Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Đuôi Cáo / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Đuôi Cáo ⋆ Wiki Việt

Loài lan đuôi cáo có khoa học là Aerides Rosea ngoài ra còn gọi với tên khác là lan Cáo Bắc. Thường phân bố ở khu vực phía bắc của nước ta ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện biên. Loài lan này thuộc họ giáng hương.

Đặc điểm hình thái của loài lan Đuôi Cáo

Thuộc loài cây thân thảo có trụ tròn to kích cỡ thuộc khoảng ngón tay cái đến ngón chân cái. Ở phía dưới gốc của cây có các lớp bẹ lá lớn xếp thành từng chồng lên nhau.

Chiều cao trung bình của loài lan này khoảng tầm 50cm. Lá có đặc điểm nhẵn và phẳng chiều cao khoảng 30cm, đường kính của lá khoảng 4cm. Trong môi trường tự nhiên loài lan đuôi cáo này có thể cao 1m.

Hoa thuộc loại chum, nhìn giống đuôi cáo. Hoa thường nở sẽ thành từng chùm có chiều dài khoảng tầm 20cm. Thông thường thì mỗi chùm hoa khoảng 20 bông hoa có kích thước khoảng 2cm và hoa thường có màu trắng điểm đốm tím. Vào mùa hè thì hoa của lan đuôi cáo này sẽ nở khoảng tháng 5-7 trong năm. Hoa của loài lan Đuôi Cáo này rất thơm và có thể lan xa và đậm nhất vào buổi trưa.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan đuôi cáo

Đặc tính của lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo là một loài lan rất ưa ẩm, nhưng lưu ý không để gốc cây thường xuyên ướt. Cần phải thường xuyên đảm bảo độ thoáng khí cho rễ cây vì rễ cây lan đuôi cáo ngoài việc hút nước, chất dinh dưỡng thì rễ cây còn có chức năng hô hấp. Chế độ tưới nước và bón phân cũng phải được đúng theo đúng liều lượng nếu không sẽ làm cho cây bị ngộ độc, héo ủ rũ mà chết.

Kỹ thuật trồng hoa lan đuôi cáo

Loài lan đuôi cáo khá dễ trồng. Cây có khả năng thích nghi với điều kiện ưa ẩm phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Việc trồng lan đuôi cáo phải đảm bảo được chế độ ánh sáng 50%, điều kiện nhiệt độ khoảng 20-25 %. Độ ẩm phải nằm trong khoảng 40-70%.

Giá thể trồng lan đuôi cáo

Các loại giá thể được sử dụng cho lan đuôi cáo là bằng gỗ lũa hoặc trồng trong chậu đất nung. Cần đảm bảo được vị trí trồng và để giá thể ở nơi thoáng mát và có độ ẩm vừa đủ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lan.

Lưu ý, ở giai đoạn đầu sau khi mới ghép vào giá thể, không nên để cây gặp mưa, nếu gặp mưa sẽ làm cho cây thối ngọn.

Thời gian thích hợp nhất cho việc ghép cây là khoảng tháng 3-5 dương lịch trong năm. Vì ở thời gian này thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ phù hợp không quá rét và có mưa phùn nên rất thích hợp cho việc ghép cây lan vào giá thể.

Đối với những cây sau khi mua về, thì cần phải loại bỏ đi những rễ thối, rễ khô. Dùng nước sạch để rửa qua cây rồi sau đó ngâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ khoảng 2 tiếng. Sau đó vớt ra đem ghép lên gỗ. Sử dụng dây nhựa để cố định cành vào gỗ và treo ở nơi thoáng mát.

Đối với việc trồng cây trong chậu thì tiến hành chọn những cục than hoa to bằng quả trứng và đặt vài miếng xơ dừa vào trong chậu để giữ ẩm cho cây khi tưới nước.

Sử dụng các dây để buộc cố định chân lá gốc với giá thể sạch cho gốc cách mặt giá thể khoảng 2 đốt ngón tay. Đặt cây ở những nơi thoáng mát với ánh sáng khoảng 50%.

Kỹ thuật chăm sóc lan Đuôi Cáo

Chế độ nước: Cần đảm bảo việc cung cấp nước và độ ẩm hàng ngày cho cây. Không được để giá thể bị khô. Vào mùa hè nên tưới nước nhiều lần, vào mùa mưa chỉ tưới khi giá thể bị khô. Mỗi ngày cần tưới 2 lần/ ngày thời gian tưới thích hợp nhất là đầu giờ sáng và cuối chiều.

