Lan Kiếm Lá Giáo / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Dòng Lan Kiếm Lá Cứng

Trừ những cây địa lan kiếm như Mạc lan, Thanh ngọc, Thanh lan thuộc dòng Địa lan kiếm truyền thống ( SECTION Jensoa [Raf.] Schlechter 1924) được người chơi lan sưu tầm từ xa xưa và có những quy tắc về cách chơi, về cây, lá, rễ, chúng tôi đến chiếc chậu và cách trồng cầu kỳ đã đi vào dân gian: “Vua chơi lan, quan chơi trà”; thì gần đây, dòng lan Kiếm lá cứng ( SECTION Cymbidium Hunt 1970) đã được người chơi lan chú ý hơn, lý do vì chúng cũng có những bông hoa đẹp, đột biến; và hơn nữa, chúng cũng dễ nhân giống, dễ sống, dễ trồng và dễ thích nghi với mọi kiểu thời tiết trên các vùng miền ở Việt Nam.

Dòng Lan Kiếm lá cứng ở Việt Nam có 4 loài:

1. Cymbidium aloifolium (L.) Sw. 1799 – Kiếm lô hội.

Loài lan này có thể là phong lan hoặc thạch lan, lá nhỏ dày, rộng đến 3cm, dài đến 60-70cm, cứng vươn thẳng hơi cong, củ nhỏ khoảng 2-3cm. Hoa nở vào mùa từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, chùm hoa dài tới 60cm, khoảng hơn 40 hoa. Hoa to khoảng 2-4cm, nở khoảng 3-4 ngày, mùi thơm dịu nhẹ. Màu cánh hoa có những sọc đỏ nâu biến thiên rất rộng, từ đậm đến nhạt, dày đến mỏng.

2. Cymbidium bicolor Lindl. 1833 – Kiếm hai màu.

3. Cymbidium finlaysonianum Wall. ex Lindl. 1833 – Kiếm vàng (Kiếm Tiên vũ).

Đây là loài kiếm có kích cỡ lớn nhất trong dòng kiếm này, cành hoa cũng dài nhất. Loài phong lan này có những chiếc lá dày cứng có thể rộng đến 5-7cm, dài đến hơn 1m. Đường kính củ to lên đến 6cm. Cành hoa dài từ 50cm lên đến hơn 1m, hoa thưa, chỉ khoảng 20-30 chiếc, to lên đến 4cm, mùi thơm nhẹ, nở khoảng 3-4 ngày vào mùa hè thu.

Đồng danh của nó có những tên sau: Cymbidium atropurpureum var olivaceum chúng tôi 1910; Cymbidium finlaysonianum var atropurpureum [Lindl.] Veitch 1894; *Cymbidium pendulum var. atropurpureum Lindl. 1854; Cymbidium pendulum var. purpureum [Roxb.] W.Wats. 1890.

Giữa những loài lan Kiếm này rất dễ phân biệt nếu có hoa kèm theo, nhưng khi không có hoa, thì thường chỉ có thể xác định chính xác được Kiếm Treo (Kiếm dừa) nhờ vào củ và lá nhỏ dài, Kiếm Vàng ( Kiếm Tiên vũ) nhờ vào bản lá dày lớn, củ to đặc biệt của nó. Hai loài còn lại rất khó phân biệt khi không có hoa, ngay cả khi có hoa cũng rất dễ lầm lẫn. Các bạn có thể nhìn hình vẽ sau để phân biệt giữa hoa của Kiếm Lô hội và Kiếm hai màu:

Hoa của Kiếm Lô hội sọc nâu có rất nhiều, kể cả trên cánh môi, cánh môi không có xu hướng cong đầu cánh về phía sau như Kiếm hai màu. Ở Kiếm hai màu, thường chỉ có 1 sọc nâu trên cánh và rất lớn. ( Bài đã đăng trên Tạp chí VNHS số 302 tháng 11 năm 2023)

Nguyễn Văn Cảnh

Lan Kiếm Lá Cứng Và Các Cấp Độ Luyện Kiếm

Trong võ học, các kiếm thủ đều phải trải qua thử thách nghiệt ngã của 5 tầng luyện kiếm từ thấp đến cao, bắt đầu là luyện kiếm chiêu, rồi đến luyện kiếm thuật, luyện kiếm ý, luyện kiếm khí và cuối cùng là đạt cảnh giới thành kiếm đạo. Đạt đến tầng luyện kiếm nào là do sự rèn luyện, thực chiến và ngộ tính của mỗi người. Trong thú chơi lan kiếm lá cứng hiện nay, có lẽ cũng không đi ra ngoài các tầng luyện kiếm đó.

