-20 pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn. Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới (cuối kì tăng trưởng) đổi sang 10-30-30 để cây chuẩn bị ra hoa. Để trồng được những giò lan rừng đẹp, ra hoa rực rỡ thì ngoài những kiến thức bạn học hỏi từ bạn bè, từ giáo sư Google, thì chính bản thân bạn đúc kết lại nên những kinh nghiệm đó là điều không thể thiếu để đưa đến thành công trong việc trồng & chăm sóc các dòng lan rừng.

ĐỂ LAN NỞ ĐÚNG DỊP TẾT

Đối với những người yêu phong lan thì sự xuất hiện của những chậu mai hay cành đào trong nhà vào dịp Tết là chưa đủ, cần phải có sự hiển diện của những đóa lan thì Tết mới thực sự ý nghĩa. Tuy nhiên, chậu lan sẽ rất khó nở đúng vào dịp Tết nếu người trồng không biết cách tác động. Nếu bạn cũng yêu lan và muốn giỏ lan nhà mình nở đúng dịp tết thì có thể làm theo những cách sau:

Vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch, chọn những cây lan trưởng thành, đã ra hết lá non đưa vào một khu vực riêng, sau đó dùng phân bón lá có tỷ lệ NPK 10-30-20, 6-7 ngày phun một lần kích thích cho cây lan ra hoa. Sau 3-4 lần phun thì nhánh lan bắt đầu búng ra vòi hoa (lớn cỡ hạt lúa).

Vài ngày sau vòi hoa sẽ dài 2-3cm thì thay bằng loại phân bón lá có tỷ lệ NPK 15-20-30 (6-7 ngày phun một lần) để kích thích cho vòi hoa phát triển dài, màu sắc hoa sáng đẹp, rực rỡ và lâu tàn, ít bị bệnh thối hoa. Sau khi thay đổi phân bón 45-50 ngày (khoảng đầu tháng 12 âm lịch) thì cành hoa đạt tiêu chuẩn “xuất vườn” (mỗi cành nở 1-2 hoa), sau đó những hoa phía trên tiếp tục nở, đến Tết Nguyên đán thì cành hoa đã nở gần hết.

Thường thì cứ sau mỗi đợt ra lá, lan lại nghỉ ra lá một thời gian (trên cây không còn lá non), nếu giai đoạn này xuất hiện sớm trước cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch (thời điểm xử lý phun phân “kích” cho cây lan ra bông) thì có thể kìm giữ cây lan luôn ở tình trạng không có lá non bằng cách dùng phân bón lá NPK loại 20-20-20 phun 6-7 ngày/lần, tới thời điểm xử lý thì thay bằng phân 10-30-20 như đã nói ở trên.

Phuơng Pháp Làm Lan Mau Ra Rễ!

Giúp lan nhanh mọc rễ …Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao…

Phuơng pháp làm lan mau ra rễ!

Nếu rễ có màu trắng, cứng và đầu rễ có màu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có màu nâu…

Rễ lan có 2 nhiệm vụ:

• Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. • Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất.

Nếu rễ quá ít, cây sẽ không đủ nước, không bám cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bi chết, cây sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn. Phân tích cho kỹ rễ chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ.

Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.

Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước.

Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.

Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa (Weakly & weekly) không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh.

Người ta cũng thấy rằng phân rong biển (Sea weed) với thành phần 0.3-0.3-4 rất tốt cho rễ nhưng thứ phân này hơi có mùi tanh và nhiều khi có vi khuẩn bên trong.

Muốn quan sát tình trạng của rễ ra sao, nhiều người dùng loại chậu nhựa trong suốt để dễ dàng quan sát.

Khi mua lan nên quan sát bộ rễ kỹ càng, rễ có nhiều, có tốt cây mới mọc mạnh và cho nhiều hoa. Nếu mua những cây lan loại trơ rể mới bóc ở trong rừng hay gửi từ xa tới nên ngâm vào trong dung dịch pha như sau:

– 4 lít nước ấm – 1 thìa súp đường vàng tốt hơn là đường trắng – 1 thìa cà phê phân bón loại 15-15-15 hay tốt hơn là 2 thìa rong biển Sea weed – 10 giọt Super Thrive hay 1 viên thuốc ngừa thai

Ngâm chừng một vài giờ rồi để khô rồi lại ngâm tiếp cho đến khi thấy rễ cây hút đủ nước, nghiã là rễ đã căng phồng lên. Muốn giúp cho rễ mọc tốt cần phải: • Để cho khô rồi mới tưới, khi rễ chưa mọc, không tưới hoặc tưới rất ít. • Đừng bón phân quá nhiều, cây không rễ, không bón. • Đừng để quá lạnh, dưới 50°F hay 10°C rễ sẽ không mọc • Đừng để quá nóng, trên 100°F hay 37.8°C rễ lan khó mọc. Nên mang cây vào chỗ rợp mát và tăng thêm độ ẩm.

