Lan Ngoc Diem An Lao / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Cù Lao Minh – Christensonia Vietnamica

Lan Cù Lao Minh rừng còn được gọi là Bạch Môi (do cánh môi màu trắng). Nhưng có lẽ tên Cù Lao Minh là phổ biến nhất. Đây là một loài lan đặc hữu của Việt Nam, mới được phát hiện vào năm 1993 và được đặt tên khoa học theo tên một nhà phân loại học người Mỹ, ông Eric A. Christenson.

Mặc dù mang tên tiếng Việt là Cù Lao Minh (một địa danh thuộc tỉnh Bến Tre). Nhưng loài lan này lại mọc ở Ninh Thuận, Phan Rang, Khánh Hòa. Trong thiên nhiên, Lan Cù Lao Minh được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển, và những vùng rừng tương tự thảo nguyên.

Đặc điểm của lan cù lao minh rừng

Cù lao minh thuộc dòng phong lan có rễ gió phát tương đối mạnh. Lá lan mọc xen kẽ đặc trưng của cây một lá mầm. Tuy nhiên do xếp mọc sát nhau nên nhìn như những răng lược. Nhiều người nhầm tưởng lá lan cù lao minh là lá của lan phượng vỹ hoặc nhầm với cây hỏa hoàng. Lá rất cứng, bên ngoài bóng sáp nhỏ chừng bằng nửa ngón tay út ( chia theo chiều dọc). Đầu lá xẻ thùy rất đặc trưng, nó hõm sâu vào 1 góc . Thân cây cao tầm 15cm đã có thể cho hoa và phát theo chiều dọc tương tự dòng đơn thân khác. Nếu chăm tốt có thể vươn cao 60cm nhưng dưới gốc bị rụng lá già trơ khẳng khiu ra.

Hoa lan cù lao minh

Nhìn những nụ hoa hình thù đặc trưng , nụ màu xanh và cánh môi thìa kéo dài về phía sau như phễu đáy. Khi hoa nở, chúng ta quan sát rõ phần môi của cánh số 6 ( cánh môi) có màu trắng xòe theo hình cái quạt. Thậm chí có thể tưởng tượng như phần chân váy trắng muốt của cô dâu. Có lẽ cánh số 6 môi thìa của lan cù lao minh vừa đẹp vừa kỳ dị. Phía ngoài thì loe rộng ra, phía trong thì sâu và kéo về phía sau như hậu cung. Cấu trúc khéo léo ấy đã làm cho các chàng ong bướm chui vào hút mật lấy phấn vào thì dễ mà ra lại khó để đảm bảo việc thụ phấn cho hoa hơn, duy trì nòi giống tốt hơn.

Các bạn nhìn sâu vào 1 bông hoa lan cù lao minh mà xem. Đầu nhụy hoa như hình mỏ chim ( giống nhụy của hoàng nhạn, tam bảo sắc , hải âu…. Nghĩa là giống của họ giáng hương ). Phóng to bông hoa nhìn như tiểu thư đang múa đến động tác xòe váy hạ thấp người xuống mặt đất làm trái tim người xem tan chảy

Hoa của lan cù lao minh có màu xanh cốm là chủ đạo. Nhưng bờ môi trắng như tuyết lại là điểm nhấn. Khi có ánh sáng chiếu nhẹ vào hoa cũng cho chúng ta cảm giác như nhòa đi nhưng lấp lánh. Thường thì hoa cù lao minh mọc thành chùm’ vươn cả cuống từ lách lá. Theo góc nghiêng lần này mình lại nghĩ đến cái gầu giai mà bà con nông dân dùng để múc nước vào ruộng của những năm nửa cuối thế kỷ 20.

Lan cù lao minh ra hoa tháng mấy

Cù Lao Minh cho hoa vào tháng 6 đến tháng 7, hoa bền lâu tàn. Nhiều bạn hỏi mình về mùi của cù lao minh . Mùi hoa được cảm nhận rõ nhất lúc 12h trưa đến 1h chiều khi mà túi phấn mở lớn nhất. Mùi hương của hoa lan của cù lao minh cũng ” thanh khiết ” như màu hoa vậy. Nó không thơm đặc sắc như quế lan hương. Ngọt sắc như lan cattleya hay mùi mê mẩn của phi điệp và trầm. Đó là mùi bùi bùi ngai ngái nhẹ nhàng rất lạ lại rất quen …mùi bùn sạch !

