Lam Giau Tu Nghe Trong Hoa Lan / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Làm Giàu Nhờ Trồng Hoa Súng Trong Chậu Lam Giau Nho Trong Hoa Sung Trong Chau Doc

Làm giàu nhờ t rồng hoa súng trong chậu

Đó là cách trồng hoa súng mới lạ, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam

Ông thầy bất đắc dĩ

Cái duyên với nghề trồng hoa súng của anh Ngô Văn Lãng (điện thoại số 0914080167, ngụ ở tổ 2, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) bắt đầu từ chuyến công tác ở chúng tôi cách đây 2 năm. “Tình cờ gặp giống súng quý Thái Lan, tôi liền mua 10 chậu đem về trồng thử”, anh Lãng nhớ lại. Anh Lãng khăn gói vào lại chúng tôi học hỏi kinh nghiệm lai giống, kỹ thuật chăm sóc và anh đã thành công. Cuối năm 2007, anh Lãng tăng cường nhân giống và mở rộng diện tích trồng hoa súng. Nhiều người từ Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Trị, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang… đã tìm đến “thọ giáo” cách trồng hoa súng trong chậu của anh Lãng. Và anh Lãng trở thành ông thầy bất đắc dĩ.

Cách chăm sóc hoa súng – theo anh Lãng – không quá khó: Sau khi gieo hạt giống (lấy từ cây bố mẹ) vào các chậu có sẵn bùn non, để nơi đầy đủ ánh sáng, khoảng 1 tháng sau đưa chậu sang hồ khác để dễ chăm sóc. Phân bón cho hoa súng là bánh dầu. 3 tháng sau ngày “ra riêng”, hoa súng đã có thể xuất ra thị trường. “Loại hoa súng có nguồn gốc Thái Lan này ra hoa liên tục, rất lâu tàn. Hoa màu trắng nở vào ban đêm, hoa tím và vàng nở vào ban ngày. Hương hoa rất thơm, đặc biệt có bông trổ rất nhiều cánh”, anh Lãng nói. Hiện anh còn trồng thêm hoa sen có xuất xứ từ Nhật Bản, thời gian thu hoạch chỉ trong 3 tháng.

Hiện mỗi ngày anh Lãng cho xuất 30 – 50 chậu súng và gần 20 chậu sen. Với giá mỗi chậu hoa súng là 25 ngàn đồng/chậu, sen là 40 ngàn đồng/chậu, mỗi ngày anh thu vài triệu đồng. Hoa súng của anh đẹp, khỏe nên tiếng lành đồn xa, trong số người đến mua có cả ở Hà Nội, chúng tôi và nhiều tỉnh khác . Đặc biệt, những đợt cao điểm như Tết hay các dịp lễ, số lượng hoa trong vườn luôn không đủ đáp ứng nhu cầu. Với thành công này, anh Lãng được Phòng Kinh tế quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng tuyên dương là một trong những gương điển hình sản xuất giỏi của quận.

Hoa súng xuất ngoại

Còn với ông Ông Văn Trinh (Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), người trồng súng cũng khá nổi tiếng ở Đà Nẵng, chuyến đầu tiên xuất hoa ra Hà Nội là kỷ niệm đáng nhớ. Lần ấy không may chiếc xe tải bị đổ nhào, hoa súng nằm la liệt khắp nơi. Các phóng viên, nhà báo đến chụp hình lia lịa vì thấy “hiện tượng” lạ, ông Trinh kể lại. Trong rủi có may, từ lần đó, nhiều người biết đến ông hơn. Thế là các mối mua hàng cứ lần lượt đổ về tìm ông Trinh để mua cho được loại hoa súng ông trồng.

Đến nay, nơi tiêu thụ hoa súng của ông không chỉ dừng lại ở các tỉnh thành lân cận, mà vươn đến Thái Lan. Cứ khoảng 2 – 3 tháng, một đợt trồng và xuất hoa súng, khách lại tìm ông để lấy hàng. Giá một chậu hoa súng tại thị trường trong nước là 20 ngàn đồng, tại Thái Lan là 50 ngàn đồng. “Thị trường Thái Lan khó tính, yêu cầu phải trồng hoa súng với phân thủy sinh và cát. Do vậy, công trồng và chăm sóc nhiều hơn, nhưng nhờ vậy giá cũng cao hơn”, ông Trinh nói thêm.

Có được đầu ra ổn định, doanh thu của ông Trinh bình ổn mức 8-9 triệu đồng/đợt. Nhiều hộ trong phường được ông hướng dẫn cách trồng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. “Kiếm được tiền trong không gian an nhàn, thanh tịnh của cỏ cây cũng là một niềm vui không nhỏ…”, ông Trinh chia sẻ.

