Lớp Nuôi Trồng Hoa Lan / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Thông Báo Mở Lớp Kỹ Thuật Nuôi Trồng Hoa Lan

THÔNG BÁO MỞ LỚP KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG HOA LAN – KỸ THUẬT BONSAI

ĐH QUỐC GIA chúng tôi TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÔNG BÁO MỞ LỚP KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG HOA LAN – KỸ THUẬT BONSAI

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM sẽ khai giảng:

– Lớp Nuôi trồng Hoa Lan Khoá 40 vào Thứ bảy ngày 08/09/2018 – Lớp Kỹ thuật Bonsai Khoá 38 vào Thứ bảy ngày 06/10/2018

* Thời gian học: 4 tuần, mỗi tuần 2 ngày: thứ bảy và chủ nhật (cả ngày)

Sáng từ 8giờ – 11giờ Chiều từ 13giờ – 16giờ

* Không giới hạn tuổi tác và trình độ văn hoá

* Học phí: 1.000.000đ/học viên/1 lớp học (chưa kể phí tham quan và giáo trình)

* Ghi danh: Từ tháng 08/2018 cho đến ngày khai giảng

Về việc ghi danh:

1/ Ghi danh qua email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó. (Cô Thương)

hoặc Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó. (Cô Nam Phương)

2/ Ghi danh tại lớp:

Học viên mang theo 01 ảnh 3×4 đến làm đơn xin nhập học trực tiếp tại lớp vào ngày khai giảng

Về việc đóng học phí: Đóng học phí tại lớp.

* Địa điểm học: Thứ bảy: Phòng C32 (dãy nhà C)

Chủ nhật: Phòng B11A (dãy nhà B)

* Mẫu đơn: đính kèm thông báo

Mọi chi tiết xin liên hệ trong giờ hành chính:

1/ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – P. Khoa học Công nghệ (P. F07)

Số 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, ĐT: 38.300.529

2/ Hoặc liên hệ trực tiếp Cô Nam Phương: ĐT: 0122.7624.265

NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT

Lớp Học Trồng Lan Hnd

Lớp Học Trồng lan HND thông báo chiêu sinh lớp đào tạo: ” Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Phong lan” Khóa 3 năm 2020.

Thông Tin Lớp Học Trồng Lan HND TPHCM

Thời Lượng Học Tập: 2 ngày/ Lớp ( Thứ 7 và chủ nhật ).

Ngày Khai Giảng: Ngày 8 Tháng 2 Năm 2020 ( Thứ 7 ).

Thời Gian: 8h:00.

Giảng Viên: Bùi Văn Ngọc.

Nội Dung Học Tập

Tham gia lớp đào tạo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa phong lan khóa 3, Anh/ Chị sẽ học được những nội dung sau:

Lớp 1: Những Vấn Đề Chung Về Sinh Lý và Sinh Trưởng Của Cây Hoa Phong Lan

Lớp 1 diễn ra trong 2 ngày bắt đầu vào 8h ngày 8/2/2020 kết thúc vào 17h ngày 9/2/2020 quý vị học viên sẽ được trang bị những kiến thức về phong lan như:

Lớp 2: Ứng Dụng Phân Bón Và Thuốc BVTV Hiệu Quả Trên Cây Phong Lan

Xem Chi Tiết Nội Dung Lớp 2 Tại Đây

Lớp 3: Những Vấn Đề Và Tuyệt Chiêu Chuyên Sâu Về Nuôi Trồng Cây Hoa Phong lan

Xem Chi Tiết Nội Dung Lớp 3 Tại Đây

Lưu ý đối Với Học Viên Lớp Học Trồng Lan HND

Nếu học viên đóng 1 lúc cho 03 lớp đào tạo thì mức học phí tổng là: 6.000.000đ/ học viên ( sáu triệu đồng chẵn )

Nếu học viên đã đóng tiền cho 3 lớp đào tạo ( 6.000.000 ) vì lý do nào đó học viên không thể học được 1 trong 3 lớp học, bên phía BTC sẽ tiến hành bảo lưu lại cho học viên đó trong khóa sau. Tuy nhiên chỉ bảo lưu trong 2 khóa kế tiếp.

Đóng học phí trực tiếp tại Trung Tâm Dạy Nghề Và Hỗ Trợ Nông Dân chúng tôi địa chỉ số: 138, Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, chúng tôi hoặc thông qua số tài khoản: [ Trung Tâm Dạy Nghề Và Hỗ Trợ Nông Dân chúng tôi Số Tài Khoản: 6150201015329 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn ( AgriBank ) Chi Nhánh Xuyên Á.