1. Luyện Kiếm Chiêu – Làm quen với lan Kiếm

Đây là giai đoạn nhập môn của các tân thủ. Khởi đầu đam mê có thể là một cây lan Kiếm được cho tặng hoặc tình cờ mua đâu đó. Thấy hay hay, các tân kiếm thủ bắt đầu để ý tìm mua để dần bổ sung cho bộ sưu tập lan kiếm trong vườn nhà. Cùng với việc lướt mạng, tham gia các hội nhóm về kiếm. Sự ham muốn sưu tầm thêm các cây lan kiếm dần tăng lên, giống như các tân thủ háo hức học các chiêu kiếm mới.

Đặc điểm chung của các tân kiếm thủ ở tầng thứ nhất này là “chơi kiếm bằng tai hơn bằng mắt”. Nghe nói cây lan kiếm gì đó hay hay đang nổi, có vẻ được mọi người ưa chuộng thì sẽ tìm mua ít nhất 1-2 thân. Mua vậy thôi chứ chưa thực sự có đủ kiến thức và trải nghiệm để lựa chọn cho phù hợp. Các cú lừa đảo, nhầm nhọt, công nghệ PR để đẩy giá, chụp và sửa hình ảo… cũng thường nhắm đến các tân kiếm thủ ham rẻ mà lại thành đắt này. Đồng nghĩa với việc tiền dần xa rời hầu bao. Không ít kiếm thủ sau vài tháng đã thấy tốn một đống bạc cho các thân lan kiếm tậu về nhà. Lan kiếm tiên vũ, lô hội, rừng hay lai, Việt hay Thái mỗi thứ vài loại đủ cả.

Ở tầng này, đối với các kiếm thủ việc nắm được các kỹ thuật cơ bản để trồng lan kiếm không lụi, ra rễ lên mầm, ra được hoa đã là thành công, đã là cả một niềm vui sướng, bất kể đó là cây kiếm gì, hoa như thế nào. Nếu không kịp thời tỉnh ngộ, không ít kiếm thủ sẽ mãi ở tầng thứ nhất này. Mải mê sưu tầm các cây kiếm mà mình chưa có. Khi nhìn lại đã thấy trong vườn nhà là một đống tạp pí lù. Chuyện thật, không ít người bán lan kiếm cũng là những kiếm thủ đã ở các tầng cao hơn. Những cây kiếm ưng ý nhất họ hiếm khi bán ra (nếu không có việc gấp, không được giá thật tốt, không phải chiến hữu). Họ để giống, ủ mưu tự luyện. Vậy nên, các tân kiếm thủ mua sắm có trọng tâm. Tập trung hơn vào luyện kiếm là việc nên làm..

2. Luyện Kiếm Thuật – Luyện tay nghề trồng lan Kiếm

Qua tầng luyện kiếm chiêu cơ bản, các kiếm thủ có thể vươn lên tầng thứ hai. Đây là luyện kiếm thuật để từng bước trở thành cao thủ. Lúc này mối quan tâm của các cao thủ không chỉ là nhà mình có những cây lan kiếm gì. Mà quan trọng hơn là mình luyện kiếm như thế nào. Họ chỉ chọn mua những cây lan kiếm ưng ý, mua của những người bán hàng uy tín, hoặc chia sẻ giữa anh em đồng đạo, chấp nhận giá có thể cao.

Level tay nghề luyện kiếm trồng kiếm lên dần. Các cao thủ ngày càng chăm chút hơn cho những cây lan kiếm trong vườn nhà. Đỉnh cao của luyện kiếm thuật là những chậu kiếm láng mướt, xum xuê, không lỗi. Thân lan kiếm đạt 8 lá, củ to như lon bia, bản lá kiếm đặt vừa bao thuốc lá… (mà nguyên thuỷ có thể chỉ là một thân kiếm nhỏ nhoi).