Chế độ phân bón: Nhằm đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lan, cho hoa đẹp thì cần tiến hành cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân cho cây. Các loài phân được sử dụng đó là phân hữu cơ và phân vô cơ. Pha loãng phân bón rồi tưới đều cho cây, liều lượng phù hợp đối với phân vô cơ là 20-20-20. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây để lựa chọn tỷ lệ phân bón cho phù hợp. N giúp cho sự phát triển của lá, P giúp cho sự phát triển của rễ, K kích thích sự ra hoa.

Phòng trừ sâu bệnh hại: loài Lan Đuôi Cáo này thường gặp một số loại bệnh như bệnh thối ngọn, bệnh thối rễ, bệnh nhện đỏ. Biện pháp nên tưới và phun thuốc diệt trừ nhện đổ và rệp sáp khoảng 1 tháng 1 lần.

Kỹ thuật xử lý ra hoa

Với đặc điểm của loài lan này sẽ ra hoa vào đầu mùa mưa sau một khoảng thời gian chúng đã chịu khô hạn. Người trồng dựa trên đặc điểm ra hoa của loài lan này để điều chỉnh được thời gian nở hoa để phù hợp với mục đích sử dụng.

Lưu ý để cây ra hoa thì phải giảm nước từ từ, rồi mới ngưng hẳn. Vị trí treo cây nên để nơi thoáng mát để kích thích sự ra nụ. Cần cung cấp đầy đủ các điều kiện thích hợp để đảm bảo được sự ra hoa đẹp và đúng thời gian cho loài lan này.

Kỹ Thuật Trồng Lan Đuôi Cáo Aerides Multiflora

Lan Đuôi Cáo hay còn gọi là Sóc Lào, bạch vĩ hổ, có tên khoa học Aerides multiflora là loại lan rất đẹp, Hoa mọc từng chùm buông thõng xuống, rất thơm.

1. Cách lựa cây lan Đuôi Cáo Lan đuôi cáo nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép.

2. Xử lý cây khi mua về Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.

3. Giá thể trồng Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.

4. Kỹ thuật chắm sóca) Tưới nước: Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.

b) Phân bón: Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.

c) Sâu bệnh: Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn (nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần.

5. Xử lý ra hoa Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa, khi mùa mưa miền Nam vừa dứt thì ta phun 6-30-30 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ từ 1 ngày 1 lần sang 2 ngày 1 lần rồi xa dần khoảng cách tưới rồi ngưng tưới nước hăn treo nơi thoáng, mát, có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đạt hơn.

Kỹ thuật trồng lan Đuôi Cáo Aerides multiflora, Nguồn: Hoalansadec.com

Kĩ Thuật Trồng Lan Đuôi Cáo

Lan Sóc Lào hay còn gọi là Đuôi Cáo, bạch vĩ hổ, có tên khoa học Aerides multiflora là loại lan thuộc dòng giáng hương thơm rất đẹp, Hoa mọc từng chùm buông thõng xuống, rất thơm.

Lan đuôi cáo nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép.

2. Xử lý cây khi mua lan sóc lào (Aerides multiflora) về:

Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.

Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.

4. Tưới nước cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.

5. Phân bón cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.

6. Sâu bệnh trên lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần

7. Xử lý ra hoa đối với lan sóc lào (Aerides multiflora):

Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa, khi mùa mưa miền Nam vừa dứt thì ta phun 6-30-30 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ từ 1 ngày 1 lần sang 2 ngày 1 lần rồi xa dần khoảng cách tưới rồi ngưng tưới nước hăn treo nơi thoáng, mát, có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ.

Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đạt hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Nhận Biết &Amp; Cách Trồng Chăm Sóc Lan Đuôi Cáo

VIDEO THAM KHẢO DÀNH CHO NHỮNG AI MỚI TẬP TRỒNG LAN ĐUÔI CÁO:

Lan đuôi cáo (Tên khoa học là Aerides Rosea) thường còn được gọi là Cáo bắc, là một loại lan thuộc họ giáng hương, phân bố nhiều ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên…Hôm nay tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về đặc điểm, cách trồng lan Đuôi Cáo.

Đuôi cáo là loại hoa lan đơn thân, thân trụ tròn to cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái, phần gốc được bao bọc bởi các bẹ lá cũ, phần trên gồm nhiều lá xếp sát nhau, cây trưởng thành khi khai thác thường dài khoảng 25-35cm, đương nhiên có những cây già trồng lâu năm thì lớn hơn. Đuôi cáo có bản lá phẳng, mỏng, dài khoảng 18-25 cm, bề rộng khoảng 3,5-4 cm, đầu lá tròn chia 2 thùy tròn.

