Lan Kiều Tím Yên Tử / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Kiều Tím – Dendrobium Amabile

Đặc điểm của lan Kiều Tím

Kiều Tím là loại lan có thân cứng hình tròn màu xanh đen. Những thân này khi trưởng thành Có thể đạt chiều dài khoảng 80cm với các rãnh chạy dọc thân. Khi thân già sẽ có hiện tượng nhăn nheo nhưng vẫn duy trì hình dáng.

Kiều tím có lá lan hình thoi với đầu hơi nhọn, dài từ 8-10cm. Bản lá rộng khoảng 5-7cm, một số là có thể to hơn độ rộng thông thường. Một số loại lan kiều tím miền trung có dạng lá hơi bo tròn nhìn khá dày và đẹp mắt. Mật độ lá rất ít chỉ từ 5-7 lá, có bẹ ôm sát thân. Màu sắc của lá có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tiếp nhận ánh sáng nhiều hay ít. Ngoài ra bạn cũng có thể bắt gặp một số dạng đột biết lá biên nhìn khá đẹp. Tuy nhiên loại này khá hiếm và giá trị tất nhiên cũng khá là cao rồi.

Trong tự nhiên nước ta lan kiều tím phân bố khá rộng ở mọi kiểu khí hậu. Do vậy màu sắc hoa tùy vùng có hơi khác nhau. Khu vực phía Bắc đặc biệt là Thái Nguyên khí hậu mát hơn cây thường mỡ màng, bông hoa dài và thường mang sắc tím đậm. Ngược lại khu vực miền trung cây nhỏ và hoa có xu hướng tím nhạt nhìn rất giống màu hồng. Có lẽ vì vậy mà người ta còn gọi những cây kiều tím màu nhạt này là kiều hồng. Chính vì đặc điểm này mà khi trồng mình để ý nếu treo chỗ nắng thì màu hoa thường khá nhạt và ngược lại

Cách trồng lan kiều tím

Kiều tím là loại lan có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ trồng. Tuy nhiên khi trồng cần chú ý rễ phải để thoáng, không được lấp gốc gây úng khi tưới. Cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước. Do vậy vườn giữ ẩm tốt ta ghép gỗ hoặc lũa thì tương đối an toàn vì thoát nước ngay sau khi tưới mà không sợ bị khô. Vườn khô nóng thì nên trồng thuần trong chậu.

Trồng lan kiều tím ta có thể dùng nhiều loại giá thể khác nhau, miễn là thoát nước tốt. Hiện tại mình trồng kiều tím đa số bằng chậu với vỏ thông lớn lót chậu bên trên là vỏ thông nhỏ và dớn cọng. Trộn đều và cho gần đầy đến miệng chậu rồi trồng lan bên trên. Ban đầu mới ghép cho 1 ít dớn chile dưới gốc lan để giữ ẩm. Ngoài ra Nếu mua được kiều tím đẹp mình sẽ ghép lũa sau này ra hoa nhìn rất nghệ thuật.

Lưu ý là lan Kiều tím mới mua về nên cắt ngắn rễ cách gốc 3-5 cm. Sau đó ngâm cả cây vào dung dịch Atonik, B1, N3M (nhỏ thêm vài giọt thuốc trị nấm như Ridomil càng tốt, không có thì thôi) khoảng 1-2 tiếng rồi nhấc ra ghép. Trồng bằng chậu thì dễ cố định cây hơn, chỉ cần cột giả hành vào móc treo là được. Ghép lũa có thể dùng dây nylon buộc, dùng đinh đóng chặt phần gốc với giá thể. Nhưng theo mình ghép lan vào gỗ cứ mua dây thít nhựa về khoan lỗ rồi thắt cố định. Vừa rất nhanh, đẹp, gọn, chặt mà cũng rẻ và bền.

Cách chăm sóc lan kiều tím ra hoa

Ban đầu khi mới ghép xong nếu kiều đã ra cây con thì nên treo cây nơi râm mát để tránh mưa. Hàng ngày tưới phun sương toàn bộ cây 1-2 lần. Tuần 1 lần ta lại phun B1 hoặc Atonik để kích rễ cho cây. Khi rễ lan đã bắt đầu ra và bám ổn định vào giá thể mới bón phân.