Đây là tầng luyện kiếm dài nhất, bền bỉ đầy trải nghiệm, không thiếu thành công và thất bại. Ở tầng này, các kỹ thuật chọn giống, vào chậu, tưới tắm, phân thuốc, phòng chống rủi ro thời tiết, rủi ro kiếm tặc… cho lan kiếm ngày càng tinh tiến. Khi lượng người tinh thông kiếm thuật ngày càng nhiều. Nhu cầu cọ sát thực chiến, đàm luận chia sẻ, post ảnh, viết bài, cùng nhau thưởng lãm thành quả kiếm thuật lên mạnh. Đây là nền tảng rất tốt cho các hội nhóm ra đời và phát triển. Hoạt động sôi nổi của các cao thủ cũng chính là niềm cảm hứng cho các tân thủ bước vào làng kiếm.

3. Luyện Kiếm Ý – Lên hàng Nghệ Nhân về lan Kiếm

Qua tầng luyện kiếm thuật đến độ lành nghề, một số cao thủ có thể vươn lên tầng thứ ba là luyện kiếm ý, còn gọi là lĩnh hội tâm pháp. Lúc này thay vì hành tẩu giang hồ, rực rỡ thường xuyên, họ chọn cách lui lại một chút, im ắng một chút (chỉ lên tiếng khi thấy cần, hoặc thấy chướng tai gai mắt) để chuyên tâm tạo ra những tác phẩm kiếm ưng ý nhất.

Ở tầng này, họ đang trên đường trở thành nghệ nhân. Không phải lan kiếm điều khiển họ nữa, mà họ điều khiển kiếm. Các nghệ nhân không còn chỉ quan tâm đến có giò lan kiếm sao cho to khủng. Mà họ hướng tới giò lan kiếm đạt tới giò kiếm mang tính nghệ thuật. Thay vì thấy mầm kiếm mọc lên là vui sướng, họ sẵn sàng cắt mầm, xoay chậu, tách bỏ các thân già xấu… để có một giò kiếm đều hướng, đều thân củ lá đẹp toàn diện. Các nghệ nhân đã quá quen với việc cây lan Kiếm ra hoa lần đầu. Mối quan tâm của họ là cây lan thuần chậu đủ lực ra hoa lần 2, lần 3, lần thứ n. Điều họ cần là cây lan kiếm dần đạt đến độ chuẩn bông hoàn mỹ, làm sao ra hoa vào đúng thời điểm mà họ mong muốn…

Bởi vậy, trong tay nghệ nhân một giống lan kiếm rất bình thường cũng có thể được luyện thành một tác phẩm đẹp, có hồn. Mỗi chậu lan kiếm là một câu chuyện, một kỷ niệm. Với bao tâm sức bỏ ra, đừng hỏi tại sao các nghệ nhân thường không muốn bán những chậu kiếm tâm đắc này. Hoặc nếu bán thì sẽ có giá rất, rất khác những chậu kiếm cùng giống khác.

4. Luyện Kiếm Khí – Định hướng chơi Lan

Như trong võ học, để đạt đến đỉnh cao phải lên tầng luyện kiếm khí, đạt đến trình độ tôn sư, vô chiêu thắng hữu chiêu, que củi mục cũng có thể làm kiếm. Lúc này vấn đề là nội lực thâm hậu, là khám phá tinh hoa của thú chơi kiếm. Vẫn những cây kiếm đó, những kỹ thuật đó, những ý tưởng đó, những tâm pháp đó, nhưng đã được nâng lên tầng tinh tế thâm sâu, làm mà như không làm. Trông hành động bình thường mà thực ra ẩn tàng biết bao kinh nghiệm, bao bí quyết trong đó.