Hoa dạng chùm dài cỡ 20-30 cm gồm nhiều bông đơn kích cỡ khoảng 1.5-2 cm nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch. Mỗi bông hoa nhìn như con chim xà xuống, thường chủ đạo là màu trắng, có chấm tím hồng ở chóp cánh và môi hoa. Hoa Đuôi Cáo thơm khá rõ, nhất là vào buổi trưa.

Loại này có thể ghép gỗ và trồng chậu nhưng nhiều người chơi lan thích ghép gỗ hơn vì nó an toàn hơn. Họ giáng hương nên ghép gỗ thoáng cho rễ gió phát triển mạnh. Nên ghép trong tháng 3 đến tháng 5 dương lịch, lúc này mùa xuân không rét quá mà mưa phùn nhiều, độ ẩm không khí cao.

Khi ta mua hàng cân về, chỉ cần cắt rễ khô chết, không cần cắt nhiều như các loại lan hoàng thảo, các rễ còn tươi sau này vẫn có thể đẻ thêm rễ phụ chứ không phải như hoàng thảo khai thác xong là rễ chết.

Xối cả cây qua nước sạch rồi ngâm cả cây vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 2h (Tôi trồng thì chả ngâm gì cả. ghép ngay và luôn ^_^), vớt ra đem ghép lên gỗ. Cứ dùng dây thít nhựa để cố định cây rất nhanh (nếu không có dây này thì cá cbạn có thể lấy dây nhựa tương tự như: ống mút vinamilk, vòi nước cắt ra, sau đó lấy ghim hoặc đinh nhỏ đóng vào gỗ cũng được), có thể dùng các loại dây khác tùy điều kiện nhưng cũng như các loại lan khác, hạn chế dùng dây thép, nó thật sự không tốt.

Có thể trồng chậu đất nung với than cục to cỡ quả trứng, đặt vài miếng xơ dừa nhỏ trên mặt chậu tăng cường giữ ẩm, chú ý không vùi giá thế kín đến tận lá gốc, tìm cách buộc, cố định làm sao để chân lá gốc nhô cách mặt giá thể khoảng 2 đốt ngón tay, rễ mới thường đâm ra từ khoảng này, phía dưới gốc cũng xếp than thoáng ra đừng lo chết, ghép gỗ toang hoang cả rễ còn sống nhăn cơ mà.

Trồng xong ta đặt nơi râm và mát trong vườn chứ chưa ra rễ treo chỗ khô, nóng, nắng dù có tưới nhiều thì cũng vẫn cứ hay bị nhăn lá, tỷ lệ sống thấp. Hàng ngày xịt nước 1-2 lần tùy gốc đã khô chưa, 5-7 ngày lại phun dung dịch kích rễ một lần. Lúc trồng mà đang có nụ thì nên lấy dao sạch cắt nụ đi để dưỡng cây, có thể bôi vôi hoặc sơn móng tay vào vết cắt, tôi không có gì bôi thì kệ cũng chả sao, chờ chơi hoa năm sau.

Sau này ra rễ, cây khỏe mạnh rồi thì treo nơi nắng trung bình, cái này tùy khí hậu từng nơi, quan sát tình trạng cây để thay đổi cách chăm sóc. Mùa hè nếu thấy lá nhăn thì chuyển vào nơi râm hơn.

Đa phần thời gian trong năm ta phun NPK 30-10-10 để cây sinh trưởng mạnh, đến khoảng cuối tháng 02 dương đem treo ra nơi nắng sáng (vì thời gian này có nắng cũng không mạnh), bắt đầu phun NPK 10-30-30 khoảng 4 lần (kích hoa), mỗi lần cách nhau 1 tuần, tưới nước thì thưa dần đi khoảng 3 ngày/lần, đến cuối tháng 4 thì ngưng tưới hẳn, lá có thể se lại hơi nhăn chút, khi nào thấy cây nhú vòi nụ ở nách lá thì thôi phân, tưới nước lại hàng ngày là được.

Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng có thể vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế nhất là vào mùa hè cần phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil…1 lần/tháng và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp…khi thấy có côn trùng.

Mọi người nếu thấy bài viết có ích hãy nhấn nút Thích (Like), G+1 hoặc tốt nhất là ấn nút Share, chọn Facebook để chia sẻ bài viết lên trang cá nhân của bạn, sau này muốn tìm lại để đọc cũng tiện (hãy vào web bằng máy tính hoặc nếu dùng điện thoại thì chọn phiên bản Desktop mới hiển thị nút này).

Ai có ý kiến đóng góp xin viết ở dưới bài viết này ạ.

(Theo nguồn tổng hợp, sưu tầm và biên soạn bởi Nông Triệu Thủy)