Lan Đai Châu Thái Lan / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Phân Biệt Lan Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái

Lan đai châu trong khoa học

Lan đai châu trong các nghiên cứu khoa học có tên tiếng anh là Rhynchostylis gigantea. Đây là cây lan được phát hiện lần đầu năm 1896 bởi Lindley. Lan đai châu sống trong rừng bám vào các thân cây trong rừng, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng Việt Nam, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của vùng Assam.

Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến, xuân về; chính vì thế mà được mọi người ưa chuộng.

Nhận biết lan đai châu qua thân lá

Lan đai châu (ngọc điểm, nghinh xuân) có đặc điểm nhận biết cực kì dễ dàng. Đai châu có lá cực dày và mọng nước. Dọc lá có những vệt màu trắng chạy dài từ cuống lá đến đầu lá. Đầu lá đai châu thường tù, không nhọn và chia thành hai thùy. Vì lá đai châu cực dày và chứa nhiều nước nên đai châu rất nặng.

Đai châu có những chiếc rễ cực to, cây nhỏ rễ thường nhỏ bằng đầu đũa, cây to có khi có rễ to bằng đuôi đũa hay bằng chiếc bút bi Thiên Long. Đầu rễ đai châu thường có màu xanh nhạt ( trong điều kiện thiếu nắng) hoặc tím (trong điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng).

Đai châu thường lớn cực chậm, mỗi năm chỉ cho ra từ 3-4 là là căng. Chính vì thế chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cây đai châu có thân ngắn chứ không thể dài được như quế hay tam bảo sắc. Đai châu có rễ bám vào giá thể rất chặt để hút nước và ít khi rễ vươn ra bên ngoài nhiều, trừ khi môi trường bên ngoài ẩm hơn cả giá thể.

Nhận biết đai châu qua mặt hoa

Về hoa lan đai châu, có lẽ có khá nhiều người nhầm lẫn đai châu với các loại lan khác như ngô đồng (hình thái thân lá khá giống nhau) hoặc sóc lào, sóc ta, đuôi cáo ( những chùm bông màu trắng tím khá giống nhau).

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái như thế nào?

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng lớn, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người nhầm lẫn với đai châu rừng.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua thân lá

Đai châu Thái được nuôi trong môi trồng trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, chính vì thế nó phát triển rất nhanh mà không bị mất lá chân hay xước xát gì. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái có lá thường ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít nhau. Đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển, chính vì thế đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ, lá thường có màu sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. . Đai châu thái có lá xếp khít nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu đen hay được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời mà thôi, nếu bán kèm chậu thì cũng chỉ là người quen để cho.

Đai châu Thái khi mua người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cho hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái từ 4 đến 5 cặp lá là bắt đầu có thể cho hoa nhưng với đai châu rừng, 3-4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau cực xanh tốt thì đó 90% là đai châu thái.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Đai châu Thái cho nhiều mặt hoa khác nhau với màu sắc biến thiên cực kì đa dạng như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài như lan đai châu rừng.

Mặt hoa đai châu rừng chỉ có 1 màu trắng đốm tím mà thôi, tuy nhiên lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên nhẵng mặt bông khác biệt do vùng miền

Một số mặt hoa đai châu công nghiệp:

Lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy lan đai châu được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu công nghiệp thơm?

Có nhiều người nói rằng đai châu rừng thơm, đai châu công nghiệp thì không thơm. Tuy nhiên trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng, nhiều khi châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái. Có lẽ dựa vào hương thơm thì đây không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Nguồn: Chamlan.com

Hoa Lan Đai Châu

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LAN ĐAI CHÂU

GIÁ THỂ TRỒNG LAN ĐAI CHÂU

Bà con có thể ghép những cây lan đai châu lên trên những cây gỗ còn sống, tuy nhiên, để giúp những cây lan đai châu phát triển khỏe mạnh bà con có thể trồng vào những chiếc chậu hoa đẹp. Đai châu cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông,… hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Thông thường các giống đai châu có nguồn gốc khai thác tự nhiên thường được ghép vào các khúc gỗ, còn các cây đai châu công nghiệp được trồng trong chậu.

Nếu ghép gỗ: nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất.

Nếu trồng chậu: nên chọn chậu đất nung hoặc chậu gỗ (cũi), trồng bằng than củi kết hợp với dớn cọng nhỏ hoặc vỏ thông.

Cách ươm trồng lan đai châu

Để có thể ươm trồng lan đai châu ở 2 vùng miền khác nhau bà con có thể tham khảo cách ươm trồng sau đây:

Ươm trồng đai châu ngoài Bắc: Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân – Hè mà ươm, vì mùa Thu – Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.

Đừng ham lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá.

Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ

Kinh nghiệm của tôi là: khi mới mua về, cắt sửa chỗ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày.

Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. 2 tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn, rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh.

Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân. Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy và chỉ ở mặt dưới lá.

Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.

Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).

Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu

Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây – loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5 ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. Tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.

Tưới B1 + chúng tôi + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường). Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + chúng tôi + 20-20-20.