Các bậc tôn sư trong làng kiếm không có nhiều. Bởi luyện kiếm khí cần cả thời gian, cần cả tuổi tác (trừ phi ăn nhầm linh đơn diệu dược, tuổi trẻ tài cao). Mỗi người lại có những điểm mạnh, những đam mê riêng. Có người đam mê lai tạo, nhân giống lan Kiếm để cho ra đời những thanh kiếm đẹp mới mẻ hơn. Có người chỉ đam mê một số giống kiếm nào đó, một vài chậu kiếm nào đó, vận hết 12 thành công lực vào để có những tác phẩm tuyệt vời. Và cũng có người khi ở đỉnh cao bắt đầu “chán” lan kiếm, tìm tòi thêm các lĩnh vực khác, thú chơi khác để tự làm mới mình.

Bởi vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy các bậc tôn sư thường rất đa tài, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Hầu chuyện họ, từ kiếm họ có thể dẫn dắt người đối diện đến rất nhiều thứ khác, với những kiến giải mới lạ và thú vị.

5. Thành Kiếm Đạo

Cực đỉnh của hành trình luyện kiếm là Thành Kiếm Đạo. Lúc này kiếm đã là một tư tưởng, một triết lý. Người giác ngộ kiếm đạo tham sân si không còn, tranh đua không màng, việc chơi kiếm của chính mình không còn quan trọng nữa. Mà quan trọng ở tầng cuối cùng này là “phát dương quang đại”, làm sao ngày càng có nhiều người bước vào luyện kiếm, làm sao để các tân kiếm thủ bớt được những học phí vô nghĩa, tăng tiến nhanh trên bước đường luyện kiếm. Niềm vui và thành quả của các kiếm thủ chính là niềm vui và thành quả của họ. Như Trương Tam Phong đạt đến ngưỡng thái cực đăng phong. Niềm mong ước của ông là một võ lâm chính đạo, một phái Võ Đang truyền cho hậu thế.

Ở tầm này, thực ra mọi danh xưng chẳng còn ý nghĩa gì, chỉ còn “Kiếm lá cứng – một thú chơi đang lên của người Việt…”

Kiếm Phan Trí, Kiếm Phan Trí Lá Sần Thân Lá Rất Đẹp

Hoa Lan Kiếm Phan Trí Lá Sần thuộc dòng bán sơn địa.

Dòng lan rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa…

Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.

Một số loài cùng dòng như kiếm Tiên Vũ, kiếm Huế, kiếm Hoàng Kiếm Minh Châu…

Tên khoa học: Cymbidium finlaysonianum Lindl Var

Cấp độ: Loài

Phân Bổ Vùng Miền Cây Hoa Lan Kiếm Phan Trí

Lan Kiếm Phan Trí thuộc dòng kiếm Tiên Vũ có nguồn gốc xuất sứ từ rừng Việt Nam. Được nở lần đầu tại nhà bác Phan Trí nên cũng kèm tên gọi. Ở Việt Nam hiện tại xuất hiện rất nhiều nhà vườn đã sưu tầm. Cây nở hoa ổn đinh, được nuôi trồng khắp cả nước.

Hình Dáng Cây Lan Kiếm Phan Trí

Thân: Cây Lan Kiếm Phan Trí thuộc dòng lan kiếm Tiên Vũ, là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-7 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây).Thân cây phình ra rộng khoảng3-5cm.Thân cây thường có màu xanh tuyền,xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.

Lá: Cây hoa lan Kiếm tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.

Dòng này nhìn lá khá dễ vì có nét sần dạng nổi chìm rất rõ. Tuy nhiên vẫn nên mua cây có hoa thì sẽ chắc chắn là chuẩn cây.

Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sang. Thường

cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa.

Cây khá dễ nhận biết vì trong dòng kiếm loại này thân lá to nhất.

Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ

thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây

sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Cây ra rễ ở gốc,rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo

năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.

Loại này cũng hay mọc ngược lên trên mặt giá thể để hút hơi ẩm và khí.

Đặc Điểm Sinh Học Cây Lan Kiếm Phan Trí

Mùa nở hoa: Mùa hoa của cây dải rác quanh năm và thường chủ yếu vào từ tháng 2 đến tháng 9.

Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại, cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây và thường sát gốc có chiều dài khoảng 50-90 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Cần hoa rất quan trọng vì cây to thì hoa sẽ dài và rất nhiều bông .Độ

dày hoa phụ thuộc cách trồng cây khác nhau, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 20-30 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 3-6cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).

Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan Kiếm Phan Trí Lá Sần(Tiên Vũ) thường sẽ có màu vàng tím(cánh hoa màu vàng hồng, lưỡi có màu hồng vàng, 1 ít trắng),màu 5 cánh gần vàng lưỡi hồng, lưỡi chấm đỏ semi alba.

Độ bền của hoa khoảng 5-7ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến đến

khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ .

Điều Kiện Để Cây Lan Kiếm Phan Trí Phát Triển Tốt

Hoa Lan Kiếm là loại hoa lan rất dễ trồng nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió. Ánh sáng từ 20-50% và

độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh

náng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách

đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn

toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.

Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.

Cách Trồng Cây Lan Kiếm Phan Trí

Khi mua cây Hoa Lan Kiếm về cần làm những bước sau:

Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.

Cách tách cây ra khỏi chậu: khi nhổ cây ra khỏi chậu cần làm sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh

sau đó chuyển sang chậu mới.

Trồng cây:Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn

cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất.

Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.

Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kiếm Phan Trí

Lượng sáng:

Vì lượng ánh sáng cần cho cây Hoa Lan Kiếm là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất

chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được

sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…Khi mới trồng

cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh

nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c. Khi cây thuần tức là chúng đã

bám rễ và khỏe mạnh,bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây

có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Tưới nước:

Quan trọng nhất là tưới nước tưới thể nào để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang

hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần

khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c. Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt

Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ

gây bệnh cho cây. Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc

máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.

Điều kiện để cây Hoa Lan Kiếm Phan Trí Lá Sần ra hoa:

Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ

ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển

để cây ra hoa bình thường.

Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Kiếm Phan Trí

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang

phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh

năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn

vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì

nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây

phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm Phan Trí

Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất

thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh

cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp

mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm Phan Trí

Hoa Lan Kiếm muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh

sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc

đẩy cây hoa phát triển. Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa,làm giảm

ánh sáng,tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa,nên tưới

vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.

Kiếm Vị Hoàng, Kiếm Vị Hoàng Đột Biến Thân Lá Rất Đẹp

Hoa Lan Kiếm Vị Hoàng thuộc dòng bán sơn địa.

Dòng lan rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa…

Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.

Một số loài cùng dòng như kiếm Tiên Vũ, kiếm Huế, kiếm Hoàng Kiếm Minh Châu…

Tên khoa học: Cymbidium finlaysonianum Lindl semi

Cấp độ: Loài

Phân Bổ Vùng Miền Cây Hoa Lan Kiếm Vị Hoàng

Lan Kiếm Vị Hoàng thuộc dòng kiếm Tiên Vũ có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông Á. Ở Việt Nam hiện tại xuất hiện rất nhiều nhà vườn đã sưu tầm. Cây nở hoa ổn đinh, được nuôi trồng khắp cả nước.

Hình Dáng Cây Lan Kiếm Vị Hoàng

Thân: Cây Lan Kiếm Vị Hoàng thuộc dòng lan kiếm Tiên Vũ, là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-7 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây).Thân cây phình ra rộng khoảng3-5cm.Thân cây thường có màu xanh tuyền,xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.

Lá: Cây hoa lan Kiếm tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.

Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sang. Thường

cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa.

Cây khá dễ nhận biết vì trong dòng kiếm loại này thân lá to nhất.

Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ

thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây

sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Cây ra rễ ở gốc,rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo

năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.

Loại này cũng hay mọc ngược lên trên mặt giá thể để hút hơi ẩm và khí.

Đặc Điểm Sinh Học Cây Lan Kiếm Vị Hoàng

Mùa nở hoa: Mùa hoa của cây dải rác quanh năm và thường chủ yếu vào từ tháng 2 đến tháng 9.

Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại, cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây và thường sát gốc có chiều dài khoảng 40-90 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Cần hoa rất quan trọng vì cây to thì hoa sẽ dài và rất nhiều bông .Độ

dày hoa phụ thuộc cách trồng cây khác nhau, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 20-30 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 3-6cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).

Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan Kiếm (Tiên Vũ) thường sẽ có màu vàng tím(cánh hoa màu vàng tím, lưỡi có màu tím vàng, đỏ vàng và 1 ít trắng),màu 5 cánh gần vàng lưỡi tím,lưỡi chấm đỏ semi alba.

Độ bền của hoa khoảng 5-7ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến đến

khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ .

Điều Kiện Để Cây Lan Kiếm Vị Hoàng Phát Triển Tốt

Hoa Lan Kiếm là loại hoa lan rất dễ trồng nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió. Ánh sáng từ 20-50% và

độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh

náng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách

đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn

toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.

Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.

Cách Trồng Cây Lan Kiếm Vị Hoàng

Khi mua cây Hoa Lan Kiếm về cần làm những bước sau:

Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.

Cách tách cây ra khỏi chậu: khi nhổ cây ra khỏi chậu cần làm sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh

sau đó chuyển sang chậu mới.

Trồng cây:Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn

cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất.

Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.

Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kiếm Vị Hoàng

Lượng sáng:

Vì lượng ánh sáng cần cho cây Hoa Lan Kiếm là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất

chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được

sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…Khi mới trồng

cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh

nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c. Khi cây thuần tức là chúng đã

bám rễ và khỏe mạnh,bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây

có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Tưới nước:

Quan trọng nhất là tưới nước tưới thể nào để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang

hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần

khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c. Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt

Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ

gây bệnh cho cây. Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc

máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.

Điều kiện để cây Hoa Lan Kiếm Vị Hoàng ra hoa:

Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ

ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển

để cây ra hoa bình thường.

Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Kiếm Vị Hoàng

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang

phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh

năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn

vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì

nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây

phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm Vị Hoàng

Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất

thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh

cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp

mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm Vị Hoàng

Hoa Lan Kiếm muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh

sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc

đẩy cây hoa phát triển. Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa,làm giảm

ánh sáng,tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa,nên tưới

vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.

Phong Lan Kiếm Lá Cứng Việt Nam Và Những Điều Cần Biết

Trong vài năm trở lại đây phong trào chơi lan kiếm đang lên rất cao trong giới trồng lan. Bản thân Lan Tự Nhiên khi mới bắt đầu tìm hiểu về lan thì chỉ chăm chú trồng lan Phi điệp là chính. Vì dòng này đa dạng mặt hoa và cũng tương đối dễ chăm. Nhưng khi tìm hiểu về lan Kiếm lá cứng thì mình thấy dòng này cũng đa dạng mặt hoa không kém. Sau đây la đôi điều về lan kiếm được sưu tầm viết ra nhằm mục đích để bạn đọc hiểu hơn về dòng lan kiếm.

Kiếm lá cứng, một loài lan có thể nói là trồng và chăm sóc nhàn nhã nhất so với các loại lan khác. Phong lan kiếm không đòi hỏi quá khắt khe về khí hậu, vùng miền. Lan cũng không quá chọn lọc trong việc chọn chất trồng, phân thuốc BVTV. Hầu như ở bất kỳ vị trí nào có ánh sáng trong căn nhà bạn đều có thể nuôi được một giò kiếm. Thậm chí những nơi nắng nóng như sân thượng, ban công hoặc trên trụ cổng lan kiếm vẫn phát triển bình thường.

Phong lan Kiếm có sức sống mãnh liệt trong tự nhiên. Kiếm ít bị sốc khi thay đổi môi trường sống. Có những bụi kiếm bị đốn hạ do phá rừng từ cây cổ thụ cao vút xuống đất vẫn phát triển mạnh mẽ thành bãi kiếm mà trên rừng từng thấy. Rồi có bụi bị lũ dìm cuốn phăng mắc cạn trên cục đá nào đó. Sau mùa xuân lại mọc mầm non cho sự sống tái sinh. Trong thực tế ta thấy có những giò kiếm sống tốt trên vách bờ rào của nhà ai đó mà cơ duyên nào đó họ có được ( dù họ không biết gì về lan). Khi giò kiếm đã khoẻ, nó tự tồn tại mà không cần chăm sóc. Dù ta có công tác hàng tháng trời mà không cần sự hỗ trợ gì khác.