Có những cây lan rất khó lòng ra rễ, dù đã ở trong tình trạng này cả năm trời nhưng vẫn không chết. Đừng vội nản lòng hãy bỏ cây vào túi nylon, bịt kín lại và để chỗ rợp mát.

Lâu lâu lại mở ra và phun sương với dung dịch kể trên, đợi khô rồi lại cho vào bao nylon cho đến khi mọc rễ dài 4-5 phân mới mang ra trồng. Phân đông trong trường hợp này, cây sẽ ra cây con rồi rễ sẽ mọc từ cây con mà ra

Địa Lan: Phân Loại, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mau Ra Hoa

Hoa địa lan có tên khoa học là Cymbidium Sinense, thuộc họ nhà Phong Lan. Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ Tây Ấn và Trung Quốc, trải qua nhiều năm được con người lai tạo nên mới phát triển rực rỡ như ngày hôm nay. Do vậy đại đa số giống địa lan hiện nay đều là địa lan được lai tạo.

Hoa địa lan khá là bé so với các loại hoa lan thông thường. Cấu tạo hoa bao gồm đài hoa, cánh hoa và nhụy cái, hoa có màu sắc sặc sỡ khác nhau từ màu vàng cho đến màu đỏ. Hiện nay giống hoa địa lan được trồng nhiều ở vùng đất Nam Định nước ta. Mùa hoa địa lan thường vào cuối xuân từ tháng 2-3 hàng năm. Cây có khả năng sinh trưởng tốt và phòng chống được sâu bệnh.

Các loại hoa địa lan hiện nay ở nước ta

1. Nhóm lan đất

Là nhóm địa lan mọc ở bờ ruộng hoặc bờ bụi. Thường thì nhóm địa lan này khá dễ trồng do không kén chọn đất, do vậy mà bạn có thể trồng trong chậu như một loại cây cảnh thông thường. Một số loại địa lan trong nhóm này:

– Địa lan Chu Đỉnh: Là loại lan ưa ánh sáng, mọc quanh năm và rất dễ nuôi trồng. Hoa khi nở khá bền và có mùi hương dễ chịu, hoa có màu tím là chủ yếu nhưng bạn vẫn có thể bắt gặp một số màu sắc khác như đỏ, vàng.

– Địa lan Hạc Đỉnh: Là loại lan ưa bóng râm khác hẳn so với lan Chu Đỉnh. Tuy nhiên cây khá dễ trồng và chăm sóc có thể cho ra hoa đẹp và lâu tàn. Hoa lan Hạc Đỉnh thường có màu trắng nâu, đôi khi bạn có thể tìm thấy những loại khác có màu hồng, trắng hoặc vàng.

2. Nhóm địa lan Hài

Là nhóm địa lan thường xuất hiện tại các khu vực miền núi ở độ cao từ 500-2000 mét so với mực nước biển. Địa lan Hài có hình thù kỳ dị với đủ các màu sắc khác nhau tuy nhiên lại vô cùng dễ trồng và không kén chọn đất. Một số loại lan trong nhóm này bao gồm:

– Địa lan Hài hồng: Xuất hiện chủ yếu ở khu vực Nha Trang, Khánh Hòa ở độ cao từ 800-1200 mét so với mực nước biển. Hoa có màu hồng trắng đặc trưng, lá cây hình bầu dục dẹt có đốm xanh. Đây là loài cây ưa ẩm, râm mát, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu lạnh từ 15-25 độ C. Độ bền hoa lâu và hoa có mùi hương dễ chịu.

– Địa lan Hài liên: Xuất hiện chủ yếu ở khu vực tỉnh Thái Nguyên ở độ cao từ 500-800 mét so với mực nước biển. Lá cây có dạng thuôn dài, màu xanh đậm, mép lá không có lông và răng cưa. Hoa lan Hài liên có màu trắng nâu, độ bền hoa có thể lên đến hơn 1 tháng. Cây ưa nơi ẩm ướt và thoáng đãng, dễ trồng và khi hoa nở có mùi hương dễ chịu.

