Lan Đai Châu Bị Thối Ngọn / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Bị Thối Nhũn Lá Hồ Điệp Đai Châu

– Thối nhũn hay thối mềm là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho vườn lan. Nhất là vào mùa mưa.

– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là lan bị thối nhũn lá có vết bệnh có mùi rất hôi thối, khó chịu và nồng nặc.

– Với những giống lan lá mọng nước như Hồ Điệp, Ngọc Điểm (Đai Châu), trên lá xuất hiện bọng ngậm nước (như vết bỏng). Bao quanh vết loang là quầng vàng, bệnh trở nặng, nhớt, chảy nước (khác với thán thư gây ra do nấm, vết bệnh thán thư khô, còn vết bệnh thối nhũn gây ra do vi khuẩn ướt hơn).

Lan bị thối nhũn lá Hồ Điệp Đai Châu

– Trên Vanda, Hoàng Hậu bệnh xuất hiện trên lá với những mảng màu nâu, khô dần và chuyển qua màu đen lõm xuống.

– Trên lan Hài, bệnh thường xuất hiện ở nách lá, đọt non rồi lan dần về phía ngọn, xuất hiện những đốm ngậm nước màu nâu vàng, dần qua nâu đỏ, trũng xuống.

– Để lâu, bệnh lây lan rất nhanh, lan dần về thân, rễ.

– Do vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập qua các tổn thương trên lá (xước, gãy dập, côn trùng hút chích..).

– Bệnh sinh sôi và phát triển nhanh trong điều kiện nóng ẩm. Độ thông thoáng vườn kém hay nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến lan bị thối nhũn lá.

– Khi phát hiện ra bệnh, lập tức cách ly cây bệnh, tốt nhất cắt khoét bỏ phần bị bệnh (cách 2 cm), sát trùng vết cắt bằng bôi vôi, hoặc Ridomil Gold pha sệt. Sau đó phun thuốc chứa Amoni bậc 4 như cho cả vườn (ướt đều 2 mặt lá và giá thể). Với cây chớm xuất hiện đốm bệnh nhỏ, có thể bơm thuốc trị thối nhũn vào ống và tiêm vào vị trí đốm bệnh. Giảm độ ẩm, cắt nước 1-2 ngày cho cây bệnh, không bón phân giàu đạm.

– Với cây đã bệnh quá nặng, tách châu khỏi chậu, cắt bỏ phần rễ, lá bị bệnh, bôi keo liền sẹo (; ) hoặc vôi, treo ngược cây nơi thoáng gió, ít nắng. Sau khi cắt nước 1 ngày, pha thuốc điều trị thối nhũn ra chậu, ngâm cây 10-15 phút. Treo cây lên để ráo. Sau vài ngày khi vết bệnh khô có thể phun sương giữ ẩm (hòa thêm b1 kích rễ). Tiến hành trồng lại vào chậu mới khi cây đã ổn định.

– Bệnh có thể lây lan khi tưới nước, nên lưu ý vấn đề này.

– Không tưới nước vào giữa trưa, đêm muộn gây úng nước, ướt sũng chậu. Giá thể phải thoáng rễ, không quá ngậm nước.

– Đảm bảo độ ẩm và độ thông thoáng vừa phải cho vườn. Mùa mưa giảm tưới và hạn chế bón phân giàu đạm. Mùa nóng không tạo môi trường quá ẩm ướt.

– Phun định kỳ thuốc phòng trừ bệnh thối nhũn.

– Physan 20SL (nếu có thể tìm mua, dùng hàng Mỹ sẽ hiệu quả nhanh hơn) chứa Amoni bậc 4 đặc trị thối nhũn, pha 2ml/ lít nước.

– hoạt chất Axit Oxolinic 20% ,pha 1,5-2g/ lít nước, phun ướt đều cây.

– Ridomil Gold pha 6-7g/ lít nước phun ướt đều cây hoặc quét trực tiếp lên vết bệnh.

– Dithane M-45 pha 1g/ lít nước, có thể bôi trực tiếp thuốc vào vết thối nhũn.

– hoạt chất Streptomycin sunfat 40%, dạng viên sủi, 1 viên pha vừa đủ cho 16-20 lít nước.