Sau khi rễ dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây/chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây/chậu như cũ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rễ.

Đối với đai châu nên tưới phun sương cho tới khi thấy rễ chuyển sắc, tưới 2-3 lần/ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày. Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống. Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả – an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rễ mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.

HÌNH ẢNH THỰC TẾ SẢN PHẨM TẠI SHOP

Cây con tại vườn dài khoảng 8-10 cm, rễ đã ổn định.

Cách Nhận Biết Lan Ngọc Điểm Rừng Và Đai Châu Thái

Trong số các loại lan rừng đa dạng, mỗi loại đều mang một nét đẹp riêng khác nhau thì lan ngọc điểm hay lan đai châu được mọi người ưa chuộng nhất. Nó không những có dáng cây đẹp cộng thêm hoa nở thành chùm cực ấn tượng mà loại lan này còn ra hoa vào đúng dịp tết vì vậy nhiều nơi gọi đây là loài lan nghinh xuân.

Đặc điểm của lan ngọc điểm rừng

Lan ngọc điểm còn biết đến với tên khoa học là Rhynchostylis gigantea. Một trong những loài lan rừng được trồng phổ biến hiện nay và được giới chơi lan hết mực săn đón. Ngoài ra cây còn được biết đến nhiều tên gọi khác nhau như lan nghinh xuân, lan lưỡi bò, lan đuôi rồng lớn, lan tai trâu, lan Đai Châu..

Lý do loại lan này được trồng phổ biến tại vùng cao ở Việt Nam như Nam Trung Bộ hay trồng nhiều tại nước ngoài như Campuchia, Lào…bởi khả năng chống chịu bệnh tật của nó rất cao. Được đánh giá cao bởi ưu điểm khả năng chống chọi với hầu hết các loại sâu bệnh. Vì thế đây là loài lan rừng rất dễ trồng.

Nhận biết lan ngọc điểm rừng và đai châu Thái

Cây lan ngọc điểm rừng cho hoa màu trắng điểm thêm những chấm tím đỏ, dáng cây khá lớn với những chùm hoa dài và cong khoảng 20 phân, chùm hoa to ngang khoảng 3 phân, tỏa ra hương thơm ngát và có thể chơi hoa lan hàng tháng trời mới tàn. Lan ngọc điểm nở hoa vào dịp Xuân Tết Nguyên Đán đặc biệt nên nó còn được ưu ái gọi với tên hoa Nghinh Xuân. Loại cây này mọc phổ biến trên cả nước vì vậy chúng ta có thể chiêm ngưỡng giống lan rừng đẹp mê mẩn này suốt từ Nam chí Bắc.

Lá cây dạng to bản mọng nước và cực kỳ dày có sọc dọc theo gân lá, đầu lá thường tù, không nhọn và chia thành 2 thùy, hoa lan có 4 màu: đỏ khoang trắng và đỏ thẫm, hồng chấm tím, màu cam, trắng tuyền. Lan đai châu có rễ cực to và bám chặt vào giá thể để hút nước. Rễ thường có màu tím nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc mang màu xanh nhạt nếu sống trong điều kiện thiếu nắng.

Lan Đai Châu có 2 loại là đai châu rừng và đai châu Thái được ra đời bằng phương pháp công nghiệp nuôi cấy mô. Về cách phân biệt hai loại lan ngọc điểm này như sau

– Về lá cây: Lan đai châu Thái trồng trong môi trường độ ẩm và nhiệt độ kiểm soát nên nó phát triển cực nhanh mà lá cây xanh mướt mà không bị xước xát gì. Đai châu Thái có lá ngắn, bản to và xếp khít nhau.

Trong khi lan ngọc điểm rừng thì có lá dài, bản nhỏ, sáng màu do tiếp xúc với nhiều ánh nắng, lá xếp thưa hơn và ít đẹp hơn đai châu Thái vì có nhiều vết xước do khai thác và vận chuyển. Vì vậy đai châu rừng khi mới về thường xấu hơn.

– Về mặt hoa: Đai châu rừng cho hoa chỉ có một màu trắng đốm tím thôi, lượng chấm tím cũng ít. Ngược lại đai châu Thái lại cho hoa cực kỳ đa dạng về màu sắc, hương thơm.

– Hoa nào thơm hơn? Nhiều người nói lan rừng thơm hơn tuy nhiên trên thực tế hai loại lan ngọc điểm này đều có hương thơm đặc trưng riêng, đôi lúc châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái.

Lan Ngọc Điểm – Đai Châu

Trong chuyến viếng thăm Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl Blume một nhà thảo mộc học người Đức lai Hòa lan đã tìm thấy loài lan đẹp đẽ này. Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis.

1. Tên gọi và nguồn gốc

Ngọc Điểm – Rhynchostylis (rink-oh-STY-lis) viết tắt Rhy.

Trong chuyến viếng thăm Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl Blume một nhà thảo mộc học người Đức lai Hòa lan đã tìm thấy loài lan đẹp đẽ này. Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis. Tên này dùng theo tiếng La tinh gồm 2 chữ: Rhynchos = beak = mỏ và chữ stylos = pillar = cột trụ để tả theo hình dáng của trụ hoa.