– Địa lan hài Việt: Là loài được lai tạo và phát triển ở nước ta, xuất hiện chủ yếu ở khu vực thuộc tỉnh Thái Nguyên ở độ cao từ 800-1200 mét so với mực nước biển. Cây rất dễ trồng, hoa thường có màu đỏ tím hoặc trắng hồng, lá cây có dạng xoắn và khá to với mặt trên của lá có dạng vân xanh, còn mặt dưới có nhiều chấm màu nâu đỏ. Cây ưa ẩm và thông thoáng, ít ánh sáng, hoa có mùi hương nhè nhẹ.

– Một số địa lan Hài nổi bật khác: Có thể kể đến như địa lan Hài tía, địa lan Hài Helen, địa lan Hài vàng chấm tím, địa lan Hài hằng,… và một số địa lan khác thuộc nhóm địa lan Hài.

3. Nhóm địa lan Gấm

Nhóm địa lan này chủ yếu mọc ở khu vực núi đá với rễ bám sâu vào đất đá xung quanh hoặc sâu hơn vào lớp thảm mục ở rừng. Nhóm địa lan Gấm thường ra hoa vào mùa đông hoặc chớm xuân, rất khó để nuôi trồng cho nên ít người lựa chọn. Đại diện nổi bật nhất của nhóm này phải kể đến:

– Địa lan lá Gấm: Là cây ưa bóng râm, ít ánh sáng và rất khó để trồng. Hoa có màu trắng hồng, vân màu sắc đẹp cho nên được lựa chọn để bài trí trong nhà do có kích thước nhỏ và độ bền hoa cao.

Cách trồng địa lan đúng kỹ thuật

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng

– Lựa chọn chậu để trồng địa lan dựa trên kích thước và bề rộng của rễ cây. Tránh chọn chậu quá bé ảnh hưởng đến khả năng phát triển của rễ.

– Bạn có thể chọn chậu được làm bằng gốm, sứ hoặc đất nung. Với những loại địa lan có lá to dài và kích thước lớn thì nên chọn chậu có đường kính to, còn địa lan có lá nhỏ và ngắn thì nên chọn chậu có đường kính thấp.

– Tận dụng các dụng cụ làm vườn có sẵn như khay, thùng xốp, xẻng xúc đất,… Chậu khi mua về cần rửa sạch rồi phơi khô để loại bỏ các tạp chất.

2. Lựa chọn giá thể trồng

– Nên lựa chọn giá thể trồng địa lan là những thành phần giàu dinh dưỡng và có khả năng giữ ẩm tốt giúp cây không cần phải tưới quá nhiều nước mà vẫn có thể phát triển mạnh.

– Một số loại giá thể mà bạn có thể lựa chọn như: xơ dừa, vỏ cây thông, than củi, hoặc sỏi,…

3. Cách trồng địa lan

– Đầu tiên hãy xếp từng khóm địa lan vào trong chậu, lưu ý xếp các khóm non hướng ra phía ngoài còn các khóm già thì hướng vào bên trong chậu. Như vậy sẽ giúp cây hoa khi nở sẽ tỏa đều và lan ra xung quanh giúp đẹp hơn.

– Kế đến đặt giá thể trồng địa lan vào khoảng ⅓ chậu. Cố định khóm địa lan sao cho đứng vững và không bị đổ nghiêng khi đổ đất trồng vào trong chậu.

– Cuối cùng bạn đổ nốt đất trồng vào ⅔ chậu còn lại. Dùng tay nhẹ nhàng ấn đều xung quanh đất để cố định khóm địa lan lần cuối sao cho cố định. Sử dụng thêm một ít dương xỉ hoặc rêu phủ lên xung quanh khóm cây nhằm tăng khả năng giữ ẩm tốt hơn.