Thời gian trước mùa ra hoa khoảng 1 tháng ta tưới nước ít đi nhưng vẫn phun NPK 10-30-10 một lần/tuần để kích hoa. Đồng thời đưa giò ra nơi nhiều nắng một chút, càng tưới nhiều nước hay thiếu nắng vào thời điểm này là không hoa chỉ ra thân mầm. Sau mùa hoa cây cần nhiều nước và thời gian này cũng rất nóng, ta lại đưa giò vào nơi ít nắng hơn, tưới nhiều hơn, bón phân bón lá NPK 30-10-10 hàng tuần để hỗ trợ phát triển sinh trưởng cho thân non mới lên.

Kiều tím ra hoa tháng mấy

Lan Kiều tím thường ra hoa vào mùa hè từ tháng 5 kéo dài đến hết tháng 6. Tuy vậy độ bền hoa không được lâu chỉ khoảng 5-10 ngày là tàn. Hoa khá thơm và có dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật. Nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp.

Kiều tím miền trung

Hoa kiều tím thường có màu tím hoặc phớt hồng thường sẽ dễ gây hiểu lầm thành kiều hồng. Mình cũng từng nhầm lẫn đây là 2 loại lan hoàn toàn khác nhau nhưng theo tìm hiểu của mình thì nó là một loại. Do điều kiện khí hậu, môi trường sống từng vùng không giống nhau nên màu sắc nó cũng biến thiên theo từng vùng. Có nơi tím đậm, có nơi lại phớt hồng nên người ta mới gọi là kiều hồng.

Ở nước ta thì lan kiều tím Miền trung, Yên Bái, Yên Tử, Thanh Hóa thường tím đậm. Kiều tím thái nguyên, tuyên quang, quảng nam, quảng bình, sơn la có mày nhạt hơn. Tuy nhiên qua theo quan sát khi trồng 1 số loại này trong vườn nhà mình thấy màu sắc của chúng đậm nhạt tùy vào mức độ ăn nắng nhiều hay ít. Chính vì thế kinh nghiệm rút ra là cứ cây đẹp là mua chứ vùng miền không quan trọng.

” class=”wp-image-1834″>

Giống Phong Lan Kiều Tím

Vượt trội hơn hẳn các loài hoa khác, lan rừng luôn chiếm được một số lượng người trồng đông đảo trên cả nước và thế giới. Nét đẹp truyền cảm, đầy dân giã luôn xuất hiện ở những cây lan, đặc biệt với giống phong lan Kiều Tím vốn dĩ ngày càng được trồng phổ biến hiện nay.

Kiều tím sang trọng trong chậu gỗ

Lan Kiều Tím với màu sắc hoa đẹp rạng ngời, nó luôn là một biểu tượng của sự chân thành và chung thủy sắc son. Nếu có trong tay những chậu hoa Kiều Tím các bạn hoàn toàn có thể dùng để trang trí hoặc là món quà cũng vô cùng ý nghĩa.

Thông số kỹ thuật:

Tên sản phẩm

Lan Kiều Tím

Loại lan

Dòng Lan Rừng Quý Hiếm

Xuất xứ

Di Linh – Nuôi trồng tại Vườn Lan Tây Chi Đơn Dương – Lâm Đồng

Màu sắc

5 cánh màu tím và họng vàng

Thời điểm ra hoa

Mùa xuân

Độ bền hoa

7 đến 10 ngày

Mùa trồng

Quanh năm

Mùa hoa

Mùa hè

Mùi thơm

Nhiệt độ

Thích nghi với mọi vùng miền

Tưới nước

ít nước

ĐIỂM NỔI BẬT

Màu sắc hoa đẹp, mọc thành chùm tạo vẻ kiêu sa, huyền ảo say đắm lòng người.

Mỗi chùm hoa vô số những bông hoa , 5 năm cánh, mỏng và duyên dáng.

Được nhiều người ưa chuộng nên có thể trồng để và bán thu lại lợi nhuận.

Dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư.