Nguồn Internet

Kỹ Thuật Giảo Cổ Lam

   Sau khi giâm xong, dùng bình ô doa tưới nước đều mặt luống. Lượng nước tưới cho đất ẩm (ngày 2 lần sáng sớm và chiều mát), làm giàn mái che để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa to làm cây bị thối. Dùng Pisomix – Y15 (ra rễ cực mạnh), hòa loãng 10g cho 1 bình ô doa 10 lít tưới đều cho 5 – 7m vườn ươm và cứ 5 ngày tưới lại 1 lần, tưới từ 3 – 4 lần. Sau giâm 15 – 20 ngày, tưới bổ sung dinh dưỡng bằng nước phân lân (hoặc NPK) loãng (5kg /1 sào 360 m2). Ngừng bón phân vô cơ trước khi bứng cây con ra trồng khoảng 10 ngày.

                                           Kỹ thuật chăm cây trưởng thành:    Sau 15-20 ngày các hom cây non sẽ ra rễ và phát triển bình thường . Trong thời kỳ này ta chỉ cần chăm sóc cây non bình thường , kết hợp các yếu tố cung cấp nước đầy đủ để giữ độ ẩm cho cây phát triện , Ngoài ra ta có thể kết hợp làm cỏ , xới đất nhẹ trên bề mặt cho đất tơi xốp để cây trồng nhanh bén rễ , phát triển nhanh hơn Kết hợp làm diệt sâu bọ cho cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển .

Kỹ thuật thu hoạch cây:  Cây Giảo cổ lam sau 4 – 5 tháng kể từ ngày trồng (tuỳ theo tốc độ sinh trưởng và phát triển về khối lượng dược liệu của cây trên từng thửa ruộng) có thể tiến hành thu hoạch dược liệu. Một số lưu ý về kĩ thuật thu hoạch :

Không thu hoạch sau những đợt mưa dài, khi đó hàm lượng hoạt chất thấp và tỷ lệ dược liệu tươi/khô rất cao, phơi lâu khô. Nên thu hoạch vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu xanh đẹp.

Nên thu hoạch sau khi bón phân ít nhất 3 tuần. Không được thu hoạch sau khi bón phân vì như vậy sẽ còn tồn dư đạm nitrat trong dược liệu, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.

Thu hoạch: Cắt toàn bộ cây, chỉ để lại phần gốc cây cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm để cây có điều kiện tiếp tục tái sinh cho thu hoạch lứa sau.

Năng suất trung bình đạt 82,8 – 120 kg dược liệu khô/sào bắc bộ (360 m2)/lứa cắt, tương đương 2.300 – 3.000 kg dược liệu khô/ha/lứa cắt.

Cây thu hoạch về rửa sạch hết đất, nhặt sạch cỏ dại và các chất lẫn tạp, để ráo nước, băm khúc dài khoảng 3 – 3,5 cm, rãi mỏng trên bạt sạch, phơi dưới nắng to, thường xuyên đảo đều đến khi dược liệu khô đạt độ ẩm khoảng ≤ 12% là được.

Chúc bà con thành công!

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  – 0432161283/ 0942760699

Email: giongcaytronghvnn@gmail.com

Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

# 1【Hướng Dẩn】Cách Chăm Sóc Cây Hoa Lan Long Tu

Cây hoa lan long tu là giống cây hoa đẹp, thường nở từ mùa xuân cho tới mùa hạ, cây lan long tu có tên tiếng anh là: (Dendrobium primulinum) hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng với mùi rất dễ chịu, màu sắc hoa tươi sáng.

Đặc điểm của cây lan long tu

Cây hoa lan long tu là giống hoa lan thường mọc ở các vùng núi với độ cao từ 500-1000m, cây có đặc điểm rụng lá vào mùa đông, với thân dài từ 30-50cm, buông thõng xuống. Lá lan long tu dài từ 8-10cm, rộng chừng 2cm. Hoa lan long tu thường có từ 1-2 chiếc ngang to 5-8cm, mọc từ các đốt của thân đã rụng lá và nở vào mùa xuân. Hoa lan long tu nở khoảng 2 tuần lễ mới tàn và có hương thơm dễ chịu. Những cây lan long tu thân dài mang nhiều sắc tím sẽ cho hoa màu tím đậm, thơm hơn loại thân trắng hoa cánh vàng.

