Lý Giải Nguyên Nhân Lan Ngọc Điểm Không Ra Rễ

1. Xử lý giá thể chưa đúng kỹ thuật khiến Lan ngọc điểm không ra rễ

Giá thể trồng lan thường được người chơi lan chọn bằng xơ dừa, than… Nhưng lại chưa được xử lý đúng cách.

– Xơ dừa chưa được xử lý có tiết một chất nhựa gây hại cho rễ của lan. Than hoạt tính cao, nồng độ mặn cũng còn tương đối nhiều vì thế cần phải được xử lý cẩn thận. Đó là những nguyên nhân Lan ngọc điểm không ra rễ bắt nguồn từ giá thể.

Cách khắc phục:

– Tháo chậu, đem lan ra trồng vào giá thể khác hoặc tưới xả thành nhiều lần.

– Có thể trộn thêm vỏ thông cùng với xơ dừa và than. Vì lan ngọc điểm vốn sống bám vào thân cây trong rừng. Nên việc cho thêm vỏ thông vào chậu sẽ làm tăng tính thính nghi với môi trường cho lan.

– Và việc quan trọng nhất là phải xử lý thật tốt giá thể trước khi trồng. Vì nếu giá thể không tốt việc thay thế sẽ rất cực khổ.

2. Không thay giá thể cho lan trong thời gian quá dài

Giá thể chính là môi trường sống của lan ngọc điểm. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng giá thể để lâu sẽ càng tốt. Nhưng suy nghĩ đó cực kỳ sai lầm, vì giá thể trồng sẽ bị hư mục do tròng quá lâu không thay mới (thường trên 2 năm). Hoặc thời gian khá lâu cũng có thể gây ra tình trạng quá acid hoặc quá kiềm, điều này cực kỳ nguyên hiểm cho rễ lan.

Cách khắc phục:

Sau một thời gian dài trồng lan (dưới 2 năm) chúng ta nên đổi cho lan một bộ giá thể mới để làm mới lại môi trường sống của lan Đai Châu. Từ đố giúp khắc phục nguyên nhân Lan ngọc điểm không ra rễ.

3. Tưới quá nhiều nước, đất luôn bị ngập úng

Lan Ngọc điểm là loài lan của vùng nhiệt đới. Chúng cần nước để sinh trưởng và phát triền không có nghĩa là cung cấp cho chúng quá nhiều nước. Rễ lan Ngọc điểm bị bó chắc trong chậu trồng. Vì thế chúng sẽ không thể tự điều chỉnh sự hấp thụ nước của bản thân. Đất luôn bị ngập úng sẽ làm Lan ngọc điểm không ra rễ.

Cách khắc phục:

– Tưới nước cho Lan Đai Châu mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

– Mỗi lần tưới nên tưới bằng một lượng nước vừa đủ. Tốt nhất nên sử dụng một vòi tưới dạng phun sương chuyên biệt dùng đề tưới lan. Như vậy, lượng nước tưới cho lan Ngọc điểm sẽ vừa đủ cũng cấp cho sự sinh trưởng của rễ. Và tránh được tính trạng chậu lan bị ngập úng nước.

4. Sốc nhiệt vì tưới nước vào trưa nắng

Đây là điều cấm kỵ đối với mọi loài cây chứ không riêng gì lan Đai Châu. Buổi trưa trời nắng gắt, nhiều người vẫn hay hay lo lắng cây bị thiếu nước. Nên tất nhiên sẽ tưới nước ngay. Mùa hè trời rất nóng, nhất là vào buổi trưa. Nhiệt độ trong đất cũng cao dần cho đến giữa ngày. Lúc này, nếu tưới nước thì đất đang nóng sẽ hạ nhiệt đột ngột, trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài tương đối cao. Sự thay đổi giật cục này khiến hoa vốn non yếu sẽ chịu không nổi và chết.

Cách khắc phục:

Chỉ nên tưới nước cho lan vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi nhiệt độ không khí đã giảm xuống. Đây là hai thời điểm thích hợp nhất. Lan sẽ hấp thụ nhiều nhất lượng nước trong ngày.