– hoạt chất Kasugamycinức chế vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh loét, thối nhũn, pha 2-3 ml/ lít nước, có thể kết hợp thêm hoặc tăng hiệu quả.

– Trên đây là một số thuốc phòng trị bệnh thối nhũn với tính kháng khuẩn cao, hiệu quả nhanh. Ngoài ra có thể phun nước vôi trong giúp phòng ngừa bệnh thối nhũn khá hiệu quả.

– Phun phòng bệnh 10-14 ngày/ lần vào mùa mưa; 2-3 tuần/ lần vào mùa khô.

Lan Bị Thối Ngọn Và Cách Xử Lý

Bệnh thối ngọn

Bệnh thối ngọn do nấm Sclerotium rolfsii, Sacc. Gây ra còn gọi là bệnh hạt cải. Nấm bệnh có phổ ký chủ rộng trên nhiều cây trồng, thường gây chết rạp giai đoạn cây con.

Bệnh thường xẩy ra ở vùng nhiệt đới lẫn ôn đới; gây hại nặng trong mùa mưa ẩm. Giống Vanda và Ascocenda rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh này thường lan truyền bằng những hạt nấm màu nâu vàng, nhỏ và giống như hạt cải, tiềm sinh ngay trong giá thể. Gặp điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thích hợp nấm bệnh ký sinh ở cây lan. Thông thường nấm xâm nhập và tạo vết bệnh ở cổ rễ hoặc chồi ngọn, làm cây héo khô, lá vàng, rễ bị khô mục và cây chết dần. Bệnh này có đặc trưng là phần cây bệnh luôn luôn chuyển sang màu vàng, thối, sau đó biến thành màu nâu và khô đi; trong điều kiện nóng và ẩm có thể thấy những hệ khuẩn ty màu trắng và các hạch khuẩn màu nâu vàng.

Phòng bệnh

Phòng bệnh là chính; không dùng chậu và giá thể chưa khử trùng. Không nhập chung cây ở ngoài vào vườn nếu chưa qua thời gian cách ly theo dõi. Giữ cây lan cao khỏi tầm nước bắn từ đất. Những cây con nuôi trồng trong vườn phải có mái che trong suốt mùa mưa, tránh bị mưa rơi trực tiếp vì cây con rất dễ nhiễm bệnh.

Trị bệnh lan thối ngọn

Bệnh rất khó trừ do những hạch nấm tiềm sinh rất lâu trong giá thể. Khi thấy dấu hiện bệnh xuất hiện phải cách ly cây bệnh. Bệnh nặng thì loại bỏ cây bệnh và giá thể, phơi khô rồi đốt hoặc chôn sâu trong đất. Bệnh nhẹ mới chớm có thể phun hoặc nhún chìm cây và chậu khoảng 30 phút trong thuốc Thiophanate methyl với các tên thương phẩm là Vithi-M-70 BTN, Topsin-M-70 WP, Thio-M 70 WP, Top 70 WP… ở nồng độ 1 – 2 phần ngàn (1-2 gam thuốc trong một lít nước). Phun từ 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày; cũng có thể phun phòng với thuốc và nồng độ nêu trên vào thời điểm bệnh thường phát sinh nặng trong năm; phun 2 – 3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Tại sao nên chọn lan giống tại Trung tâm chúng tôi?

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Thông tin địa chỉ mua hàng

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/gionglancaymo

Hotline: 0967 614 066

Phạm vi giao hàng:

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Cách Chữa Lan Hồ Điệp Bị Thối Ngọn, Thối Lá Như Thế Nào?

Nhận biết lan hồ điệp bị thối ngọn và thối lá

Cần phải phân biệt chúng với bệnh lan hồ điệp bị vàng lá, héo lá để việc xử lý dễ hơn. Và cần quan sát kỹ thường xuyên để nhận thấy chúng xuất hiện và tìm cách loại bỏ nhanh chóng.

