Lan Cattleya Hắc Tùng / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Hoàng Thảo Hắc Mao

Lan phụ sinh. Thân dài 20 – 40 cm, hơi mập, lóng dài 2 – 3 cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6 – 10 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Cụm hoa ở sát đỉnh, hoa màu vàng, đường kính 4 – 4,5 cm

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo hắc mao Tên Latin: Dendrobiumn williamsonii Đồng danh: Dendrobium williamsonii Day & Reichb. f. 1869; Dendrobium wattii auct. (Guillaum. 1953, p.p.), non Reichb. f. (1888) Họ: Phong lan Orchidaceae Bộ: Phong lan Orchidales Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 20 – 40 cm, hơi mập, lóng dài 2 – 3 cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6 – 10 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Cụm hoa ở sát đỉnh, 2 – 3 hoa. Lá bắc hình mác, dài khoảng 0,5 cm. Hoa màu vàng, đường kính 4 – 4,5 cm, cuống hoa và bầu dài 2,5 – 3 cm. Các lá đài hình mác nhọn, mặt sau có một đường sống sắc không vươn tới bầu, dài 2,8 – 3 cm, rộng 0,8 – 1 cm. Cằm hình cựa, dài khoảng 2 cm. Cánh hoa hình mác nhọn, dài khoảng 3 cm, rộng 0,8 – 1 cm. Môi màu vàng, hình trứng ngược, 3 thùy, dài 3 – 3,2 cm, rộng 2,6 – 2,8 cm, ở giữa có 1 đốm lớn và 3 đường sống dọc; thùy bên hình bán nguyệt, dọc gân có lông ngắn; thùy giữa hình bầu dục, mép gấp nếp răn reo, bề mặt phủ lông dài thưa. Cột màu trắng, cao 0,6 – 0,7 cm, răng cột tù. Nắp màu trắng, đỉnh có 1 đường sống ngắn, phía trước có lông nhú.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 3 – 5. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 – 1500 m.

Phân bố:

Trong nước: Đà Nẵng (Tourane, Bà Nà), Lâm Đồng (Đà Lạt, Suối Vàng, Lạc Dương, Lang Bian, Manline). Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma.

Giá trị: Cây dùng trị bệnh thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, bị hư nhiệt sau khi khỏi bệnh. Cây còn dùng làm cảnh vì có hoa to và đẹp, môi màu vàng có bớt đỏ cam, chót hơi vàng.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật – trang 442.

Thanh Hắc Lan Dendrobium Hemimelanoglossum Guill

Khi tìm hiểu về một giống hoa lan người ta thường chỉ chú trọng để ý tới bông hoa của cây lan đó và ít khi để ý đến thân lá, nhất là về kích thước của cây đó ra sao.

Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Do đó khi nói về cây lan này trong số những cây Dendrobium của VN chỉ ghi sơ sài vài hàng và chẳng có một chút ấn tượng nào ngoài mấy chữ: Đặc hữu của Việt Namvà cái tên khoa học dài lằng nhằng khó nhớ.

Thanh Hắc lan Dendrobium hemimelanoglossum Guill

Mãi cho đến khi tới thăm vườn lan Vĩnh Mai của ông Trần văn Thu và bà Lê Kim Loan tại Định An gần đèo Prenn mới thực sự nhìn thấy tận mắt cây lan này.

Trong vườn đầy những hoa lan Long tu Den. primulinum, Kim điệp vẩy rồng, vẩy cá hay Tiểu kim điệp tên khoa học là Den. aggregatum, Den. capillipes, mới thấy những chùm hoa nhỏ lơ thơ như nhành liễu, chúng tôi sững sờ trước kích thước nhỏ bé của cây lan.

Năm 1957 André Guillaumin một khoa học gia người Pháp đã tim ra cây lan này tại Lâm đồng, Đà Lạt. Chẳng hiểu theo chữ nghĩa la tinh ra sao và vì lý do nào ông đã chọn cái tên dài lòng thòng: Dendrobium hemimelanoglossum. Giới sưu tầm hoa lan gọi đây là một cái tên Jaw breaker = vỡ hàm, thực là khó nhớ dù rằng đã lẩm nhẩm đọc đi, đọc lại 4-5 lần vẫn còn trật lất.