Cách chăm sóc hoa địa lan giúp nở đẹp và rực rỡ

Bên cạnh công đoạn trồng cây, nếu được chăm sóc đúng cách sẽ giúp địa lan có thể nhanh nở hoa và cho ra hoa đẹp, rực rỡ. Bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau đây:

– Ánh sáng: Ánh sáng là thứ cần thiết cho quá trình quang hợp để giúp địa lan có thể phát triển và nở hoa đẹp. Tuy nhiên đa phần địa lan là loài ưa bóng râm, do đó bạn nên hạn chế ánh sáng tự nhiên chiếu vào quá nhiều có thể khiến cây bị khô héo. Hãy thiết kế giá che nắng cho cây nhất là vào mùa hè để bảo vệ cây tốt hơn.

– Nước tưới: Nước tưới cho địa lan cần đảm bảo độ tinh khiết, không bị nhiễm khuẩn. Tùy vào điều kiện thời tiết theo từng mùa mà bạn điều chỉnh lượng nước tưới cần thiết. Trung bình mỗi tuần chỉ nên tưới từ 1-2 lần, duy trì độ ẩm từ 60-80%. Vào mùa hè trời nóng có thể tăng thêm số lần tưới, còn vào mùa đông thì không cần tưới nhiều.

– Cắt tỉa: Địa lan cũng là loài cây mang lại giá trị kinh tế cao cho những người nuôi trồng. Do đó việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp tạo hình dạng đẹp cho địa lan, góp phần tập trung dinh dưỡng cho hoa phát triển thay vì những cành lá dư thừa. Ngoài ra cắt tỉa địa lan còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

– Bón phân: Cần bón thúc cho địa lan nhất là vào giai đoạn cây đâm chồi và chuẩn bị ra hoa. Sử dụng phân NPK với tỷ trọng Nito cao trong giai đoạn này. Khi vào mùa đông với thời tiết lạnh, bạn cần giảm bớt lượng phân bón xuống, có thể không cần bón hoặc bón bằng nước pha loãng với phân.

– Phòng sâu bệnh: Địa lan là loài hoa có khả năng ít xuất hiện sâu bệnh tấn công nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn hãy chú ý đến tình trạng đốm lá, vàng lá, thối rễ của cây để có biện pháp bảo vệ thích hợp.

Một số chú ý quan trọng khi trồng địa lan

– Phải loại bỏ sạch sẽ những lá bị héo úa, vàng lá trong công đoạn chăm sóc cây. Bởi các vi khuẩn và sâu bệnh sẽ xuất hiện từ các lá héo úa này gây bệnh cho địa lan.

– Khi tiến hành tách, chiết cành hoặc thay chậu mới cho cây, bạn hãy cố gắng giữ nguyên bộ rễ của địa lan để giúp cây có thể thích nghi nhanh và vẫn sinh trưởng tốt.

– Khi mới trồng địa lan, nên để cây ở nơi râm mát khoảng 1-2 tuần, sau đó đem ra chỗ có ánh sáng mà đã được chuẩn bị lưới che.

– Sau vài năm khi trồng cây, hãy tiến hành thay mới giá thể trồng để tăng cường dưỡng chất nuôi cây.

– Khi mới trồng, nên lót một ít sỏi dưới đáy chậu để tránh rễ cây đâm ra ngoài.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/dia-lan-phan-loai-ky-thuat-trong-va-cham-soc-mau-ra-h…

Theo Nhật Linh (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Bật Mí Cách Kích Rễ Hoa Lan Mau Ra, Ra Nhiều Và Mọc Tua Tủa

Tại sao rễ lan kém phát triển, khó ra rễ, không ra rễ? Kỹ thuật, phương pháp trồng lan ra rễ nhiều là gì? Cách kích rễ hoa lan?..

I. Tìm hiểu về bộ rễ của hoa phong lan

1. Đặc điểm thực vật học

Rễ của phong lan khác với rễ của những loại cây khác, bao gồm 1 lõi cứng bên trong có lưu dẫn chất dinh dưỡng.

Phía bên ngoài có một lớp phủ bằng vật liệu không thấm nước nhưng lại hấp thụ được nước, oxy và phân bón.

Cách nhận biết bộ rễ có khỏe mạnh hay không là nhìn vào màu sắc, đầu rễ có màu xanh lục, dài thì rễ đó khỏe và mọc nhanh.

a. Rễ lan có 2 nhiệm vụ chính

Hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây

Bộ rễ giữ cho cây bám vào trên cành, hốc đá hay dưới đất

b. Chức năng

Hấp thụ nước

Quan sát rễ lan, nếu có màu trắng là bộ rễ đang khô và thiếu nước.