Đặc điểm của Hoa Lan Hồ Điệp bị thối lá chính là những đốm nhỏ xuất hiện li ti sau mưa khi độ ẩm tăng cao. Những đốm này như những bọng nước rộp lên. Sau đó chúng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ lá và ngọn. Màu sắc lá từ màu xanh dần chuyển sang hơi ngả vàng và sau cuàng là màu nâu ngậm nước. Sau đó chúng sẽ dần bị thối nhũn ra và sinh ra những mùi cực kỳ khó chịu. Sức lây lan nhanh của bệnh thối lá lan này có thể khiến cây bị thui chột và chết nhanh chóng.

Bệnh lan hồ điệp bị thối lá do đâu?

Căn bệnh này được cho là do loại vi khuẩn Erwinia carotovora sinh sôi và phát triển tạo ra. Chúng xâm nhập vào lá, thân lan thông qua các vết thương hở trên thân lá. Rồi sau đó phất triển và nhân rộng ra khắp các lá, thân trên cây.

Những vết thương hở trên cây có thể do những loại côn trùng cắn như sâu, bướm, rệp. Ngoài ra cũng có thể do con người sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng cho lan mà không sát trùng kỹ.

Một lý do nữa khiến cho lan hồ điệp bị nhũn lá có thể do yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Mưa gió khiến cho thân lan bị gãy, bị xước. Đây là cơ hộ để cho vi khuẩn Erwinia carotovora một cách khá nhanh chóng.

Thời điểm nào hồ điệp bị nhũn lá nhiều nhất?

Khi thời tiết thay đổi dẫn tới việc độ ẩm trong không khí tăng cao là môi trường thuận lợi cho loại vi khuẩn này xuất hiện. Đặc biệt là sau những cơn mưa hoặc do việc tưới bón không đúng cách của chủ nhân. Dẫn tới chậu lan, thân lan, lá lan phải tiếp xúc quá nhiều với môi trường ẩm ướt. Vì thế mà tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Cách chữa lan hồ điệp bị thối lá

Khi lan hồ điệp bị úng nhũn lá thì đừng nên lo lắng. Việc đầu tiên chính là loại bỏ những lá bị thối, bị nhũn này. Kết hợp với việc dừng tưới nước để xử lý tránh việc chúng có thể lây lan rộng hơn.

Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng như Fundazol 50WP, Starner 20WP, Benlate 50WP, New Kasuran BTN… để xử lý. Pha thuốc theo hướng dẫn với từng loại thuốc tương ứng rồi sau đó phun, xịt lên các phần của cây đã bị ảnh hưởng. Chú ý phải đảm bảo moi trường của chúng bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì thế mà nên phụt lên chậu hoặc giàn treo để tiêu diệt toàn bộ.

Khi cây lan hồ điệp bị nhũn, úng lá quá nặng thì chúng ta cần xử lý quyết liệt hơn. Rất có thể vi khuẩn này đã xâm nhập vào hệ thống giá thể lan hoặc chậu trồng lan. Vì thế mà cần thay chậu, thay giá thể và khử trùng cho lan một cách nhanh nhất. Đây là cách làm hữu hiệu mà bạn cần nắm rõ.

Loại bỏ toàn bộ giá thể cũ và chậu cũ khỏi lan.

Thân lan mới sau khi cắt bỏ toàn bộ thân, lá rễ thối thì nên sát trùng 1 lần nữa bằng các dung dịch ở trên. Ngâm trực tiếp vào các dung dịch này để đảm bảo chúng được loại bỏ hoàn toàn.

Giá thể cũ bỏ đi cách xa khu vực vườn chăm lan.

Chậu cũ và chậu mới cũng nên ngâm vào dung dịch này. Chậu cũ nên phơi khô và tạm dừng trồng lan vào đó.

Trồng lan mới vào chậu theo những hướng dẫn ở của chúng tôi.

Khử trùng khu vực trồng lan, giò treo khung lan bằng cách lâu rửa sạch. Sử dụng dung dịch Formol tỉ lệ 2% để lau chùi.

Tiếp tục phun tiếp cho tất cả sau đó 5-7 ngày.

Cách ly giò lan bị thối lá, thối ngọn ra 1 khu vực riêng biệt cho tới khi tình trạng ổn định hơn.

Phòng tránh lan hồ điệp bị thối ngọn, thối lá như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên chúng ta ưu tiên xử lý bằng phương pháp phòng bệnh. Như thế sẽ đem lại hiệu quả một cách tốt nhất.