Học viên giữ lại biên lai thu tiền hoặc giấy nộp tiền của ngân hàng thay cho thẻ vào lớp. Trung tâm không giải quyết việc trả học phí sau khi đã đóng

Hạn chót đóng học phí: 7/2/2020

Chi Tiết Liên Hệ

Phòng Hành Chính – Tổng Hợp: 028.35970414 hoặc Đ/C Trương Ngọc Thanh Tùng – Trưởng Phòng Dạy Nghề Và Giải Quyết Hỗ Trợ Việc Làm, Trung Tâm Dạy Nghề Và Hỗ Trợ Nông Dân chúng tôi Điện Thoại: 091 9934 935 – 0358 934 935 hoặc Email: tungtruong33288@gmail.com

Lớp Học Nghề… Trồng Hoa Kiểng, Bonsai

KHPTO – Sau giờ lao động vất vả trên miếng ruộng, mảnh vườn của mình, hàng ngàn nông dân hăng hái đi học nghề nông nghiệp để chuyển đổi mô hình tăng thu nhập cho gia đình.

Đây là lớp học “Kỹ thuật trồng hoa kiểng” do Trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp chúng tôi và huyện Bình Chánh, chúng tôi phối hợp tổ chức dạy nghề cho bà con xã An Quý Tây. Lớp học cung cấp các kiến thức về thị trường hoa kiểng, kỹ thuật trồng kiểng ngắn ngày, lâu năm, trồng chăm sóc, tạo dáng làm lão hóa bonsai, sứ thái; kỹ thuật trồng hoa mai, hồng, vạn thọ, dạ yến thảo…; kỹ thuật chọn giống, hệ sinh thái, kỹ thuật làm đất, ươm hạt..

Thầy Văn Công Lời, giáo viên bộ môn trồng trọt – bảo vệ thực vật, Trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp chúng tôi cho biết, lớp “Kỹ thuật trồng hoa kiểng” kéo dài 3 tháng với 300 tiết, trong đó, 200 tiết thực hành. Sau khóa học, tổ chức tham quan các mô hình hiệu quả tại các địa phương đang phát triển mạnh nghề hoa kiểng như: Chợ Lách (Bến Tre), Sa Đéc (Đồng Tháp)…

Theo thầy Lời, chương trình đào tạo rất sát với thực tế, nên học xong bà con có thể ứng dụng ngay. Chẳng hạn, đối với tiết học tạo dáng bonsai, kỹ thuật tương đối khó, muốn học viên nắm vững và có thể thực hành, phải hướng dẫn kỹ thuật tại vườn, cho học viên thực hành theo kiểu “cầm tay chỉ việc” để sai tới đâu sửa tới đó.

Chị Trần Thị Như Thơ, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, chúng tôi phấn khởi chia sẻ: “Học kỹ thuật trồng hoa cảnh tiếp thu được kiến thức, kỹ thuật trồng hoa kiểng… Học xong, tôi ứng dụng ngay vào trồng các loại hoa vạn thọ, bông cúc, phục vụ thị trường tết, tạo thêm công việc và tăng thu nhập cho gia đình”.

“Học nghề để chuyển đổi mô hình rất hiệu quả, phù hợp với nông nghiệp đô thị, ít đất nhưng hiệu quả. Chương trình đào tạo nghề nông thôn rất thiết thực giúp gia đình tôi và bà con trong xã có điều kiện chuyển đổi ngành nghề mới, tăng thu nhập”, anh Đinh Kim Thanh, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, chúng tôi cho biết.

Chín năm qua, Trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp chúng tôi phối hợp với 8 quận, huyện đào tạo nghề cho trên 8.500 lao động nông thôn thuộc các chương trình mục tiêu của thành phố và của các địa phương. Sau đào tạo, 100% người lao động có việc làm thêm ngay trên mảnh vườn, miếng ruộng của mình, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Qua triển khai đề án đào tạo nghề nông thôn, thành phố đã đào tạo nghề cho 27.243 lao động, đạt 94%. Nội dung đào tạo chủ yếu tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề, tổ chức quản lý sản xuất cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sau đào tạo, một bộ phận lao động có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; một số lao động ở nông thôn cũng đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, một số có thêm việc làm, từ đó tăng thu nhập, thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn.

Kỹ Thuật Nuôi Trồng Lan Nuôi Cấy Mô

Có rất nhiều cách trồng và chăm sóc lan khác nhau, có người thích chăm từng kie nhỏ nhỏ, nhưng có người thích trồng và chăm sóc đại trà, có người thích trồng lan cấy mô. Riêng hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm riêng của mình về cách nuôi trồng phong lan từ chai mô, và liệu rằng cây lan cấy mô nuôi có dễ không, quy trình nuôi trồng như thế nào, tỷ lệ sống sau khi ra chai có cao không, mặt hoa có đảm bảo không?