HÌNH ẢNH THỰC TẾ CÂY TẠI VƯỜN

 VƯỜN LAN RỪNG TÂY CHI CHIA SẺ THÔNG TIN CÙNG BẠN

Hoa Kiều Tím hay còn có tên gọi khác là thủy tiên, danh pháp là Callista amabile, thuộc chủng hoa kiều. Mang nhiều nét tinh túy và sắc xảo của dòng lan này, khiến cho lan kiều tím được yêu thích nhất hiện nay.

Thân lan kiều tím thường cao khoảng 70 cm, có độ dài từ 30-50 cm, có lá mọc xung quanh. Lá cây lan kiều tím mậm nước, bóng bẩy và có thể chịu đựng được những ảnh hưởng của môi trường. Hoa kiều tím có màu tím quyến rũ, năm cánh hoa thước tha và mỏng manh tạo cảm giác kiêu sa vô cùng.

Búp hoa kiều tím chuẩn bị nở

Có nhiều loại lan có sắc đẹp kiêu sa và rất quý hiếm như:  Kiều vàng, thiên nga đen, giả hạc ma bó, kiều vuông, giả hạc Hòa Bình, giả hạc Phú Thọ, giả hạc Hiển Oanh…Trong đó, dòng Kiều Tím được nhiều người chơi lan ưa chuộng không chỉ bởi khuôn bông đẹp, cây sai hoa mà đây còn là cây dễ ra hoa,dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều loại khí hậu, vùng miền…

Hiện nay, cây lan Kiều Tím đã được đông đảo người chơi lan trong cả nước biết đến, yêu thích. Những giá trị về thẩm mỹ, lẫn giá trị về ý nghĩa của loài hoa này mang lại là vô cùng to lớn và thiết thực.

GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC 

01 Cây Con Lan Kiều Vuông

Giá bán: 700.000vnđ giảm còn 550.000 VNĐ 

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG, CHĂM SÓC LAN KIỀU TÍM

1.Xử lý sau khi mua về nhà:

Lan rừng sau khi mua về các bạn có thể ngâm vào dung dịch kích thích ra rể để giúp cây ra rể tốt, xác xuất sống cao. Tuy nhiên, hiện nay giống lan này đã có bán cây con, nên các bạn có thể mua về trồng và giảm rủi ro.

2.Giá thể:

Các bạn nên trồng trong chậu có thể là đất nung hoặc chậu nhựa đều được, nhưng cần phải có khả năng thoát nước tốt.

3.Tưới nước:

Tưới nước vừa phải, vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, không nên tưới vào buổi trưa nắng nóng nhiệt độ cao. Nước tưới phải đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm phèn hoặc các loại thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong dụng cụ tưới.

4.Nhiệt độ:

Cây sinh trưởng mạnh mẽ nên dễ thích nghi, chính vì thế nó có thể phát triển ở nhiệt độ từ 25-32 độ C.

5.Độ ẩm:

Độ ẩm cần thiết cho cây là từ 50-80%.

MUA HÀNG TẠI VƯỜN LAN TÂY CHI ĐẢM BẢO:

 Chụp hình cây gửi khách duyệt trước khi chốt đơn hàng.

 Đóng gói CẨN THẬN – đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng NGUYÊN VẸN

 Đảm bảo đúng giống, mặt hoa.

 Có hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc kèm đơn hàng.

 Có chính sách giá sĩ hấp dẫn cho nhà vườn mua số lượng lớn.

 Giao hàng nhanh chóng tại nhà.

 Được xem hàng trước khi thanh toán.

GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC 

01 Cây Con Lan Kiều Tím

Giá bán: 700.000vnđ giảm còn 550.000 VNĐ 

THAM QUAN VƯỜN LAN RỪNG TÂY CHI

 Với niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt đối với các giống hoa Lan. Sau nhiều năm gom góp kinh nghiệm, chúng tôi đã dựng cho mình một vườn lan phong phú, đa dạng và đặt tên là Tây Chi.