Tên Việt theo Phạm hoàng Hộ, Dương đức Huyến, Nông văn Duy gọi là Hoàng thảo phi nữ, Trần Hợp gọi là Hoàng thảo thõng, nhưng giới chơi lan tại Đà lạt như Ngọc Lý Hiển, Lê trọng Châu v.v… gọi là là Thanh hắc lan. Chúng tôi thấy tên Thanh Hắc lan này khá hay và tả đúng với mầu sắc của cây lan hơn.

Thanh Hắc lan thường mọc ở Di Linh và Lâm Đồng trên cao độ 800-1500 m. Đây là một giống phong lan thân cao chừng 10-15 cm. Lá 4-5 chiếc, dài 6-8 cm, ngang rộng 1-1.50 cm. Chùm hoa dài từ 30-60 cm mọc ở các đốt gần ngọn, có khoảng 15-20 hoa to chừng 1 cm, lưỡi hoa có thứ có mầu vàng xanh và có thứ mầu đen. Hoa nở vào mùa Xuân có hương thơm nhẹ.

Lan đòi hỏi cách trồng như sau:

NHIỆT ĐỘ Từ 60-85°F hay 15-30°C.

ÁNH SÁNG Từ 2500-3000 ánh nến.

ẨM ĐỘ Từ 50% trở lên.

VẬT LIỆU TRỒNG Người ta có thể trồng trong chậu với vỏ thông, than v.v… hay trồng trên một miếng cây dương xỉ.

TƯỚI NƯỚC, BÓN PHÂN

Vào mùa hè khi hoa đã tàn, cây non mọc chừng 10 cm tưới thật nhiều và bón phân 15-15-15 với ½ thìa cà phê cho 4 lít nước mỗi tuần 1-2 lần tùy theo nhiệt độ và độ ẩm. Nếu trồng trên mảnh vỏ cây, nên tưới mỗi ngày một lần. Sang thu, cây ngưng mọc, tưới thưa đi và ngưng hẳn việc tưới bón khi cây rụng lá vào Thu-Đông. Đầu mùa Xuân khi cây non hoặc khi mầm hoa bắt đầu mọc, tưới sơ qua và tưới mỗi tuần một lần khi hoa nở.

Xa quê hương gần nửa cuộc đời, mộng ước trở về nơi chôn rau cắt rốn, sống bên vườn lan ao cá bất thành vì con cháu đã mọc rễ chùm rễ phụ ở nơi chốn tạm dung này. Thôi đành thả hồn về dĩ vãng và trải niềm nhớ nhung qua những cây lan thân thương, yêu quý của quê nhà.

Duyên Tùng ( Tùng Cối )

Cây Duyên tùng hay Tùng Cối : thân màu vàng nâu, da sần sùi, có nhiều vết nứt (nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ), lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng (nên khó uốn chi), cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo.

Lá cây phát triển thành từng búi lá, nếu vị trí lá có đầy đủ nắng thì sẽ không bun ra, còn nếu lá ở trong mát (hoặc ở dưới tán lá khác) thì sẽ bun ra thành 5 lá nhỏ.

Nhân giống:

Lá cây duyên tùng là rất nhỏ so với những cây cảnh thông thường và có màu xanh tươi rất đẹp mặc dù cây này không có hoa, không quả nhưng một khi ai đã ngắm nhìn thì khó mà quên. Hình ảnh của cây duyên tùng đong đưa trong gió nhìn lên ngọn giống như những dãy đồi núi đang di chuyển…..

Đất trồng:

– Chiết cành: Áp dụng đối với những cành lớn. Nếu chiết thời gian tiên hành tốt nhất vào tiết đông chí (giữa mùa đông) và cắt vào mùa xuân– Giâm cành: Chọn những cành bằng chiếc đũa trở xuống.Thời điểm tiến hành vào mùa phát triển (miền bắc là mùa xuân)– Ngoài ra nếu muốn nhân giống với số lượng lớn ta có thể dùng phương pháp giâm ngọn: Chọn những ngọn hơi già, chấm thuốc kích thích ra rễ và giâm trong khay cát.

Nước tưới:

Đảm bảo tơi xốp, nhiều lỗ thoáng, theo kinh nghiệm nhiều người thường dùng hỗn hợp xỉ than tổ ong, đất thịt, chất xơ (trấu hoặc mụn dừa), phân vi sinh.