Khi chuyển sang màu xanh lục là rễ đã ngậm đủ nước. Phần vỏ bên ngoài sẽ căng phồng lúc rễ ướt để giúp rễ hấp thụ nhiều nước nhất có thể, nếu bộ rễ khô thì phần vỏ ngoài này sẽ đóng lại ngăn nước chảy ngược ra ngoài, gây mất nước cho cây.

Các rễ ở bên trên (rễ gió) thường sẽ không thể lấy nước và chất dinh dưỡng mà chúng có chức năng trao đổi oxy cũng như khả năng bám chặt vào bề mặt của cành cây. Khi đã bám được vào cành rồi thì phần đầu rễ sẽ thu nhỏ để tăng diện tích mặt bám giúp bám dính chặt hơn. Rễ gió bên ngoài có bề dày để giúp chúng thích nghi với điều kiện tự nhiên (các cơn mưa), rễ lan sẽ có màu xanh và mềm khi chúng bị ướt liên tục với thời gian trên 10′.

Lưu ý: Trước khi bón phân hay phun thuốc cần tưới qua nước cho phần rễ này.

Trao đổi khí ở rễ

Cây hoa phong lan rất thích tiếp xúc với không khí, đặc biệt không khí trong lành. Vậy nên bạn không thể trồng lan dưới mặt đất kín mà phải trồng trong chậu cây có chỗ thoát nước, lưu thông không khí thì hoa lan mới phát triển được.

Vai trò của rễ là quang hợp, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, rễ có màu xanh lục là bộ rễ khỏe mạnh, hoa lan có năng lượng để cây lớn là nhờ chất diệp lục ở trong rễ.

Nơi lưu trữ

Một trong số các chức năng của rễ lan kể đến là lưu trữ tạm thời các chất dinh dưỡng và nước trước khi lưu dẫn chúng lên trên thân.

3. Một số lưu ý

Một số thay đổi người trồng cần lưu ý trong giai đoạn trồng hoa lan.

a.Thay đổi chất lượng nước

Đa phần người mới chơi lan sẽ có suy nghĩ giữ nguyên giá thể ở trong chậu qua một thời gian dài. Nhưng việc để cây bám vào giá thể cũ, đã phân hủy khiến rễ dễ bệnh, kém phát triển và gây chết cây.

Đó là lý do tại sao bạn nên chọn giá thể tốt, thay chậu cây vào đúng thời điểm phù hợp để đảm bảo câysống tốt. Thời điểm để thay chậu cây là.

Khi rễ bắt đầu nhú khoảng 2-3cm.

Khi rễ đã dài ra khoảng 5-6cm (trong quá trình đó chẳng may rễ có gãy thì có thể mọc nhánh rễ mới trên phần rễ đã gãy)

Vì phần rễ khá nhạy cảm với những thay đổi của môi trường tự nhiên, thế nên phải thay rễ cũ bằng rễ mới để thích nghi với môi trường sống.

II. Tất cả những điều cần biết về kích rễ hoa lan

1. Kích rễ hoa lan là gì?

Kích rễ cho lan là làm cho cây mọc rễ mới, kích rễ lan mọc nhanh hơn so với việc đợi cây tự ra rễ tự nhiên. Bộ rễ là phần quan trọng cần chăm sóc.

Bộ rễ là miệng ăn chính của cây. Rễ là nơi hút nước và các chất dinh dưỡng

Cây chỉ phát triển khỏe mạnh khi có nền tảng rễ chắc và tốt, muốn cây khỏe cần quan tâm và bảo vệ phần rễ đầu tiên.

Thời gian thích hợp nhất để kích rễ cho lan là khi cây hoa có bộ rễ yếu hoặc lâu ra rễ

Ngoài ra ta cần kích rễ lan mới ghép, mới ra chai hoặc khi mới trồng lại cây.

3. Nguyên nhân tại sao trồng lan mà lâu ra rễ, không ra rễ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng tìm hiểu một vài lý do chính khiến lan lâu ra rễ hoặc không ra rễ.

a. Tưới nước sai thời điểm

Sẽ gây hư hại đầu rễ, nếu bạn tưới nước vào trưa nắng cây sẽ sốc nhiệt. Tưới tối muộn thiếu ánh nắng cây dễ ngập úng. Chỉ nên tưới vào sáng sớm, chiều mát.

b. Phân bón

Phân bón không phù hợp, chất lượng kém không nên sử dụng.