Vườn Lan Rừng Tây Chi

 Vườn Lan Rừng Tây Chi cung cấp các giống lan rừng quý hiếm độc lạ, đột biến, được nuôi dưỡng và chăm sóc và nhân giống. Cây hoa tại vườn đảm bảo khỏe mạnh, đúng giống, chuẩn mặt hoa chia đến tay người chơi với mức giá hợp lý.

Vườn Lan Rừng Tây Chi với 12 năm kinh nghiệm, tự hào là đơn vị nhà vườn uy tín, chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại lan rừng, quý hiếm cho các bạn yêu lan trên toàn quốc. Nhà vườn luôn lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển của mình.Chuyên cung cấp các giống lan rừng Tây Nguyên cũng như cung cấp sỉ lẻ các loại lan rừng, quý hiếm cho các bạn yêu lan trên toàn quốc.

  

 Địa chỉ nhà vườn tại 325 Bình Lợi – Phường 13 – Quận Bình Thạnh – TPHCM.

 Hotline – Zalo: 0979 514 044 – 0705 230 405

Lan Kiều Tím Thái Nguyên

Đã là người mê Lan, chơi Lan, thưởng ngoạn Lan thì chắc chắn sẽ biết đến cái tên Lan Kiều Tím. Đây là loại Lan được mệnh danh là loài đẹp nhất trong họ Thủy Tiên. Do đó, người người đổ xô nhau mua Lan Kiều Tím về trồng với hi vọng có những phút giây thư thái và an yên bên cạnh chúng và sở hữu vẻ đẹp đằm thằm ấy.

Hoa Kiều Tím không bền lắm chỉ khoảng 5-10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật, nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp. Do đặc điểm của vùng miền khác nhau mà cánh hoa có màu trắng hay màu tím. Hoa nở rộ vào mùa hè khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 dương lịch, mùi hơi thơm ngọt.

Đặc điểm hình thái của lan kiều tím

– Lan Kiều Tím có tên khoa học là Dendrobium amabile, là loại hoàng thảo thuộc họ thủy tiên. Tại Việt Nam, nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Thủy tiên Hường, Thuỷ tiên Tím. Đây là một loại phong lan rừng, rất phổ biến ở nước ta.

– Lan Kiều Tím có thân cứng, tròn, màu xanh đen, thường dài 30 – 80 cm, dọc thân có rãnh, lá rất dày màu xanh thẫm và xanh tốt quanh năm. Lá tròn bầu dài chừng 10 cm – 12 cm, rộng 6 – 8 cm, loài này không có mùa nghỉ nên ít rụng lá vào mùa đông.

– Hoa mọc từng chùm dài 25 cm – 35 cm ở gần ngọn, đường kính chùm hoa khoảng 10 cm gồm nhiều bông đơn lẻ. Hoa màu hồng nhạt, cuống hoa và bầu dài 4 cm – 5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh hơi nhọn, dài 2,8 cm – 3 cm, rộng 1,4 cm – 1,6 cm. Cằm dài 0,4 cm – 0,8 cm, đỉnh tròn.

– Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh tròn, dài 3 cm – 3,2 cm, rộng 1,9 cm – 2 cm, mép xẻ răng nhỏ. Môi hình gần tròn, dài và rộng 2,6 cm – 2,8 cm, viền trắng ở mép, giữa là 1 đốm màu vàng cam.

– Đặc điểm nhận dạng Lan Kiều Tím rất đơn giản: Khi có hoa thì cánh hoa có phớt hồng hoặc tím, cuống hoa cũng tương tự như thế. Khi chưa có hoa càng dễ phân biệt: Lan Kiều Tím thuộc loại thân to nhất họ nhà Kiều, lá cứng, dày nên chỉ cần sờ vào là biết được ngay.

Đặc điểm sinh trưởng của lan kiều tím

– Lan Kiều Tím là giả hành tích trữ nước, rễ của chúng phát triễn rất khỏe nên về cơ bản là khá dễ trồng. Chúng có thể coi là có sức sống mạnh mẽ nhất trong tất cả các loài Kiều khác.