Xử lý giá thể, chậu trồng lan, thân lan trước khi trồng

Tiến hành khử trùng hoàn toàn những phần này. Giá thể và chậu có thể ngâm qua nước vôi trong và rửa sạch lại bằng nước. Sau đó phơi khô rồi mới đem ra sử dụng. Chú ý với các loại giá thể xơ dừa, than củi và vỏ thông. Đây có thể là nơi có những loại vi khuẩn gây bệnh này sinh sôi.

Xử lý các dụng cụ trồng, ghép, cắt lan

Những dụng cụ trồng lan cũng cần phải xử lý cẩn thận trước khi tiến hành cắt thân lá. Ngâm vào dung dịch sát trùng chuyên dụng Benkona là hiệu quả. Đây là dung dịch cần có đối với những người chăm sóc lan.

Quan sát và chăm sóc thường xuyên

Nên chú ý quan sát giò lan sẽ hạn chế được hồ điệp bị thối lá, nhũn lá. Nhờ phát hiện sớm thì sẽ có cách xử lý dễ hơn. Ngoài ra, cũng đảm bảo bệnh thối lá, vàng lá này không ảnh hưởng nhiều tới thân lan.

Chú ý các loại côn trùng, động vật gây hại như nhện đỏ, rệp hoặc các loại sên, sên trần. Đây là những động vật cực nguy hiểm cho các giàn lan.

Chú ý lượng nước và phân bón

Những phân bón có tỉ lệ đạm cao có thể là nguyên nhân gây bệnh. Vì thế cần nắm rõ thời điểm bón phân hợp lý. Hơn nữa việc tưới, phun sương cũng cần có khung giờ nhất định. Tránh việc tưới bón quá nhiều gây ra độ ẩm cao cho chậu, giò lan. Nếu giò lan đã bị bệnh thì nên tạm dừng việc bón phân, tưới nước là tốt nhất.

Lan Ngọc Điểm Đai Châu Bị Vàng Lá

Vào hôm qua (17/05/2023) blog có nhận được mail từ bạn đọc (xxxxxxxquangtrung@gmail.com) hỏi về bệnh vàng lá trên cây lan ngọc điểm đai châu, nguyên văn như sau:

“nguyễn kim khiêm xin chào các ban yêu quý hoa lan rừng cho minh hỏi một chút xíu minh mói mua một rỏ đai châu chăng hiểu mình tach chuyển sang cây nhãn khoảng 1 tuần thì bị vàng 02 lá và héo từ đầu lá vào trong đặc điểm rễ vẫn sinh trưởng đều , anh chi biết chi em cái”

Những đóm tròn màu nâu đên và chiếc lá bị vàng là dấu hiệu lan ngọc điểm bị bệnh

Do bạn không nói rõ là héo 2 lá phia dưới cùng hay 2 lá trên ngọn, trên lá bị héo có những đóm tròn màu nâu không hay như thế nào. Nên rất khó đoán xem cây ngọc điểm của bạn đang bị gì. Bạn có thể chụp hình cây ngọc điểm của bạn và gửi mail, để mọi người sẽ giúp bạn.

Nguyên nhân dẫn đến chuyện lan ngọc điểm bị vàng lá

Thực sự tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trồng việc trồng lan ngọc điểm, nhưng sau 1 năm trồng thì rút ra được ít kinh nghiệm sau:

+ Vừa chiết tách xong, thiếu nước tưới, thời tiết quá nóng…là cây bị suy kiệt vàng lá và rụng dần.Cách xử lý khi cây ngọc điểm bị vàng lá do bị sốc, thay đổi môi trường sống: Trong trường hợp này, bạn đem cây ngọc điểm ra chổ thoáng mát, tưới ít nước đến khi cây ra rễ mới rồi mới bón phân liều lượng thấp, 2-3 tuần bón 1 lần.

