Trừ những cây địa lan kiếm như Mạc lan, Thanh ngọc, Thanh lan thuộc dòng Địa lan kiếm truyền thống ( SECTION Jensoa [Raf.] Schlechter 1924) được người chơi lan sưu tầm từ xa xưa và có những quy tắc về cách chơi, về cây, lá, rễ, chúng tôi đến chiếc chậu và cách trồng cầu kỳ đã đi vào dân gian: “Vua chơi lan, quan chơi trà”; thì gần đây, dòng lan Kiếm lá cứng ( SECTION Cymbidium Hunt 1970) đã được người chơi lan chú ý hơn, lý do vì chúng cũng có những bông hoa đẹp, đột biến; và hơn nữa, chúng cũng dễ nhân giống, dễ sống, dễ trồng và dễ thích nghi với mọi kiểu thời tiết trên các vùng miền ở Việt Nam.
Dòng Lan Kiếm lá cứng ở Việt Nam có 4 loài:
1. Cymbidium aloifolium (L.) Sw. 1799 – Kiếm lô hội.
Loài lan này có thể là phong lan hoặc thạch lan, lá nhỏ dày, rộng đến 3cm, dài đến 60-70cm, cứng vươn thẳng hơi cong, củ nhỏ khoảng 2-3cm. Hoa nở vào mùa từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, chùm hoa dài tới 60cm, khoảng hơn 40 hoa. Hoa to khoảng 2-4cm, nở khoảng 3-4 ngày, mùi thơm dịu nhẹ. Màu cánh hoa có những sọc đỏ nâu biến thiên rất rộng, từ đậm đến nhạt, dày đến mỏng.
2. Cymbidium bicolor Lindl. 1833 – Kiếm hai màu.
3. Cymbidium finlaysonianum Wall. ex Lindl. 1833 – Kiếm vàng (Kiếm Tiên vũ).
Đây là loài kiếm có kích cỡ lớn nhất trong dòng kiếm này, cành hoa cũng dài nhất. Loài phong lan này có những chiếc lá dày cứng có thể rộng đến 5-7cm, dài đến hơn 1m. Đường kính củ to lên đến 6cm. Cành hoa dài từ 50cm lên đến hơn 1m, hoa thưa, chỉ khoảng 20-30 chiếc, to lên đến 4cm, mùi thơm nhẹ, nở khoảng 3-4 ngày vào mùa hè thu.
Đồng danh của nó có những tên sau: Cymbidium atropurpureum var olivaceum chúng tôi 1910; Cymbidium finlaysonianum var atropurpureum [Lindl.] Veitch 1894; *Cymbidium pendulum var. atropurpureum Lindl. 1854; Cymbidium pendulum var. purpureum [Roxb.] W.Wats. 1890.
Giữa những loài lan Kiếm này rất dễ phân biệt nếu có hoa kèm theo, nhưng khi không có hoa, thì thường chỉ có thể xác định chính xác được Kiếm Treo (Kiếm dừa) nhờ vào củ và lá nhỏ dài, Kiếm Vàng ( Kiếm Tiên vũ) nhờ vào bản lá dày lớn, củ to đặc biệt của nó. Hai loài còn lại rất khó phân biệt khi không có hoa, ngay cả khi có hoa cũng rất dễ lầm lẫn. Các bạn có thể nhìn hình vẽ sau để phân biệt giữa hoa của Kiếm Lô hội và Kiếm hai màu:
Hoa của Kiếm Lô hội sọc nâu có rất nhiều, kể cả trên cánh môi, cánh môi không có xu hướng cong đầu cánh về phía sau như Kiếm hai màu. Ở Kiếm hai màu, thường chỉ có 1 sọc nâu trên cánh và rất lớn. ( Bài đã đăng trên Tạp chí VNHS số 302 tháng 11 năm 2018)
Nguyễn Văn Cảnh