– Do tác động của kí hậu thời tiết mỗi vùng khác nhau, Lan Kiều Tím cũng có vùng miền mặt hoa đẹp như Kiều Tím Thái Nguyên, Kiều Tím miền Trung (Kiều Tím Huế) hay kiều Tím Tây Bắc. Loại Kiều Tím có màu nhạt hơn thường được mọi người gọi là Kiều Hồng.

– Bên cạnh việc trồng làm cảnh trang trí thì Lan Kiều Tím còn có giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều sự chú ý của người chơi Lan. Vì vậy, trồng Lan Kiều Tím giúp bạn kiếm được nguồn lợi nhuận cao, cải thiện chất lượng cuộc sống nhanh chóng.

– Lan Kiều Tím có chùm hoa buông thõng dài 25 cm – 35 cm. Đặc biệt, chúng nổi bật với những chùm hoa to, dài khoảng 1 gang tay người lớn, bông chi chít khắp cây. Hoa đặc biệt nở vào cuối Xuân.

– Lan Kiều Tím ưa ẩm, ưa nắng, dễ dàng chăm sóc. Chúng có thể chịu nóng tới 38°C và lạnh tới 3.3°C.

– Lan Kiều Tím không bền lắm, chỉ khoảng 5 – 10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng đẹp mắt.

– Lan Kiều Tím khiến nhiều người mê mẩn bởi cho hoa nở đẹp cả một góc trời. Còn gì tuyệt vời hơn khi sở hữu chúng tại nhà để làm cảnh trang trí, y hệt như một tuyệt tác nghệ thuật.

– Lan Kiều Tím được xem là Lan đẹp nhất trong họ thủy tiên. Vì vậy chúng được rất nhiều người ưa chuộng và săn lùng khắp nơi, giữ được độ hot trong thời gian dài.

– Kiều Tím mới mua về nên cắt ngắn rễ cách gốc 3 cm – 5 cm, xối nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch Atonik hoặc B1 hoặc N3M (nhỏ thêm vài giọt thuốc trị nấm như Ridomil càng tốt, không có thì thôi) khoảng 1 – 2 tiếng rồi nhấc ra ghép.

– Có thể dùng dây nylon buộc, dùng đinh và ống dây tio đóng chặt phần gốc với giá thể cho thật chắc chắn.

– Ghép xong tránh mưa, treo nơi râm mát, hàng ngày tưới phun sương toàn bộ cây 1-2 lần tùy môi trường trồng khô hay ẩm, nhiều hay ít gió. Thấy khô có thể tưới, 1 tuần 1 lần ta lại phun B1 hoặc Atonik để kích rễ.

– Kiều Tím có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ chăm sóc, nhưng cần chú ý rễ phải thoáng, không để sũng gốc, cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước. Loài này chịu nắng khá tốt, khoảng 70 – 80% nhưng không ưa mưa nắng thất thường, mới ghép nên tránh mưa kẻo thối ngọn.

– Thời gian trước mùa ra hoa khoảng một tháng ta tưới nước lã ít đi nhưng vẫn phun NPK 10-30-10 một lần/tuần để kích hoa. Đồng thời đưa giò ra nơi nhiều nắng một chút, càng tưới nhiều nước lã hay thiếu nắng vào thời điểm này chúng sẽ không ra hoa, mà chỉ ra thân mầm.

– Sau mùa hoa, cây cần nhiều nước, ta lại đưa giò vào nơi ít nắng hơn, tưới nhiều hơn, bón phân bón lá NPK 30-10-10 hàng tuần để hỗ trợ phát triển sinh trưởng cho thân non mới lên.

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống 100%

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn – hỗ trợ tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Đặt hàng ngay để nhận những ưu đãi hấp dẫn:

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Kiều Tím, Lan Kiều Vàng

Lan kiều có nhiều loại màu hoa từ cam, trắng, vàng, mỡ gà tới tua. Về cơ bản thì cách trồng, chăm sóc các loại này là giống nhau. Lan kiều tím có tên khoa học dendrobium amabile, lan kiều vàng có tên khoa học Dendrobium thyrsiflorum….. lan kiều vàng

Trước tiên là về giá thể trồng lan kiều nói chung và lan kiều tím, lan kiều vàng nói riêng.