Miêu tả , cảm nhận vậy thì đâu sẽ là tiêu chí cho bông cù lao minh đẹp. Theo mình, bông hoa đạt như hoa cù lao minh trong hình của bài là đẹp. Hoa mọc từ cây khỏe không sâu bệnh, màu hoa xanh sáng. Các cánh cân đối, hoa môi đủ uyển chuyển và không bị méo lệch.

Lan Cù lao minh không phổ biến như phi điệp hay dendro hay lan cattleya. Vì thế để xem các khuôn so sánh vẻ đẹp của chúng khá khó khăn. Nhưng qua quan sát của nhiều bạn thì thấy bông cù lao minh của mình cơ bản là đạt cả khỏe và đẹp. Còn về chậu hoa , mình không dám so sánh vì mình trồng ghép với trình độ thẩm mỹ không cao.

Nếu các bạn yêu thích, có thể tìm sưu tầm lan cù lao minh ở vùng Tây Nguyên, Khánh Hòa, Phú Yên , Ninh Thuận. Cây được ghép gỗ cũng rất đẹp.

Thơ về lan cù lao minh rừng

EM XINH , XANH CỐM HỌ CÙ, QUÊ EM Ở TẬN TRUNG KHU RỪNG GIÀ. VÌ DUYÊN RA BẮC LÀM QUÀ, LÀM BẠN VỚI YẾN MỘT NHÀ NĂM NĂM. NGÀY MAI THÁNG TÁM TRĂNG RẰM , CHỦ EM MẾN HỘI VIẾT NHẰM VỀ EM. ANH NÀO QUÝ MẾN ĐẾN XEM, CHỊ NÀO QUÝ MẾN THÌ KHEN VÀI ĐIỀU. THÁNG TƯ THÁNG TÁM YÊU KIỀU, HOA EM XANH CỐM , AI YÊU KHÔNG NÀO? SÁU CÁNH ĐÚNG HỌ THANH TAO, CÓ NĂM CÁNH THẲNG CÁNH NÀO CŨNG XANH . CÁNH SÁU DÀI CONG SÁNG XANH , MÔI CÁNH NHƯ TUYẾT , HOA DÀNH TIỂU THƯ . BƯỚM ONG DÌU DẶT SỚM TRƯA, BÉN HƠI BAY ĐẾN LÀ VỪA LÒNG EM. CÁNH MÔI EM KÉO DÀI THÊM, Ở LÂU THỤ PHẤN LÀM BỀN DÒNG HOA . MÔI EM CONG TƯỞNG TÒA NHÀ, LÂU ĐÀI TÌNH ÁI PHẤN HOA GỌI MỜI. CÙ LAO TÊN NHẮC …MỈM CƯỜI, ANH NÀO NÓI NGƯỢC LÀ ” MÌNH LẠI LAO”. CỐM XANH THÁNG TÁM HOA CHÀO, ANH CHỊ THẨM GIÚP HOA NÀO SẼ XINH. YÊU HOA THÌ THƯỞNG PHÂN MINH , NGỎ LỜI CÔ CHỦ THÊM TÌNH BỐN PHƯƠNG. ĐỂ ” CÔ ẤY” RÕ TỎ TƯỜNG, LẠI CHĂM EM TỐT , LẠI THƯƠNG EM ĐỀU. NƯỚC MÌNH XUYÊN VIỆT LAN NHIỀU, HÔM NAY XIN PHÉP VÀI ĐIỀU THẨM HOA !

Dây Lưng Đai An Toàn Lao Động

Đồ bảo hộ lao động dành cho người làm việc trên cao phổ biến nhất hiện nay thường là, dây thừng, lưới an toàn hay thang dây.v.v.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết hết được các tác dụng của các vật dụng bảo hộ lao động mà hộ trang bị ???