Kỹ thuật nuôi trồng lan nuôi cấy mô

Tỷ lệ lan cấy mô sống sót sau khi ra chai có thể đạt tới trên 90% nếu chăm sóc đúng theo quy trình và những bước quan trọng trong quá trình nuôi trồng lan cấy mô trong chai và những bước sau khi ra chai sẽ được thể hiện qua bài viết sau: Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô

Bước 1: chọn chai mô giống Để có được những cây sau khi ra chai khỏe mạnh ta nên lựa chọn những cây lan có bộ rể dài và mập mạp, khi cây con khỏe mạnh sẽ có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh

Lá cây lan cấy mô có màu xanh đặc trưng của giống mà chúng ta lựa chọn

Chiều cao cây từ 3-5cm, nếu nhỏ quá cây sẽ khó phát triển

Cây con không bị bệnh ( không có nấm trắng, bên trong còn thạch) là tiêu chuẩn đầu tiên lựa chọn để ra chai

Bước 2: Làm quen với mô trường sống bên ngoài vườn trồng Khi đã lựa chọn được những chai giống tốt ta mang chai về và chưa cần phải cho ra chai ngay, nên để yên cây lan trong chai từ 5-10 ngày, nơi có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Hàng ngày kiểm tra độ ẩm trong chai, xem tình hình sâu bệnh của cây giống

Bước 3: Tách cây lan giống ra khỏi chai Ở bước này rất quan trọng, bạn sẽ tiến hành lấy cây lan con ra, lúc này bạn có thể tiến hành như sau:

cho nước mát vào trong chai rồi lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây ra và sau đó dốc ngược và trong thau nước sạch và cho cây tuột ra khỏi chai

hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới ộ rễ

Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân , lá.

Ta nên tiến hành rửa một cách nhanh chóng, trong khoảng 5 phút và hạn chế để cây lâu ở môi trường nước, sẽ làm cho cây dễ bị úng, thối dẩn tới cây bị chết.

Bước 4: Xử lý cây giống sau khi ra chai ở bước này ta nên xử lý cây trước khi mang cây đi trồng để giúp cây khỏe mạnh và loại bỏ nguần bệnh hại cây.

Thuốc trị nấm (Citizen 75WP ,Thuốc trị nấm bệnh Bordeaux M 25 WP …) Liều lượng: 0.5 gam/ 5 lít nước sạch

Ngâm nước có pha kích thích rễ (Phân bón lá Root 2, Thuốc kích rễ N3M …) Liều lượng:

Root 2: 0.8 ml / 5 lít nước sạch

N3M: 1 gam/ 10 lít nước sạch

Thời gian xử lý: Ngâm từ 5 – 7 phút

Sau đó cây ra nhẹ nhàng để ráo nước trên rổ (giữ ẩm cho rễ và lá cây giống không bị héo).

Bước 5: Chuẩn bị giá thể trồng lan cấy mô ở bước này ta cần lựa chọn những giá thể như sau:

Ta nên dùng dớn để trồng lan cấy mô

Dớn chile là tốt nhất để trồng những cây lan cấy mô con.

Chuẩn bị them chậu mô

Khau mô là những dụng cụ cần thiết nhất.

Xử lý giá thể trước khi trồng lan cấy mô

Đối với dớn chile sau khi mua về ta tiến hành ngâm giá thể vào trong nước rồi xả thành nhiều lần, đồng thời kết hợp ngâm với nước vôi trong 1 ngày để nước vôi diệt các loại côn trùng hại cây lank hi còn non và rửa lại với nước sạch

Bước 6: Trồng cây lan cấy mô vào chậu nhỏ Đối với bước này khá đơn giản nhưng cũng là bước cần phải chú ý nhất vì tránh làm tổn thương bộ rễ của cây.

Ta quấn quanh bổ ễ bằng một lớp dớn trắng, để phần cổ rễ nằm hoàn toàn trong bề mặt dớn,không nên nhét quá nhiều vào sẽ khiến cho cây không thông thoáng và dẩn tới cây không phát triển,

Sau đó cho các chậu cây vào Khay đựng chậu lan mô.

– Đem ra vườn ươm, (Có che nắng, mưa). Dùng bình xịt tưới nước 2-4 lần/ngày tuỳ theo mùa nắng hay mùa mưa. Chú ý chỉ tưới nước ướt lá, phun sương giữ ẩm cho cây ra rễ mới trong tuần đầu.

Bước 7: Chăm sóc sau khi trồng lan cấy mô Liều lượng chung bón phân thuốc cho cây lan mô: Chỉ pha liều lượng 30% so với liều lượng của nhà sản xuất.

Tất cả các loại phân thuốc có thể pha chung khi phun cho cây khi tưới.