Ánh sáng:

Tùng cối rất hợp với nước bể phốt, là loại cây cần nhiều nước vì vậy không nên để đất trồng khô quá và nên tưới đẫm hàng ngày.

Cần nhiều ánh nắng và nên để cây ở vị trí nắng đều.

Lưu ý:

– Hàng năm có thể bổ xung NPK vào khoảng tháng 3.– Cắt tỉa, bẻ, uốn cành vào mùa đông hoặc đầu xuân khi thời tiết se lạnh là tốt nhất, lưu ý không được lặt hết lá và đầu ngọn luôn phải để hướng lên trên một chút để hứng sương.– Lên chậu vào mùa đông hoặc đầu xuân, đánh bầu, khi trồng cắt hết rễ dập, thối, lèn đất trồng thật chặt quanh gốc, đưa chậu vào chỗ mát và tránh nước mưa vào nhiều gây thối rễ.

– Tuyệt đối không tiến hành cắt tỉa cành cùng lúc với khi sang chậu.– Rễ tùng cối có nhiều nấm cộng sinh do đó khi đánh chuyển nên lấy 1 ít đất cũ để trồng.– Theo kinh nghiệm của một số nghệ nhân chia sẻ thì cây tùng trồng trong chậu nông thì tốt hơn ở chậu sâu với cùng một môi trường và điều kiện chăm sóc như nhau.

Lan Cattleya

Trong những loại lan đẹp ấn tượng không thể không nhắc đến lan cattleya. Loại lan với vẻ dẹp kiêu sa đài các đủ sức làm cho bất cứ loại lan nào cũng bị lép vế khi đứng cạnh chúng. Đặc biệt hương thơm của những bông hoa vô cùng quyến rũ đang làm giới chơi lan xôn xao tìm mua bằng được giống lan này.

Theo như thông tin thì lan cattleya được chia làm 2 nhóm chính

Nhóm 1 lá: Loại này phần giả hành chỉ có đúng một lá và chỉ ra từ 1-2 bông hoa to khá đẹp trên một cành.

Nhóm 2 lá: Loại này mỗi giả hành có 2 lá và một chùm sẽ cho ra từ 5-7 bông hóa tuy nhiên hoa nhỏ hơn loại 1 lá.

Loại lan cattleya này có đa thân và cây mang nhiều giả hành để dự trữ chất dinh dưỡng và nước. Tuy nhiên loại lan này phần giả hành hơi thấp và mập hơn các loại lan khác. Rễ nhiều nhỏ và dài mọc căn hành bám vào giá thể. Thường phần trên giả hành sẽ có một đến 2 lá to chính giữa có một lưỡi mèo bao bọc lấy phát hoa. Hoa sẽ mọc vượt lên xuyên qua phần lưỡi mèo để trổ hoa. Thường một năm cây chỉ cho ra từ 3 giả hành.

Vẻ đẹp của chúng thì không còn gì bàn cãi. Phần lá năm cánh cùng phần môi dày to rộng nhăn phần đầu với nhiều màu phối lại cực kì đẹp. Lan cattleya tuy đẹp nhưng lại mau tàn chỉ khoảng 2 tuần. Bù lại hương thơm của chúng cực kì quyến rũ và nếu chăm sóc tốt thì cây lan có thể trồng đến 20 năm.

Tuy nở hoa đẹp nhưng việc trồng thành công loại hoa này nở hoa cũng là cả một quá trình không dễ dàng gì. Một cây bình thường thì có khi phải đến mấy năm mới cho ra hoa. Chúng ta có thể áp dụng cách tách hoặc chiết cành để trồng loại lan này nhưng cần phải có một số kĩ thuật mới phát triển khỏe mạnh được.

Cây Tùng Tháp (Tùng Kim)

Cây tùng tháp (tùng kim)- Kỹ thuật trồng và chăm sóc. Cây tùng tháp là loài cây “lạnh”, loài cây này thường được sử dụng làm cây trang trí trong ngôi nhà hoặc các khuôn viên cảnh quan. Tùng tháp cũng thường được trang trí thành “cây thông Noel” trong dịp lễ giáng sinh hàng năm. Tại Việt Nam, tùng tháp được sử dụng để trồng tại công viên, các công trình cây xanh. Tùng tháp là loại cây cảnh, chủ yếu cho dáng, thân lá. Cây không có hoa nhưng lại mang lại giá trị hình ảnh cao.