Thân lá Kiếm lá cứng

Nói về thân lá, kiếm lúc nào cũng xanh tươi, lá dày, khoẻ vươn vào không gian. Bộ lá kiếm cũng tự nó tô điểm một màu xanh đầy sức sống. Lá kiếm sống được vài năm chứ không rụng theo mùa như vài loại lan khác. Trong tự nhiên, lan kiếm lá cứng tuỳ theo môi trường sống mà thích ứng phù hợp. Những nơi nắng nóng, khô hạn lá ngắn lại hơi ngả vàng nhạt màu nắng. Bẹ lá vẫn ôm chặt củ để che chắn bảo vệ tích trữ dinh dưỡng cho bản thân và dành cho thế hệ sau. Những nơi ẩm, ít ánh sáng lá dài hơn mét, bản to, dày hơn màu xanh đậm và mềm hơn nhưng vẫn khoẻ khoắn. Củ lớn hơn cùng tốc độ phát triển mạnh hơn.

Hoa phong lan Kiếm

Nói về hoa, cấu tạo hoa thì như hầu hết loài lan khác, bản thân lan kiếm cũng có nhiều dòng. Nhưng tựu chung lại thì bông kiếm xuất phát từ nách lá trên hành kiếm tạo thành cần (phát, vòi) hoa, trên cần hoa có khoảng 20-50 hoa. Hầu hết cần hoa thòng xuống kéo dài đến hoa cuối cùng. Cấu tạo hoa gồm cuống hoa, có 3 đài, 2 cánh, 1 trụ nhuỵ, 1 lưỡi ( thuỳ lớn), 2 thuỳ nhỏ ôm trụ nhuỵ. Mùi hương của hoa  thì nhẹ nhàng, ngọt mật (theo mình giống thoảng mùi mít chín mộc mạc, vương vương).

Hoa kiếm cũng rất đa dạng chỉ nêu lên đây những dòng phổ thông thường thấy như:

Lan Kiếm Tiên vũ

Hoa đường kính 4-6 cm, màu cánh và đài gần giống vàng hơi xỉn nâu, trụ nhuỵ nâu đậm. Lưỡi kiếm có hình khuyết lưỡi liềm màu nâu thẫm trên nền trắng đục.

Lan Kiếm Lô hội

Hoa đường kính 3-5 cm, cánh và đài hoa có xọc đỏ nâu chạy giữa nền trắng đục. Lưỡi hoa kiếm đỏ nâu có những xọc trắng nhỏ từ họng ra, trụ nhuỵ đỏ nâu.

Rễ Kiếm lá cứng

Nói về rễ kiếm lan: rễ kiếm thuộc loại lớn. Rễ to như đầu đũa ăn cơm, mọc chùm quanh gốc củ. Rễ kiếm có thể tách chia thành nhiều rễ con toả đi. Rễ kiếm thích thoáng và bò trên chất trồng. Rễ kiếm cũng có thể chui trong mùn dừa một cách mạnh mẽ do chịu được môi trường ẩm cao.

Tựu chung lại, khi chơi lan kiếm lá cứng ta có một khu vườn xanh mướt quanh năm. Chính bộ lá khoẻ và cứng như những thanh kiếm đã tô điểm cho nét đẹp của giò lan. Khi chăm tốt, kiếm lan cho bộ lá hoàn chỉnh có thể tồn tại vài 3 năm kể từ khi hình thành. Một chậu kiếm đẹp phải toả đều hướng từ giữa chậu ra, với củ lớn lá bản to, dày và cứng cáp. Kiếm cần cường độ nắng cao (80%) để cho những mặt hoa với màu sắc ấn tượng và hương thơm dịu dàng. Hoa chỉ ra trên cây kiếm đã trưởng thành ( thường là sau 1 năm sau khi được sinh từ cây mẹ trưởng thành), một thân kiếm có thể ra 2-3 cần hoa.

Kiếm lá cứng là loài lan bán sơn địa thuộc chi Cymbidium. Được phân bố tự nhiên khắp các rừng Việt Nam và các nơi trên thế giới. Lan kiếm lá cứng được ghi nhận tại Việt Nam chúng ta có 4 loại và một biệt dạng.