5. Bón phân hóa học quá nhiều gây nóng cho rễ

Lan ngọc điểm không ra rễ vì nguyên nhân rất lớn từ việc bón phân hóa học cho cây quá liều. Lan Đai Châu là loài sống trong thiên nhiên nên không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là phân hóa học có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Tác dụng tất thời nhưng chính điều đó cũng có thể gây hại cho lan.

Cách khắc phục:

Việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của Lan là cần thiết. Nhưng không nên bón quá nhiều phân hóa học cho lan cùng một lúc. Chúng tôi cũng khuyến khích bạn nên sử dụng các phân hữu cơ thay vì dùng phân hóa học. Đặc biệt là Phân dơi hữu cơ. Với tỉ lệ các hợp chất N-P-K là 6:9:3. Phân dơi có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân hữu cơ.

5 Nguyên Nhân Khiến Lan Ngọc Điểm Không Ra Rễ

Ngọc Điểm dễ trồng, dễ chăm lại bền hoa nên được nhiều người yêu lan ưa chuộng. Nhưng để lan khỏe mạnh và cho dải hoa đẹp thì trước hết cây phải có một bộ rễ hoàn hảo.

1. Xử lý giá thể chưa đúng kỹ thuật khiến Lan ngọc điểm không ra rễ

Giá thể trồng lan thường được người chơi lan chọn bằng xơ dừa, than… Nhưng lại chưa được xử lý đúng cách. Xơ dừa chưa được xử lý có tiết một chất nhựa gây hại cho rễ của lan. Than hoạt tính cao, nồng độ mặn cũng còn tương đối nhiều vì thế cần phải được xử lý cẩn thận. Đó là những nguyên nhân Lan ngọc điểm không ra rễ bắt nguồn từ giá thể.

Cách khắc phục:

Tháo chậu, đem lan ra trồng vào giá thể khác hoặc tưới xả thành nhiều lần.

Có thể trộn thêm vỏ thông cùng với xơ dừa và than. Vì lan ngọc điểm vốn sống bám vào thân cây trong rừng. Nên việc cho thêm vỏ thông vào chậu sẽ làm tăng tính thính nghi với môi trường cho lan.

Và việc quan trọng nhất là phải xử lý thật tốt giá thể trước khi trồng. Vì nếu giá thể không tốt việc thay thế sẽ rất cực khổ.

2. Không thay giá thể cho lan trong thời gian quá dài

Giá thể chính là môi trường sống của lan ngọc điểm. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng giá thể để lâu sẽ càng tốt. Nhưng suy nghĩ đó cực kỳ sai lầm, vì giá thể trồng sẽ bị hư mục do tròng quá lâu không thay mới (thường trên 2 năm). Hoặc thời gian khá lâu cũng có thể gây ra tình trạng quá acid hoặc quá kiềm, điều này cực kỳ nguyên hiểm cho rễ lan.

Cách khắc phục:

Sau một thời gian dài trồng lan (dưới 2 năm) chúng ta nên đổi cho lan một bộ giá thể mới để làm mới lại môi trường sống của lan Đai Châu. Từ đố giúp khắc phục nguyên nhân Lan ngọc điểm không ra rễ

3. Tưới quá nhiều nước, đất luôn bị ngập úng

Lan Ngọc điểm là loài lan của vùng nhiệt đới. Chúng cần nước để sinh trưởng và phát triền không có nghĩa là cung cấp cho chúng quá nhiều nước. Rễ lan Ngọc điểm bị bó chắc trong chậu trồng. Vì thế chúng sẽ không thể tự điều chỉnh sự hấp thụ nước của bản thân. Đất luôn bị ngập úng sẽ làm Lan ngọc điểm không ra rễ.

Cách khắc phục:

Tưới nước cho Lan Đai Châu mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

 Mỗi lần tưới nên tưới bằng một lượng nước vừa đủ. Tốt nhất nên sử dụng một vòi tưới dạng phun sương chuyên biệt dùng đề tưới lan. Như vậy, lượng nước tưới cho lan Ngọc điểm sẽ vừa đủ cũng cấp cho sự sinh trưởng của rễ. Và tránh được tính trạng chậu lan bị ngập úng nước.