Nên dùng phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ theo hướng dẫn. Bón liều lượng hợp với độ tuổi của lan.

Giá thể cũ sử dụng vài năm đã bị hư mục mà bạn không thay giá thể mới làm đầu rễ kém phát triển hoặc bị cháy (giá thể gia tăng axit hoặc kiềm).

Giá thể chứa nồng độ mặn, xử lý giá thể sai cách,..

d. Vị trí trồng

Việc bạn thay đổi vị trí trồng lan dẫn đến khí hậu cũng thay đổi. Chỗ trồng thiếu ánh sáng làm cây khó, không ra rễ.

e. Sử dụng chất hóa học

Sử dụng chất học (tưới phân, thuốc nấm thực vật) quá sớm khi phần rễ còn non khiến rễ bị thun lại, không mọc dài được nữa

f. Mầm bệnh

Cây lan mang sẵn trong mình mầm bệnh hoặc cây quá yếu sẽ tác động và gây thui chột rễ. Cắt bỏ rễ thối, hư hại để phòng bệnh.

Nếu trồng lan trong chậu quá nóng (vào buổi trưa) làm rễ cây thun lại, khó bám chắc vào chậu. Cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho lan ( 19-28 độ C )

Lan ghép trên thân gỗ không vững: gặp gió đung đưa sẽ khiến bộ rễ không bám dính và khó cho ra rễ.

4. Cần phải làm thế nào để giúp rễ mọc tốt

Không nên bón phân quá nhiều, nếu cây không có rễ thì không nên bón phân.

Cây nên được trồng ở nơi rợp mát và có độ ẩm ở mức vừa phải.

Để rễ cây khô ráo rồi mới tưới tiếp, tránh, tưới ít nước khi rễ chưa mọc hoặc rễ quá đã sũng nước

III. Cách kích rễ hoa lan mọc nhanh chóng, hiệu quả

Thông thường có 2 cách làm cho lan ra rễ an toàn và hiệu quả đó là

1. Chất kích thích ra rễ, nhử rễ

Cách này tương đối đơn giản. Là mồi dụ cho rễ mọc, nếu không sẽ rất lâu hoặc là rễ sẽ chẳng chịu mọc ra.

Cách kích lan ra rễ nhanh có thể kể đến là dùng phân thuốc hóa học. Tuy nhiên Biora không khuyến khích bạn dùng cách này. Sử dụng phân thuốc hóa học tác dụng nhanh nhưng không tạo ra được môi trường nguyên sinh cho Lan sinh sống và phát triển

2. Chất tạo bộ rễ

Sau khi rễ mọc rồi cần định hình bộ rễ dài ra, đúng hướng. Chất ở đây là Lân (phốtpho) tạo rễ tạo chồi, hình thành nên rễ đẩy từ bên trong đẩy ra.

Không có Lân sẽ không có rễ (Lân cũng có tác dụng kích hoa, khi cây đủ tuổi bón phân lân sẽ ra hoa). Tham khảo phân tan chậm SMR01 giúp cung cấp tỉ lệ lân thích hợp cho cây giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa

3. Phân bón vi sinh Kích Rễ Anello

Ngoài ra, giải pháp đem lại tác dụng bất ngờ của Trung tâm nghiên cứu vi sinh Việt Nhật – BIORA là sản phẩm vi sinh gốc rễ Empro

Thuốc kích rễ cho lan ANELLO chứa các vi sinh vật có lợi. ANELLO là trợ thủ đắc lực, đáng tin cậy giúp bạn phục hồi lại phần rễ đã yếu.

Kích rễ cho Lan Anello là chế phẩm vi sinh giúp lan ra rễ nhanh và nhiều hơn, tạo điều kiện cho lan phát triển tốt. Tạo nên những gốc lan khỏe và đẹp.

Cách kích lan ra rễ nhanh, an toàn này được đông đảo người chơi lan sử dụng ưa chuộng.

a. Thành phần

b. Công dụng

Kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh

Tăng sức đề kháng của hoa hồng với sâu bệnh

Khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết bất thường như nóng rét, hạn úng, chua phèn

Giúp cân bằng PH đất

Hỗ trợ thải độc do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn lại trong đất

Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo và sử dụng bộ chế phẩm Anello – chăm sóc hoa lan một cách toàn diện, giúp cây cứng cáp, phát triển khỏe mạnh, sai hoa.