Khắc phục được nhược điểm này, dây lưng đai an toàn lao động trở nên tiện lợi và phổ biến nhất. Dây đai được thiết kế với sức chịu tải, chịu lực cao. Cấu tạo của dây gồm ba phần chính: đai dây, móc treo. Đai dây tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người, có tác dụng dùng để chịu lực kéo cơ học cũng như chịu mài mòn tốt…

Các mẫu dây an toàn toàn thân 1 móc, toàn thân 2 móc, bán thân Hàn Quốc và dây đai an toàn nửa người Việt Nam .v.v ( từ trái qua phải )

Dây toàn thân hàn quốc độ bền vượt trội, đúng như với cái tên gọi “an toàn toàn thân “. Bảo vệ toàn bộ cơ thể, cân bằng trọng lượng yên tâm tuyệt đối.

Thang dây thiết kế với độ chịu lực cực tốt và được phân loại dựa theo độ dài của chúng. Cách sử dụng và bảo quản của đồ bảo hộ lao động trong lĩnh vực này cũng khá đơn giản, khi không sử dụng, gấp gọn và tránh những nơi ẩm ướt. Cần lưu ý, với đặc thù lao động trên cao cần kiểm tra độ bền cũng như chất lượng của dây an toàn và thang dây trước khi sử dụng, tránh tình trạng dây bị mục, gây nguy hiểm cho người lao động.

Công ty bảo hộ lao động Ninh Bình cung cấp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực đồ bảo hộ lao động cho người làm việc trên cao. Rất nhiều các mẫu trang thiết bị bảo hộ lao động đang có mặt tại Bảo hộ lao động Ninh Bình, cung cấp và phân phối toàn quốc.

Mọi thông tin yêu cầu hỗ trợ về mua hàng & thanh toán quý khách hàng vui lòng liên hệ:Email: baoholaodongninhbinh@gmail.com Hotline: 0986 649 448

Thẻ: day dai an toan, day dai an toan ninh binh, day dai bao ho ninh binh, Dây lưng đai an toàn lao động, gia day dai an toan

Nhận Dạng Và Cách Trồng Lan Cù Lao Minh

Phi Điệp Tím giá lẻ vào thời điểm tháng 9/2018 rất cao, có lẽ đã vào khoảng 1.8 – 02 triệu/kg, hàng cân thì ít thấy bán tuy nhiên hàng giò và keiki thì nhiều, phải nói là bạt ngàn, rất dễ gặp để mua miễn là có tiền. Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một loại lan rừng mà có sẵn tiền lại khó mua hơn nhiều, lý do là số lượng còn ít quá, nhân giống cũng không dễ và nhanh như Phi Điệp, không gặp được để mà mua, đó là lan Cù Lao Minh.