Giá thể trồng lan kiều có nhiều loại giá thể như gỗ lũa, than đã ngâm no nước, xơ dừa đã qua xử lý chát. Dớn cọng, Dớn bảng, Rêu chile. rêu rừng, Vỏ thông…. Mỗi loại giá thể trên đều có những ưu và nhược điểm khác nhau:

1. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng trên gỗ lũa:

Xử lý gỗ lũa bằng cách dùng máy chà và bàn chà bằng sắt chà sạch các bụi bẩn còn bám trên khúc lũa. Ngoài bụi bẩn thì có những khúc lũa vẫn có những phần rác gỗ chưa mục hết ta cần chà sạch các phần đó đi để có một khúc lũa đẹp. Có giá trị về thẩm mỹ cao sau khi ghép lan kiều tím, lan kiều vàng lên.

Lan kiều ghép lũa nhìn thời gian đầu thì có vẻ đẹp do sự xanh tươi của cây thời gian đầu mới ghép kết hợp với vẻ đẹp của khúc lũa. Tuy nhiên theo tôi trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào gỗ lũa cây sẽ kém phát triển hơn so với các giá thể khác. Điều thứ hai lưu ý với các nhà vườn trồng kinh doanh đó là ghép lũa sẽ gặp khó khăn trong công tác giao hàng sau này.

2. Dùng vỏ thông và than để ghép lan kiều tím, lan kiều vàng. Xử lý than thì đơn giản là ta cho than vào thùng sơn hoặc chậu to ngâm than khoảng 4-7 ngày. Cho than no nước, rồi có thể đem ra trồng lan. Vỏ thông cần đập nhỏ, nếu có điều kiện có thể mua vỏ thông nhập khẩu. Mình thấy vỏ thông của họ không có cạnh sắc như vỏ thông mình tự lấy về rồi tự đập. Vỏ thông cần rửa sạch để loại bỏ đất và các tạp chất bám ở ngoài.

Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng lên vỏ thông hoặc than là một cách mình thấy cũng dễ thực hiện. Không quá phức tạp và cây phát triển cũng tốt,không đến nỗi tệ lắm.

3. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào thân cây dương xỉ. Thân cây dương xỉ là cách nói chung chung. Còn chính xác ở đây là dớn cọng, dớn cục hoặc dớn bảng.. Tất cả đều là từ thân cây dương xỉ gỗ mà ra. Độ bền của giá thể này từ 3-4 năm. Mình thì hay xử lý bằng cách phơi ra nắng rồi ngâm giá thể vào nước vôi hoặc dung dịch có pha thuốc nấm.

Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng trên giá thể này có kết quả nhỉnh hơn so với giá thể than và vỏ thông. Do dớn này thoát nước tốt và đối với dớn trụ, dớn bảng dày thì nó còn dữ ẩm cũng tương đối.

4. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào giá thể rêu chilê, rêu rừng. Đối với rêu chile thì ta không cần xử lý gì nữa. Chỉ cần ngâm rêu vào chậu nước rồi bóp cho rêu căng nước là dùng được. Tuy nhiên đối với rêu rừng. Thì cần luộc rêu vào nước nóng mục đích là diệt các loại vi khuẩn, nấm đang sống trong đám rêu. Trồng lan kiều vào rêu cần lưu ý lót đáy chậu bằng than hoặc xốp để tránh úng cho cây. Về lâu dài giá thể này cây sẽ phát triển kém. Do vấn đề nấm bệnh và vấn đề bí của giá thể. Giá thể rêu về lâu dài sẽ bị lèn và rất bí khí nhất là khi thời tiết vào mùa mưa.

5. Trồng lan kiều bằng giá thể xơ dừa. Vấn đề đầu tiên cần xử lý khi trồng bằng xơ dừa đó là xử lý chát. Cần ngâm nước trong 2-3 ngày rồi bóp đi bóp lại nhiều lần cho xơ dừa hết chát rồi có thể lấy ra trồng lan kiều vào.