Tuần 1: Phun kích rễ N3M. Lịch Phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

Tuần 2: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M. Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

Tuần 3: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M + Atonik. Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

Tuần 4: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M + Phân bón lá Vitamin B1 Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

Phân bón cho cây lan cấy mô Lan giống cần nhiều đạm để sinh trưởng, nảy chồi ra lá, bón “Npk 30.10.10 + B1” định kỳ 5-7 ngày/ lần; có thể phun thay phiên với “Phân Bón Chuyên Lan” – sản phẩm của Lan Việt, có chứa Npk, Humic USA, môi trường dinh dưỡng cấy mô và một vài nguyên tố trung vi lượng.

(Lưu ý: liều lượng pha giảm còn 30% so với hướng dẫn, sau 2-4 tuần tăng dần lên 50% ; 70% ; 100%).

– Bên cạnh phân vô cơ, cũng cần dùng thêm phân hữu cơ giúp lan giống phát triển toàn diện, hấp thụ phân vô cơ tốt hơn; hiện tại dưới vườn Lan Việt đang phun luân phiên với ” Rong biển Seaweed” (dạng gói nhỏ và dạng chai 500ml) và “Humic USA” (dạng bột, tan 100%, 95% humic nguyên chất) thấy cây mau nảy mầm, xanh lá và bộ rễ ra nhanh, khỏe hơn; định kỳ 7-10/ lần.

– Cuối cùng, đừng bổ sung trung vi lượn giúp cây tránh thiếu chất, không chỉ cây giống mà cả cây trưởng thành cũng cần “Cam Bi Nhật” 3-4 tuần/ lần; các bác muốn lá to có thể bổ sung “Terra – Sorb Foliar”.

– Ngoài ra có thể cho cây giống ăn thêm phân tan chậm (phân chì Nhật 14.13.13 ; 13.11.11+TE hoặc phân dê).

+ Thuốc phòng trừ bệnh cho lan cấy mô

– Phun luân phiên các loại thuốc trừ nấm sau Ridomil ; Coc85 hoặc Citizen (tránh kháng thuốc) giúp cây giống phòng một số bệnh do nấm; mùa khô định kỳ 3-4 tuần/ lần; mùa mưa định kỳ 1-2 tuần/ lần

Điều kiện vườn lý tưởng + Ngoài yếu tố chăm sóc thì điều kiện vườn cũng rất quan trọng để lan giống phát triển nhanh, khỏe.

+ Tưới nước: mùa khô ngày tưới 2 lần, tưới đẫm vào buổi sáng, chiều khô rồi tưới lại; mùa mưa 1-2 ngày tưới 1 lần.

+ Độ nắng sáng cho vườn giống lan cấy mô là 60-70%; thoáng gió, độ ẩm vừa phải.

+ Có tôn sáng che mưa, các bác có thể ra ngoài mua loại tôn sáng mỏng hoặc nilon che mưa, che thêm một lớp lưới thưa che nắng.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều địa chỉ cung cấp các loại giống lan nuôi cấy mô. Nhưng ở đâu mới thật sự chất lượng, uy tín và đáng tin cậy ??

Hôm nay, xin giới thiệu đến bạn đọc Trung tâm bảo tồn giống hoa lan – một địa chỉ chuyên cung cấp giống lan nuôi cấy mô chất lượng và uy tín.

Trung tâm Bảo tồn giống hoa lan – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam là đơn vị trực thuộc Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao là đối tác của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Nông Nghiệp Bền Vững được thành lập từ năm 2012 dưới sự quản lý của Tiến sĩ Hoàng Thị Giang – Chuyên gia về Công nghệ sinh học, công nghệ nuôi cấy mô tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Nhận thức được sự cần thiết của việc nhân giống hoa lan và bảo tồn chúng, Trung tâm đã nuôi cấy thành công các Giống Hoa Lan quý, hiếm có nguy cơ cao và lai tạo thành công nhiều giống lan mới góp phần vào việc Bảo tồn, duy trì và đa dạng các Giống Hoa Lan ở Việt Nam. Các giống lan được Trung tâm bảo tồn và lai tạo thành công phải kể đến như: Phi điệp lá mít, phi điệp tím Hòa Bình, phi điệp Lạng Sơn, Ám Hòa Bình, Thác bay, … và nhiều giống khác đang được lai tạo. Sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng sẽ trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho Trung tâm nghiên cứu và phát triển thêm trong lĩnh vực Hoa Lan.

Trên thị trường, giá một chậu lan cấy mô dao động từ 15.000VNĐ – 500.000VNĐ, tuy nhiên ở Trung tâm bảo tồn giống hoa lan giá một cây lan nuôi cấy mô có giá trung bình 30.000VNĐ – so với thị trường đây là mức giá rất phải chăng phù hợp với mọi nhà vườn cũng như người chơi lan.