2. Hình dáng hoa Đai châu – Ngọc điểm

Có nhiều cách để phân loại hoa ĐAI CHÂU, thông thường nhận dạng qua hình dáng và kết cấu của bông hoa mà phân ra loại hoa cánh mai và ba tiêu.

– Hoa cánh mai: Hoa đẹp và là sự lựa chọn số 1

– Cánh ba tiêu: Thường ít người lựa chọn, tuy nhiên nếu có để thưởng thức mùi hương cũng tốt.

Tiêu chí của một bông ĐAI CHÂU đẹp: Có nhiều quan điểm khác nhau để trả lời chung một câu hỏi: thế nào là một bông ĐAI CHÂU đẹp? Sau đây xin giới thiệu một số quan điểm

Quan điểm của anh Hồ Thế Như Loveylan:

1. Là bông của một cây khỏe,phát triển đều kết hợp với cây và lá,như rễ dài,to,khỏe đang đà phát triển, lá sau to hơn lá trước,không bị sâu bệnh,cây khỏe phải sai hoa,cần hoa phải dài tương đương với lá hoặc hơn…..đây chính là điều em muốn nói ở bài trên (đẹp theo tiêu chuẩn)

2. Xét riêng hoa,không phân biệt hàng rừng tự nhiên hay gieo hạt,cây khỏe hay cây yếu,lá to hay lá dài,cần hoa dài hay ngắn…chỉ cần lấy những tiêu chuẩn sau để định hướng: kết cấu hoa,độ tương phản màu sắc giữa lưỡi và cánh,kết cấu những chấm tím trên cánh,hương thơm,kích thước bông,độ hiếm trong rừng tự nhiên và trên thị trường. Thứ tự tiêu chuẩn nhé…

– 5 cánh mai chồng khít trắng tuyền như tuyết,lưỡi đỏ (tất nhiên khó có đỏ cờ rồi) hoặc tím, hồng tươi gần như đỏ, có hương thơm không lai tạo với giống khác, 2 cánh hoa gần bằng với 3 cánh đài, bông to bằng đồng xu 5 ngàn trở lên

– Toàn bông một màu trắng tuyền như thuyết,cánh mai chồng khít,bông to bằng đồng 5k trở lên,hàng rừng tự nhiên càng tốt (vì phải xét đến yếu tố hương thơm)

– 5 cánh có đốm hồng rải đều, to hoặc nhỏ nhưng phải hài hòa, lưỡi đỏ hoặc gần như vậy, cánh mai chồng khít, bông to bằng đồng xu 5 ngàn trở lên

3. Điều kiện sinh thái của lan Đai châu

– Nhiệt độ và độ ẩm: Lan ưa nhiệt độ từ 60-90°F tức là 15.5-32.2°C. Lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 37.8°C được nhưng cần tăng gió và độ ẩm. Đừng để lan chịu lạnh dưới 50°F tức là 10°C. Lan ưa ẩm độ cao từ 50-60% trở lên, nếu ẩm độ quá thấp, cây sẽ còi cọc không lớn được.

– Nhu cầu nước tưới: Vào mùa hè cần tưới và bón nhiều khi thấy đầu rễ bắt đầu mọc ra, nhưng không cần bón phân nhiều như Vanda. Bớt tưới vào mùa đông nhất là vào thời kỳ nghỉ ngơi sau khi hoa tàn và lan cần phải có một thời kỳ khô và lạnh (rest period), nếu tưới nhiều cây sẽ không ra hoa.

– Ánh sáng: Lan chỉ cần ánh sáng cao hơn Cattleya một chút, chứ không cần nhiều ánh nắng như Vanda nghĩa là khoảng 60-70% là đủ.

4.Lựa chọn lan ĐAI CHÂU

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại lan ĐAI CHÂU, có loại hàng rời được khai thác từ tự nhiên về, có loại lan ĐAI CHÂU nhân giống công nghiệp,….tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất để lựa chọn được một cành ĐAI CHÂU có khả năng cao cho hoa đẹp đó là:

Chọn loại lá bề ngang tương đương lòng bàn tay,dài tối thiểu 45cm-55cm Dù lá xếp (lá ngắn) hay lá lướt (lá dài, thường hay bị vặn xoắn) cũng phải dày vừa đủ(loại lá xếp ngắn nhiều khi dày quá hoa không được đẹp lắm)gân lá nổi rõ dọc theo chiều dài lá;đầu lá uốn cong như sừng châu.

– lá dài và rất mỏng thường đi với bản lá chỉ bằng 2 ngón tay, loại này sẽ cho hoa không đẹp, chỉ nên để chúng ta tập cấy ghép nghiên cứu mà thôi

– lá dày to bản bằng bàn tay xếp khít nhau-hoa cũng ít khi được đẹp, được cái màu trắng rõ nét nhưng kèm theo đó là môi hay bị nhạt màu

– lá xếp bình thường bản lá to,sống-gân nổi rõ đầu lá uốn cong giống hình sừng châu nên có ít nhất 1 giò trong vườn nhà