Cây lan long tu là giống lan cực kỳ dễ trồng và chăm sóc, là giống cây phổ biến ở hầu hết các nhà vườn hiện nay dù nhiều nắng hay là ít nắng thì cây vẩn phát triển tươi tốt 100% hay nắng ít 40% (dĩ nhiên tối ưu nhất vẫn là treo dưới 1 lớp lưới xanh đen của Thái che bớt 60% – 70% nắng).

Tại Việt Nam lan long tu thường xuất hiện ở các rừng cây rụng lá vào mùa đông trên các cao độ từ 500 – 1000m như ở Đà Lạt, Bảo Lộc và một số tỉnh miền Bắc.

Với những người yêu thích và có tìm hiểu về hoa lan thì sẽ dễ dàng nhận ra ngay những cây lan long tu bởi chúng có các đặc điểm như: các mắt lõm trên thân tại các đốt trên thân già; thân tròn, thường căng mập và không có các lằn dọc trên thân kiểu đùi gà, hoàng phi hạc; lá dầy, xanh bóng.

Cách trồng và chăm sóc cây lan long tu

Thời điểm ghép lan long tu

Dể có được những cây hoa lan long tu nở hoa đẹp và những thân lòng dài thì nên lựa chọn khi cây bắt đầu rụng lá thì nên ghép cây thì sẽ tốt nhất vì khi đó cây đang trong giai đoạn ngủ, bộ rễ sẽ không ảnh hưởng gì cả.

Khi cât bắt đầu nhú mâm là thời điểm thích hợp nhất, khi ghép cây vào khúc gỗ thì nên dùng đinh ghim lại cho chắc chắn và chờ kie mới mọc ra sẽ có ngay bộ rễ khỏe mạnh. Thường thì từ tháng 10 âm lịch cho tới tháng 2,3 âm lịch năm sau đều là thời điểm tốt để ghép.

Chúng ta có thể tận dụng những khúc gỗ lũa mà chúng ta kiếm được hay là những bảng dớn, tất cả đều có thể ghép được những cây lan long tu vào, chi cần giữ được độ ẩm cho cây phát triển về sau này là được , còn về phần dinh dưỡng chúng ta sẽ cung cấp sau khi cây đã ra bộ rễ khỏe mạnh.

Xử lý cây giống lan long tu khi mới mua về.

Sau đó nhúng toàn bộ giả hành vào trong chậu nước có chứa các chất khử nấm để giúp cho cây loại bỏ sạch nấm

Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.

Vớt ra để ráo vài tiếng.

Tiếp tục ngâm B1+Atonik, nồng độ như trên bao bì trong 30 phút (Atonik chỉ dùng vài lần, không nên lạm dụng). Đó là cách ngày trước tôi thường làm, bây giờ tôi không dùng B1+Atonik nữa mà hoàn toàn chuyển sang dùng chế phẩm Hùng Nguyễn

vì dùng Atonik bạn phải cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng nếu không sẽ phản tác dụng. Pha 1ml chế phẩm Hùng Nguyễn (khoảng 20 giọt) với 1 lít nước và ngâm lan vào đó nửa tiếng đến 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và ghép liền lên dớn hoặc gỗ, lũa.

Nếu chúng ta ghép lan lên trên khúc gỗ thì ta cần các dụng cụ như ghim bấm, đinh sắt để dùng để ghép lên gỗ,

Bạn nên ghép chung giả hành tơ với giả hành tơ 1 bảng, giả hành già 1 bảng (nói chung là cùng tuổi ghép 1 bảng).

Giả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.

Sau khi ghép bạn nên treo ngay lên giàn, cho ăn nắng 60-70% luôn (dưới 1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1,5m, nếu vùng cao mát mẻ thì cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là càng xa lưới thì càng tốt.

Cách chăm sóc lan long tu sau khi ghép

Dể giúp cây nhanh phát triển bộ rễ sau khi đã mọc kie rồi lúc này ta tiến hành phun các loại thuốc quan trọng để giúp cây có thể nhanh phát triển và sớm ổn định bộ rễ giúp cây đạt được chiều dài tốt đa nhất.

1 tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần, nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau. Phun chế phẩm tới khi bộ rễ mầm non đủ khỏe mạnh thì ngừng.

– 7-10 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.

– Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm 13-11-11ME Nhật) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.

– Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.

– Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước GẦN hoàn toàn, để giả hành rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc

ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới. Cắt nước gần hoàn toàn, nghĩa là 3-4 ngày tưới phun sương vào bộ rễ để bộ rễ không bị chết khô, giữ được bộ rễ của năm nay còn sống thì mùa sau mới bội thu.