Lan Cù Lao Minh tên khoa học là Christensonia Vietnamica (một lần nữa mình nhắc các bạn chơi lan nên nhớ tên khoa học để đỡ nhầm lẫn), còn gọi là lan Uyên Ương, Bạch Môi (do môi hoa màu trắng), nhưng tên Cù Lao Minh là phổ biến nhất, đại đa số gọi như vậy. Cù Lao Minh là biệt danh của Nguyễn Văn Để, người mang lan đi triển lãm. Điều đặc biệt, lan Cù Lao Minh là một loài lan đặc hữu quý hiếm của Việt Nam, được phát hiện vào năm 1993 do Jiri Haager – một khoa học gia Tiệp Khắc tìm thấy tại vùng núi Chúa, tỉnh Ninh thuận (Phan Rang). Loài lan này còn mọc trong tự nhiên ở một số vùng tại tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên. Năm 1993 ông công bố với tên Christensonia vietnamica, một loài lan mới để vinh danh tiến sĩ Eric Christenson và quốc gia Việt Nam. Eric Christenson là một khoa học gia Hoa Kỳ (từ trần năm 2011) người đã cống hiến cho giới khoa học những định luật về phân loại các loài, các giống hoa lan. Cây lan được vinh dự mang tên ông là một cây lan đặc hữu của Việt Nam và có chỉ một giống duy nhất trên thế giới. “Đặc hữu là một tình trạng trong sinh thái học khi một sinh vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một vị trí địa lý nhất định, ví dụ như một hòn đảo, quốc gia hoặc một khu vực nhất định khác, hoặc một dạng sinh cảnh nào đó; sinh vật là loài bản địa của một nơi nào đó thì không phải loài đặc hữu nếu như nó cũng xuất hiện ở nơi nào đó khác. Nghĩa ngược lại của đặc hữu là phân bố toàn cầu”. Còn theo Luật đa dạng sinh học của Việt Nam: “Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới”. Do vậy, ta có thể thấy được Cù Lao Minh là một loạihoa lan đặc biệt mà chỉ Việt Nam mới có trong tự nhiên, không một quốc gia khác có (mấy năm gần đây Thái Lan có lấy giống từ VN về cấy mô thôi), ngay cả cái tên khoa học cũng được đặt là Christensonia Vietnamica, khi đọc lên nghe thật tự hào và hãnh diện, cũng giống như cây Hài Bóng Paphiopedtlum vietnamense. Về đặc điểm hình thái, điều đầu tiên ta cần biết lan Cù Lao Minh là loài phong lan đơn thân có kích thước nhỏ bé, giống kiểu Trứng Bướm, Hỏa Hoàng, đừng có xem chụp cận cảnh tưởng nó to lắm, loại này thân tròn nhỏ gần bằng cái đũa, nếu trồng vườn nhà lâu rồi thì thường cao 20-30 phân còn hàng rừng mới khai thác hiện tại ít gặp được cây dài thế vì khai thác gần cạn kiệt, nhưng thân dưới 10cm cũng đủ trưởng thành để ra hoa rồi. Rễ Cù Lao Minh trung bình bằng cái ngòi bi và loại này rất nhiều rễ, mọc um tùm chằng chịt, nhìn giò làn toàn rễ là rễ, rễ nhiều hơn lá. Lá mỏng nhưng cứng, mọc so le 2 bên thân, lá dài trưởng thành dài khoảng 8-13 cm, rộng 1 – 1.5 cm.

Bây giờ thường gặp cây nhỏ nhỏ vậy thôi, cạn kiệt cây lớn hơn, tuy nhỏ vậy nhưng ra được hoa rồi, loại này vốn vóc dáng nhỏ bé

Cây bé bé vậy thôi nhưng cũng đã từng ra hoa rồi, vẫn còn cuống hoa cũ và quả

Cù Lao Minh có rất nhiều rễ cứng mọc đan xen nhau chằng chịt

Mùa hoa Cù Lao Minh khoảng tháng 7-9 dương lịch. Chùm hoa mọc ở các nách lá gần ngọn dài 10-15 cm, hoa 2-10 chiếc tùy độ lớn và độ khỏe của cây, hoa to 2.5-3 cm, cây bé nhưng hoa to tương đương Quế Lan Hương, bền khoảng 10-15 ngày. Hoa Cù Lao Minh có hương thơm nhẹ, kết cấu hoa rất đẹp như con chim đang bay với môi màu trắng có răng cưa xòe ra, đặc biệt đây là loại lan rừng hiếm hoi có cánh hoa màu xanh ngọc.