1. Nói về biệt dạng của lan Kiếm trước:

Là một dạng của lô hội hoa phân nhánh thành p’chùm như ở những giòng sinense kiểu đa bông, phân nhánh, hỉ cúc. Loại này là một dạng hiếm trong họ kiếm lá cứng. Được tìm thấy ở đất Hải Phòng năm 1997 chỉ được ghi nhận trong dân gian mà chưa có sách vở nào ghi chép lại.

2. Lan Kiếm Lô Hội: Cymbidium. aloifolium

Đây là loài phân bố chủ yếu ở vùng núi phía bắc. Thân lá nhỏ mọng, rộng đến 3cm, dài đến 60-70cm. Lá cứng vươn thẳng hơi cong, củ nhỏ khoảng 2-3cm. Hoa nở vào mùa từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, chùm hoa dài tới 60cm, khoảng hơn 40 hoa. Hoa to khoảng 2-4cm, nở khoảng 3-4 ngày, mùi thơm dịu nhẹ. Màu cánh hoa có những sọc đỏ nâu biến thiên rất rộng, từ đậm đến nhạt, dày đến mỏng

3. Lan Kiếm Tiên Vũ: Cymbidium. finlaysonianum

Đây là loài kiếm có kích cỡ lớn nhất trong dòng kiếm này, cành hoa cũng dài nhất. Loài phong lan này có những chiếc lá dày cứng có thể rộng đến 5-7cm, dài đến hơn 1m. Đường kính củ to lên đến 6cm. Cành hoa dài từ 50cm lên đến hơn 1m, hoa thưa, chỉ khoảng 20-30 chiếc. Hoa kiếm to lên đến 4cm, mùi thơm nhẹ, nở khoảng 3-4 ngày vào mùa hè thu.

4. Lan Kiếm Hai Màu: Cymbidium. bicolor

Loài phong lan này có lá cứng, dày, rộng đến 3cm, dài đến 70cm. Giả hành nhỏ, tròn hoặc giọt lệ, lá đanh cứng, hoa hai màu thường là viền vàng và nâu đỏ. Cột phấn lộ lưỡi khảm ko kẻ như dạng lô hội. Chùm hoa dài đến 70cm, chuỗi thòng hoặc cong thòng xuống. Hoa có thể lên đến 30 chiếc, to đến 4cm, nở vào mùa xuân. Đặc biệt có cây ở thể hoa dựng, chứ không thòng như các em kiếm lá cứng thường thấy.

5. Lan Kiếm treo hay còn gọi là lan kiếm dừa: Cymbidium. atropurpureum

Kiếm này có nguồn gốc Tây nguyên. Loại này đặc biệt hơn 3 loài còn lại bởi hoa đỏ thơm mùi dừa. Lá kiếm nhọn sắc, nhỏ rất cứng có thể dài đến 1m. Chùm hoa ngắn, chỉ khoảng 30-40cm, cá biệt có cây lên đến 60cm. Hoa chỉ khoảng 10-20 chiếc to đến 5cm. Hoa nở khoảng 5 ngày vào mùa xuân mùi hoa rất thơm, như mùi kẹo dừa, nên còn được gọi là Kiếm dừa. Hoa thường mang màu bã trầu đến nâu đỏ. Môi gần giống với tiên vũ, nền môi trắng, điểm đỏ, họng vàng.

Vâng, tất cả những điều trên chỉ là tương đối về lan Kiếm. Sau này giữa những dòng lan kiếm đã có sự lai tạo tự nhiên và sản sinh ra những thế hệ kiệt xuất đột biến tuyệt đẹp. Các loại đột biến có thể kể ra hàng trăm cái tên và mặt hoa cực đẹp như: Kiếm hoàng long, Kiếm Phan Trí, Kiếm Xanh Huế, Kiếm Vị Hoàng, Vàng Củ Chi

Lan Kiếm Vàng Củ Chi Kiếm Vàng Tây Ninh Kiếm Hoàng Long Lan Kiếm Vị Hoàng