+ Hoặc bệnh vàng lá do nấm bệnh gây ra, như hình bên trên, lá lan ngọc điểm bị vàng lá là do bị vi khuẩn, nấm bệnh. Ở miền Tây, vào mùa mưa, nhiệt độ nóng, độ ẩm trên bề mặt đất cao nếu treo ngọc điểm quá thấp cây dễ bị thối lá. Bây giờ đã bắt đầu mùa mưa, đây là thời điểm lan phát triển vượt bậc trong vài tháng tới, nhưng cũng là giai đoạn cây lan dể thối lá. Thận trọng hơn khi sử dụng phân có độ đạm (N) cao cho cây lan.

Cách xử lý khi cây ngọc điểm bị vàng lá do vi khuẩn nấm bệnh: để cây nơi khô ráo thoáng mát, cắt bỏ chổ lá bị thối, phun thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn theo liều lượng hướng dẫn, ngưng tưới nước vài ngày sau đó phun sương duy trì sức sống cho cây.

Nếu là ngọc điểm rừng thì cây “tơ” ít bị vàng lá hơn cây già trong cùng điều kiện chăm sóc.

Cách Phòng Bệnh Thối Nhũn Trên Lan Đai Châu (Ngọc Điểm)

Một số đặc điểm bạn cần lưu ý về cây lan Ngọc điểm: Lan Ngọc điểm chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Độ ẩm càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên nên nhớ rằng giá thể trồng lan Ngọc điểm là phải thật thoáng.

Nhu cầu nước cho cây Ngọc Điểm:

Nhu cầu ánh sáng và nắng đối với lan ngọc điểm: Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.

Lan ngọc điểm mua từ rừng về nếu là hàng rừng chưa thuần thì các bạn phải qua quá trình cắt tỉa các lá hư thối và rễ cũ, ngâm thuốc kích thích và để vào chỗ râm mát khoảng 15-30 ngày chờ cho lan ra rễ rồi mới đem ghép vào giá thể.

Chú ý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm

Vào đầu mùa mưa, lan ngọc điểm hay bị thối nhũn, nhất là những lá bên dưới gần gốc. Lá ngọc điểm bị vàng úa, xuất hiện từ trung tâm lá lan dần ra mép lá. Đồng thời xuất hiện nhiều đốm màu đâu viền màu vàng sáng. Vết bệnh ẩm ướt, khi sờ vào thấy ướt tay.

Cách xử lý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:

Trước tiên, bạn đem cây ngọc điểm đang bị bệnh này ra nơi khác, điều này sẽ hạn chế đươc bệnh lây lan sang các cây khác. Nơi treo cần khô thoáng, tránh việc tiếp tục tưới nước cho cây làm vết bệnh thêm trầm trọng và lây lan sang lá khác.

Bạn hãy cắt bỏ phần lá bị thối nhũn (dụng cụ cắt cần phải thật bén, nên dùng dao lam). Những lá đã bị vàng hay thối nhiều thì cắt bỏ cách chỗ thối 2cm, nên treo ngược nơi có ánh sáng.

Hạn chế tưới nước trong khoảng 1 tuần lễ. cứ sau 2 ngày có thể nhúng rễ vô nước (không cho ướt thân lá) nhầm giúp cây không bị kiệt sức.

Phòng bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:

Vào đầu mùa mưa, nếu bạn thấy trên lá ngọc điểm xuất hiện những chấm nhỏ, ngoằn ngoèo, hay những chấm màu đen hay vàng, nâu thì phải bôi vôi tôi hay sơn móng tay (loại sơn bóng không có màu) bôi lên chỗ bị lóm đốm. Phủ cả mặt trên và mặt dưới, làm như vậy làm cho bệnh không lây lan thêm, nằm 1 chổ rồi từ từ sẽ khô lại.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn hòa vào chậu nước theo chỉ định trên bao bì, sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra lại treo ngược lên cho thuốc khô dần. 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ bằng ½ chỉ định phun sương cho lan. Khi thấy cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan. Một thời gian sau cây hết bệnh, rễ bắt đầu nhú là ta có thể ghép vào giá thể cho lan.

Những loại thuốc được sử dụng điều trị thối nhũn là: Physan 20 SL, Starner 20WP, Ridomil Gold 68WG … Ngoài ra còn rất nhiều loại thuốc trị thối nhũn khác nhưng đây là 3 loại thuốc tôi đã sử dụng và thấy tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt.

Chia sẻ bài viết này!

Comments