Các bạn xem, hoa xanh – trắng lạ mắt, tuyệt đẹp và còn quý hiếm

Trồng nhiều vào 1 chậu sau này lên tốt um rất đẹp, loại này dễ sống

Hoa nhìn như 1 con chim xanh đang bay, thật đáng sưu tầm

Cách trồng lan Cù Lao Minh Cù Lao Minh là loại lan dễ trồng và thuần dưỡng. Trong tự nhiên, lan Cù Lao Minh được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển, và những vùng rừng tương tự thảo nguyên. Do vậy trồng loại lan này ở thành phố sống và ra hoa không có gì là khó. Có thể trồng chậu gỗ mà không cần giá thể (kiểu này với điều kiện vườn ẩm) hoặc nửa chậu đất nung là giá thể dớn cục/dớn bảng chặt cục cỡ quả trứng gà hoặc dớn vụn; hoặc ghép vào khúc gỗ lũa nhỏ rồi đặt vào lòng chậu gỗ/chậu đất nung, hay ghép lên gỗ lũa và treo thẳng lên giàn. Chú ý là khi ghép/trồng ta phải cố định các thân Cù Lao Minh chắc chút. Cây chịu ánh sáng trung bình, vậy nên trồng dưới 1 lớp lưới, treo xa lưới và gần mặt đất hơn để có bộ rễ nhiều. Cách chăm sóc Cù Lao Minh Vì là lan đơn thân không có mùa nghỉ rõ rệt, lại không rụng lá vào mùa thu đông như hoàng thảo nên đối với khu vực miền bắc và bắc trung bộ, vào mùa hè (tháng 4 đến hết tháng 9 dương) các bạn cố gắng giữ môi trường ẩm đều liên tục (đủ nước chứ ko đến nỗi gây úng, tùy kinh nghiệm và tiểu khí hậu nơi trồng hôm đó mưa hay nắng nóng mà bạn tưới hay không, tưới thì bao nhiêu lần) thì cây sẽ sung, phát triển mạnh hơn. Sang mùa thu đông (tháng 10 đến hết tháng 3 dương lịch) trời chuyển lạnh và hanh khô, khoảng 3 ngày ta lại nên tưới một lần, đừng để cây khô hạn rụng lá. Đối với Nam Trung bộ và miền Nam, nhiệt độ quanh năm thường trung bình khoảng 25-30 độ là ấm áp, còn về lượng mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 dương là mùa mưa, những cơn mưa đến cũng nhanh mà đi cũng rất nhanh, hôm nào mưa thì có lẽ không cần tưới, nếu trồng sân thượng nóng mà có mái che ko dính mưa dc thì phải tưới, còn hôm nào nắng không mưa thì cũng nên tưới. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, nhiệt độ ngoài trời rất cao, nắng chiếu gay gắt, cái nóng khô hanh như thiêu như đốt khiến người người, nhà nhà cảm thấy muốn “bốc khói” thì các bạn chú ý tưới hàng ngày 1-2 lần. Về phân bón, khoảng đầu tháng 6 dương ta phun phân bón NPK nhiều Lân (10-50-10 hay 10-30-10), đại loại hàm lượng P cao, mỗi tuần 1 lần theo chỉ dẫn trên nhãn, đến khi nụ sắp nở thì không phun phân bón, đợi tàn hoa thì cắt ngồng đi, phun NPK 20-20-20 mỗi tuần một lần loãng hơn chỉ dẫn trên nhãn (ví dụ nhãn bảo 1g NPK với 1 lít nước lã thì ta pha 1g NPK với 1.5-2 lít nước). Hay bạn nào dùng phân chậm tan, hoặc phân trâu, bò, dê, dơi, cá khô… bón gốc rồi thì thi thoảng mới bón thêm NPK thôi. Trên đây mình đã giới thiệu về nhận dạng, cách trồng lan Cù Lao Minh. Nếu có gặp, hãy nhanh chóng bổ sung Cù Lao Minh vào bộ sưu tập lan của bạn vì nó quá đẹp, màu hoa độc đáo, dễ trồng, là niềm tự hào đặc hữu của Việt Nam và có thể một vài năm tới nữa việc sưu tầm Cù Lao Minh hàng rừng sẽ vô cùng khó khăn.

“Ai sao chép lại bài viết vui lòng ghi rõ nguồn phonglanrung.com nhé”

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Cù Lao Minh

Lan cù lao minh Christensonia Vietnamica còn gọi là lan Uyên Ương, Bạch Môi (do môi hoa màu trắng) là loài phong lan đơn thân có kích thước nhỏ bé. Hoa Cù Lao Minh có hương thơm nhẹ, kết cấu hoa rất đẹp như con chim đang bay với môi màu trắng có răng cưa xòe ra, đặc biệt đây là loại lan rừng hiếm hoi có cánh hoa màu xanh ngọc.

Phân bố

Lan Cù Lao Minh là một loài lan đặc hữu của Việt Nam, mới được phát hiện vào năm 1993 và được đặt tên khoa học theo tên một nhà phân loại học người Mỹ, ông Eric A. Christenson.