Nguồn gốc xuất xứ, tên khoa học cây tùng tháp

Tên khoa học: Sabina chinensis

Tên gọi khác: cây long bách, tùng xà, tùng kim, tùng bút…vv

Nguồn gốc: tùng tháp có xuất xứ từ các nước Châu Á, khu vực Bắc Âu. Tại Châu Á, tùng tháp xuất hiện đầu tiên tại Trung quốc và Nhật Bản. Sau đó, với giá trị trang trí cao, cây được đưa vào Việt Nam.

Tùng tháp được mọi người yêu thích và trồng ở nhiều nơi. Cây có hình dáng đơn giản, không có hoa, nhưng lại rất thu hút về hình dáng cây. Từ gốc tới ngọn cây vút thành “hình tháp”, màu sắc lá cũng rất xanh tươi.

Cây tùng tháp và ý nghĩa phong thủy

Với dáng cây thẳng đứng, cây là thể hiện cho sự ngay thẳng, hiên ngang, có thể vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Cây được ưa thích để trồng với mục đích đem lại sự mạnh mẽ và luôn vững vàng trước khó khăn thách thức!

Cây tùng tháp và những đặc điểm nổi bật

Đặc điểm thực vật

Thân: Tùng tháp có dạng bụi, cây có nhiều chiều cao khác nhau từ cây non cho tới trưởng thành. Cây thấp chỉ dưới 1m, cây cao có thể lên tới 6 đến 12m. Chiều cao trung bình được ưa chuộng để trồng tại các khuôn viên, cảnh quan thông thường là từ 2-6m. Bao bọc thân là vỏ màu nâu sần, nhưng giống như các loại tùng khác, thân tùng tháp có mùi nhựa rất thơm và đặc trưng. Thân cây lúc nhỏ, khi còn non rất dẻo và dễ uốn. Nhưng khi trưởng thành, thân cây dần trở nên cứng cáp và chắc chắn. Trên thân có nhiều cành nhỏ đan xen, thân màu nâu.

Lá: tùng tháp là cây lá kim, có màu xanh, chạm vào sẽ có cảm giác nhám tay. Tán lá rộng, lá có màu xanh mọc thẳng, thường mọc theo khóm, chùm tạo thành khối cây. Lá dạng vảy, đầu lá hơi nhọn, giữa lá có một đường tuyến bầu dục, mọc đối trên các cành. Lá của cây tùng tháp thường khó rụng. Thường cây mọc tạo thành các hình chóp, hình tháp.

Hoa: Tùng tháp không có hoa, chủ yếu cho lá và dáng.

Đặc điểm sinh thái

Tùng tháp là ưa sáng toàn phần, có khả năng chịu lạnh, nhưng lại không chịu được úng.

Là cây sinh trưởng phát triển tốt, sống được trong môi trường khắc nghiệt như: lạnh, nắng gắt.

Không cần người chơi cây phải chăm sóc quá nhiều, rất ít bị sâu bệnh.

Thích hợp với rất nhiều loại đất và môi trường sống khác nhau.

Lợi ích và ứng dụng

Tùng tháp là loại cây cảnh đẹp, giá thành rẻ, lại dễ sống nên được trồng nhiều trong các khu công viên, các công trình cây xanh công cộng, cho đến khuôn viên sân vườn các gia đình. Cây thể hiện sự vững vàng cùng màu xanh của lá, làm toát lên vẻ đẹp tươi mới, thu hút sự quan tâm của người yêu cây. Tuy không có hoa nhưng cây tùng tháp lại được nhiều người yêu thích bởi chính dáng cây tạo khối hình chóp, hình tháp ấn tượng.

Là cây rất ít rụng lá nên được trồng ở nhiều nơi. Được nhiều nhà thiết kế cây cảnh chọn, trồng sân vườn, hoặc hoàng rào.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều cây tùng tháp bonsai cũng được nhiều người yêu thích, sử dụng để trang trí thêm cho không gian sống.