Giá thể này có ưu điểm rẻ, dễ kiếm tuy nhiên có nhược điểm giống rêu là gây bí cho cây lan khi trồng được 1-2 năm và dễ gây úng rễ. Cần lót dưới đáy chậu một lớp than hoặc xốp để chậu cây thoát nước tốt. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng bằng xơ dừa theo mình là không nên và cách trồng này tương đối mạo hiểm. Tuy nhiên các bạn có thể thử và trải nghiệm theo sở thích của riêng mình.

6. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng bằng giá thể gỗ khô.

Gỗ khô ở đây có thể là gỗ nhãn, gỗ vú sữa, gỗ vải… nói chung là thân các cây không có tinh dầu, không chua, chát, có độ bền tương đối chút thì đều được. Trồng lan kiều vào các giá thể này cần bóc sạch vỏ của giá thể.

Tuy nhiên trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào giá thể này cũng gần tương tự như trồng vào giá thể gỗ lũa. Giá thể không giữ ẩm tốt nên lan kiều sẽ phát triển rất kém.

Về cách chọn mua lan kiều và xử lý sơ bộ lan khi mới mua về.

Khi chọn lan kiều tím, lan kiều vàng nên chọn giề to, lớn. Không nên chọn những giề có số lượng giả hành ít hơn 5 giả hành. Lá xanh tốt không có sâu bệnh, giập nát. Có nhiều giả hành có thân tơ vẫn còn lá thì càng tốt. Lưu ý không trồng vào mùa lan đang sinh trưởng ( khi giả hành non còn đang phát triển, sẽ gây trột cây). Xử lý lan: cắt bỏ thân, lá giập nát. Cắt tỉa các rễ già, hỏng cắt ngắn rễ còn 1,5cm rồi ngâm phần gốc trong dung dịch gồm ridomill+ B1+atonik trong vòng 10p. Treo ngược cây 2-3 ngày ( trong thời gian này cần tưới ẩm cho cây) rồi trồng cây vào giá thể đã chuẩn bị sẵn.

Nguyên tắc cần lưu ý khi trồng lan kiều tím, lan kiều vàng. 1. Về kỹ thuật: cố định chắc gốc lan, không để gốc lung lay, xê dịch. Không được để giá thể trồng làm lấp gốc lan, ảnh hưởng đến mầm non về sau này. 2. Về thẩm mỹ: Hạn chế đóng đinh sắt ghép cho hướng của bụi lan hướng vào phía trong chậu trồng. Các cây có độ to ngang nhau thì ghép vào một chậu.

Chăm sóc sau khi ghép lan kiều. Sau khi trồng để cây vào chỗ giâm mát, có ánh sáng yếu từ 40-50% nắng. Tưới ẩm ngày 1-2 lần tùy giá thể, từ 6-8 ngày tưới 1 lần B1(1ml)+ atonik(1ml)+1 lít nước. Khi cây ra rễ cỡ 2cm thì bón phân đầu châu 501 hoặc grow more 30-10-10 cho cây và đưa cây ra vùng ánh sáng 70%.

Lan Hoàng Thảo Kiều Tím (Thủy Tiên Tím)

Tên khoa học: Amabile (lour.), O’Brien Castilla amabile Lour. Các tên Việt Nam khác: Thủy tiên Hường, Thuỷ tiên Tím hay kiều tím

Lan Hoàng thảo Kiều Tím (Thủy tiên tím)

Điều kiện sinh thái:

+ Ánh sáng: Lan cần nhiều ánh;

+ Nhiệt độ: 15-25°C (có thể chịu nóng tới 38°C và lạnh tới 3.3°C);

+ Ẩm độ: Cây cần nhiều ẩm vào mùa sinh trưởng (tháng 2 đến tháng 8 dương lịch). Tuy nhiên, giá thể trồng phải thoáng và thoát nước nhanh. Nếu vào mùa sinh trưởng, tưới nước mà đọng trong mầm mới mọc là sẽ bị thối ngọn luôn. Độ ẩm tốt nhất vào khoảng 60-70%, thoáng gió.