Phòng trừ sâu bệnh trên cây lan long tu

Bất kỳ loại cây trồng nào cũng có sâu bệnh hại, ngay cả cây lan cũng không thể tránh được vì vậy mà ta nên tiến hành phun thuốc định kỳ để đảm bảo cây luôn sạch bệnh và hạn chế sâu bệnh, vi khuẩn tấn công cây.

Cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu 1 lần để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…

– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.

Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM…

Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan…

Cứ 1 nấm 1 khuẩn pha chung là được. Còn khi lan bị bệnh thì việc chữa trị rất khó, tôi sẽ đề cập ở chuyên đề sau.

Cá nhân tôi hiện tại phòng bệnh cho lan bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15-20 ngày tôi phun 1 lần. Ví dụ tuần 1 dùng nano Bạc, tuần 2 dùng nano Đồng, tuần 3 dùng Agrifos 400. Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun. Quá trình cứ lặp lại như vậy là đủ!

Cách nhân giống cây lan long tu từ cây mẹ

Bạn nên để cho bộ rễ của cây mọc ra nhiều rồi mới đem tách ra khỏi cây mẹ và mang tới trồng tại chỗ mà bạn đã chuẩn bị sẵn trước đó để cây con phát triển độc lập.

Bạn đang xem : Cách chăm sóc cây hoa lan long tu

chăm sóc hoa lan đúng cách

Hạt giống gia đình

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Long Tu Xuân Cho Hoa Đẹp

Long tu xuân là một trong những loài hoa phong lan khá dễ trồng, cách chăm sóc của nó khá giống với lan Phi điệp. Đây là một chủng loại thuộc hoàng thảo, có hương thơm và đặc biệt hoa rất đẹp nên được nhiều người yêu thích trồng.

Cách chăm sóc lan Long Xuân Tu

Thân Long tu xuân có màu tím, dài, hoa cũng có màu tím đậm. Bên cạnh đó cũng có một số loại thân trắng cánh hóa màu trắng. Khi nở, hoa khá nhỏ nhắn, xinh xắn. Người ta tìm thấy loài phong lan này ở các rừng cây rụng lá vào mùa đông, độ cao từ 500 đến 1000 mét. Tại Việt Nam, lan được mọc ở khu vực miền Bắc hay Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đà Lạt.

Cách chăm sóc lan Long Xuân Tu

Thuộc chủng loại lan rụng lá, vậy nên việc chăm sóc Long tu xuân tương đối dễ trồng. Màu sắc của hoa nhỏ nhắn, thân buông thõng, có mùi hương nhẹ. Một số yêu cầu khi trồng lan như sau:

+ Ánh sáng: Đây là loài lan ưa nắng, nhất là vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì như vậy sẽ làm cho cây bị cháy lá. Trừ trường hợp những cây con mới ghép thì nên phơi nắng trực tiếp.

+ Nhiệt độ: Về nhiệt độ, yêu cầu vào ban ngày phải từ 75- 85°F hay 24-30°C, còn vào ban đêm phải từ 60-70°F hay 16-21°C. Độ ẩm thích hợp nhất cho lan xuân tu là 50 đến 80%. + Vật liệu trồng lan: Người trồng có thể thông qua phương pháp ghép vào cây dương sĩ hay gỗ tùy ý. Nên ghép vào cuối đông khi cây đang nghỉ, các mắt đang ngậm nụ.

+ Tưới nước và bón phân cho lan: Khi cây con mọc mạnh thì yêu cầu phải tưới nước cho thật đẫm, bón phân 20-20-20 hay 15-15-15 với dung lượng ½ thìa cà phê hòa chung với 4 lít nước và bón hàng tuần. Sau khi tưới nước xong cũng cần phải đợi cho cây khô rễ thì mới tưới lại.

Thời điểm tháng 10 là lúc cây chuẩn bị rụng lá, lúc này người trồng lan cần phải ngưng hẳn việc bón phân cho cây, chỉ tưới sơ qua và rất thưa, phun sương cho cây khỏi tình trạng teo lại. Khi trồng Long tu xuân trên đá cũng cần phải chú ý một số vấn đề. + Cây ưa khí hậu mát, cần độ ẩm nhưng vừa phải và thường xuyên. Khi trồng trên đá cây rất dễ bị thối gốc, vậy nên tránh mưa trực tiếp quá 2 đến 3 ngày. Nên trồng vào dớn bảng hay chậu đất nung. Giá thể được sử dụng để trồng lan trên đá cũng đảm bảo sự thông thoáng, có khả năng thoát nước hiệu quả như than củi, dớn cọng.

Trên đây là một vài gợi ý giúp bạn trồng Long tu xuân hiệu quả hơn. Chúc bạn có những giò Long tu xuân như ý!