4. Sốc nhiệt vì tưới nước vào trưa nắng

Đây là điều cấm kỵ đối với mọi loài cây chứ không riêng gì lan Đai Châu. Buổi trưa trời nắng gắt, nhiều người vẫn hay hay lo lắng cây bị thiếu nước. Nên tất nhiên sẽ tưới nước ngay. Mùa hè trời rất nóng, nhất là vào buổi trưa. Nhiệt độ trong đất cũng cao dần cho đến giữa ngày. Lúc này, nếu tưới nước thì đất đang nóng sẽ hạ nhiệt đột ngột, trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài tương đối cao. Sự thay đổi giật cục này khiến hoa vốn non yếu sẽ chịu không nổi và c.hết.

Cách khắc phục:

Chỉ nên tưới nước cho lan vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi nhiệt độ không khí đã giảm xuống. Đây là hai thời điểm thích hợp nhất. Lan sẽ hấp thụ nhiều nhất lượng nước trong ngày.

5. Bón phân hóa học quá nhiều gây nóng cho rễ

Lan ngọc điểm không ra rễ vì nguyên nhân rất lớn từ việc bón phân hóa học cho cây quá liều. Lan Đai Châu là loài sống trong thiên nhiên nên không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là phân hóa học có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Tác dụng tất thời nhưng chính điều đó cũng có thể gây hại cho lan.

Cách khắc phục:

Việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của Lan là cần thiết. Nhưng không nên bón quá nhiều phân hóa học cho lan cùng một lúc. Chúng tôi cũng khuyến khích bạn nên sử dụng các phân hữu cơ thay vì dùng phân hóa học. Đặc biệt là Phân dơi hữu cơ. Với tỉ lệ các hợp chất N-P-K là 6:9:3. Phân dơi có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân hữu cơ.

(Theo vuonphonglan.vn)

Ngâm Lan Ngọc Điểm Mau Ra Rễ

Do mình đang làm vườn lan ngọc điểm nên nếu có điều kiện sẽ lần lượt đăng lên chi tiết từng công đoạn cho các bác tham khảo cách thức trồng lan ngọc điểm.

Vườn lan này trồng theo kiểu chuyên canh lan ngọc điểm trên giàn vú sữa ngang. Vốn đầu tư cho 1000 mét vuông ( chưa tính tiền thuê/mua đất ) là khoảng 200 triệu đồng.

Đầu tiên mua lan về cắt tỉa sạch lá bị hư và thối và rễ quá dài đi

Lấy một thau nước 20 lít đổ các loại thuốc sau vào:

Thuốc Ridomil GOLD trị nấm (1 gói 100gr)

Regent (1 gói) trị kiến và các loại côn trùng có hại khác

B1 (100ml) và N3M (50gr) kích thích ra ra rễ và chống shock cho cây

Mỗi ngày tưới nước 2 lần cho đủ độ ẩm

Sau mười lăm đến hai mươi ngày cây ra rễ dài cỡ năm cm rồi trồng lên trụ gỗ vú sữa.

Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

Sau khi rễ dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với lan ngọc điểm nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.

Nguồn: Vuonlan.net

Bạn có thể thích:

Lan Không Chịu Ra Rễ

Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.

Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao. Nếu rễ có mầu trắng, cứng và đầu rễ có mầu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có mầu nâu.

Nói tóm lại muốn giúp cho rễ mọc tốt cần phải:

* Để cho khô rồi mới tưới, khi rễ chưa mọc, không tưới hoặc tưới rất ít.

* Đừng bón phân quá nhiều, cây không rễ, không bón.

* Đừng để quá lạnh, dưới 50°F hay 10°C rễ sẽ không mọc

* Đừng để quá nóng, trên 100°F hay 37.8°C rễ lan khó mọc. Nên mang cây vào chỗ rợp mát và tăng thêm độ ẩm.

Có những cây lan rất khó lòng ra rễ, dù đã ở trong tình trạng này cả năm trời nhưng vẫn không chết. Đừng vội nản lòng hãy bỏ cây vào túi nylon, bịt kín lại và để chỗ rợp mát. Lâu lâu lại mở ra và phun sương với dung dịch kể trên, đợi khô rồi lại cho vào bao nylon cho đến khi mọc rễ dài 4-5 phân mới mang ra trồng. Phân đông trong trường hợp này, cây sẽ ra cây con rồi rễ sẽ mọc từ cây con mà ra.