Đặc điểm: Cây thộc loại giả hành lớn, khác với farmeri thân vuông, amabile thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen; dài từ 40-100 cm, lá mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn. Hoa mọc từ gốc lá, có nhiều kiểu hoa. Thân cao chừng 30-60 cm (có khi tới 80 cm), cây không rụng lá, chỉ dụng khi già. Cây không có mùa nghỉ, tuy nhiên cây phát triển mạnh vào tháng 2 đến tháng 8 dương lịch.

Cách trồng Lan Hoàng thảo Kiều Tím (Thủy tiên tím) : treo nơi thoáng mát .Ghép dớn, ghép cây hay bỏ chậu chú ý để cây trong mát sau khi ra rễ mới để lan tiếp xúc với nắng .

Mùa hoa: Hoa mọc ở các đốt gần ngọn, hoa nở thành chùm. Hoa nở từ tháng 4 tháng 6. Phát hoa màu tím, cánh trắng họng vàng (Thường gọi là kiều hồng, kiều hường)

Đặc điểm nhận dạng thủy tiên tím: lá hơi thuôn nhọn, rất dày và cứng, thân dài màu nâu đen, thường có 3 đến 4 lá trên thân. Là họ thủy tiên nên ưa ẩm, trồng nơi có nắng, khi cây đã thuần thì có thể phơi nắng 100%.

Hoàng thảo tím Huế (Den. hercoglossum)

Den. hercoglossum là một giống phong lan mọc tại: Ba vì, Yên Báy, Nam Cát Tiên, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum và các xứ thuộc Đông Nam Á Châu. Cây lan này do Heinrich Gustav Reichenbach giới thiệu trong cuốn Gardeners’ Chronicle vào năm 1886.

Trong cuốn Phong Lan tiến sĩ Trần Hợp đặt tên là Hoàng thảo tím Huế và cuốn Cây Cỏ Việt Nam giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là Mũi câu.

Lan Den. hercoglossum cao chừng 30-60 cm, thân dưới gốc nhỏ, bên trên phình ra, lá mọc hai bên từ 4-6 chiếc, dài 10 cm, ngang rộng 1-1.50 cm. Chùm hoa dài 3-4 cm, mọc ở các đốt gần ngọn của cây mới mọc trong năm hay từ năm trước. Hoa từ 2-8 chiếc to 2.5 cm nở vào mùa Xuân, hơi thơm.

Mùa nở hoa: Mùa xuân – đầu mùa hè Hoa có 2 màu: tím và trắng hồng, Tuổi thọ của hoa: 20 ~ 25 ngày.

Den. Hercoglossum Hình: Hoa Lan Việt Nam, California Den. Hercoglossum Hình: Hoa Lan Việt Nam, California

Nếu chỉ nhìn vào hình dáng và mầu sắc bông hoa người ta có thể nhầm lẫn với Den. aduncum hay Den. aduncum var. faulhaberianum hay Den. linguiella. Nhưng 3 cây lan sau này thân suông đuột và dài hơn có thể tới trên 1 thước. Hoa không có mầu tím, thơm hơn, lâu tàn hơn và to hơn (3.5-4 cm)

Den. aduncum var. Faulhaberianum Hình: Karel Petrzelka Dendrobium aduncum

Dendrobium aduncum Hình: www.hejstorczyki.pl Den. linguiella

Lan ưa ánh sáng thấp, khoảng 30-40%, nghĩa là ở trong bóng mát. Nhiệt độ 70-85°F (21- 29.4°C) vào ban ngày và 65F° (18.3°C) ban đêm. Không nên để lạnh dưới 60°F (15.6°C) vào mùa đông. Ẩm độ cần khoảng 50-70%. Mùa hè nếu quá nóng, cần tăng độ ẩm lên cao hơn nữa.

Tưới thật nhiều khi cây mọc mạnh, 2-3 lần một tuần, bớt tưới vào mùa thu khoảng 1 tuần một lần và 1 tháng một lần vào mùa đông.

Bón phân loãng ¼ thìa cà phê 15-15-15 cho 4 lít nước. Mùa hè mỗi tuần một lần, mùa thu 2 tuần một lần và ngưng bón vào mùa đông.

Lan có thể trồng trong chậu hay giỏ với vật liệu dễ thoát nước hay cột trên mảnh vỏ cây hay thân gỗ.