Ngoài làm cây cảnh làm đẹp, tùng tháp còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thanh lọc không khí, làm sạch cho môi trường. Cây có khả năng hút các khí độc, đặc biệt là các loại khí độc từ các nhà máy.

Ngoài ra, tùng tháp còn được ứng dụng trong y khoa, được các nhà nghiên cứu đã ứng dụng để chữa một số bệnh.

Cây tùng tháp – cách trồng và chăm sóc

Cách trồng và nhân giống tùng tháp

Tùng tháp được trồng và nhân giống theo nhiều phương pháp, các phương pháp gồm có nhân giống hữu tính trồng bằng hạt, hoặc theo phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành chiết cành, giâm hom rễ…

Phương pháp gieo hạt rất ít người sử dụng, vì phải bảo quản hạt của tùng tháp thật tốt, tỉ lệ nảy mầm không cao, lại tốn thời gian chờ đợi.

Phương pháp được nhiều người sử dụng là chiết cành, giâm cành. Phương pháp này cho tỷ lệ sống cao, tiết kiệm thời gian.

Cách trồng cây tùng tháp bằng phương pháp chiết cành, giâm hom rễ:

Cành chiết hoặc giâm phải là cành khỏe mạnh, chắc và không bị sâu bệnh. Nên chiết hoặc giâm vào mùa xuân.

Có thể dùng hỗn hợp xơ dừa trộn với trấu và phân hữu cơ để làm bầu găm cành chiết sau đó cho vào bầu đất sau đó dùng nước cho bầu có độ ẩm kích thích cho cây bật mầm.

Khi cây đang còn non, nên để cây trong bóng mát khoảng 1 đến gần 2 tháng.

Khi cây đạt đến gần 30cm sức sống sinh trưởng ổn định, chúng ta mới bắt đầu đưa ra môi trường nhận nắng. Và cho đến khi cây đạt gần 90cm là có thể đem cây trồng xuống đất trực tiếp. Bán cây xoài công trình

Cây tùng tháp và cách chăm sóc

Nước: tùng tháp không cần nhiều nước, nên dùng nước vừa phải vì cây có khả năng chịu hạn tốt.Vì vậy, chỉ cần cung cấp cho cây lượng nước vừa phải. Nếu nhiều nước quá, cây rất dễ bị úng, do đó không nên tưới hoặc để cây trong tình trạng quá nhiều nước, khi cây còn nhỏ, mới trồng, chúng ta có thể tưới 2 ngày 1 lần.

Đất trồng: tùng tháp thuộc loại cây có sức sống, cây khỏe, có thể trồng được ở nhiều môi trường đất khác nhau, ngay cả trên đất axit và kiềm. Tuy vậy, nhưng khi trồng cây tùng tháp, chúng ta vẫn nên chọn loại đất thoát nước tốt, đất pha thịt để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Ánh sáng: là cây ưa sáng toàn phần, yêu cầu ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với loại cây này. Khi trồng, hoặc khi đặt cây, chúng ta nên trồng cây ở nơi hứng được ánh sáng chiếu vào nhiều nhất.

Phân bón: yêu cầu dinh dưỡng của cây là không thể thiếu, tuy nhiên cây tùng lại không yêu cầu cao. Chúng ta có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ khoảng 4 đến 5 tháng mới cần bón 1 lần. Loại phân bón chúng ta có thể sử dụng là NPK, hoặc một số loại phân bón có độ phân giải chậm.

Cắt tỉa: Việc cắt tỉa tạo dáng cho tùng tháp là việc quan trọng. Vừa tạo thế, dáng cho cây đẹp mà còn để cây nhận được ánh sáng tốt cũng như làm giảm đi sâu bệnh hại cho cây. Mua bán cây mít cổ thụ

Tùng tháp hiện đang được rất nhiều người yêu thích. Bởi cây mang đến không gian cho căn nhà, biệt thự hoặc các khu tập thể, vui chơi màu xanh tươi mới và nét đẹp cảnh quan. Không những thế, cây còn mang lại giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ và gá trị y học, điều đặc biệt hơn nữa là cây thanh lọc không khí rất tốt. Vậy nếu quý khách đang tìm chọn trồng cây cảnh, thì cây tùng tháp là một sự lựa chọn rất phù hợp.