Nhiều cây lan khi mua về ở trong tình trạng bị trơ rễ (bare root). Những cây lan này có thể là:

* Bóc ở trong rừng ra vì lan bám vào thân cây lớn nên phải bóc ra, trường hợp này lan thường bị đứt rễ.

* Gửi lan cho nhẹ cân, một vài vườn lan vẫn gửi lan trơ rễ, nhưng hiện nay phần đông lan gửi đi còn nguyên trong chậu.

* Lan vừa mới tách nhánh, nhà vườn không muốn trồng trong chậu.

* Lan mang vào từ nước ngoài. Vì vấn đề phòng ngừa bệnh tật, sâu bọ cho nên Bộ canh Nông Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác bắt buộc các cây cối nhập nội phải để trơ rễ.

* Các giống Ascocenda, Vanda, Mokara trồng trơ rễ hay đã cắt cành.

Những cây lan ở vào tình trang kể trên, khi tới tay người nhận thường ở trong tình trạng khô héo vì thiếu nước, thiếu hơi ẩm trong thời gian đóng gói, chuyên chở hoặc nằm trong nhà kho chờ đợi.

Trong thời gian này có cây vì bản năng sinh tồn nên mọc mầm, nhưng phần đông ở trong tình trang ngủ yên hay thân cây bị teo tóp lai, rễ bị khô và dễ gẫy.

Vì vậy tuyệt đối không nên đem trồng ngay khi cây ở trong tình trang này.

Việc cần làm là khi nhận được hãy mở ngay thùng xem xét xem cây có bị dập gãy gì không? Nếu bị, những vết thương đó là nơi cho vi trùng hay nấm dễ dàng xâm nhập. Sau đó dùng dao hay kéo đã khử trùng cắt bỏ các lá, thân cây, rễ bị thối hay bị gãy.

Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa (Weakly & weekly) không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh.

Người ta cũng thấy rằng phân rong biển (Sea weed) với thành phần 0.3-0.3-4 rất tốt cho rễ nhưng thứ phân này hơi có mùi tanh và nhiều khi có vi khuẩn bên trong.

Muốn quan sát tình trạng của rễ ra sao, nhiều người dùng loại chậu nhựa trong suốt để dễ dàng quan sát.

Khi mua lan nên quan sát bộ rễ kỹ càng, rễ có nhiều, có tốt cây mới mọc mạnh và cho nhiều hoa. Nếu mua những cây lan loại trơ rể mới bóc ở trong rừng hay gửi từ xa tới nên ngâm vào trong dung dịch pha như sau:

– 1 thìa súp đường vàng tốt hơn là đường trắng

– 1 thìa cà phê phân bón loại 15-15-15 hay tốt hơn là 2 thìa rong biển Sea weed

– 10 giọt Super Thrive hay 1 viên thuốc ngừa thai

Ngâm chừng một vài giờ rồi để khô rồi lại ngâm tiếp cho đến khi thấy rễ cây hút đủ nước, nghĩa là rễ đã căng phồng lên.

Nếu cây nhỏ có thể bỏ vào trong bao nylon rồi buộc kín lại.Thỉnh thoảng mở ra, phun thêm chút nước, dựng cây thẳng lên cho tới khi cây ra mầm non hay ra rễ. Đừng vôi vàng đem trồng ngay, hãy đợi đến khi cây ra rễ dài chừng 3-4 phân.

Cách Kích Thích Lan Ngọc Điểm Ra Hoa. Cách Chăm Ngọc Điểm Đang Ra Hoa

Lan Ngọc Điểm là loại lan rất quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc bởi Tết đến cũng là thời điểm mà những bông hoa đua nhau nở khoe sắc. Bên cạnh đó hoa lan Ngọc Điểm còn mang trên mình hương thơm thoang thoảng nhưng đầy quyến rũ, khiến người ta phải xao xuyến không quên. Tuy nhiên phụ thuộc vào thời tiết, hoa có thể nở sớm hoặc nở muộn. Nếu bạn muốn hoa nở theo ý muốn và lâu tàn, hãy thực hiện theo hướng dẫn cách kích thích lan Ngọc Điểm ra hoa và cách chăm sóc cây đang ra hoa như dưới đây.