Mặc dù mang tên tiếng Việt là Cù Lao Minh (một địa danh thuộc tỉnh Bến Tre), nhưng loài lan này lại mọc ở Ninh Thuận, Phan Rang, Khánh Hòa. Trong thiên nhiên, Lan Cù Lao Minh được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển, và những vùng rừng tương tự thảo nguyên.

Cách trồng Lan cù lao minh Christensonia Vietnamica

Lan Cù Lao Minh sinh trưởng ở vùng khí hậu khô và nóng, nhưng trồng Cù Lao Minh để ra hoa ở thành phố cũng cần chú ý. Giò lan này phát triển rất xanh tốt trong vườn nhà với bộ rễ to khỏe, thế nhưng cây chỉ mới ra hoa lần đầu sau gần 2 năm chăm sóc.

Trong tự nhiên, Lan cù lao minh được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển, và những vùng rừng tương tự thảo nguyên. Do vậy trồng loại lan này ở thành phố sống và ra hoa không có gì là khó.

– Có thể trồng chậu gỗ mà không cần giá thể (kiểu này với điều kiện vườn ẩm)

– Hoặc nửa chậu đất nung là giá thể dớn cục/dớn bảng chặt cục cỡ quả trứng gà hoặc dớn vụn;

– Hoặc ghép vào khúc gỗ lũa nhỏ rồi đặt vào lòng chậu gỗ/chậu đất nung, hay ghép lên gỗ lũa và treo thẳng lên giàn.

Chú ý là khi ghép/trồng ta phải cố định các thân Cù Lao Minh chắc chút. Cây chịu ánh sáng trung bình, vậy nên trồng dưới 1 lớp lưới, treo xa lưới và gần mặt đất hơn để có bộ rễ nhiều.

Chăm sóc Lan cù lao minh

Đối với khu vực miền bắc và bắc trung bộ

– Vào mùa hè (tháng 4 đến hết tháng 9 dương) các bạn cố gắng giữ môi trường ẩm đều liên tục (đủ nước chứ ko đến nỗi gây úng, tùy kinh nghiệm và tiểu khí hậu nơi trồng hôm đó mưa hay nắng nóng mà bạn tưới hay không, tưới thì bao nhiêu lần) thì cây sẽ sung, phát triển mạnh hơn.

– Sang mùa thu đông (tháng 10 đến hết tháng 3 dương lịch) trời chuyển lạnh và hanh khô, khoảng 3 ngày ta lại nên tưới một lần, đừng để cây khô hạn rụng lá.

Lan cù lao minh

Đối với Nam Trung bộ và miền Nam,

– Nhiệt độ quanh năm thường trung bình khoảng 25-30 độ là ấm áp,

– Còn về lượng mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 dương là mùa mưa, hôm nào mưa thì không cần tưới,

– Nếu trồng sân thượng nóng mà có mái che ko dính mưa dc thì phải tưới, còn hôm nào nắng không mưa thì cũng nên tưới.

– Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, nhiệt độ ngoài trời rất cao, nắng chiếu gay gắt, cái nóng khô hanh như thiêu như đốt khiến người người, nhà nhà cảm thấy muốn “bốc khói” thì các bạn chú ý tưới hàng ngày 1-2 lần.

Phân bón

– Đầu tháng 6 dương ta phun phân bón NPK nhiều Lân (10-50-10 hay 10-30-10), đại loại hàm lượng P cao, mỗi tuần 1 lần theo chỉ dẫn trên nhãn,

– Đến khi nụ sắp nở thì không phun phân bón, đợi tàn hoa thì cắt ngồng đi, phun NPK 20-20-20 mỗi tuần một lần loãng hơn chỉ dẫn trên nhãn (ví dụ nhãn bảo 1g NPK với 1 lít nước lã thì ta pha 1g NPK với 1.5-2 lít nước).

– Hay bạn nào dùng phân chậm tan, hoặc phân trâu, bò, dê, dơi, cá khô… bón gốc rồi thì thi thoảng mới bón thêm NPK thôi.

Nguồn: Phonglanrung.com

Xem thêm