I. Đặc tính cây lan ngọc điểm

Nhiệt độ, độ ẩm: Lan ngọc điểm sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 26 – 30 độ C và độ ẩm từ 40 – 70% Ánh sáng: Là loại lan ưa sáng tuy nhiên không nên để ở nơi có ánh sáng trực tiếp vì có thể gây cháy lá, bỏng cây. Ánh sáng 60% là thích hợp cho giống lan này. Khả năng chịu bệnh: Khả năng chống chịu với sâu bệnh của cây rất cao tuy nhiên việc phòng trừ vẫn hết sức cần thiết. Nhu cầu phân bón: Bón phân nhằm tăng dinh dưỡng cho sự phát triển của cây. Cần lưu ý lan ngọc điểm có thời gian nghỉ khoảng từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 do đó cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng phân bón trong giai đoạn này.

II. Cách kích thích lan ngọc điểm ra hoa

Thời gian nở hoa của lan Ngọc Điểm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường. Ở khí hậu miền Bắc, từ khi cây nhú nụ đến khi nở hoa khoảng 90 – 110 ngày, còn ở miền Nam chỉ khoảng 70- 90 ngày. Người trồng cần nắm được mốc thời gian này để thực hiện kích thích ra hoa phù hợp với thời điểm mong muốn.

Bước 1: Tách cây – Trước thời điểm muốn cây ra hoa (thường là vào đúng Tết), bạn tiến hành chọn lọc những cây đạt tiêu chuẩn để kích thích. Cây đạt tiêu chuẩn là cây trưởng thành, khoẻ mạnh và đã ra hết lá non. Những cây này được tách riêng và tập hợp một chỗ để thực hiện kích thích đồng loạt, vừa tiết kiệm công sức, thuốc và hiệu quả cao. Chú ý nếu cây lan phát triển sớm, tức là trên cây không còn lá non trước thời điểm thích hợp để tách cây thì cần kìm giai đoạn này lại bằng cách bón NPK 20-20-20 phun 1 lần/ tuần.

– Sau khi tách riêng, dùng phân bón lá NPK tỉ lệ 10-30-20 cho cây 1 lần/ tuần.

Bước 2: Bón phân kích hoa – Sau khi bón phân thúc lá NPK khoảng 3 – 4 tuần, cây sẽ bắt đầu xuất hiện vòi hoa. Lúc này cần chuyển sang dùng phân kích vòi hoa Dekamon hoặc phân bón HVP 905S. Thời gian kích thích từ lúc nhú vòi hoa đến lúc ra hoa cần 25 ngày.

– Khi thấy vòi hoa phát triển đạt độ dài khoảng 3 – 4 cm, chuyển sang bón phân nhằm kích dài vòi hoa. Có thể sử dụng NPK 15-20-30. Ngoài việc giúp cho vòi hoa vươn dài, loại phân này còn giúp hoa lâu tàn hơn, màu sắc rạng rỡ và không bị bệnh thối hoa.

Bước 3: Kích hoa Khi cành hoa bắt đầu nở, chuyển sang chế độ chăm sóc hoa đang ra hoa như dưới đây

III. Cách chăm sóc ngọc điểm đang ra hoa Lan ngọc điểm khi nở rất đẹp và có mùi hương dễ chịu. Một chế độ chăm sóc đặc biệt sẽ giúp hoa bền màu và lâu tàn. Đây là giống lan ưa sáng, ưa ẩm tuy nhiên không được để cây ẩm ướt liên tục, không cần phải tưới nước thường xuyên, khi thấy đất trồng vẫn còn ẩm thì không nên tưới thêm.

Thực hiện tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Tưới phân NPK 60:30:30 liều lượng 3g/lít nước và tưới 2 lần/ tuần. Lưu ý cần tưới nước trước khi tưới phân. Thực hiện tưới nước và tưới phân như vậy trong suốt thời gian ra hoa và nở hoa sẽ giúp hoa mập hơn, bền và màu sắc tươi thắm hơn.